TRIẾT HỌC | TỪ CẢM NGHIỆM ĐẾN SIÊU NGHIỆM - HUME VÀ KANT | GS.TS NGUYỄN HỮU LIÊM
HTML-код
- Опубликовано: 27 ноя 2024
- Để giúp quý bạn hiểu rõ hơn về cuốn Ý Hệ, Ts. Nguyễn Hữu Liêm sẽ có những chia sẻ về nội dung liên quan đến hệ tư tưởng trong Ý Hệ thông qua nhiều chủ đề khác nhau.
Giới thiệu đến quý bạn chủ đề thứ ba: TỪ CẢM NGHIỆM ĐẾN SIÊU NGHIỆM - HUME VÀ KANT
Nội dung bao gồm:
1. Thuyết Nghi ngờ toàn diện của Hume
Vô Ngã, Vô Nhân-Quả.
Phủ nhận Quy luật Thiên nhiên
Hủy bỏ Siêu hình học.
2. Siêu Nghiệm luận của Kant
Qua cơn mê Giáo điều
Cách mạng triết học Copernican
Giới hạn và biên độ Tri kiến: Nhị nguyên luận
Phê phán Kant.
Một triết học siêu nghiệm (Transzendentalphilosophie) diễn tả sự linh hoạt, khả năng vượt của trí tuệ con người. Siêu nghiệm hay “ở trên kinh nghiệm” gần với chữ “tiên nghiệm” (a priori) là một trong những đặc tính của triết học siêu nghiệm, diễn tả tính độc lập và giá trị phổ quát khác với những dữ kiện thường nghiệm hay hậu thiên (a posteriori) của kinh nghiệm. Nhưng “tính tiên thiên” của những mô thức trong triết học siêu nghiệm tuy độc lập hoàn toàn với kinh nghiệm, nhưng chúng lại là những điều kiện chỉ có giá trị khách quan khi được ứng dụng vào thực tại bên ngoài để tạo nên tri thức về sự vật cho chúng ta. Kant cho rằng “Tôi gọi mọi nhận thức là siêu nghiệm khi chúng không chỉ nghiên cứu các đối tượng mà nghiên cứu chung về phương cách nhận thức của ta về các đối tượng, trong chừng mực phương cách ấy có thể có được một cách tiên nghiệm. Một hệ thống các khái nhiệm như vậy sẽ được gọi là triết học siêu nghiệm”. [17, 105]
#triethockant #hume #thuhiendichtruong #triethoc
_________________________________
💥 Thư Hiên Dịch Trường
🏢 Tháp S6 The Sun Avenue, 28 Mai Chí Thọ, phường An Phú, thành phố Thủ Đức.
☎️ 🇻🇳 (+84) 938336918
📧 thuhiendichtruong@gmail.com
🌐 thuhiendichtru...
🔗 / thưhiêndịchtrường
Xem thêm video chủ đề: TRIẾT HỌC OSWALD SPENGLER: SỰ SUY TÀN CỦA PHƯƠNG TÂY
• TRIẾT HỌC OSWALD SPENG...
Sách: Triết học Kant
thuhiendichtru...
Ý Hệ
thuhiendichtru....
Triết luận Đông Tây
thuhiendichtru....
Mời mọi người cùng khám phá Doxa - không gian hỏi đáp tại: doxa.cafe/v2
Facebook của Doxa: facebook.com/doxacafevn/
Rất thích video này của thầy Liêm, rõ ràng mạch lạc đi vào trọng tâm, âm thanh cũng tốt hơn mấy cái video nói trực tiếp.
Xem cái này trc bài về mysticism n philosophy rất hay. Thầy Liêm có sự cảm nhận sâu với khoa học tinh thần nên nghe rất được nhiều cái hiểu.
Cam on Thây cùng Thu Hiên dich Trường
Biết ơn thầy
Xin cảm ơn Ts Nguyễn Hữu Liêm
Cảm ơn thầy rất nhiều
Cám ơn thầy!
thầy chia sẻ hay quá ạ
Quý bạn theo dõi fanpage của Thư Hiên Dịch Trường để biết thêm thông tin về các buổi trò chuyện facebook.com/thuhiendichtruongvn/
Tham khảo mua sách tại website: thuhiendichtruong.com/danh-muc-san-pham/hieu-sach/
Em đồng ý với thầy triết học đã chết rồi khá là buồn. Triết học đã bị thế chỗ bỡi các câu hỏi về kinh tế hơn . Triết học đã chết sau marx và nietzsche rồi. Đừng lo lắng người ấy sẽ tới và cứu rỗi chúng ta khỏi cơn mê muội bất tận này
🙏
❤
Trung tâm của vũ trụ gọi là ông giáo
Kant và Hegel chưa chắc ai hơn ai. Thầy phán như thánh. Còn cái nhân quả và quy luật tự nhiên không thể áp dụng cho con người như trèo cây cao sợ té đau như thầy nói. Tóm lại, thầy mới hiểu Kant một tý mà như thể là nắm toàn bộ hệ thống triết học của Kant.
Hegel tin vào Spinoza và Kant tin vào Descartes. Mà Spinoza xem Descartes là thầy. Tóm lại, chân lý là hư vô nhưng hiện hữu là một
Nếu bạn hiểu rõ về Kant và Hegel thì hãy đưa ra dẫn chứng logic của mình cụ thể để chứng minh chứ không phải là tóm lại là, đại khái là, nói chung là...
Kant đưa nhị nguyên và giới hạn của ông đã đi vào bất khả tri luận. Thầy nói đúng chứ có sai gì đâu, triết học mà… luôn truy cầu tận cùng cốt rễ.
❤