có mệnh đề sau "HNO3 đậm đặc có nồng độ dung dịch tăng khi tiếp xúc với không khí" em hiểu là sai. vì HNO3 dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với không khí, phân hủy thành khí, thoát ra ngoài một phần, làm nồng độ giảm. Theo ý kiến của thầy e hiểu như thế đã ổn chưa ạ? e cảm ơn
Dạ Thầy ơi! Xin Thầy chỉ dạy giúp em! Dạ nếu như có mệnh đề thế này: ''Nước mưa có pH < 5,6 khi chảy vào ao hồ, kênh rạch cũng là nguồn nguyên nhân chính gây ra hiện tượng phú dưỡng'' Vậy mệnh đề này có đúng không ạ Thầy?
Thầy ơi, em có một câu hỏi ạ: tại sao khi em được học thì sản phẩm khí thoát ra khi cho hno3 loãng phản ứng với kim loại đứng sau hiđro lại là NO, em không hiểu là vì sao ạ. Em cảm ơn thầy.
Thầy ơi phản ứng kim loại với HNO3 tạo ra 4 sản phẩm khử (NO; NO2; N2O; N2) giả sử đề cho tỉ lệ mol NO và N2O bằng nhau sao quy đổi 4 chất về 2 chất N2 và NO2 lại giải đúng ạ thầy, mà không thể quy đổi về chọn ra 2 trong 4 chất bất kì đó ạ
@@HocHoaTT Thầy ơi, đây ạ mong thầy chỉ giúp em, em khó hiểu cái quy đổi quá ạ. Vì em nghĩ như này dữ kiện chưa đủ để giải thì em bỏ bớt chất thì em có thể chọn ra 2 trong 4 chất của sản phẩm khử để giải thì có được không ạ thầy Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn và Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y (không có muối amoni) và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2, NO, N2O và NO2 (trong đó tỉ lệ thể tích của N2O và NO2 là 2:1) có tỉ khối đối với heli bằng 8,9. Số mol HNO3 phản ứng là
Bài toán trên mạng, có lời giải trên mạng, bạn không cần hỏi thêm, và cũng không nên sửa lại đề bài khi hỏi "(trong đó tỉ lệ thể tích của N2O và NO2 là 2:1)". Trong bản gốc, tác giả cho N₂ = NO₂ nhằm mục đích với tỉ lệ 1:1 ⇒ N₂•NO₂ ⇔ N₃O₂ ⇔ N₂O•NO mới có thể giải. Tỉ lệ bạn tự sửa lại không dẫn đến kết quả gì.
Thầy chỉ em câu này với ạ, em không biết chất nào dư hết để tính ạ. Hòa tan hoàn toàn m gam Cu trong dung dịch hỗn hợp gồm a mol HNO3 và b mol H2SO4 loãng thu được khí NO ( sp khử duy nhất) và dung dịch chứa 2.5m g muối. Tỉ lệ a: b là
Bạn ghi đề bài không đủ nên khó mà lập luận được. Thật ra đề bài ghi là "dung dịch *_chỉ_* chứa 2,5m g muối" chứ? Như vậy, mọi chuyện đơn giản rồi nhé. Cu hòa tan *_hoàn toàn_* và sau thí nghiệm, dung dịch *_chỉ_* chứa 2,5m g muối, nghĩa là Cu, H₂SO₄, HNO₃ đều phản ứng hết. Phần còn lại rất đơn giản. Chúc luôn vui với Hóa!
Thầy ơi! Đề bài là cho phản ứng rồi viết các sản phẩm tạo ra. Thầy chỉ em đối với HNO3 thì những kim loại như nào cho ra sản phẩm khử là NO hoặc sản phẩm khử là NO2 ạ thầy. Bài thi giữa kì của em thì cho Al+ HNO3--->, có thế những kim loại khác tác dụng với HNO3 nhưng em chưa rõ sản phẩm khử ạ, cả trong ôn HSG KHTN bằng tiếng anh cũng có câu như vậy, em chưa rõ thầy chỉ giúp em với ạ!
Có 2 vấn đề theo em là chưa chuẩn. 1. "thụ động" và "thụ động hoá" là khác nhau. Ví dụ: Chất A tác dụng được với chất B. Khi cho A tác dụng với chất C, ta thấy A có phản ứng với C nhưng ngừng lại ngay sau đó. Lúc này mới chỉ được kết luận chất C làm thụ động chất A. Để biết chất C có làm thụ động hoá chất A hay không thì ta lấy chất A (sau khi đã phản ứng với chất C) tác dụng với chất B. Nếu chất A không phản ứng với chất B, ta kết luận chất C làm thụ động hoá chất A. Nếu chất A có phản ứng với chất B, ta kết luận chất C không làm thụ động hoá chất A. 2. Sắt bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội không phải là do tạo thành lớp oxit bền. Rất mong được trao đổi cùng thầy ạ.
Tôi thích cách đặt vấn đề của bạn. Rất rõ ràng. Trả lời chung: tôi không bao giờ tự cho điều mình biết là "chuẩn" cả. Khoa học luôn phát triển. Điều cho là chuẩn hôm nay, sau này có thể trở thành không chuẩn. Tỉ như quy tắc octet đã phải điều chỉnh và đến thuyết MO thì khỏi cần quan tâm nữa, chẳng hạn. 1. Trong ví dụ của bạn, C _đã_ thụ động hóa A mà không cần đem A đi đâu cả, vì sự thụ động hóa này là có điều kiện: A bị thụ động hóa trong C, chứ không phải trong B, D, E... Khi thay đổi điều kiện, thì mọi chuyện phải xét lại dựa trên cấu tạo chất. Mặt khác, về từ, theo tôi, "bị thụ động" (passivated) bạn viết ở trên, có nghĩa "bị chuyển thành thụ động", cũng là "bị thụ động hóa". Song điều này dành cho các nhà ngôn ngữ học quyết định, tôi không bàn luận gì thêm. Đó là suy nghĩ của tôi, một hiện tượng hay phản ứng đều diễn ra trong một điều kiên nhất định. Thay đổi điều kiện, nhất thiết phải khảo sát lại mà thôi. Tất nhiên bạn có suy nghĩ khác của riêng bạn, cũng là điều bình thường. 2. Phần này thì bạn lại không nêu rõ nếu không phải oxide thì theo bạn phải là gì? Có những nghiên cứu chi tiết sau: a) Với sulfuric acid đậm đặc, nguội 5M: *_Sắt (Fe)_* bị phủ bởi lớp oxide, nếu 10M hoặc 18M: vẫn là lớp oxide nhưng phía dưới lớp oxide có thêm màng sulfide. _(nguồn: doi.org/10.1016/0013-4686(93)85004-I )_ b) Với sulfuric acid đậm đặc, nguội 68%-78%: *_Thép (Fe+C, Ni, Cr)_* bị phủ bởi lớp FeSO₄· nH₂O, Fe₂(SO₄)₃·nH₂O, NiSO₄·nH₂O, với số phân tử nước n = 1→11. Cần lưu ý đây là hợp kim của Fe, gọi là thép không gỉ (stainless steel). Cũng lưu ý là cặp Fe//C trong dung dịch điện li sẽ hoạt động như một pin, nên phản ứng trong trường hợp này là phản ứng điện hóa học, chứ không phải là phản ứng oxi hóa khử thông thường. _(nguồn: doi.org/10.1016/j.corsci.2005.02.019 )_ b) Với nitric acid đậm đặc, nguội: *_Sắt (Fe)_* bị phủ bởi lớp oxide Fe₃O₄/γ-Fe₂O₃ hoặc lớp kép α-Fe₂O₃. Vấn đề là có cần thiết phải nêu chi tiết đến như thế trong bài giảng cho học sinh lớp 11 hay không? Tôi cũng không bàn luận gì thêm. Chúc luôn vui với Hóa.
Các thầy cô không cho học sinh VN lớn lên. Ở THCS các thầy cô hay nói "với các em thì chỉ cần biết như thế thôi", lên THPT học sinh lại được nghe điệp khúc ấy. Rất cảm ơn thầy đã hồi đáp!
@@HocHoaTT thầy ơi tại sao lớp oxide đó lại bền và không phản ứng với oxide vậy ạ. Em có tìm hiểu trên mạng nhưng không tìm được ạ, em xin cảm ơn thầy ạ.
Tại sao ư? Nếu là người học: không cần đi quá sâu vào chuyện này. Hóa học còn rất nhiều điều thú vị và rắc rối hơn cho bạn. Nếu là người dạy: bạn đọc thêm ở đây,: tinyurl.com/Fe-thu-dong Chúc luôn vui với Hóa.
có mệnh đề sau "HNO3 đậm đặc có nồng độ dung dịch tăng khi tiếp xúc với không khí" em hiểu là sai. vì HNO3 dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với không khí, phân hủy thành khí, thoát ra ngoài một phần, làm nồng độ giảm. Theo ý kiến của thầy e hiểu như thế đã ổn chưa ạ? e cảm ơn
Đã có sẵn lời giải rồi. Bạn băn khoăn gì nữa?
Chúc luôn vui với Hóa.
@ dạ e cảm ơn thầy.
Dạ Thầy ơi! Xin Thầy chỉ dạy giúp em! Dạ nếu như có mệnh đề thế này: ''Nước mưa có pH < 5,6 khi chảy vào ao hồ, kênh rạch cũng là nguồn nguyên nhân chính gây ra hiện tượng phú dưỡng'' Vậy mệnh đề này có đúng không ạ Thầy?
Không đúng. Cứ theo nội dung của hiện tượng phú dưỡng là thấy ngay.
Chúc luôn vui với Hóa.
@@HocHoaTT dạ em cảm ơn Thầy ạ
Thầy ơi, em có một câu hỏi ạ: tại sao khi em được học thì sản phẩm khí thoát ra khi cho hno3 loãng phản ứng với kim loại đứng sau hiđro lại là NO, em không hiểu là vì sao ạ. Em cảm ơn thầy.
Đâu có gì lạ chứ, bình thường mà. Khi có thời gian, có thể tôi sẽ viết một bài rõ hơn.
Chúc luôn vui với Hóa.
Có video mới chưa thầy ơi
Đừng vội quá, vẫn còn chưa hết hè, phải không?
@@HocHoaTT e thấy e chơi đủ rồi, giờ là lúc bắt đầu
Vậy bạn chờ thêm ít nữa, tôi làm video chậm lắm!
@@HocHoaTT dạ thầy
3:50 thầy ơi tại sao H liên kết với những nguyên tử N và O có độ âm điện mạnh thì liên kết lại kém bền ạ
Bạn xem lại các bài giảng về liên kết hóa học sẽ rõ hơn.
Chúc luôn vui với Hóa.
Thầy ơi phản ứng kim loại với HNO3 tạo ra 4 sản phẩm khử (NO; NO2; N2O; N2) giả sử đề cho tỉ lệ mol NO và N2O bằng nhau sao quy đổi 4 chất về 2 chất N2 và NO2 lại giải đúng ạ thầy, mà không thể quy đổi về chọn ra 2 trong 4 chất bất kì đó ạ
Bạn viết lại câu hỏi cho rõ ý của bạn muốn hỏi là gì. Tốt nhất là cho biết nguồn gốc của bài bạn hỏi.
@@HocHoaTT Thầy ơi, đây ạ mong thầy chỉ giúp em, em khó hiểu cái quy đổi quá ạ. Vì em nghĩ như này dữ kiện chưa đủ để giải thì em bỏ bớt chất thì em có thể chọn ra 2 trong 4 chất của sản phẩm khử để giải thì có được không ạ thầy
Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn và Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y (không có muối amoni) và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2, NO, N2O và NO2 (trong đó tỉ lệ thể tích của N2O và NO2 là 2:1) có tỉ khối đối với heli bằng 8,9. Số mol HNO3 phản ứng là
Bài toán trên mạng, có lời giải trên mạng, bạn không cần hỏi thêm, và cũng không nên sửa lại đề bài khi hỏi "(trong đó tỉ lệ thể tích của N2O và NO2 là 2:1)". Trong bản gốc, tác giả cho N₂ = NO₂ nhằm mục đích với tỉ lệ 1:1 ⇒ N₂•NO₂ ⇔ N₃O₂ ⇔ N₂O•NO mới có thể giải. Tỉ lệ bạn tự sửa lại không dẫn đến kết quả gì.
Thầy chỉ em câu này với ạ, em không biết chất nào dư hết để tính ạ. Hòa tan hoàn toàn m gam Cu trong dung dịch hỗn hợp gồm a mol HNO3 và b mol H2SO4 loãng thu được khí NO ( sp khử duy nhất) và dung dịch chứa 2.5m g muối. Tỉ lệ a: b là
Bạn ghi đề bài không đủ nên khó mà lập luận được. Thật ra đề bài ghi là "dung dịch *_chỉ_* chứa 2,5m g muối" chứ?
Như vậy, mọi chuyện đơn giản rồi nhé. Cu hòa tan *_hoàn toàn_* và sau thí nghiệm, dung dịch *_chỉ_* chứa 2,5m g muối, nghĩa là Cu, H₂SO₄, HNO₃ đều phản ứng hết. Phần còn lại rất đơn giản.
Chúc luôn vui với Hóa!
Thầy ơi! Đề bài là cho phản ứng rồi viết các sản phẩm tạo ra. Thầy chỉ em đối với HNO3 thì những kim loại như nào cho ra sản phẩm khử là NO hoặc sản phẩm khử là NO2 ạ thầy. Bài thi giữa kì của em thì cho Al+ HNO3--->, có thế những kim loại khác tác dụng với HNO3 nhưng em chưa rõ sản phẩm khử ạ, cả trong ôn HSG KHTN bằng tiếng anh cũng có câu như vậy, em chưa rõ thầy chỉ giúp em với ạ!
Bạn xem nội dung trình bày ở đây: tinyurl.com/spkhu-cua-HNO3
Chúc luôn vui với Hoá.
@@HocHoaTT Thầy ơi, em ấn vào link thì có yêu cầu quyền truy cập ạ
Bạn đã được cấp quyền truy cập rồi.
Chúc luôn vui với Hoá.
Có 2 vấn đề theo em là chưa chuẩn.
1. "thụ động" và "thụ động hoá" là khác nhau. Ví dụ: Chất A tác dụng được với chất B. Khi cho A tác dụng với chất C, ta thấy A có phản ứng với C nhưng ngừng lại ngay sau đó. Lúc này mới chỉ được kết luận chất C làm thụ động chất A. Để biết chất C có làm thụ động hoá chất A hay không thì ta lấy chất A (sau khi đã phản ứng với chất C) tác dụng với chất B. Nếu chất A không phản ứng với chất B, ta kết luận chất C làm thụ động hoá chất A. Nếu chất A có phản ứng với chất B, ta kết luận chất C không làm thụ động hoá chất A.
2. Sắt bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội không phải là do tạo thành lớp oxit bền.
Rất mong được trao đổi cùng thầy ạ.
Tôi thích cách đặt vấn đề của bạn. Rất rõ ràng.
Trả lời chung: tôi không bao giờ tự cho điều mình biết là "chuẩn" cả. Khoa học luôn phát triển. Điều cho là chuẩn hôm nay, sau này có thể trở thành không chuẩn. Tỉ như quy tắc octet đã phải điều chỉnh và đến thuyết MO thì khỏi cần quan tâm nữa, chẳng hạn.
1. Trong ví dụ của bạn, C _đã_ thụ động hóa A mà không cần đem A đi đâu cả, vì sự thụ động hóa này là có điều kiện: A bị thụ động hóa trong C, chứ không phải trong B, D, E... Khi thay đổi điều kiện, thì mọi chuyện phải xét lại dựa trên cấu tạo chất. Mặt khác, về từ, theo tôi, "bị thụ động" (passivated) bạn viết ở trên, có nghĩa "bị chuyển thành thụ động", cũng là "bị thụ động hóa". Song điều này dành cho các nhà ngôn ngữ học quyết định, tôi không bàn luận gì thêm.
Đó là suy nghĩ của tôi, một hiện tượng hay phản ứng đều diễn ra trong một điều kiên nhất định. Thay đổi điều kiện, nhất thiết phải khảo sát lại mà thôi. Tất nhiên bạn có suy nghĩ khác của riêng bạn, cũng là điều bình thường.
2. Phần này thì bạn lại không nêu rõ nếu không phải oxide thì theo bạn phải là gì? Có những nghiên cứu chi tiết sau:
a) Với sulfuric acid đậm đặc, nguội 5M: *_Sắt (Fe)_* bị phủ bởi lớp oxide, nếu 10M hoặc 18M: vẫn là lớp oxide nhưng phía dưới lớp oxide có thêm màng sulfide.
_(nguồn: doi.org/10.1016/0013-4686(93)85004-I )_
b) Với sulfuric acid đậm đặc, nguội 68%-78%: *_Thép (Fe+C, Ni, Cr)_* bị phủ bởi lớp FeSO₄· nH₂O, Fe₂(SO₄)₃·nH₂O, NiSO₄·nH₂O, với số phân tử nước n = 1→11. Cần lưu ý đây là hợp kim của Fe, gọi là thép không gỉ (stainless steel). Cũng lưu ý là cặp Fe//C trong dung dịch điện li sẽ hoạt động như một pin, nên phản ứng trong trường hợp này là phản ứng điện hóa học, chứ không phải là phản ứng oxi hóa khử thông thường.
_(nguồn: doi.org/10.1016/j.corsci.2005.02.019 )_
b) Với nitric acid đậm đặc, nguội: *_Sắt (Fe)_* bị phủ bởi lớp oxide Fe₃O₄/γ-Fe₂O₃ hoặc lớp kép α-Fe₂O₃.
Vấn đề là có cần thiết phải nêu chi tiết đến như thế trong bài giảng cho học sinh lớp 11 hay không? Tôi cũng không bàn luận gì thêm.
Chúc luôn vui với Hóa.
Các thầy cô không cho học sinh VN lớn lên. Ở THCS các thầy cô hay nói "với các em thì chỉ cần biết như thế thôi", lên THPT học sinh lại được nghe điệp khúc ấy.
Rất cảm ơn thầy đã hồi đáp!
@@HocHoaTT thầy ơi tại sao lớp oxide đó lại bền và không phản ứng với oxide vậy ạ. Em có tìm hiểu trên mạng nhưng không tìm được ạ, em xin cảm ơn thầy ạ.
@@HocHoaTT thầy ơi, cho em hỏi tại sao lớp màng oxide đó lại bền không phản ứng với acid vậy thầy?
Tại sao ư? Nếu là người học: không cần đi quá sâu vào chuyện này. Hóa học còn rất nhiều điều thú vị và rắc rối hơn cho bạn. Nếu là người dạy: bạn đọc thêm ở đây,: tinyurl.com/Fe-thu-dong
Chúc luôn vui với Hóa.