Vẻ đẹp trong âm nhạc của Beethoven

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 13 сен 2024
  • Biết tường tận về cuộc sống riêng tư của các nhà soạn nhạc luôn là điều thú vị, thậm chí đôi khi còn rất quan trọng với những người yêu âm nhạc, song để hiểu tác phẩm của họ thì không phải lúc nào cũng cần thiết.
    Với trường hợp Beethoven, dẫu người ta không được quên rằng vào năm 1802, năm ông nảy sinh ý định tự tử - như ông thổ lộ trong “Chúc thư Heiligenstadt”, một lá thư gửi các em trai của mình (nhưng bức thư vĩnh viễn không được gửi đi), nhưng trong cùng thời điểm này, ông cũng sáng tác Giao hưởng số 2, một trong những tác phẩm mang tinh thần lạc quan nhất của mình.
    Điều này cho chúng ta thấy, cần tách biệt âm nhạc khỏi tiểu sử cá nhân của nhà soạn nhạc và không hợp nhất hai thứ đó lại với nhau. Để hiểu về Beethoven, chúng ta nên tập trung vào các tác phẩm của ông.
    Do vậy, tôi không có ý định giới thiệu cho mọi người một nghiên cứu tâm lý kỹ lưỡng về con người Beethoven thông qua phân tích các tác phẩm của ông hoặc ngược lại. Chúng ta hiểu rằng, người ta không thể giải thích bản chất hay thông điệp của âm nhạc chỉ thông qua ngôn từ.
    Về bản chất, với cách cảm nhận của những con người khác nhau thì âm nhạc mang những ý nghĩa khác nhau, thậm chí với cùng một con người, đôi khi họ có thể nhận ra những ý nghĩa khác nhau trong những thời điểm khác nhau trong cuộc đời.
    Âm nhạc có thể mang tính thi ca, tính triết lý, tính gợi cảm hay thuần chất chỉ là âm thanh nhưng trong mọi trường hợp, theo quan điểm của tôi, nó phải ẩn chứa một cái gì đó có khả năng tác động lên tâm hồn của con người. Do đó, nó mang tính trừu tượng song phương tiện biểu đạt nó lại mang tính vật lý thuần túy và duy nhất: âm thanh.
    Tôi tin rằng sức mạnh của âm nhạc chính xác là sự đồng tồn tại một cách vĩnh viễn của thông điệp trừu tượng đó với các phương tiện biểu đạt, không thể tách rời.
    Đó cũng là lý do tại sao khi chúng ta cố gắng miêu tả âm nhạc bằng ngôn từ, tất cả những gì chúng ta có thể làm chỉ là nêu được phản ứng trước âm nhạc của mình mà khó có thể nắm bắt được chính bản thân âm nhạc.
    Tầm quan trọng của Beethoven trong thế giới âm nhạc chủ yếu được xác định bằng tính chất cách mạng vốn có trong các tác phẩm của ông. Rõ ràng, ông đã giải phóng âm nhạc khỏi các quy ước hòa âm và cấu trúc quen thuộc thịnh hành.
    Đôi khi tôi cảm thấy trong tác phẩm thời kỳ cuối của ông, sự xuất hiện của một ý chí muốn phá vỡ mọi dấu hiệu của tính liên tục trước khi người nghe nhận ra. Âm nhạc trở nên trúc trắc và dường như kết nối nội tại bị ngắt như trong bản sonata piano cuối cùng (Op 111). Do đó, trên mọi phương diện, ông là người can đảm và tự do tư duy. Nó cũng đòi hỏi sự can đảm ở người nghệ sĩ biểu diễn tác phẩm của ông, không chỉ để biểu diễn mà còn là thấu hiểu âm nhạc ông viết ra.
    Quả thực, thái độ can đảm này trở thành một yêu cầu quan trọng đối với những người biểu diễn nhạc Beethoven, ví dụ như trong việc sử dụng cường độ âm thanh. Thói quen của Beethoven trong việc tăng âm lượng bằng một crescendo mạnh mẽ rồi đột ngột tiếp theo nó là một đoạn êm ả bất ngờ (“subito piano”), những yếu tố hiếm khi được các nhà soạn nhạc trước ông sử dụng. Nói cách khác, Beethoven yêu cầu người biểu diễn dám vượt qua những lằn ranh quen thuộc để tạo ra những dòng nhạc mang tính thách thức nhất như lối chơi của nghệ sỹ piano vĩ đại Artur Schnabel.
    Có những điều đặc biệt trong âm nhạc của Beethoven mà người ta vì quá “quen” với các tác phẩm nổi tiếng của ông, đã vô tình bỏ qua. Dĩ nhiên, độ kịch tính trong âm nhạc Beethoven là biểu hiện của cuộc đấu tranh phi thường với hoàn cảnh, như trong các bản Giao hưởng “Eroica” và Giao hưởng số 5 nhưng cũng cần phải đánh giá cao sự hướng nội như trong Giao hưởng “Đồng quê”.
    Mặt khác, ngay cả khi mang tính trữ tình như trong Concerto piano số 4 và Giao hưởng “Đồng quê”, âm nhạc vẫn ẩn chứa yếu tố hùng vĩ. Và khi diễn tả những tình cảm lớn lao và quy mô đồ sộ, âm nhạc vẫn mang đậm dấu ấn cá nhân, ví dụ rõ ràng là Giao hưởng số 9. Do đó, âm nhạc của ông chứa được rất nhiều sắc thái, vừa riêng vừa chung, vừa hướng nội vừa hướng ngoại, và rất nhiều lần những phẩm chất này được đặt kề cận nhau.
    Theo quan điểm của tôi, song song với những cân bằng và đối chọi như thế này trong tác phẩm, Beethoven cũng đạt được sự cân bằng hoàn hảo trong kỹ thuật sáng tác của mình, giữa “áp lực dọc” - áp lực từ sự tinh thông hình thức, kết cấu âm nhạc đến các vấn đề kỹ thuật khác như hòa âm, cao độ, các dấu nhấn hoặc nhịp độ…, và “dòng chảy ngang” - những nội dung tư tưởng.

Комментарии • 8

  • @NgọcMinhNguyễn-g8u
    @NgọcMinhNguyễn-g8u Месяц назад +1

    Mình rất thích các bản piano sonata no 1, 2, 3, 8, 11, 14 ( sonata ánh trăng ), 15, 17, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 29, 30

  • @yenhoang9557
    @yenhoang9557 Месяц назад

    Hay quá ad, tiếp tục phát huy nhé ạ. Em sẽ ủng hộ ❤❤❤

  • @tobiashoang2596
    @tobiashoang2596 2 месяца назад

    ❤❤❤

  • @EricPham-gr8pg
    @EricPham-gr8pg 6 дней назад

    I thought Bethoven stay within the boundary of classical composition of royal court musics , Sebastian Bach stick to church tradition of organ and passion, Mozarts strike for perfection in harmony . Tschaikoky break harmony to create discord and passion whilie Vivaldi combine all in Four Season and chopin is impressive with fingering techniques to level if dexterity beyond human comprehension but what do we have to critic the masters and they are all had mastered the art of classical composition and could be considered as coauthored modern human DNA

  • @EricPham-gr8pg
    @EricPham-gr8pg 2 месяца назад

    Con người và machine khác nhau cho nên giáo huấn con người khác với chương trình hóa một chiếc máy có một chức năng duy nhất cho nên phong cách và kiểu cách để tồn tại của người không giống thú hay cái máy . vượt thời gian là bất tử ở sự tồn tại trong rung cảm và vô hình cái có sẵn ngay trong lần duy nhất đối diện hay luôn kề cận bất chấp hoàn cảnh hay thời điểm vẫn ghi nhớ mãi cái run cảm trong cái hòa tan ngay lần gặp gỡ dù là duy nhất hay mãi mãi và muốn như vậy phải có sự hòa hợp hoàn hảo không thể do người sáng tác mà là do quy luật hợp tan bất dịch trong hoàn Vũ như câu " great mind think alike " có nghĩa là nếu trong cùng hoàn cảnh các vĩ nhân sẽ như nhau vì universal consciousness is one union of thought just separate in time and geography and environment

  • @thientuan485
    @thientuan485 2 месяца назад

    Làm về Mozart đc k ad