Dược lý học kháng sinh (phần 1): Penicillin, Cephalosporin, Carbapenem, Sulfamid, Quinolon

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 31 дек 2024

Комментарии • 56

  • @minhvan22822
    @minhvan22822 3 года назад +7

    Ad ơi tại sao lại phối hợp 2 beta-lactam vậy ạ?

    • @medical870
      @medical870  3 года назад +15

      Có thể phối hợp β-lactam để có tác dụng hiệp đồng dựa trên cơ sở:
      + Ampicillin hiệu quả trên PBP 1, 4, 5.
      + Trong khi cephalosporin hiệu quả trên PBP 2, 3.
      + Aztreonam ái lực cao với PBP 3.
      → Kết quả của sự kết hợp là ức chế số PBP trên tổng thể lớn hơn và tăng cường tiêu diệt vi khuẩn.
      Các ví dụ trong phối hợp nhé:
      1. Mecillinam (PBP2) có thể kết hợp với Ampicillin (PBP 1, 4, 5) để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu do VK Gr (-).
      Điều này ko thường xảy ra.
      2. Ampicillin kết hợp Ceftriaxon/hoặc cefotaxime kết hợp để chống lại Enterococcus faecalis có hoặc không có HLAR, được coi là sự kết hợp được lựa chọn cho bệnh nhân viêm màng ngoài tim do E. faecalis có HLAR (dù E. faecalis kháng với cephalosporin đơn độc) - phối hợp này đạt hiệu quả tương tự ampicillin + gentamycin.
      3. Phối hợp 2 carbapenem trong điều trị nhiễm K. pneumoniae nặng sinh KPC.
      Ví dụ: ertapenem (truyền ngắn 30 phút) + meropenem (truyền kéo dài sau ertapenem) có thể dùng trong điều trị Klebsiella sinh KPC.
      Nguyên nhân là ertapenem hoạt động như 1 chất ức chế beta-lactamase, làm bất hoạt KPC. Do đó meropenem có thể hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn.
      4. Aztreonam có tác dụng hiệp đồng với cefepim/piperacillin/cepha 3. Dù nó có hiệp đồng trên in vitro, rất hiếm khi được sử dụng trên lâm sàng do hầu hết các trường hợp là ko cần thiết phối hợp hoặc một trong các thuốc bị đề kháng. Ngoài ra kinh nghiệm sử dụng aztreonam là hiếm.
      5. Meropenem + sulbactam trong điều trị Acinetobacter baumannii đa kháng thuốc.
      Ampicillin ko tác dụng trên acinetobacter, nhưng sulbactam thì có. Do sulbactam ko có dạng đơn lẻ, mà chỉ có ở dạng phối hợp với ampicilline.
      ...
      Cuối cùng, người ta cũng phối hợp 2 beta-lactam để bao phủ chủng gây bệnh:
      6. Ceftriaxon bao phủ hầu hết các chủng gây bệnh viêm màng não, ngoại trừ Listeria. Phối hợp ceftriaxon + ampicillin nhằm bao phủ Listeria.

    • @uchainguyen7311
      @uchainguyen7311 3 года назад +2

      Ad ơi, có thể cho em xin tài liệu về kháng sinh tác động trên từng pbp khác nhau không ạ

  • @medical870
    @medical870  Год назад +2

    Các bạn cứ hỏi mình, mình sẽ trả lời nhé. Nhưng phải có tag mình vào thì thông tin mới hiển thị với mình.

    • @ThanhNguyen-rq7hf
      @ThanhNguyen-rq7hf 9 месяцев назад

      @medical879 ad có thể cho em xin file slide được không ạ , em cảm ơn nhiều lắm ạ

    • @QuangFS-kx3bq
      @QuangFS-kx3bq 3 месяца назад +1

      @medical870 ad cho e hỏi ,lúc e xem video này đã là t9/2024 thì toàn bộ nội dung trong video này vẫn đảm bảo đúng k ạh? có thay đổi hay bổ sung thêm gì k ạh?e cảm ơn ad rất nhiều

    • @medical870
      @medical870  3 месяца назад +1

      @@QuangFS-kx3bq Hầu hết vẫn đúng em. Mặc dù 1 số chỗ đã thay đổi, VD như trong khuyến cáo của CDC năm 2020 về điều trị Lậu, không còn chuyện kết hợp giữa ceftriaxon và azithromycin nữa. Vì sự kết hợp này làm gia tăng tốc độ đề kháng azi của Lậu cầu lên nhanh, trong khi sử dụng ceftriaxon liều 500 mg là nhạy cảm để điều trị thành công. Nói chung là kháng sinh mà, sự đề kháng gia tăng từng ngày.

    • @Hongnguyen-wz3rz
      @Hongnguyen-wz3rz 4 дня назад

      Ad Cho e xin bài giảng với a🥺

  • @annguyen-yo7oz
    @annguyen-yo7oz 3 года назад +3

    Thực tế mình làm lâm sàng thì Acinetobacter Baumannii kháng carbapenem kháng hết các loại trong phân nhóm carbapenem là rất thường gặp luôn. Acineto thường trung gian với colistin và nhạy minocycline

  • @keongot15000
    @keongot15000 3 года назад

    Video chi tiết và có những ví dụ giúp em dễ hiểu hơn khi học dược lý. Cám ơn ad nhiều!

  • @Hongnguyen-wz3rz
    @Hongnguyen-wz3rz 4 дня назад

    Cho m xin slide bài giảng với ạ. Cám ơn ad nhiều

  • @ucphamxuan2758
    @ucphamxuan2758 2 года назад +2

    Cho em hỏi Tại sao các tiền thuốc dưới dạng ester của các penicillin lại tăng sinh khả dụng đường uống so với các penicillin ạ

    • @medical870
      @medical870  2 года назад +1

      Cái này thì có liên quan đến hóa dược, thuốc muốn hấp thu tốt qua đường uống phải có đủ độ thân dầu nhất định; và bền với acid dịch vị.
      1 số thuốc ít hấp thu do tan tốt trong nước - ít thân dầu như nhóm AG có bản chất là các đa cation nên hấp thu ít qua đường tiêu hóa (VD như neomycin được dùng để tiêu diệt hệ khuẩn chí trong phòng ngừa bệnh não gan - ít hấp thu qua đường uống).
      Vì thế, 1 số thuốc nhóm penicillin được bào chế ở dạng ester để giảm độ tan (tức là chuyển từ dạng muối Na+, K+ sang dạng ester với acid mạch C từ 2 - 15 để tăng độ thân dầu -> tăng hấp thu).
      (Ngược lại, nếu tạo ester với acid amin, succinat, photphat... thì lại tăng độ thân nước).
      VD như mecillinam có ít hấp thu qua đường tiêu hóa, do đó được dùng ở chế phẩm Pevmecillinam (este pivaloyloxymethyl của mecillinam). Sau khi hấp thu, pevmecillinam sẽ được giải phóng bởi esterase trong cơ thể và trở thành mecillinam.
      Tương tự Pivampicillin là tiền chất của ampicillin, vì nó thân dầu hơn. Cefditoren pivoxil -> cefditoren.

  • @ngocthuang6442
    @ngocthuang6442 4 года назад +3

    rất cảm ơn video của ad. rất bổ ích . cơ mà mong ad đầu tư phần đọc nhiều hơn. ko phải giọng ad ko hay mà là ad đọc ko được mượt ah

  • @warcraft3535
    @warcraft3535 3 года назад +1

    Cảm ơn ad ạ ❤❤❤❤

  • @trankimvinh59
    @trankimvinh59 2 года назад +1

    ad ơi cho em hỏi em có thể tìm đọc hiểu thêm về mấy cái PBP 1 ,2 ,3 Ở đâu v ad vì em chưa hiểu về nhứng cái này . mong ad giúp đỡ

  • @hangtran7663
    @hangtran7663 4 года назад +2

    anh có thể cho e hỏi, trên thực tế lâm sàng, NKTN chưa làm kháng sinh đồ, thì người ta ưu tiên dùng Cepha1, 2 hay 3 với ạ. Vì như a nói thì chúng đào thải ở nước tiểu với nồng độ cao nên tác dụng ngang nhau ấy ạ. Còn theo sách nội bọn e học thì vẫn ghi phác đồ là Cepha 3 - vì đa số nhiễm khuẩn tiết niệu là gram (-), điển hình là E.coli. Từ xưa nay e vẫn học máy móc là Cepha 3,4 điều trị tốt hơn trên gram (-), nên ko thắc mắc gì, nay nghe a nói mới mở mang đc tí.
    E cảm ơn ạ!

    • @hangtran7663
      @hangtran7663 4 года назад

      @@medical870 dạ vâng, e cảm ơn ạ. tại theo lý thuyết thì e nghĩ là lúc nào cũng nên "để dành" dùng quinolon thế hệ 3,4 cho các vk kháng KS nhiều😅. Đọc lại TMp/SMZ mới thấy nó thấm vào tuyến tiền liệt tốt, bài nội ko nói đến nó, e quên luôn.

  • @annguyen-yo7oz
    @annguyen-yo7oz 3 года назад

    Thực ra vi khuẩn muôn màu muôn vẻ, và lâm sàng tình trạng kháng thuốc rất khủng, nói chung thì phụ thuộc kháng sinh đồ với tình hình tại bv như thế nào nữa

  • @thanhanvupham488
    @thanhanvupham488 3 года назад +1

    Anh muốn xin file tài liệu của em để in ra học mong muốn em chia sẻ! Cảm ơn em!

  • @thanhquynhnguyen1565
    @thanhquynhnguyen1565 3 года назад +1

    Tạ sao levofloxacin 750mg/ngày lại được ưa chuộng hơn Ciprofloxacin trong điều trị NT Pseudomonas. aeruginosa trong khi ciprofloxacin đặc biệt mạnh trên Pseudomonas aeruginosa?

    • @medical870
      @medical870  3 года назад +2

      Dạ vâng. Cái này ad xin nhấn mạnh là điều này là ở mức điều trị theo kinh nghiệm ạ. Thông tin trên được lấy từ "Antibiotic Essentials 2015".
      Có thể thấy là Ciprofloxacin rất mạnh (++++) trên Pseudomonas, và là mạnh nhất trong các FQ, tuy nhiên nó chỉ có (+) trên Gr(+).
      Trong khi đó, levofloxacin chỉ có (+++) với P. aeruginosa.
      Levofloxacin được ưa chuộng hơn ciprofloxacin vì:
      + Sinh khả dụng tốt hơn, dễ dàng chuyển từ đường IV sang uống.
      SKD của levofloxacin từ 95 - 99%, trong khi ciprofloxacin chỉ 70 - 85% (chênh lệch tùy vào cá thể). Như thế, liều levofloxacin dễ chuyển từ IV -> PO hơn và dễ đoán hơn.
      + Levofloxacin cũng tác động trên vi khuẩn Gr(+) và kỵ khí tốt hơn ciprofloxacin. Ý nghĩa trong nhiễm khuẩn nặng thì cần đề phòng với sự bùng phát của các loại VK khác.

  • @MRzero-pi8zf
    @MRzero-pi8zf 4 года назад

    Bai nay rat chi tiet. Cam on ban. Minh xin phep tai sline ve lam tu lieu va cung co lai kien thuc. Cam on ban nhieu. Se sup kenh ban va se theo doi nhieu ve video cua ban. Cam on ban rat nhieu

  • @uchainguyen7311
    @uchainguyen7311 3 года назад +1

    Ad ơi, em có thể xin tên các tài liệu tham khảo trong slide được không ạ?

    • @medical870
      @medical870  3 года назад

      Dạ ad có để slide ở trong phần mô tả ấy ạ. Chúc anh học tốt ạ 😘😘😘😘

    • @uchainguyen7311
      @uchainguyen7311 3 года назад +1

      @@medical870 Dạ, em cảm ơn ạ

  • @dithien2331
    @dithien2331 3 года назад +1

    Cảm ơn bài trình bày của các bạn.
    Mình xin góp ý : 1:01:19 Moxifloxacin la thế hệ 3, thê hệ 4 là trovafloxacin mới đúng ạ

    • @dithien2331
      @dithien2331 3 года назад

      Vâng cảm ơn b

    • @dithien2331
      @dithien2331 3 года назад

      Vâng b. Bạn có tài liệu nào cập nhật kháng sinh k cho mình xin với

  • @LoanTran-ne5js
    @LoanTran-ne5js 4 года назад

    Cho e hỏi bao nhiêu loại kháng sinh

  • @anhluu9648
    @anhluu9648 4 года назад

    Add ơi
    Tại sao ở slide 62 add viết probecinid làm tăng bán thải penicilin
    Ở slide 66 add viết probenecid giảm đào thải penicilin ạ
    Add có nhầm k ạ ?

  • @user-sh9vu3so6g
    @user-sh9vu3so6g 3 года назад +2

    anh ơi cho em hỏi là có phải dùng amox+clavulanat tốt hơn so với cloxacillin+amox ko ạ?
    vì amox với clavulanat có tương đồng về dược động học ạ
    vậy thì kết hợp cloxacillin+amox là đúng hay sai ạ? em đọc comment của mọi người mà chưa thấy câu trả lời ạ? em cảm ơn ạ

    • @medical870
      @medical870  3 года назад +2

      Amoxicillin+ acid clavulanic có tác dụng diệt tụ cầu là (++), cloxacillin cũng diệt tụ cầu là (++). Khả năng diệt tụ cầu ngang nhau.
      Mà Amoxicillin/acid clavulanic cũng diệt được cả những VK gr(-) tiết ra beta-lactamase. Nếu sử dụng amoxicillin+ cloxacillin thì thừa kháng sinh mà ko cần thiết.

  • @anhluu9648
    @anhluu9648 4 года назад

    add ơi . penicillin thải trừ qua thận ở dạng không hoạt tính là chủ yếu chứ ạ ?

    • @anhluu9648
      @anhluu9648 4 года назад

      Em đã hiểu vấn đề rồi . Cảm ơn add

    • @anhluu9648
      @anhluu9648 4 года назад

      @@medical870 cảm ơn add rất nhiều ạ

    • @medical870
      @medical870  3 года назад +1

      Penicillin thải ở dạng còn hoạt tính là chủ yếu do trong phân tử có tính phân cực cao nên ít chuyển hóa qua gan. (Anh trả lời lại tất cả bình luận do bị lỗi nên bị xóa hết rồi) :D

  • @binz4672
    @binz4672 4 года назад +1

    cho e hỏi là ampicillin được dùng đường uống hay tiêm v ạ

    • @medical870
      @medical870  3 года назад

      Ampicillin được dùng cả đường uống lẫn tiêm ạ. Đường tiêm được sử dụng trong bệnh viện, khi bệnh nhân ko thể sử dụng đường uống được.

  • @dungnguyenhoang4774
    @dungnguyenhoang4774 3 года назад +1

    Có phần 2 ko anh

    • @medical870
      @medical870  3 года назад +1

      Phần 2 đây em:
      ruclips.net/video/3Lqy0l2jYLw/видео.html
      Em đánh chữ phần 3, 4, 5 là có á.

  • @namtran-il1wp
    @namtran-il1wp 5 лет назад +1

    bạn ơi có slide ko cho mình mượn với

    • @namtran-il1wp
      @namtran-il1wp 5 лет назад

      cảm ơn bạn nhé

    • @namtran-il1wp
      @namtran-il1wp 5 лет назад

      mình thấy giọng nói dễ nghe mà, nhưng mà mình nghĩ nên tạo ấn tượng cho người nghe bằng nhấn mạnh vào những vấn đề quan trọng, và lược bỏ những cái rườm rà khó hiểu để người nghe dễ tiếp thu hơn

    • @namtran-il1wp
      @namtran-il1wp 5 лет назад

      nhưng mình cũng rất cảm ơn công sức của cậu! làm một video này đâu có dễ, và nó cũng giúp ích mình rất nhiều đấy

    • @namtran-il1wp
      @namtran-il1wp 5 лет назад

      cố lên! mình tin cậu sẽ làm ngày càng tốt hơn, cũng nhau chia sẻ là cách học hiệu quả nhất

  • @daopham4549
    @daopham4549 3 года назад +1

    Nhớ chọn chế độ volume to hơn bạn ạ. Giọng hơi nhỏ.

    • @medical870
      @medical870  3 года назад +1

      Dạ vâng ạ. Xin cảm ơn anh đã xem video 😘😘😘😘😘😘 Cái lúc ad làm cái này là xưa lắm rồi, chưa nắm vững công nghệ.

    • @medical870
      @medical870  3 года назад +1

      Anh dùng tai nghe hoặc dùng điện thoại chắc vẫn nghe rõ chứ ạ 😍😍😍😍 nếu không ad sẽ làm lại video khác, giờ có kinh nghiệm nhiều hơn rồi ạ.

    • @thuyvinguyen9497
      @thuyvinguyen9497 3 года назад +1

      @@medical870 Ad lêm tay roài à, thanks ad nhiều nha

  • @svnlbqcb40
    @svnlbqcb40 3 года назад +1

    bạn này nói như sợ người khác nghe thấy ý. mã volume vẫn nhỏ

    • @medical870
      @medical870  3 года назад

      Dạ vâng ạ. Hồi đó chưa nắm vững công nghệ 😂😂😂😂