em chào thầy ạ, em cảm ơn thầy đã trả lời câu hỏi trước đó của em, câu hỏi lần này của em là: Tại sao trong khi chuẩn độ axit mạnh bằng bazo mạnh ( hoặc ngược lại) thì nên để dung dịch NaOH trên burret, và tai sao thời điểm kết thúc chuẩn độ là xuất hiện màu hồng bền trong khoảng 20 giây, tại sao không phải thời điểm vừa xuất hiện màu hồng thì ngừng chuẩn độ ạ?
1. Trong chuẩn độ, thường thì chất đã biết nồng độ được đặt trong burette để biết được thể tích chính xác sử dụng trong phản ứng trung hòa bằng cách nhỏ giọt. Chất chưa biết nồng độ sẽ đong trong ống đong (graduated cylinder) để có tổng thế tích ban đầu chính xác, rồi chứa trong một cốc tam giác (Erlenmeyer) đặt phía dưới. 2. Giọt đầu tiên khi xuất hiện màu hồng thì màu hồng ấy thường sẽ phai ngay do phản ứng trung hòa chưa diễn ra hoàn toàn. Ngay tại điểm rơi thì trung hòa nên đổi màu, nhưng ngay sau đó, H⁺ từ xung quanh sẽ lan đến làm cho môi trường thành acid trở lại. Vì thế phải tiếp tục nhỏ thêm NaOH để đảm bảo toàn bộ H⁺ đều bị trung hòa, khi ấy màu tím của p.p. sẽ ổn định, không phai mất nữa. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy Chúc luôn vui với Hoá!
Em chào thầy ạ. Em chúc thầy có nhiều sức khỏe. Câu hỏi của em là: (1) Dung dịch CH3COOH điện li yếu nên quá trình phân li là phản ứng thuận nghịch dựa trên Ka. Nếu cho thêm dung dịch HCl vào dung dịch CH3COOH trên thì nồng độ H+ sẽ tính ra sao? Hướng 1: Nồng độ H+ mới = [H+] của CH3COOH ban đầu + Nồng độ H+ của HCl Hướng 2: Do cho thêm H+ vào dung dịch nên cân bằng phân li của CH3COOH chuyển dịch theo chiều nghịch. Như vậy hướng 1 sai. Ta phải tính lại H+ do CH3COOH phân li ra + H+ của HCl. (2) Nồng độ H+ tính được theo hướng 2 dùng để tính pH của dung dịch sau khi trộn có đúng không? Xin thầy giải đáp thắc mắc cho em ạ. Em xin cảm ơn thầy ạ.
Theo bài, trên nguyên tắc, bạn tính [CH₃COOH], [H⁺], [CH₃COO⁻] của CH₃COOH ở cân bằng dựa trên Ka. Sau đó, khi thêm HCℓ, tức là thêm [H⁺], cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch, nên bạn tính lại nồng độ của mỗi chất ở cân bằng mới. Tuy nhiên, trong giải toán, bạn có thể gom lại chỉ tính một lần dựa theo nồng độ các chất đề bài cho. Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như bạn. Chúc luôn vui với Hoá!
Thầy ơi, Ở phút 4:26; thầy cho em hỏi như thầy làm thì nồng độ ban đầu của gốc acetat bằng 0, nhưng trong sách tham khảo đọc của em thì nồng độ của gốc acetat đó giả sử như bài trên là bằng 1 M vậy là như nào ạ thầy, em nghĩ chắc sách viết sai vì nồng độ bắt đầu bằng 0 ạ
@@HocHoaTT Em cũng biết thầy không có nhiều thời gian để giải thích câu hỏi ngoài lề nhiều ạ, có gì thầy giải thích ngắn gọn em hiểu nhá thầy, không cần chi tiết nhiều cũng được ạ Cho dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CH3COOH 0,1 M và CH3COONa 0,1 M. Biết ở 25°C, K của CH3COOH là 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch X ở 25°C là. Bài nó như này ạ thầy thầy xem nồng độ đầu của ion là bao nhiêu ạ
Tôi không trả lời là đúng vì bạn đã hiểu lầm đề bài. Do CH₃COONa phân li hoàn toàn nên lúc đầu, trong dung dịch đã có 0,1 M CH₃COO⁻ : Phản ứng: CH₃COOH ⇌ CH₃COO⁻ + H⁺ Ban đầu: 0,1M 0,1M 0 M ... ⇒ pH = 4,76 hoặc 4,77 (tùy cách giải phương trình bậc hai) Tôi đã định không trả lời vì bạn hiểu lầm đề bài như trên đã nói. Vả lại, giải như vậy cũng chỉ dành cho học sinh bình thường thôi. Nếu là HSG, họ dùng phương trình Henderson-Hasselbach nhanh hơn nhiều, chẳng ai tính từ từ như vậy cả.
Xét hai chất NaHSO₄ và NaHCO₃ là để các bạn dễ so sánh: NaHSO₄ chỉ điện li mà không bị thuỷ phân, trong khi NaHCO₃ điện li và bị thuỷ phân. Có thể do tôi trình bày không rõ ràng làm bạn bối rối chăng? Chúc luôn vui với Hóa.
Thầy ơi em có 2 câu hỏi ạ. 1)Vì sao HSO4- lại là chất điện li mạnh, phân ly có 1 chiều vậy ạ 2) Vì sao HSO4- không phản ứng với nước giống như HCO3 vậy ạ. Em xin cảm ơn ạ.
1) Cứ theo định nghĩa thôi. Ka của HSO₄⁻ ≈ 10⁻² ≫ Ka của HCO₃⁻ ≈ 10⁻¹¹ (lớn hơn khoảng một tỉ lần!). Vậy là rõ rồi. 2) Như đã nêu trên (và đọc thêm phần lý thuyết trong bài giảng). Hãy xem chậm và kỹ bài giảng sẽ giúp ích hơn cho bạn. Bạn đã xem video về cách học Hóa ở đây: ruclips.net/video/Lk6E1HvNJpc/видео.html chưa? Chúc luôn vui với Hóa.
Thưa thầy, việc dùng chỉ thị pp (chuyển màu ở khoảng pH 8.) thì tại điểm tương đương trong chuẩn độ acid mạnh/ base mạnh, ta chấp nhận pH là 7 luôn phải k ạ. Còn đối với cặp acid yếu/ base mạnh acid mạnh/base yếu thì sao ạ.
Hóa Học Phân Tích không có một khuôn mẫu chung cho mọi trường hợp chuẩn độ với lý do được nêu ở phần cuối. Nếu xét tổng quát thì có thể miễn cưỡng như sau: (1) Chuẩn độ acid mạnh và base mạnh: pH tại điểm dừng là 7, chất chỉ thị có thể dùng là Phenolphtalein. (đổi màu ở pH 8, khi có giọt dư dung dịch acid hoặc base nên trong thực nghiệm, người ta thường trừ bớt giọt này, khoảng 0,05 mL). (2) Chuẩn độ acid mạnh và base yếu: pH tại điểm dừng < 7, chất chỉ thị có thể dùng là Methyl orange. (đổi màu ở pH khoảng 4, khi có giọt dư). (3) Chuẩn độ acid yếu và base mạnh: pH tại điểm dừng > 7, chất chỉ thị có thể dùng là Phenolphtalein hoặc Thymol blue. (đổi màu ở pH khoảng 8, khi có giọt dư). Cũng có thể dùng universal indicator cho cả 3 trường hợp. Vấn đề chính ở đây là phải biết cụ thể acid, base là chất nào và nồng độ của chúng (một đã biết, một ở trong khoảng nào đó). Ví dụ, chuẩn độ dung dịch acid yếu CH₃COOH với dung dịch base mạnh NaOH, điểm dừng khi ta có dung dịch CH₃COONa. pH của dung dịch này, tức là pH ở điểm dừng, phụ thuộc vào nồng độ của nó, từ đó mới xác định đúng chất chỉ thị nên dùng. Đó cũng là lý do vì sao hiện nay chẳng có phòng thí nghiệm nào sử dụng chất chỉ thị màu trong chuẩn độ acid base nữa mà thay bằng máy đo pH và xác định chính xác điểm dừng trên đồ thị. Theo tôi, chất chỉ thị chỉ là để giới thiệu đôi chút cho học sinh biết, không nên khảo sát chi tiết quá, vì không chính xác và không còn sử dụng trong thực tế. Đây là cảm nghĩ của một người dạy hóa rất nhiều năm, cộng với hơn 10 năm làm việc trong một phòng thí nghiệm thực dụng và hiện đại. Chúc luôn vui với Hóa!
Em chào thầy! Thầy cho em hỏi, nếu em có dung dịch acid mạnh đem đi pha loãng 10 lần thì giá trị pH tăng 1 đơn vị, vậy nếu em càng pha loãng thì pH càng tăng và đến lúc nào đó pH lớn hơn 7 vậy sẽ là môi trường base, điều này nó k hợp lí. Mong thầy giải thích giúp em ạ!
Bạn quên tích số ion của nước [H⁺]×[OH⁻] = 10⁻¹⁴, cho nên khi pha loãng tối đa thì [H⁺] = [OH⁻] = 10⁻⁷ và chặn trên của pH là 7, không thể cao hơn được. Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy, nhưng chưa biết hỏi ai. Chúc luôn vui với Hoá!
Thầy ơi cho em hỏi ở bài tập khi luộc bánh chưng cho thêm chút muối NaHCO3 ạ. HCO3- là chất lưỡng tính sao không xét cân bằng HCO3- tác dụng với nước cho ra H3O+ và CO32- vậy ạ?
• 0 seconds ago Thế này nhé: trên lí thuyết có thể có hai cân bằng: (1) HCO₃⁻ + H₂O ⇌ H₂CO₃ + OH⁻ (Kb ≈ 2,3×10⁻⁸ do HCO₃⁻ nhận H⁺, đóng vai trò một base) (2) HCO₃⁻ + H₂O ⇌ H₃O⁺ + CO₃²⁻ (Ka₂ ≈ 4,8×10⁻¹¹ do HCO₃⁻ cho H⁺, đóng vai trò một acid) Chỉ thế thôi đã thấy (1) ưu tiên xảy ra do Kb ≫ Ka₂. Chưa kể khi đun nóng carbonic acid dễ bị phân tích theo phương trình phản ứng: H₂CO₃(𝑎𝑞) ⇌ CO₂(𝑔) + H₂O(ℓ), tạo khí thoát ra càng giúp dịch chuyển cân bằng của phản ứng (1) theo chiều thuận, nghĩa là phản ứng này càng dễ xảy ra. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy Chúc luôn vui với Hoá!
Thầy ơi, em còn thắc mắc này ạ Chỉ có hydrocacbon no và không no mà một số dẫn xuất của hydrocacbon vẫn có no, ko no ạ mà người ta chỉ nói tới hydrocacbon thôi
◆ Hydrocarbon no ⇒ dẫn xuất của hydrocarbon no, alcohol no, aldehyde no, carboxylic acid no, ester no, ... ◆ Hydrocarbon không no ⇒ dẫn xuất của hydrocarbon không no, alcohol không no, aldehyde không no, carboxylic acid không no, ester không no, ... Các hợp chất không no nêu trên đều có học trong chương trình. Như đã trình bày trước đây: hydrocarbon no, mạch hở có _độ bất bão hòa_ theo cách tính bạn đề cập sẽ bằng không; tuy nhiên, hydrocarbon no mạch một vòng (cycloalkane) có _độ bất bão hòa_ theo cách tính bạn đề cập sẽ bằng 1, nghĩa là _bất bão hòa_ nhưng lại vẫn _bão hòa_ nghĩa là vẫn no! Vì thế mà tôi không dùng cách nói đó. Các kiến thức bạn hỏi là do đi học thêm, hay tự đọc trong một tài liệu nào đó? Nếu không ngại, bạn có thể cho biết, hoặc email cho tôi nếu cần.
Vì sao bạn lại quan tâm đến cách gọi tên của H⁺? H⁺ có nhiều cách đọc tên. Proton H⁺ hay ion H⁺ là 2 cách gọi tương tự. Ion H⁺ là cách gọi tổng quát, để chỉ một tiểu phân có điện tích, ví dụ như ion H⁺, ion Na⁺, ion Zn²⁺, ion Cℓ⁻, ion SO₄²⁻ ... Trong khi đó proton H⁺ mang tính chất mô tả (vì ion H⁺ này chỉ chứa 1 hạt proton), và thường dùng trong Vật lí nhiều hơn. Ngoài ra, trong dung dịch nước, ion H⁺ sẽ kết hợp với H₂O để chuyển thành ion hydronium H₃O⁺, ion này lại tồn tại ở dạng hydrated H₃O⁺·nH₂O (với n = 1, 3, 5). Nếu còn thắc mắc gì khác, bạn cứ nêu ra. Hãy share câu hỏi của bạn với các bạn khác vì có thể các bạn ấy có cùng thắc mắc như bạn. Chúc luôn vui với Hoá!
@@HocHoaTT em quan tâm là vì e cho rằng có thể hai cách gọi khác nhau này sẽ có 2 cách hiểu khác nhau, thêm nữa là em có liên tưởng đến đồng vị của H, qua đó em tự hỏi liệu proton H+ có tính cả neutron hay không? Nếu không thì có thể ion H+ là bao gồm cả H+ có và không có neutron?
Bạn có một suy nghĩ rất hay. Tất nhiên, khi đã nói là "proton" H⁺ thì ion này chỉ có proton mà thôi. Đó là lý do vì sao người ta đã dặt tên riêng và ký hiệu riêng cho các đồng vị của hydrogen (deuterium, D, và tritium, T). Trong thực tế, giả sử acidic hydrogen trong một acid có lẫn đồng vị D hay T thì các bài toán thực cũng bỏ qua, vì khi tính phân tử khối người ta cũng chỉ tính H=1 (hay 1,008) mà không xét đến D, hay T, nếu có. Tất nhiên trừ các bài toán chỉ tính toán về đồng vi. Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy. Chúc luôn vui với Hoá!
Trước hết, bạn viết nhầm đề bài. Các giá trị nêu trên phải là pK, chứ không phải K. pH của dung dịch (NH₄)₂S _không thay đổi đáng kể theo nồng độ_ . Để tính gần đúng, do pKa₂ lớn nên Ka₂ rất nhỏ và có thể bỏ qua: pH = ½ [pKw + pKa - pKb] Nếu có thời gian, bạn cũng có thể tính cách khác, sử dụng tất cả số liệu đề bài cho, song sẽ rất dài và không thích hợp trả lời ở đây. Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn có cùng thắc mắc như bạn. Chúc luôn vui với Hoá!
Ca là nồng độ của acid đơn chức (chỉ chứa 1 proton H⁺ như HCℓ, HNO₃ ...) Cb là nồng độ của base đơn chức (chỉ chứa 1 ion OH⁻ như KOH, NaOH, NH₄OH ...) Phương trình phản ứng trung hòa: H⁺ + OH⁻ → H₂O Vì C = n/V ⇒ n = CV. Khi trung hòa: số mol acid (nₐ = CaVa) = số mol base (CbVb) ⇒ CaVa = CbVb Nếu còn thắc mắc gì khác, bạn cứ nêu ra. Hãy share câu hỏi của bạn với các bạn khác vì có thể các bạn ấy có cùng thắc mắc như bạn. Chúc luôn vui với Hoá!
em chào thầy ạ, em cảm ơn thầy đã trả lời câu hỏi trước đó của em, câu hỏi lần này của em là: Tại sao trong khi chuẩn độ axit mạnh bằng bazo mạnh ( hoặc ngược lại) thì nên để dung dịch NaOH trên burret, và tai sao thời điểm kết thúc chuẩn độ là xuất hiện màu hồng bền trong khoảng 20 giây, tại sao không phải thời điểm vừa xuất hiện màu hồng thì ngừng chuẩn độ ạ?
1. Trong chuẩn độ, thường thì chất đã biết nồng độ được đặt trong burette để biết được thể tích chính xác sử dụng trong phản ứng trung hòa bằng cách nhỏ giọt. Chất chưa biết nồng độ sẽ đong trong ống đong (graduated cylinder) để có tổng thế tích ban đầu chính xác, rồi chứa trong một cốc tam giác (Erlenmeyer) đặt phía dưới.
2. Giọt đầu tiên khi xuất hiện màu hồng thì màu hồng ấy thường sẽ phai ngay do phản ứng trung hòa chưa diễn ra hoàn toàn. Ngay tại điểm rơi thì trung hòa nên đổi màu, nhưng ngay sau đó, H⁺ từ xung quanh sẽ lan đến làm cho môi trường thành acid trở lại. Vì thế phải tiếp tục nhỏ thêm NaOH để đảm bảo toàn bộ H⁺ đều bị trung hòa, khi ấy màu tím của p.p. sẽ ổn định, không phai mất nữa.
Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy
Chúc luôn vui với Hoá!
Em chào thầy ạ. Em chúc thầy có nhiều sức khỏe.
Câu hỏi của em là:
(1) Dung dịch CH3COOH điện li yếu nên quá trình phân li là phản ứng thuận nghịch dựa trên Ka. Nếu cho thêm dung dịch HCl vào dung dịch CH3COOH trên thì nồng độ H+ sẽ tính ra sao?
Hướng 1: Nồng độ H+ mới = [H+] của CH3COOH ban đầu + Nồng độ H+ của HCl
Hướng 2: Do cho thêm H+ vào dung dịch nên cân bằng phân li của CH3COOH chuyển dịch theo chiều nghịch. Như vậy hướng 1 sai. Ta phải tính lại H+ do CH3COOH phân li ra + H+ của HCl.
(2) Nồng độ H+ tính được theo hướng 2 dùng để tính pH của dung dịch sau khi trộn có đúng không?
Xin thầy giải đáp thắc mắc cho em ạ. Em xin cảm ơn thầy ạ.
Theo bài, trên nguyên tắc, bạn tính [CH₃COOH], [H⁺], [CH₃COO⁻] của CH₃COOH ở cân bằng dựa trên Ka. Sau đó, khi thêm HCℓ, tức là thêm [H⁺], cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch, nên bạn tính lại nồng độ của mỗi chất ở cân bằng mới.
Tuy nhiên, trong giải toán, bạn có thể gom lại chỉ tính một lần dựa theo nồng độ các chất đề bài cho.
Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như bạn.
Chúc luôn vui với Hoá!
Thầy ơi, Ở phút 4:26; thầy cho em hỏi như thầy làm thì nồng độ ban đầu của gốc acetat bằng 0, nhưng trong sách tham khảo đọc của em thì nồng độ của gốc acetat đó giả sử như bài trên là bằng 1 M vậy là như nào ạ thầy, em nghĩ chắc sách viết sai vì nồng độ bắt đầu bằng 0 ạ
Bạn hãy cho biết bạn đọc ở sách nào? Tác giả? Trang mấy? Tôi không kết luận đúng/sai vì chưa tận mắt nhìn thấy, cũng như không bình luận gì thêm.
@@HocHoaTT Em cũng biết thầy không có nhiều thời gian để giải thích câu hỏi ngoài lề nhiều ạ, có gì thầy giải thích ngắn gọn em hiểu nhá thầy, không cần chi tiết nhiều cũng được ạ
Cho dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CH3COOH 0,1 M và CH3COONa 0,1 M. Biết ở 25°C, K của CH3COOH là 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch X ở 25°C là. Bài nó như này ạ thầy thầy xem nồng độ đầu của ion là bao nhiêu ạ
Tôi không trả lời là đúng vì bạn đã hiểu lầm đề bài. Do CH₃COONa phân li hoàn toàn nên lúc đầu, trong dung dịch đã có 0,1 M CH₃COO⁻ :
Phản ứng: CH₃COOH ⇌ CH₃COO⁻ + H⁺
Ban đầu: 0,1M 0,1M 0 M
...
⇒ pH = 4,76 hoặc 4,77 (tùy cách giải phương trình bậc hai)
Tôi đã định không trả lời vì bạn hiểu lầm đề bài như trên đã nói. Vả lại, giải như vậy cũng chỉ dành cho học sinh bình thường thôi. Nếu là HSG, họ dùng phương trình Henderson-Hasselbach nhanh hơn nhiều, chẳng ai tính từ từ như vậy cả.
11:32 thầy ơi vậy nahso4 k thủy phân trong nc ạ , thủy phân tức là có thể bị phân tách bởi nước đko; thầy e hơi khó hiểu tí @@
Xét hai chất NaHSO₄ và NaHCO₃ là để các bạn dễ so sánh: NaHSO₄ chỉ điện li mà không bị thuỷ phân, trong khi NaHCO₃ điện li và bị thuỷ phân. Có thể do tôi trình bày không rõ ràng làm bạn bối rối chăng?
Chúc luôn vui với Hóa.
@@HocHoaTT e cảm ơn thầy :)) vid rất chất lg
Thầy ơi em có 2 câu hỏi ạ.
1)Vì sao HSO4- lại là chất điện li mạnh, phân ly có 1 chiều vậy ạ
2) Vì sao HSO4- không phản ứng với nước giống như HCO3 vậy ạ.
Em xin cảm ơn ạ.
1) Cứ theo định nghĩa thôi. Ka của HSO₄⁻ ≈ 10⁻² ≫ Ka của HCO₃⁻ ≈ 10⁻¹¹ (lớn hơn khoảng một tỉ lần!). Vậy là rõ rồi.
2) Như đã nêu trên (và đọc thêm phần lý thuyết trong bài giảng).
Hãy xem chậm và kỹ bài giảng sẽ giúp ích hơn cho bạn. Bạn đã xem video về cách học Hóa ở đây: ruclips.net/video/Lk6E1HvNJpc/видео.html chưa?
Chúc luôn vui với Hóa.
Thưa thầy, việc dùng chỉ thị pp (chuyển màu ở khoảng pH 8.) thì tại điểm tương đương trong chuẩn độ acid mạnh/ base mạnh, ta chấp nhận pH là 7 luôn phải k ạ.
Còn đối với cặp acid yếu/ base mạnh acid mạnh/base yếu thì sao ạ.
Hóa Học Phân Tích không có một khuôn mẫu chung cho mọi trường hợp chuẩn độ với lý do được nêu ở phần cuối. Nếu xét tổng quát thì có thể miễn cưỡng như sau:
(1) Chuẩn độ acid mạnh và base mạnh: pH tại điểm dừng là 7, chất chỉ thị có thể dùng là Phenolphtalein. (đổi màu ở pH 8, khi có giọt dư dung dịch acid hoặc base nên trong thực nghiệm, người ta thường trừ bớt giọt này, khoảng 0,05 mL).
(2) Chuẩn độ acid mạnh và base yếu: pH tại điểm dừng < 7, chất chỉ thị có thể dùng là Methyl orange. (đổi màu ở pH khoảng 4, khi có giọt dư).
(3) Chuẩn độ acid yếu và base mạnh: pH tại điểm dừng > 7, chất chỉ thị có thể dùng là Phenolphtalein hoặc Thymol blue. (đổi màu ở pH khoảng 8, khi có giọt dư).
Cũng có thể dùng universal indicator cho cả 3 trường hợp.
Vấn đề chính ở đây là phải biết cụ thể acid, base là chất nào và nồng độ của chúng (một đã biết, một ở trong khoảng nào đó). Ví dụ, chuẩn độ dung dịch acid yếu CH₃COOH với dung dịch base mạnh NaOH, điểm dừng khi ta có dung dịch CH₃COONa. pH của dung dịch này, tức là pH ở điểm dừng, phụ thuộc vào nồng độ của nó, từ đó mới xác định đúng chất chỉ thị nên dùng.
Đó cũng là lý do vì sao hiện nay chẳng có phòng thí nghiệm nào sử dụng chất chỉ thị màu trong chuẩn độ acid base nữa mà thay bằng máy đo pH và xác định chính xác điểm dừng trên đồ thị. Theo tôi, chất chỉ thị chỉ là để giới thiệu đôi chút cho học sinh biết, không nên khảo sát chi tiết quá, vì không chính xác và không còn sử dụng trong thực tế. Đây là cảm nghĩ của một người dạy hóa rất nhiều năm, cộng với hơn 10 năm làm việc trong một phòng thí nghiệm thực dụng và hiện đại.
Chúc luôn vui với Hóa!
Dạ, e cám ơn thầy.
Em có thể tham khảo thêm các dạng câu hỏi, bài tập theo chương trình mới ở đâu ạ?
Chúc thầy nhiều sức khoẻ.
Tôi không có thông tin về mảng này nên rấc tiếc không thể giúp bạn.
Chúc luôn vui với Hóa!
Em chào thầy! Thầy cho em hỏi, nếu em có dung dịch acid mạnh đem đi pha loãng 10 lần thì giá trị pH tăng 1 đơn vị, vậy nếu em càng pha loãng thì pH càng tăng và đến lúc nào đó pH lớn hơn 7 vậy sẽ là môi trường base, điều này nó k hợp lí. Mong thầy giải thích giúp em ạ!
Bạn quên tích số ion của nước [H⁺]×[OH⁻] = 10⁻¹⁴, cho nên khi pha loãng tối đa thì [H⁺] = [OH⁻] = 10⁻⁷ và chặn trên của pH là 7, không thể cao hơn được.
Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy, nhưng chưa biết hỏi ai.
Chúc luôn vui với Hoá!
@@HocHoaTT Dạ em cảm ơn thầy ạ
Em có một thắc mắc, trong phép chuẩn độ, có phải dung dịch chuẩn luôn để ở buret hay tùy trường hợp. Cám ơn thầy ạ
Thường như vậy, trừ trường hợp đặc biệt hoặc chuẩn độ ngược.
Chúc luôn vui với Hóa.
@@HocHoaTT vâng ạ, em cám ơn thầy
@@HocHoaTTDạ thầy, vậy sao trong trường hợp này dung dịch chuẩn là HCl là dung dịch chuẩn đã biết trước nồng độ mình lại k để trên burette ạ?
Bạn có thể cụ thể hơn chút không?
@@HocHoaTT Dạ e xin phép hỏi tại sao trong phép chuẩn độ trong video: Chuẩn độ NaOH bằng HCl mình không cho HCl vào burette mà để ở erlen ạ!
Thầy ơi cho em hỏi ở bài tập khi luộc bánh chưng cho thêm chút muối NaHCO3 ạ.
HCO3- là chất lưỡng tính sao không xét cân bằng HCO3- tác dụng với nước cho ra H3O+ và CO32- vậy ạ?
• 0 seconds ago
Thế này nhé: trên lí thuyết có thể có hai cân bằng:
(1) HCO₃⁻ + H₂O ⇌ H₂CO₃ + OH⁻ (Kb ≈ 2,3×10⁻⁸ do HCO₃⁻ nhận H⁺, đóng vai trò một base)
(2) HCO₃⁻ + H₂O ⇌ H₃O⁺ + CO₃²⁻ (Ka₂ ≈ 4,8×10⁻¹¹ do HCO₃⁻ cho H⁺, đóng vai trò một acid)
Chỉ thế thôi đã thấy (1) ưu tiên xảy ra do Kb ≫ Ka₂. Chưa kể khi đun nóng carbonic acid dễ bị phân tích theo phương trình phản ứng: H₂CO₃(𝑎𝑞) ⇌ CO₂(𝑔) + H₂O(ℓ), tạo khí thoát ra càng giúp dịch chuyển cân bằng của phản ứng (1) theo chiều thuận, nghĩa là phản ứng này càng dễ xảy ra.
Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy
Chúc luôn vui với Hoá!
@@HocHoaTT Dạ em cảm ơn Thầy! Chúc Thầy sức khỏe ạ.
Thầy ơi, em còn thắc mắc này ạ Chỉ có hydrocacbon no và không no mà một số dẫn xuất của hydrocacbon vẫn có no, ko no ạ mà người ta chỉ nói tới hydrocacbon thôi
◆ Hydrocarbon no ⇒ dẫn xuất của hydrocarbon no, alcohol no, aldehyde no, carboxylic acid no, ester no, ...
◆ Hydrocarbon không no ⇒ dẫn xuất của hydrocarbon không no, alcohol không no, aldehyde không no, carboxylic acid không no, ester không no, ... Các hợp chất không no nêu trên đều có học trong chương trình.
Như đã trình bày trước đây: hydrocarbon no, mạch hở có _độ bất bão hòa_ theo cách tính bạn đề cập sẽ bằng không; tuy nhiên, hydrocarbon no mạch một vòng (cycloalkane) có _độ bất bão hòa_ theo cách tính bạn đề cập sẽ bằng 1, nghĩa là _bất bão hòa_ nhưng lại vẫn _bão hòa_ nghĩa là vẫn no! Vì thế mà tôi không dùng cách nói đó.
Các kiến thức bạn hỏi là do đi học thêm, hay tự đọc trong một tài liệu nào đó? Nếu không ngại, bạn có thể cho biết, hoặc email cho tôi nếu cần.
@@HocHoaTT Dạ em học thêm tài liệu trong sách thầy ạ, quyển 22 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi em đang xem lại
Thưa thầy, em có câu hỏi ngoài lề
Thay vì gọi proton H+ thì liệu có thể gọi là ion H+ được không ạ
Nếu không thì tại sao lại như vậy ạ
Vì sao bạn lại quan tâm đến cách gọi tên của H⁺?
H⁺ có nhiều cách đọc tên. Proton H⁺ hay ion H⁺ là 2 cách gọi tương tự. Ion H⁺ là cách gọi tổng quát, để chỉ một tiểu phân có điện tích, ví dụ như ion H⁺, ion Na⁺, ion Zn²⁺, ion Cℓ⁻, ion SO₄²⁻ ... Trong khi đó proton H⁺ mang tính chất mô tả (vì ion H⁺ này chỉ chứa 1 hạt proton), và thường dùng trong Vật lí nhiều hơn.
Ngoài ra, trong dung dịch nước, ion H⁺ sẽ kết hợp với H₂O để chuyển thành ion hydronium H₃O⁺, ion này lại tồn tại ở dạng hydrated H₃O⁺·nH₂O (với n = 1, 3, 5).
Nếu còn thắc mắc gì khác, bạn cứ nêu ra. Hãy share câu hỏi của bạn với các bạn khác vì có thể các bạn ấy có cùng thắc mắc như bạn.
Chúc luôn vui với Hoá!
@@HocHoaTT em quan tâm là vì e cho rằng có thể hai cách gọi khác nhau này sẽ có 2 cách hiểu khác nhau, thêm nữa là em có liên tưởng đến đồng vị của H, qua đó em tự hỏi liệu proton H+ có tính cả neutron hay không? Nếu không thì có thể ion H+ là bao gồm cả H+ có và không có neutron?
Bạn có một suy nghĩ rất hay. Tất nhiên, khi đã nói là "proton" H⁺ thì ion này chỉ có proton mà thôi.
Đó là lý do vì sao người ta đã dặt tên riêng và ký hiệu riêng cho các đồng vị của hydrogen (deuterium, D, và tritium, T).
Trong thực tế, giả sử acidic hydrogen trong một acid có lẫn đồng vị D hay T thì các bài toán thực cũng bỏ qua, vì khi tính phân tử khối người ta cũng chỉ tính H=1 (hay 1,008) mà không xét đến D, hay T, nếu có. Tất nhiên trừ các bài toán chỉ tính toán về đồng vi.
Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy.
Chúc luôn vui với Hoá!
thầy giúp em với: tính pH dd (NH4)2S 0,02M cho Ka1(H2S)=7,02 Ka2(H2S)=12,9 Ka(NH4+)=9,24, bài cho HSG ạ
Trước hết, bạn viết nhầm đề bài. Các giá trị nêu trên phải là pK, chứ không phải K.
pH của dung dịch (NH₄)₂S _không thay đổi đáng kể theo nồng độ_ . Để tính gần đúng, do pKa₂ lớn nên Ka₂ rất nhỏ và có thể bỏ qua: pH = ½ [pKw + pKa - pKb]
Nếu có thời gian, bạn cũng có thể tính cách khác, sử dụng tất cả số liệu đề bài cho, song sẽ rất dài và không thích hợp trả lời ở đây.
Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn có cùng thắc mắc như bạn. Chúc luôn vui với Hoá!
@@HocHoaTT thầy có thể nói thêm hướng làm sử dụng hết số liệu bài cho không ạ
cho em hỏi tại sao lại có công thức Va.Ca=Vb.Cb a
Ca là nồng độ của acid đơn chức (chỉ chứa 1 proton H⁺ như HCℓ, HNO₃ ...)
Cb là nồng độ của base đơn chức (chỉ chứa 1 ion OH⁻ như KOH, NaOH, NH₄OH ...)
Phương trình phản ứng trung hòa: H⁺ + OH⁻ → H₂O
Vì C = n/V ⇒ n = CV.
Khi trung hòa: số mol acid (nₐ = CaVa) = số mol base (CbVb) ⇒ CaVa = CbVb
Nếu còn thắc mắc gì khác, bạn cứ nêu ra. Hãy share câu hỏi của bạn với các bạn khác vì có thể các bạn ấy có cùng thắc mắc như bạn.
Chúc luôn vui với Hoá!