Đơn giản là độ bất bão hoà được dùng rất nhiều do dịch từ nguyên gốc tiếng Anh. Sau này từ nguyên gốc đó đã được thay thế vì chưa chính xác, song ta thì cứ thế mà dùng, tưởng rằng đúng. Tại sao sai? Trong cách tính độ bất bão hoà lại nảy sinh các chất bão hoà trong đó. Song, bạn không cần thay đổi nếu bạn nghi ngại vì thuật ngữ sai còn nhiều lắm, và sức ỳ trong thuật ngữ khoa học cũng lớn lăm! Không liên quan đến độ bất bão hoà nhưng liên quan đến từ bất đối xứng cũng dùng sai tràn lan, ví dụ carbon bất đối xứng chẳng hạn, tôi có viết trên blog, bạn đọc cho biết. chemjoy-tt.blogspot.com/2024/11/phi-bat-khong-trong-hoa-hoc-nguoc-lai.html Chúc luôn vui với Hóa.
Cảm ơn thầy vì những video chất lượng này ạ! Em thấy thầy nên làm nhiều video như thế này hơn. Trong các video của thầy, một điều em rất thích là việc thầy chỉ ra những lỗi sai của chương trình cũ, những kiến thức có phần sai lệch trong sách giáo khoa ạ.
Em cũng chúc thầy 20/11 thật sức khoẻ, bình an và hạnh phúc. Em không chúc thậy nhiệt huyết tận tâm với nghề, vì thầy đã đã đang rất tâm huyết với nghề. Em rất ngưỡng mộ và nể phục thầy về kiến thức tài năng và rất có tâm.
Do không biết bạn hỏi ở trình độ lớp nào, nên cách trình bày ở đây là cho lớp thấp nhất: bạn có thể chọn ethanal CH₃CHO → CH₃COOH → (CH₃COO)₂Ca → CH₃COCH₃, sau đó aldol hóa (hay ngưng tụ aldol), rồi dehydat hóa, hydrogen hóa, lại dehydat hóa, và cuối cùng hydrat hóa. Tất nhiên còn nhiều cách khác, song như đã nêu, tùy thuộc trình độ của người học. Nhân tiện, đây không phải là nơi thích hợp để hỏi và trả lời những câu hỏi như thế này, do không thể trình bày phản ứng với các chất hữu cơ, sản phẩm chính/phụ, tương tác lập thể,... Chúc luôn vui với Hóa!
Đúng hay sai rất dễ thấy. Bạn chỉ cần tự hỏi mỗi chất thuộc dãy đồng đằng nào, hoặc công thứng chung dãy đồng đẳng của mỗi chất giống hay khác nhau, thế thôi. Chúc luôn vui với Hóa.
Thầy ơi, thầy chỉ em chỗ cách viết khung phân tử ạ, nghĩa là C liên kết 3 C thì kẻ 1 đường thẳng, còn C liên kết đôi C là lai hóa sp2 nên vẽ dạng góc 120 độ như vậy ạ thầy
Bạn xem lại phần đã trình bày ở đây: tinyurl.com/carbon-lai-hoa Theo đó, nếu toàn liên kết đơn, ta có Csp³, vẽ gấp khúc, nếu có 1 liên kết π hay là có 1 liên kết đôi (>C=), vẽ góc 120⁰, còn nếu có 2 liên kết π, nghĩa là =C= hoặc -C≡ , vẽ thẳng hàng. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy. Chúc luôn vui với Hoá!
Cảm ơn lời chúc của bạn. Thế này nhé: cả hai đều thuộc dãy đồng đẳng alkadiene, đúng không? Vậy chúng là _hai chất đồng phân thuộc cùng dãy đồng đẳng alkadiene._ Có thể bạn đang phân vân là theo định nghĩa thi các chất đồng đẳng phải khác nhau các nhóm methylene CH₂? Đúng là như vậy, nhưng cũng cần nhìn một cách tổng quát như trên đã nêu. Hãy share câu hỏi của bạn với các bạn khác vì có thể các bạn ấy có cùng thắc mắc như bạn. Chúc luôn vui với Hoá!
Không có câu trả lời vì không tìm hiểu về lĩnh vực này. Như đã nói lần trước, rất khó cho một học sinh lớp 10 tự học để thi HSG. Nếu bạn vẫn muốn tự học thì chỉ có thể nếu bạn giỏi Anh ngữ. Các tài liệu học, bài tập, và đề thi chính thức của các nước dùng tiếng Anh có rất nhiều và với độ tin cậy khá cao. Vì thi HSG trong nước giờ đây cũng là để chuẩn bị cho thi Olympic Hóa Học Quốc Tế (IChO) nên nội dung buộc phải giống nhau, không tùy tiện như chương trình Hóa học phổ thông. Chúc luôn vui với Hóa!
Em chào thầy ạ! Thầy ơi! Một số đề em thấy hơi khó hiêu: Đốt cháy, hóa hơi,.... chất hữu cơ (A) chả hạn. Đối với đốt cháy chất hữu cơ có chứa (CxHyOzNt....(halogen)...) thì sản phẩm cháy luôn là CO2 và H2O +) Nếu có nguyên tố N thì sản phẩm cháy có thêm N2 +) Nếu là nguyên tố nhóm halogen, dẫn xuất của hydrocacbon sản phẩm là: halogen dạng đơn chất ạ thầy (VD: Cl2; Br2; ..) ạ thầy! +) Còn nếu có chứa tất cả các nguyên tố (C; H; O; N; halogen => sản phẩm tạo CO2, H2O, N2, Cl2; Br2;....) ạ thầy * Thầy ơi! Còn đối với hóa hơi là như nào ạ thầy, chất hữu có có thể là chất rắn, lỏng, khí ạ thầy vậy nên mới có hóa hơi. Còn 1 số kiểu đề hỏi như nào mà thầy thấy dễ mắc sai đối với em thầy nêu cho em với ạ! Em cảm ơn thầy trước ạ!
Tôi nghĩ thế này: (1) Những đề bài kiểu như thế là kiểu toán luyện thi cổ điển, rất xưa, dựa trên các phản ứng hoặc tưởng tượng, hoặc chế biến sai lệch từ các phương pháo định lượng nguyên tố có từ thế kỷ 18, 19. Nếu bạn thích giải thì đề cho sao làm vậy, đừng thắc mắc gì. Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, người ta dùng máy phân tích nguyên tố (Elemental Analyzer): cho mẫu vào máy và nhận ngay kết quả % mỗi nguyên tố, hoặc đến luôn công thức đơn giản nhất. Các bài tập của chương trình mới hình như đang theo hướng này, theo tôi là rất hợp lý. Các vị có trách nhiệm hãy từ bỏ những bài toán "đốt cháy chất hữu cơ thu được..." rất thịnh hành ...ngày xưa! (2) Hóa hơi là để có tỉ khối hơi so với một chất đã biết (có thể là hydrogen, không khí, helium, ...) từ đó tìm được phân tử khối của một chất. Đây cũng là điều thường gặp trong những bài toán "ngày xưa" ấy mà vẫn còn được lưu truyền hiện nay, hoặc do "hoài cổ", hoặc do có sẵn từ trước, ngại soạn bài mới chăng? Cũng từ thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, người ta đã dùng phổ khối lượng để xác định phân tử khối rồi. Các bài toán trong chương trình hiện nay hình như cũng đang đi theo hướng này. Tóm lại, nếu bạn thích giải các bài toán "xưa" thì cũng tốt thôi, vì có thể nó vẫn được các người có trách nhiệm ra đề thi yêu thích thì sao? (bất chấp những nội dung khá buồn cười về mặt hóa phân tích). Đề cho sao, làm vậy, không có lời khuyên nào, vì quá trình phân tích chỉ do tác giả của bài toán ấy định đoạt. Chúc luôn vui với Hóa. _[Do thời gian eo hẹp mà số câu hỏi về hóa học ngày càng nhiều, nên sẽ ưu tiên trả lời cho các bạn đã đăng ký (các subscribers) trước, các bạn khác chịu khó chờ chút ít vậy]_
@@HocHoaTT Vâng ạ thầy, em thấy nhiều câu hỏi được đưa ra thầy ạ, kênh thầy sắp trội và được biết tới nhiều rồi ạ, thầy mở lớp dạy nữa thì tốt biết mấy!
Video đó vừa được cất đi để chuẩn bị thay thế bằng video mới, phù hợp với chương trình hiện nay. Tạm thời, bạn xem trước 2 video về viết đồng phân của alkane và dẫn xuất halogen trong khi chờ video mới. Chúc luôn vui với Hoá.
Dạ thầy ơi cho e hỏi cách tính số vòng và số liên kết pi thì thường gọi là độ bất bão hòa-nhưng khái niệm này k chính xác... Thầy có thể giải thích thêm giúp bọn e không ạ?
Thưa thầy, cho em xin hỏi alcohol bậc 1 bậc 2 và bậc 3 được xem là đồng đẳng không vd: ethanol và propan-2-ol, vì trong bài giảng của thầy, thầy lấy vd alcohol bậc 1, mong thầy trả lời.
Chúng đều thuộc dãy đồng đẳng alkanol (alcohol đơn chức no, mạch hở). Ví dụ nêu trong bài giảng là cho học sinh lớp 11, coi như chưa biết gì về alcohol các bậc, nên chỉ đơn giản vậy thôi. Trong bài alkane sắp tới, tôi sẽ thử trình bày ở một mức độ hơi cao một chút để xem các bạn phản ứng như thế nào. Nếu không thuận lợi thì sẽ giảm về mức độ "sàn" vậy! Chúc luôn vui với Hóa.
Sẽ giải thích chi tiết hơn trong bài giảng về viết công thức cấu tạo các đồng phân. Giải thích ở đây không thích hợp vì không viết công thức cấu tạo minh họa được. Chúc luôn vui với Hóa!
Chương trình "này" ý bạn là chương trình nào? Nếu là chương trình hiện hành, gọi là chương trình GDPT 2018 thì rất thiếu, và những nội dung được trình bày nói chung là qua loa, thấp hơn chương trình cho học sinh chuyên Hóa nhiều. Muốn thi HSG thì tốt nhất là bạn nên thi vào lớp chuyên hoặc trường chuyên để được học những nội dung cần thiết và đúng hướng hơn. Chúc luôn vui với Hóa!
Hiện chưa có ý định làm video này, phần vì có nhiều phần khác quan trọng hơn cần thực hiện, phần khác thì do thời gian quá eo hẹp mà tôi làm video lại rất chậm. Để xem có thể sắp xếp công việc được không. Hiện không chắc sẽ làm được... Chúc luôn vui với Hóa!
Dạ em chào Thầy, dạ Thầy ơi! Em có một số vấn đề thắc mắc, nếu có thể và không phiền Thầy, xin nhờ Thầy cho em ý kiến để em sáng tỏ vấn đề đồng đẳng: Ethanol với propan - 2 - ol có phải là đồng đẳng không? Quan điểm 1: Đồng đẳng Quan điểm 2: Dựa vào khái niệm đồng đẳng thì ethanol bậc I, còn propan - 2 - ol bậc II nên không thể gọi là đồng đẳng. Dạ em cảm ơn Thầy ạ!
Bạn cứ xét theo định nghĩa trong sách giáo khoa chứ đừng theo ý nghĩ chủ quan. Ethanol và propan-2-ol (không viết với khoảng trống: propan - 2 - ol) là hai chất có tính chất hóa học tương tự (do cùng có một nhóm chức OH), có thành phần phân tử hơm kém nhau một nhóm methylene CH₂ (CH₃-CHOH-H và CH₃-CHOH-CH₂-H), vậy chúng là hai chất đồng đẳng. Thế thôi. Chúc luôn vui với Hóa.
hay qua thay oi
Vui vì giúp được bạn. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
Thầy dạy dễ hiểu quá, chúc Thầy luôn mạnh khỏe.
Vui vì giúp được bạn. Chúc luôn vui với Hóa!
26:33 tại sao không được gọi là độ bất bão hoà vậy thầy ạ?
Đơn giản là độ bất bão hoà được dùng rất nhiều do dịch từ nguyên gốc tiếng Anh. Sau này từ nguyên gốc đó đã được thay thế vì chưa chính xác, song ta thì cứ thế mà dùng, tưởng rằng đúng. Tại sao sai? Trong cách tính độ bất bão hoà lại nảy sinh các chất bão hoà trong đó. Song, bạn không cần thay đổi nếu bạn nghi ngại vì thuật ngữ sai còn nhiều lắm, và sức ỳ trong thuật ngữ khoa học cũng lớn lăm! Không liên quan đến độ bất bão hoà nhưng liên quan đến từ bất đối xứng cũng dùng sai tràn lan, ví dụ carbon bất đối xứng chẳng hạn, tôi có viết trên blog, bạn đọc cho biết.
chemjoy-tt.blogspot.com/2024/11/phi-bat-khong-trong-hoa-hoc-nguoc-lai.html
Chúc luôn vui với Hóa.
@@HocHoaTT dạ em cảm ơn thầy
bài giảng quá hay. cảm ơn thầy
mong thầy có nhiều sức khỏe để ra nhiều video hay về hóa học phổ thông mới.
Vui vì giúp được chút gì.
Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
Rất cảm ơn thầy, trân trọng
Vui vì bạn thấy có ích.
Chúc luôn vui với Hoá!
Cảm ơn thầy vì bài giảng, chúc thầy nhiều sức khỏe.
Vui vì giúp được chút gì.
Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
E mong chờ video của Thầy từng ngày. E cám ơn Thầy.
Vui vì bạn thấy có ích.
Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
dạ e share cho cả tổ hóa trường em rồi ạ. Mọi người ngưỡng mộ Thầy lắm và khen Thầy giảng thật dễ hiểu và chi tiết.@@HocHoaTT
Cám ơn bạn và các bạn trong trường.
Chúc luôn vui với Hóa!
Em cảm ơn Thầy nhiều ạ/
Vui vì giúp được bạn. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
Giờ mới biết đến trang của thầy, cảm ơn thầy thật nhiều vì những video bài giảng chất lượng e được xem!
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
cảm ơn thầy vì những bài giảng rất bổ ích !! bài giảng rất dễ hiểu , mong thầy tiếp tục truyền lửa cho các thế hệ học trò ạ !
Vui vì bạn thấy có ích.
Chúc luôn vui với Hóa.
Cảm ơn thầy giáo có bài giảng rất ý nghĩa! GV năm nay mới làm quen với phổ nên rất bỡ ngỡ. Thầy giáo giảng rất chi tiết.
Vui vì giúp ích ít nhiều. Chúc luôn vui với Hóa!
Cảm ơn thầy vì những video chất lượng này ạ! Em thấy thầy nên làm nhiều video như thế này hơn. Trong các video của thầy, một điều em rất thích là việc thầy chỉ ra những lỗi sai của chương trình cũ, những kiến thức có phần sai lệch trong sách giáo khoa ạ.
Vui vì bạn thấy có ích, và càng vui hơn với những góp ý của bạn. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
❤❤❤ Em cảm ơn Thầy nhiều ạ!🎉🎉🎉
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
1 tháng 4 video, tất cả đều chất lượng ❤
Vui vì bạn thấy có ích.
Chúc luôn vui với Hoá!
Chúc thầy 20-11 luôn vui và mạnh khỏe, mong thầy ra nhiều video giúp các gv học tập tiếp cận những kiến thức mới ạ.
Cảm ơn với lời chúc rất hiếm khi gặp. Chúc luôn vui với Hóa!
Em cũng chúc thầy 20/11 thật sức khoẻ, bình an và hạnh phúc. Em không chúc thậy nhiệt huyết tận tâm với nghề, vì thầy đã đã đang rất tâm huyết với nghề. Em rất ngưỡng mộ và nể phục thầy về kiến thức tài năng và rất có tâm.
Một lần nữa, cảm ơn với những lời tốt đẹp. Chúc luôn vui với Hóa!
giúp em tổng hợp 2-metylbut-2-en từ chất hữu cơ có số C
Do không biết bạn hỏi ở trình độ lớp nào, nên cách trình bày ở đây là cho lớp thấp nhất: bạn có thể chọn ethanal CH₃CHO → CH₃COOH → (CH₃COO)₂Ca → CH₃COCH₃, sau đó aldol hóa (hay ngưng tụ aldol), rồi dehydat hóa, hydrogen hóa, lại dehydat hóa, và cuối cùng hydrat hóa.
Tất nhiên còn nhiều cách khác, song như đã nêu, tùy thuộc trình độ của người học.
Nhân tiện, đây không phải là nơi thích hợp để hỏi và trả lời những câu hỏi như thế này, do không thể trình bày phản ứng với các chất hữu cơ, sản phẩm chính/phụ, tương tác lập thể,...
Chúc luôn vui với Hóa!
Các chất hữu cơ CH3CH(OH)CH3, C2H5OH là đồng đẳng của nhau .
Thầy cho em hỏi mệnh đề này là sai phải không ạ
Em cám ơn thầy
Đúng hay sai rất dễ thấy. Bạn chỉ cần tự hỏi mỗi chất thuộc dãy đồng đằng nào, hoặc công thứng chung dãy đồng đẳng của mỗi chất giống hay khác nhau, thế thôi.
Chúc luôn vui với Hóa.
Thầy ơi, thầy chỉ em chỗ cách viết khung phân tử ạ, nghĩa là C liên kết 3 C thì kẻ 1 đường thẳng, còn C liên kết đôi C là lai hóa sp2 nên vẽ dạng góc 120 độ như vậy ạ thầy
Bạn xem lại phần đã trình bày ở đây: tinyurl.com/carbon-lai-hoa
Theo đó, nếu toàn liên kết đơn, ta có Csp³, vẽ gấp khúc, nếu có 1 liên kết π hay là có 1 liên kết đôi (>C=), vẽ góc 120⁰, còn nếu có 2 liên kết π, nghĩa là =C= hoặc -C≡ , vẽ thẳng hàng.
Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy.
Chúc luôn vui với Hoá!
@@HocHoaTT Thầy đúng là thầy giáo giỏi, thầy giáo vĩ đại, thực sự em rất thích học thầy!
Bạn đừng nói thế. Người khác đọc có thể nghĩ khác đi.
Chúc luôn vui với Hóa!
Em thưa thầy, thầy cho em hỏi nguồn mô hình phân tử động ở phút 3.31 với ạ. Em cảm ơn thầy ạ!
Bạn đọc ở đây: bit.ly/3m4oxYy
Chúc luôn vui với Hoá.
@@HocHoaTT, dạ. Em cảm ơn thầy ạ!
Thầy ơi cho em hỏi: Pent-1,3-diene và 2-methylbut-1,3-diene có phải là đồng đẳng hay không? Em cảm ơn thầy và chúc thầy nhiều sức khỏe.
Cảm ơn lời chúc của bạn.
Thế này nhé: cả hai đều thuộc dãy đồng đẳng alkadiene, đúng không? Vậy chúng là _hai chất đồng phân thuộc cùng dãy đồng đẳng alkadiene._ Có thể bạn đang phân vân là theo định nghĩa thi các chất đồng đẳng phải khác nhau các nhóm methylene CH₂? Đúng là như vậy, nhưng cũng cần nhìn một cách tổng quát như trên đã nêu.
Hãy share câu hỏi của bạn với các bạn khác vì có thể các bạn ấy có cùng thắc mắc như bạn.
Chúc luôn vui với Hoá!
Thầy ơi thế có những bộ sách nào về hoa 10 hay cho hsg ko ạ gioi thieu em voi
Không có câu trả lời vì không tìm hiểu về lĩnh vực này. Như đã nói lần trước, rất khó cho một học sinh lớp 10 tự học để thi HSG. Nếu bạn vẫn muốn tự học thì chỉ có thể nếu bạn giỏi Anh ngữ. Các tài liệu học, bài tập, và đề thi chính thức của các nước dùng tiếng Anh có rất nhiều và với độ tin cậy khá cao. Vì thi HSG trong nước giờ đây cũng là để chuẩn bị cho thi Olympic Hóa Học Quốc Tế (IChO) nên nội dung buộc phải giống nhau, không tùy tiện như chương trình Hóa học phổ thông.
Chúc luôn vui với Hóa!
Em chào thầy ạ!
Thầy ơi! Một số đề em thấy hơi khó hiêu: Đốt cháy, hóa hơi,.... chất hữu cơ (A) chả hạn. Đối với đốt cháy chất hữu cơ có chứa (CxHyOzNt....(halogen)...) thì sản phẩm cháy luôn là CO2 và H2O
+) Nếu có nguyên tố N thì sản phẩm cháy có thêm N2
+) Nếu là nguyên tố nhóm halogen, dẫn xuất của hydrocacbon sản phẩm là: halogen dạng đơn chất ạ thầy (VD: Cl2; Br2; ..) ạ thầy!
+) Còn nếu có chứa tất cả các nguyên tố (C; H; O; N; halogen => sản phẩm tạo CO2, H2O, N2, Cl2; Br2;....) ạ thầy
* Thầy ơi! Còn đối với hóa hơi là như nào ạ thầy, chất hữu có có thể là chất rắn, lỏng, khí ạ thầy vậy nên mới có hóa hơi. Còn 1 số kiểu đề hỏi như nào mà thầy thấy dễ mắc sai đối với em thầy nêu cho em với ạ!
Em cảm ơn thầy trước ạ!
Tôi nghĩ thế này:
(1) Những đề bài kiểu như thế là kiểu toán luyện thi cổ điển, rất xưa, dựa trên các phản ứng hoặc tưởng tượng, hoặc chế biến sai lệch từ các phương pháo định lượng nguyên tố có từ thế kỷ 18, 19. Nếu bạn thích giải thì đề cho sao làm vậy, đừng thắc mắc gì. Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, người ta dùng máy phân tích nguyên tố (Elemental Analyzer): cho mẫu vào máy và nhận ngay kết quả % mỗi nguyên tố, hoặc đến luôn công thức đơn giản nhất. Các bài tập của chương trình mới hình như đang theo hướng này, theo tôi là rất hợp lý. Các vị có trách nhiệm hãy từ bỏ những bài toán "đốt cháy chất hữu cơ thu được..." rất thịnh hành ...ngày xưa!
(2) Hóa hơi là để có tỉ khối hơi so với một chất đã biết (có thể là hydrogen, không khí, helium, ...) từ đó tìm được phân tử khối của một chất. Đây cũng là điều thường gặp trong những bài toán "ngày xưa" ấy mà vẫn còn được lưu truyền hiện nay, hoặc do "hoài cổ", hoặc do có sẵn từ trước, ngại soạn bài mới chăng? Cũng từ thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, người ta đã dùng phổ khối lượng để xác định phân tử khối rồi. Các bài toán trong chương trình hiện nay hình như cũng đang đi theo hướng này.
Tóm lại, nếu bạn thích giải các bài toán "xưa" thì cũng tốt thôi, vì có thể nó vẫn được các người có trách nhiệm ra đề thi yêu thích thì sao? (bất chấp những nội dung khá buồn cười về mặt hóa phân tích). Đề cho sao, làm vậy, không có lời khuyên nào, vì quá trình phân tích chỉ do tác giả của bài toán ấy định đoạt.
Chúc luôn vui với Hóa.
_[Do thời gian eo hẹp mà số câu hỏi về hóa học ngày càng nhiều, nên sẽ ưu tiên trả lời cho các bạn đã đăng ký (các subscribers) trước, các bạn khác chịu khó chờ chút ít vậy]_
@@HocHoaTT Vâng ạ thầy, em thấy nhiều câu hỏi được đưa ra thầy ạ, kênh thầy sắp trội và được biết tới nhiều rồi ạ, thầy mở lớp dạy nữa thì tốt biết mấy!
Dạ thầy ơi, thầy bảo có thể xem lại video đồng phân đã có trên kênh mà em tìm không thấy ạ. Mong thầy có thể chỉ em video đó ở đâu ạ. Em cảm ơn thầy ạ
Video đó vừa được cất đi để chuẩn bị thay thế bằng video mới, phù hợp với chương trình hiện nay. Tạm thời, bạn xem trước 2 video về viết đồng phân của alkane và dẫn xuất halogen trong khi chờ video mới.
Chúc luôn vui với Hoá.
Dạ em cảm ơn thầy ạ
Dạ thầy ơi cho e hỏi cách tính số vòng và số liên kết pi thì thường gọi là độ bất bão hòa-nhưng khái niệm này k chính xác... Thầy có thể giải thích thêm giúp bọn e không ạ?
Sẽ giải thích và có ví dụ minh họa trong video về viết đồng phân sắp tới.
Chúc luôn vui với Hóa!
@@HocHoaTT dạ rất cảm ơn thầy nhiều ạ
Thưa thầy, cho em xin hỏi alcohol bậc 1 bậc 2 và bậc 3 được xem là đồng đẳng không vd: ethanol và propan-2-ol, vì trong bài giảng của thầy, thầy lấy vd alcohol bậc 1, mong thầy trả lời.
Chúng đều thuộc dãy đồng đẳng alkanol (alcohol đơn chức no, mạch hở). Ví dụ nêu trong bài giảng là cho học sinh lớp 11, coi như chưa biết gì về alcohol các bậc, nên chỉ đơn giản vậy thôi.
Trong bài alkane sắp tới, tôi sẽ thử trình bày ở một mức độ hơi cao một chút để xem các bạn phản ứng như thế nào. Nếu không thuận lợi thì sẽ giảm về mức độ "sàn" vậy!
Chúc luôn vui với Hóa.
Em cảm ơn thầy nhiều.
Dạ Thầy ơi! Vì sao gọi độ bất bão hòa là không đúng vậy ạ Thầy?
Sẽ giải thích chi tiết hơn trong bài giảng về viết công thức cấu tạo các đồng phân. Giải thích ở đây không thích hợp vì không viết công thức cấu tạo minh họa được.
Chúc luôn vui với Hóa!
@@HocHoaTT dạ Thầy!
thầy ơi e đang lớp 10 học tại trg ở hn muốn thi hsg hóa thì cần vững trọng tâm ở những phần nào trong ct này ạ
Chương trình "này" ý bạn là chương trình nào? Nếu là chương trình hiện hành, gọi là chương trình GDPT 2018 thì rất thiếu, và những nội dung được trình bày nói chung là qua loa, thấp hơn chương trình cho học sinh chuyên Hóa nhiều. Muốn thi HSG thì tốt nhất là bạn nên thi vào lớp chuyên hoặc trường chuyên để được học những nội dung cần thiết và đúng hướng hơn.
Chúc luôn vui với Hóa!
Thầy ơi, thầy có kế hoạch làm chuyên đề phân bón chưa ạ, vì nó liên quan đến N và hợp chất của N
Hiện chưa có ý định làm video này, phần vì có nhiều phần khác quan trọng hơn cần thực hiện, phần khác thì do thời gian quá eo hẹp mà tôi làm video lại rất chậm. Để xem có thể sắp xếp công việc được không. Hiện không chắc sẽ làm được...
Chúc luôn vui với Hóa!
Dạ em chào Thầy, dạ Thầy ơi! Em có một số vấn đề thắc mắc, nếu có thể và không phiền Thầy, xin nhờ Thầy cho em ý kiến để em sáng tỏ vấn đề đồng đẳng: Ethanol với propan - 2 - ol có phải là đồng đẳng không? Quan điểm 1: Đồng đẳng Quan điểm 2: Dựa vào khái niệm đồng đẳng thì ethanol bậc I, còn propan - 2 - ol bậc II nên không thể gọi là đồng đẳng. Dạ em cảm ơn Thầy ạ!
Bạn cứ xét theo định nghĩa trong sách giáo khoa chứ đừng theo ý nghĩ chủ quan.
Ethanol và propan-2-ol (không viết với khoảng trống: propan - 2 - ol) là hai chất có tính chất hóa học tương tự (do cùng có một nhóm chức OH), có thành phần phân tử hơm kém nhau một nhóm methylene CH₂ (CH₃-CHOH-H và CH₃-CHOH-CH₂-H), vậy chúng là hai chất đồng đẳng. Thế thôi.
Chúc luôn vui với Hóa.
@@HocHoaTT dạ em cảm ơn Thầy nhiều ạ!
@@HocHoaTT Em cảm ơn Thầy rất nhiều ạ!
coment đầu
👍