Một Số Loài Chim Hồng Hoàng, Mỏ Sừng Tuyệt Đẹp Trong Tự Nhiên | LOÀI CHIM NÀY ĐƯỢC CHỌN LÀ LINH VẬT

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 28 авг 2024
  • Cuộc sống bên trong tổ Hồng Hoàng.
    Trong thời gian làm tổ, con cái và con non hoàn toàn phụ thuộc vào con đực để kiếm thức ăn. Nếu có chuyện gì xảy ra với con đực, thường thì cả gia đình sẽ thiệt mạng.
    Từng xuất hiện nhiều trong những câu chuyện đồng thoại của thế hệ trước với tên gọi PHƯỢNG HOÀNG ĐẤT, điều đáng buồn là hiện nay hồng hoàng đã có tên trong danh sách những loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất lớn trong tự nhiên bởi tốc độ săn bắn khủng khiếp của con người nhằm lấy thịt, làm đồ trang sức, làm tiêu bản trang trí… Đó là chưa kể đến nhu cầu nuôi làm cảnh, cùng với việc môi trường sống bị ảnh hưởng nặng nề đã đẩy hồng hoàng đến bờ ranh tuyệt chủng trong tự nhiên
    Là loài ăn tạp, món ăn ưa thích của hồng hoàng là hoa quả, sâu bọ, côn trùng, thậm chí một số loài gậm nhấm nhỏ và cả các loài chim nhỏ khác. Thường sống thành đôi trong suốt cuộc đời, nên hồng hoàng còn được mệnh danh là loài chim chung thủy. Tuy nhiên cũng có khi hồng hoàng hợp thành bầy lên đến 40 cá thể
    Một trong những loài cây được hồng hoàng chuộng trú ngụ và làm tổ vào mùa sinh sản chính là cây tung (còn có tên gọi khác là thung, đăng, búng…) bởi hốc cây lớn và chiều cao lý tưởng của tung vừa vặn với kích thước to lớn của hồng hoàng, cùng với tập tính thích đậu nghỉ trên những tán cây cao. Với đặc tính này, hồng hoàng được xem là một trong những chỉ báo của tầng rừng cao và cây lâu năm.
    Hồng hoàng là loài chim chung thủy, ghép đôi và sống một vợ một chồng cả đời. Chim thường đậu ngủ trên các nhánh cây cao, chỉ làm tổ trong các hốc cây từ tháng 2-3 hàng năm để đẻ, ấp trứng và chăm sóc chim non. Chim mái ở trong lấp kín miệng tổ và chỉ rời tổ sau khoảng 3 tháng để cùng chim trống tìm thức ăn cho con và bảo vệ tổ từ bên ngoài. Chim non vẫn còn lưu lại tổ thêm khoảng 1 tháng trước khi sẵn sàng rời tổ.
    Với ngoại hình đẹp và độc đáo của mình, từ xa xưa hồng hoàng được nhiều bộ lạc tôn vinh là loài chim quý, có thế lực tối cao, vì vậy họ chọn hồng hoàng làm linh vật cúng tế các vị thần trong những dịp lễ hội.
    Chim Hồng Hoàng & Bí Ẩn Làm Tổ Trong Khoang Cây Bịt Kín
    Clip nói về loài Chim Hồng hoàng hay Phượng hoàng đất ( Buceros bicornis ).
    - Nguồn gốc - Phân bố: Tiểu lục địa Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á.
    - Sinh sản: 1 - 2 trứng.
    - Tình trạng: Dễ bị tổn thương (gần bị đe dọa năm 2018).
    - Tuổi thọ: 35 - 40 năm ngoài tự nhiên | 50 năm trong điều kiện nuôi nhốt.
    Khám Phá Chim Hồng Hoàng: Loài Chim Quý Hiếm Trong Sách Đỏ Việt Nam | Khám Phá Thiên Nhiên
    Chào mừng các bạn đến với kênh Khám Phá Thiên Nhiên! Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về loài Chim Hồng Hoàng, một trong những loài chim quý hiếm và tuyệt đẹp nhất trong sách đỏ. Với chiếc mỏ lớn và mào sừng đặc trưng, Chim Hồng Hoàng không chỉ gây ấn tượng mạnh về ngoại hình mà còn đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Trong video này, chúng ta sẽ khám phá những đặc điểm sinh học, môi trường sống, và quá trình sinh sản độc đáo của loài chim này, cũng như những nỗ lực bảo tồn để bảo vệ chúng khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Các bạn xem video cho mình 1 like và 1 đăng ký kênh để mình đạt 1k sub nhé!

Комментарии •