Đơn chất Nitrogen N₂ (Hóa học 11)

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 9 янв 2025

Комментарии • 21

  • @kienle4110
    @kienle4110 Год назад +1

    video thầy làm rất hay.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Год назад

      Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @A-NguyenBachKhanhVi
    @A-NguyenBachKhanhVi 28 дней назад +1

    3:57 Dạ thầy ơi tại sao phân tử không cực hút nhau lỏng lẻo sẽ là dạng khí ở điều kiện thường ạ?. Dạ theo con hiểu thì ở dạng khí có khoảng cách các phân tử cách nhau xa hơn so với khi ở 2 dạng còn lại. Dạ con hiểu n7 vầy có đúng ko thầy.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  28 дней назад +1

      Hút nhau yếu (nguyên nhân) ⇒ phân tử rời xa nhau (hệ quả). Nếu chỉ quan sát (kết quả) thì cũng tốt, nhưng chưa đủ. Nếu hiểu được tại sao như thế (nguyên nhân) sẽ đây đủ hơn.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @A-NguyenBachKhanhVi
      @A-NguyenBachKhanhVi 27 дней назад

      @@HocHoaTT dạ con cảm ơn thầy ạ

  • @hueluu5079
    @hueluu5079 Год назад +1

    Em thưa thầy, thầy cho em hỏi phông chữ: “nội dung bài học” với ạ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Год назад +1

      Đó là Rogelio Script

    • @hueluu5079
      @hueluu5079 Год назад

      @@HocHoaTT, dạ, em cảm ơn thầy ạ.

  • @thihongnguyen8044
    @thihongnguyen8044 Год назад +1

    Cho 3,84 gam hỗn hợp Mg và Al tác dụng với 200ml dung dịch HCl 1,45M
    a, Chứng minh hỗn hợp kim loại còn dư
    b, Nếu sau phản ứng thu được 13,325 gam muối khan thì khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu là bao nhiêu gam. Thầy cho em hỏi " làm sao để xác định được Mg hết còn Al dư ạ, mà không phải cả 2 kim loại hết hoặc Al hết còn Mg dư, và đối với hợp chất có n chất thì xác định như nào để biết 1 trong n chất đó hết để tính toán ạ thây". Còn chứng minh hỗn hợp dư và hết em biết rồi ạ, em chưa biết xác định 1 trong số chất hết để thực hiện tính toán theo chất hết thôi ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Год назад +2

      Để trả lời nhanh thì thế này:
      *Kim loại mạnh hơn coi như phản ứng trước* vì nếu kim loại yếu hơn phản ứng trước thì cũng sẽ bị tái tạo, do _"kim loại mạnh hơn, đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối"_ .
      Theo dãy hoạt động kim loại: K Ba Ca Na Mg Al Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au
      Mg mạnh hơn Al nên ưu tiên phản ứng trước.
      Thật vậy, nếu Al "lỡ" phản ứng: 2Aℓ + 6HCℓ → 2AℓCℓ₃ + 3H₂↑ (1)
      thì do mạnh hơn, Mg sẽ đẩy Aℓ ra khỏi dung dịch muối: 3Mg + 2AℓCl₃ → 2Aℓ↓ + 3MgCℓ₂ (2)
      Gom (1), (2) ta dược: Mg + 2HCℓ → MgCℓ₂ + H₂↑, vậy Mg luôn phản ứng trước.
      Đối với hỗn hợp nhiều kim loại, nói chung bạn có thể giải tương tự, tuy cũng có ngoại lệ (sẽ được trình bày ở bài giảng về "Thế điện cực chuẩn" sau này).
      Phần lí thuyết này sẽ được trình bày trong phần *Thế điện cực chuẩn của kim loại* sẽ học ở lớp 12.
      Nếu cần, bạn có thể xem bài giảng theo chương trình cũ về phần này ở đây: bit.ly/3QrGzRN
      Nếu có thắc mắc gì khác, bạn cứ nêu ra. Hãy share câu hỏi của bạn với các bạn khác vì có thể các bạn ấy có cùng thắc mắc như bạn.
      Chúc luôn vui với Hoá!

    • @thihongnguyen8044
      @thihongnguyen8044 Год назад

      @@HocHoaTT Thầy ơi, vậy nghĩa là kim loại mạnh phản ứng trước nên coi hết để tính toán ạ thầy

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Год назад

      Theo cách mà đề bài bạn hỏi thì đúng là như vậy.

  • @thihongnguyen8044
    @thihongnguyen8044 Год назад +2

    Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp hai kim loại Al, Fe ( tỉ lệ số mol tương ứng bằng 1:3) trọng lượng dư dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 thì thấy có 16,8 lit ở đktc hỗn hợp khí X gồm SO2, NO2 là các sản phẩm khử duy nhất. Biết tỉ khối của X so với H2 bằng 24,8. Tính m.
    Thầy ơi chỉ em cách giải này ạ. Xét cả quá trình thì Al(III), FE(III) trao đổi hóa trị với các sản phẩm SO2 và NO2. Theo quy tắc hóa trị ta có 4x.3 = 0,15.2 + 0,6.1 (Em chưa hiểu ở vế trái tại sạo là 4x ạ thây)

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Год назад +1

      Chúng ta đang ở cấp PTTH nên không dùng khái niệm _trao-đổi-hóa-trị_ vì chỉ phù hợp ở cấp 2 thôi.
      Thật ra rất đơn giản: do số mol Aℓ:Fe = 1:3 nên nếu gọi số mol Aℓ là x thì số mol Fe là 3x
      Aℓ -3e → Aℓ³⁺
      x 3x
      Fe -3e → Fe³⁺
      3x 9x
      Tổng số electron cho = tổng số electron nhận, nên:
      3x + 9x = 0,15.2 + 0,6.1
      Nói cách khác, vì Aℓ hay Fe đều nhường 3e, nên tổng cộng 4x mol sẽ nhường 4x.3 mol electron.
      Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy, nhưng chưa biết hỏi ai.
      Chúc luôn vui với Hoá!

  • @Truongthanhhue1212
    @Truongthanhhue1212 7 месяцев назад +2

    thầy ơi tại sao nhiệt độ sôi và nhiệt độ hóa lỏng của N2, H2, NH3 lại bằng nhau ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  7 месяцев назад +3

      Bạn làm tôi thật bất ngờ... Đây là nội dung vật lí mà ta đều đã biết.
      Nhiệt độ sôi và nhiệt độ hóa lỏng có cùng giá trị vì tại nhiệt độ đó có cân bằng giữa pha lỏng và pha khí (với toàn bộ thể tích chất).
      1. Nếu tiếp tục cung cấp nhiệt thì chất đó hấp thu nhiệt để chuyển trạng thái (pha) và nhiệt độ của chất không tăng, giản đồ nhiệt lúc này không đổi, năng lượng nhiệt hấp thu được gọi là ẩn nhiệt (hoặc nhiệt ẩn, ...) hóa hơi của chất ấy.
      2. Đảo lại với chất khí, khi hạ xuống đến nhiệt độ này, nó sẽ đạt cân bằng pha giữa khí và lỏng. Nếu tiếp tục hạ thấp nhiệt độ, thì chất đó phóng thích nhiệt để tiếp tục chuyển trạng thái (chuyển pha khí → lỏng), giản đồ nhiệt không đổi do ẩn nhiệt ngưng tụ của chất ấy.
      Tóm lại, với vật chất, thì nói chung nhiệt độ sôi = nhiệt độ hóa lỏng (tại cùng áp suất), nhiệt độ nóng chảy = nhiệt độ đông đặc. Bạn cứ chọn nước làm ví dụ là dễ thấy nhất. Nước sôi ở 100°C (áp suất 1 atm), và cũng hóa lỏng ở nhiệt độ này. Nước đông đặc ở 0°C và nước đá cũng nóng chảy ở 0°C.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @Truongthanhhue1212
      @Truongthanhhue1212 7 месяцев назад +1

      @@HocHoaTT e cảm ơn thầy đã giải đáp ạ. Tại vì trước đây e bị nhầm rằng nhiệt độ hoá lỏng chính là nhiệt độ nóng chảy ạ.

  • @BinhPhuongTran-ed2dj
    @BinhPhuongTran-ed2dj 9 месяцев назад +1

    Video rất hay và thú vị ạ. Thầy có thể cho em xin video chu trình nitrogen trong tự nhiên được không ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 месяцев назад

      Cám ơn bạn đã quan tâm.
      Bạn đọc ở đây: bit.ly/3m4oxYy

  • @TriNguyen-wr9vf
    @TriNguyen-wr9vf Год назад +1

    Thưa thầy, theo độ âm điện của N là 3,04 đứng sau F(3,98) , O(3,44) , Cl(3,16)
    Cái em thắc mắc là tại sao trong liên kết hydrogen không hề có đề cập đến Cl vậy ạ ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Год назад +3

      Tôi thích câu hỏi này của bạn. Câu hỏi này sẽ được trả lời thêm trong một clip "Thầy ơi, tại sao...?" tiếp theo.
      Phân cực phải đủ mạnh thì mới có thể tạo được liên kết hydrogen, nếu phân cực yếu hơn, người ta xếp vào tương tác van der Waals hay các tương tác yếu khác (không đề cập trong chương trình phổ thông).
      Khi độ âm điện chênh lệch nhau, đúng là sẽ có phân cực, song không chỉ dựa trên hiệu độ âm điện Δχ thuần túy để lập luận, mà phải tính đến số lượng các nguyên tử có độ âm điện chênh lệch trong phân tử. Nói nôm na thì tựa như chơi kéo co vậy!
      Thật vậy, khi tính độ phân cực các liên kết X-H (với X có thể là F, Cℓ, O, N) bằng phương pháp _trường lực phân tử Merck 94_ ta được điện tích dương trên H và âm trên X lần lượt bằng ± 0,34 trong HF, ± 0,29 trong HCℓ, + 0,43 trên mỗi H và - 0,86 trên O trong H₂O, + 0,36 trên mỗi H và - 1,08 trên N trong NH₃. Vì thế mật độ điện tích âm/dương trong HCℓ chưa đủ lớn tương tác giữa chúng (lực hút) để được xếp vào liên kết hydrogen.
      Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy, nhưng chưa biết hỏi ai.
      Chúc luôn vui với Hoá!