Sử Việt # 35: Tại sao phong trào Tây Sơn chỉ tồn tại đúng 24 năm? | Nhà báo Phan Đăng

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 27 авг 2024
  • - Nổi lên ở Nam Hà, đánh luôn ra Bắc Hà, dẹp luôn quân xâm lược ở 2 đầu đất nước, phong trào Tây Sơn tạo nên những chiến công chói lọi trên bầu trời lịch sử Việt Nam. Ấy thế mà Phong trào này chỉ tồn tại 24 năm trước khi hoàn toàn sụp đổ. Tại sao, theo bạn?
    Nhà báo Phan Đăng:
    ☞ Facebook chính thức: / phandangnhabao
    ☞ Fanpage chính thức của kênh: / nhabaophandang
    ☞ Fanpage riêng của show "Phan Đăng hỏi chuyện": www.facebook.c...
    ☞Đừng quên đăng ký/theo dõi kênh RUclips chính thức của Nhà báo Phan Đăng để không bỏ lỡ những video tri thức qua link sau:
    bit.ly/PhanDang...
    ☞ Đăng ký kênh "Lẩm Bẩm 24H" để cập nhận những thông tin thời sự nóng nhất trong ngày: ( / lẩm bẩm 24h )
    ☞ Đăng ký kênh "Đọc thơ 21H" để thanh rửa đầu óc và tâm hồn sau một ngày làm việc mệt mỏi ( / @octho21h61 )
    #NhaBaoPhanDang #PhanDang #SuViet #LichSuVietNam #LamBam24h
    -------------------------------------------
    © Bản quyền thuộc về Nhà Báo Phan Đăng
    © Copyright by Nhà Báo Phan Đăng ☞ Do not Reup'

Комментарии • 543

  • @xuyenphamkim3842
    @xuyenphamkim3842 Год назад +9

    Phan đăng thực sự biết khai thác sở trường của chính mình và đã làm rất trúng vấn đề rất muốn biết mà chưa có diều kiện để biết - Nhà báo đã dày công tìm hiểu và mang đến cho người yêu lịch sử Việt Nam yêi quý ! Cảm ơn nhà báo vô cùng !

  • @conphan6102
    @conphan6102 3 дня назад

    MỘT LẦN NỮA RẤT MONG NHÀ BÁO BÌNH VỀ BỨC ẢNH MÀ NGUYỄN DUY CHÍNH CHO LÀ CHÂN DUNG CỦA NGUYỄN HUỆ. XIN CÁM ƠN

  • @yenle4042
    @yenle4042 Год назад +6

    Nhà báo ra nhiều video về lịch sử nữa đi ạ. Cảm ơn nhà báo. Thực sự rất hay, mới mẻ, đa chiều và dễ nhớ. Quan trọng là liên kết được các dữ kiện lịch sử lại với nhau, giải thích, có góc nhìn khác nhau về các sự kiện lịch sử nước Việt ta. Cảm ơn nhà báo Phan Đăng một lần nữa.

  • @nghipham4185
    @nghipham4185 Год назад +12

    Ai có lòng dân là có tất cả, lòng dân là ý trời!

  • @ngocdac
    @ngocdac Год назад +8

    Rất công tâm và khách quan, cảm ơn nhà báo Phan Đăng.

  • @thanhtungtommynguyen4352
    @thanhtungtommynguyen4352 Год назад +12

    Cám ơn anh Phan Đăng và 1 kênh có chất lượng cao, quan trọng là phân biệt rõ giữa facts và opinions. Tôi rất thích nghiên cứu sử và không tìm được nhiều kênh trung lập, không hướng dẫn người nghe. Chúc anh sức khỏe và tiếp tục cống hiến cho dân tộc, cho đất nước.

  • @vankhoahoang4125
    @vankhoahoang4125 5 месяцев назад +3

    Phan đăng nói về lịch sử hay quá cảm ơn bạn

  • @hanhouc8805
    @hanhouc8805 2 года назад +3

    Hay, Phan Đăng đã giúp mọi người yêu mến hơn Sử Việt

  • @xuansanhhoang7599
    @xuansanhhoang7599 Год назад +8

    Bài phân tích của Phan Đăng về hai nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ nhanh của nhà Tây Sơn trong chương trình này khá chuẩn xác.

    • @toannguyenquoc7168
      @toannguyenquoc7168 20 часов назад

      Bác này hiểu biết , nói chuẩn . Huệ có tài dùng binh nhưng quá tàn bạo , mang tính chất man rợ !

  • @haiminh1657
    @haiminh1657 2 года назад +10

    Nhận định của nhà báo Phan Đăng về anh em nhà Tây Sơn rất đúng. Đây được xem là một công trình nghiên cứu về lịch sử khách quan. Không như những nhà sử học Maxis tô vẽ .

    • @Nghson-so9yh
      @Nghson-so9yh 2 года назад

      Xem cái danh của friend này đủ biết ngồi góc nào. PD có suy tư hay chuyển nghĩ ?

  • @tonyhoanghp
    @tonyhoanghp Год назад +3

    Khó mà phân tích chính xác và đầy đủ..nhưng PĐ phân tích cũng rất hay...

    • @TruongLe-he8xd
      @TruongLe-he8xd Год назад

      PĐ NGỤY BIÊN.TÂY SƠN NAM CHINH BẮC CHIẾN,NHƯNG GIẾT KO NỔI NGUYỄN ÁNH(15 TUỔI).LỰC LƯƠNG NG. ÁNH YẾU HƠN NHIỀU.

  • @Anhtuan_1902
    @Anhtuan_1902 5 месяцев назад +2

    Góc phân tích của tác giá rất hay và sâu sắc

  • @chinhduong101
    @chinhduong101 Год назад +1

    Sử Việt qua nhà báo P Đ dễ tiếp nhận,tương đối khách quan và hấp dẫn!cảm ơn...nếu PĐ có phân tích thì dựa trên ,,lòng dân,,thực sự!và vì dân tộc thực sự!

  • @dangthanhthuy135
    @dangthanhthuy135 2 года назад +2

    Rất cảm ơn nhà báo PĐ đã chia sẻ lịch sử vô cùng dễ hiểu, nghe nhà báo chia sẻ em cảm thấy như được nghe thông tin chính thống, k phải lo lắng gì, rất mừng nhà báo đã quay trở lại sau mấy tháng, mong nhà báo tiếp tục chia sẻ thời sự thế giới ở kênh Lâm Bẩm, các vde Ucraina, Đài Loan, Lào vỡ nợ vì sao, Srilanca... Rất mong dc nhà báo phân tích, chúc nhà báo nhiều sức khỏe để cho em thêm kiến thức

  • @xuanhieu8946
    @xuanhieu8946 Год назад +4

    Cảm Ơn Nhà Báo ,Nhà Thuật Sử Việt ,Đúng Là Xem Nghe Để Hiểu Ra Rằng Từ Chính Quyền Đất Nước Hay Đến Làm Chủ Một Gia Đình ,Cái Gốc Vẫn Phải Là Tài Đức Luôn Phải Song Toàn Nhiều Mặt Võ Văn Quan Dân Âm Dương Khoa học và Tâm Linh Vân Vân Đều Phải Cân Bằng Đừng Kê Lệch Mà Rễ Đổ Vỡ Sớm Khó Mà Dựng Lại ,,,,.

  • @quangtruongnguyen6439
    @quangtruongnguyen6439 2 года назад +17

    cháu có chút góp ý theo cảm nhận cá nhân là chú đừng để nhạc nền chạy suốt clip như vậy ạ, vì nó làm khán giả không tập trung hoàn toàn được vào những điều chú nói ạ, chỉ nên để nhạc ở một số phần highlight thôi ạ,
    mong chú chia sẻ thêm nhiều kiến thức về lịch sử như thế này nữa

  • @lamnguyenbao7914
    @lamnguyenbao7914 Год назад +2

    Phan Đăng luôn nghiên cứu kỹ lưỡng cẩn thận. Những tình tiết được đưa ra rất đáng tin cậy.

  • @thichuongnguyen5536
    @thichuongnguyen5536 2 месяца назад

    Cảm ơn diễn giả Phan Đăng ,giảng về LS rất hay.

  • @hb1377
    @hb1377 2 года назад +46

    Theo tôi Tây Sơn thất bại còn thêm lý do sau:
    1. Tính chính danh, quy phục lòng người:
    - Phong trào Tây Sơn khởi nghĩa lấy danh nghĩa chống quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương. Cộng thêm thời cuộc dân đang đói khổ, chán nản chính quyền. Bước đầu thắng lợi nhanh chóng do dân hỗ trợ. Nhưng sau đó Tây Sơn khống chế Hoàng tôn Dương, độc lập tranh đoạt với các thế lực quân sự phong kiến. Quan trọng là Tây Sơn danh nghĩa nổi dậy từ phong trào áo vải, nông dân đói khổ, nhưng cách thức chưa vì dân, mà còn làm họ vạ lây từ chiến tranh: bị bắt lính, đóng thuế gắt gao phục vụ chiến tranh, bị sát hại. Dân không có lợi gì từ khởi nghĩa. Tây Sơn tham gia nội chiến không có chính nghĩa, chính danh (ngoại trừ chống ngoại xâm). Việc giả vờ tôn phù Hoàng tôn Dương lộ rõ thì một phần lực lượng theo Tây Sơn phân rã theo hậu duệ Chúa Nguyễn chống Tây Sơn đến cùng.
    - Theo Tạ Chí Đại Trường Tây Sơn thiếu Nho thần, không có một chính sách ở Gia Định, chỉ mang quân tới chiếm rồi đi, không thay đổi nổi lòng người.
    2. Các cuộc tàn sát dân lính, xung lính quá mức, cướp bóc, tận thu thuế, thủ lợi riêng làm cung tẩm làm hoen ố hình tượng:
    2.1 Tàn sát dân lính:
    - Năm 1786 Nguyễn Huệ đánh Phú Xuân tàn sát: Sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí (NXB Văn học trang 107+108) "Đại tướng Tạo quận công truyền mở cổng thành, xe quan tài ra hàng, Bình thả quân vào thành, chém giết thừa bứa,... Trong trận đánh này, mấy vạn tướng sĩ thành Phú Xuân đều không còn sống sót lấy một mống". Sách Đại Việt sử ký tục biên (Viện NC Hán Nôm trang 464) "Lính thú trong thành cùng đàn ông đàn bà chết hơn 3 vạn người (?)"
    - Năm 1782 Nguyễn Nhạc giết hơn 10.000 người Tàu tại Gia Định, không kể người mới cũ, theo sách Lịch sử khẩn hoang miền Nam của Sơn Nam. Sách Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 của Tạ Chí Đại Trường thì người Trung Hoa, bất luận binh lính hay dân buôn, mới đến hay ở lâu, đều bị bắt giết, thây chất ngổn ngang vất đầy sông ngòi,...,có từ 10.000 đến 12.000 người chết.
    2.2 Xung lính quá mức:
    - Theo Tạ Chí Đại Trường Nguyễn Huệ bắt lính gắt gao:
    + Phục vụ đánh Bắc Hà lần 1, “Từ Phú Xuân cho tới sông Gianh, chỉ trong 5 ngày, tất cả đều bị bắt đi. Tây Sơn phá các chùa chiền và ép các nhà sư phải mang khí giới đi đánh giặc. Những tín đồ Công giáo cũng không được chừa, hầu hết đều phải gia nhập vào đoàn quân viễn chinh ra Bắc. Ngoài ra, Tây Sơn cũng cần kim khí. Họ phá nhà thờ, chùa chiền, một phần để bắt người, một phần để tìm các tượng và các chuông về đúc súng đại bác”.
    + Phục vụ đánh Nguyễn Nhạc: “bắt tất cả mọi người phải ra trận, tất cả nghĩa là mọi người từ 15 đến 60 tuổi. Cho nên vùng Thuận Hoá, nhà thờ biến thành trại lính, tượng Thần Phật bị lấy ra đúc súng đại bác, đúc nồi. Khi quân đi rồi không còn đàn ông, ở nhà chỉ có đàn bà, kẻ mất cha, người mất con, kẻ lại mất chồng”.
    + Phục vụ đánh Thanh: “...sai Hô Hổ hầu tuyển binh Nghệ An, cứ 3 người lấy 1. Chỉ trong chốc lát được hơn một vạn. Sự tra xét gay gắt đến nỗi người ta không biết trốn vào đâu để tránh quân dịch. Các kẻ sai nha đem chó theo để tìm người trong khu rừng bên cạnh như người ta tìm thú: người ta lấy dao xỉa vào các đống rơm dùng để đun nấu".
    2.3 Cướp bóc, tận thu thuế, thủ lợi riêng tranh đoạt nội bộ tài sản cướp được làm cung tẩm:
    - Thương cảng Hội An sầm uất bị tàn phá, không gượng dậy nổi:
    + Sách Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn: Năm 1773 từ Ải Vân vào Nam bị giặc (Tây Sơn) chiếm cả, trong cõi náo động. Năm Bính thân 1776, dân Quảng Nam đói khát khốn cùng, đều mong quân nhà Vua đến (Vua Lê).
    + Sách Thư của các giáo sĩ thừa sai (NXB VH Hà Nội) năm 1775 Halbout đã ghi nhận quân nổi loạn đã cướp bóc, cướp phá chẳng nương tay, đến nổi các tỉnh Cham cứ 20 người thì có 19 người chết vì bị đầy đọa khổ sở. Trong Kiến trúc phố cổ Hội An - Việt Nam (NXB Thế giới)Một người Anh Charles Chapman phải thốt lên rằng: “Khi tới Hội An, thành phố lớn này chẳng còn lại là bao,.., mà chỉ thấy một cảnh hoang tàn làm cho ta cảm thấy xót xa.”
    + Sách Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 củaTạ chí Đại Trường: “Đói từ tháng 10 Giáp Ngọ (1774). Ở Cửa Hàn (Đà Nẵng) không còn một con heo, gà, vịt, ... Đã có người đàn bà ở giáo khu Bau nghe (?) ăn thịt con.” + "Tiềm lực Tây Sơn được vững vàng còn nhờ số vàng bạc, khí giới họ cướp được ở các cuộc công phá tỉnh thành, hoặc nơi họ Nguyễn, hoặc nơi dân chúng, nhất là của cải thuyền bè của đám thương nhân Trung Hoa".
    - Cướp phá Cù Lao Phố, đại phố Mỹ Tho, theo Sơn Nam: “Năm 1776 và 1777 quân Tây Sơn tràn vào Gia Định, đánh cù lao Phố chiếm dỡ lấy phòng ốc, gạch đá, tài vật chở về Quy Nhơn. Nông Nại Đại Phố tức là thương cảng cù lao Phố suy sụp luôn”. “Ở trấn Vĩnh Thanh (Long Hồ, Sa Đéc nay), trong lúc Tây Sơn vào chiếm cứ thì dân chúng đều chôn cất của cải không dám phơi bày ra, cho nên bọn cường đạo không cướp lấy được vật gì". "Chợ phố lớn Mỹ Tho, nhà ngói cột chàm, đình cao chùa rộng, ghe thuyền ở các ngả sông biển đến đậu đông đúc làm một đại đô hội rất phồn hoa huyên náo. Từ khi Tây Sơn chiếm cứ, đổi làm chiến trường, đốt phá gần hết, từ năm 1788 trở lại đây, người ta lần trở về, tuy nói trù mật nhưng đối với lúc xưa chưa được phân nửa".
    - Theo Tạ Chí Đại Trường:
    +“1776 Nguyễn Lữ đã vội vã vơ vét thóc lúa Gia Định chở trên 200 thuyền về Quy Nhơn”.
    + “Giặc Quảng tiến vào Trịnh phủ lấy vàng bạc, súng lớn, súng tay, đồ đạc, voi ngựa, chỉ để lại cái xác vôi gạch. Quân tướng Tây Sơn chui rúc ở các chùa, vứt chôn các pho tượng, không một mặc cảm nào hết”. “Họ vơ vét kho tàng phủ Yên Trường chứa bảo vật của họ Trịnh ở xứ Thanh. Quân lính cũng thừa cơ trên đường về mà cướp đoạt hai bên sông, bắt cóc đàn bà, con nít, làm nhiều điều nhơ uế". “Lê Chiêu Thống đòi các quan vào triều và hỏi: Anh em hắn cướp hết nước ta mà đi, để cái nước không lại đây cho ta, nếu như có việc nguy cấp thì lấy gì mà chống chế?
    + “Có lệnh bắt nộp ngay lập tức và cùng một lúc các thứ thuế trước kia vốn phải trả trong 2 kỳ tháng ba và tháng mười (hai vụ mùa), luôn cả việc truy thu các thứ thuế trước kia chưa được thanh toán. Một đạo quân 240.000 người, nghĩa là đông gấp đôi số quân thường nhật của nhà Lê trước kia, được tuyển mộ với hạn định 5 ngày cho xong. Không đóng đô được ở Thăng Long, Bắc Bình vương cho phá tất cả cung điện của nhà Trịnh để chuyên chở vật liệu cùng lúa gạo về thành Rum xây Phượng Hoàng Trung Đô. Mỗi phường ít nhất phải cung cấp 15 người thợ chuyên môn cho công cuộc kiến tạ”.
    + Đòi chia tài sản cướp được để rồi mâu thuẫn Tây Sơn: “Vua Tây cho người đem ấn ra phong Thượng công là Bắc Bình vương và hỏi những thứ của báu bắt được ở phủ Chúa Trịnh, Thượng công cũng không chịu trả lời. Vua Tây giận lắm, vì thế anh em mới gây ra cuộc binh đao".

    • @ThuanNguyen-iw7uv
      @ThuanNguyen-iw7uv Год назад +8

      cảm ơn bạn đã chia sẽ thêm 1 số thông tin mà ít người biết hoặc có biết mà cũng k dám nói ra

    • @Drphamvuthien
      @Drphamvuthien Год назад +10

      Nhà Tây Sơn không có tâm... quá ác đức!

    • @thanhtungnguyenchi7875
      @thanhtungnguyenchi7875 Год назад

      Thời phong kiến thì thời nào cũng vậy cứ đánh nhau là cướp bóc, là quân dịch thôi

    • @HoangNguyen-zp4xz
      @HoangNguyen-zp4xz Год назад +3

    • @tranthuannguyen9747
      @tranthuannguyen9747 Год назад +8

      Thế mới thấy vì sao sau khi QT mất nhà Tây Sơn thua Nguyễn Ánh là vậy

  •  Год назад +8

    Nguyễn Ánh là mẫu người chưa chết chưa từ bỏ.Còn 1 hơi thở cũng chiến đến cùng,vì vậy Nguyễn Huệ trước khi chết mới quyết tâm truy quyét liên tục Nguyễn Ánh,nhưng tiếc là trời ko chìu Nguyễn Huệ.Nói chung với mình thì cả 2 đều là Anh Hùng.

  • @willnguyen7453
    @willnguyen7453 2 года назад +66

    Do Tây Sơn không thật sự là mạnh như những gì được tô vẽ, mạnh bền vững xuyên suốt mới thật sự là mạnh, Tây Sơn chỉ là phong độ nhất thời thôi, không mạnh từ nền tảng mà mạnh nhờ thời cuộc, nên không mạnh xuyên suốt, thời cuộc đến thì đánh đâu thắng đó, thời qua đi thì lại thua nhanh, trên thì tranh quyền đoạt vị, dưới thì mưu mô lấy lý do phò vua chơi chiêu với dân, chỗ Tây Sơn chiếm được cũng bị cướp bóc, thương cảng bị phá hủy, dân từ giàu thành nghèo, có khi còn bị thảm sát, bắt dân đi lính dưới thiết quân luật hà khắc của Tây Sơn dân khổ không thấu, chạy về phía Nguyễn Ánh. :v

    • @nohnguyen1264
      @nohnguyen1264 2 года назад +8

      À thế à 3que

    • @willnguyen7453
      @willnguyen7453 2 года назад

      @@nohnguyen1264 Ừ, chê Tây Sơn là 3/// cả đấy.

    • @ptauto8882
      @ptauto8882 2 года назад

      Ah đù… lực lượng bò đỏ kinh khủng thật. Chỉ cần có nick name hơi giống nc ngoài, là bị quy chụp là 3 que, gây sự. Ngân sách nuôi cái đám này chắc cũng ko ít.

    • @nguyenthanhbinh9598
      @nguyenthanhbinh9598 2 года назад +4

      3 que

    • @XDCS86
      @XDCS86 2 года назад

      Xem comment của bạn Van Tien Thiep bên ngoài để thấy Nguyễn Ánh hà khắc với dân, bắt dân đóng thuế nặng nề. Còn các tài liệu bôi nhọ Tây Sơn là do chính quyền nhà Nguyễn tô vẽ hoặc do các giáo sĩ có ác cảm viết ra. Cũng phải thông cảm với Tây Sơn là phải đánh với quá nhiều kẻ thù mạnh cả trong và ngoài nước nên nguồn lực yếu, phải trưng dụng nhất thời để làm vũ khí, lương thực nuôi quân.

  • @CuongLe-us6uf
    @CuongLe-us6uf 9 месяцев назад +5

    Đây là bài học cho những anh có tài mà thiếu đức thì không bền gốc rễ được.

  • @namdinh7103
    @namdinh7103 2 года назад +3

    Phan Đăng phân tích rất hay, rất sâu sắc. Mình thích nhất đoạn "nếu đối thủ của phong trào Tây Sơn không phải là Nguyễn Ánh...lịch sử có thể đã rẽ sang hướng khác"

    • @Nghson-so9yh
      @Nghson-so9yh 2 года назад +1

      Xem cái danh của friend này đủ biết ngồi góc nào. PD có suy tư hay chuyển nghĩ ?

  • @billletv9731
    @billletv9731 11 месяцев назад +1

    Cảm ơn nhà Báo Phan Đăng đã goi Lại Ls hào hùng dt!

  • @timvedauxua6806
    @timvedauxua6806 Год назад +2

    Câm ơn bạn rất nhiều. Mình củng là 1 kênh nói về Lịch Sử. Rất muốn làm quen. Để mình được học hỏi thêm kinh nghiệm. Chúng ta cùng nhau ra thật nhiều video nhằm gởi đến các cháu thế hệ trẻ. Hiểu thêm một phần nữa về lịch sử nước nhà. Và tự hào về dân tộc chúng chúng ta.

  • @tranquang4155
    @tranquang4155 2 года назад +10

    Cảm ơn Phan Đăng về clip quá hay, giải mã những thắc mắc về sự sụp đổ của phong trào Tây Sơn! Biết bao thế hệ người Việt coi sự sụp đổ của Phong trào Tây Sơn là nỗi đau, tiếc tiếc nuối lịch sử vô cùng lớn... nên cứ mong ước "giá mà Nguyễn Huệ không mất ở tuổi 39" thì biết đâu Việt Nam có một giai đoạn LS phát triển huy hoàng hơn! Nhưng LS không có "nếu như" hay "Giá như"... nên dẫn đến sự trở lại của Nguyễn Ánh và Triều Nguyễn sau này. Tks Phan Đăng!

    • @habig6815
      @habig6815 7 месяцев назад

      Chỉ có chính nghĩa mới lấy đc lòng dân, nhà Tây Sơn thiếu trẩm trọng. Phạm tội ác quá nhiều, dân chúng chán ghét thì diệt vong thôi.

  • @linhlanhuynh2607
    @linhlanhuynh2607 26 дней назад

    Giọng nói của Phan Đăng rất thu hút

  • @tiennguyen-yo4
    @tiennguyen-yo4 2 года назад +7

    Trời không độ cho những kẻ không có đức độ.

  • @rongdenvnn
    @rongdenvnn Год назад +9

    Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi. Quang Trung là phong độ, Nguyễn Anh là đằng cấp, đẳng cấp của con cháu Hoàng Tộc

    • @Thelittledevilonyourshoulder
      @Thelittledevilonyourshoulder 9 месяцев назад

      Nói hay 👍

    • @dinhduyen
      @dinhduyen Месяц назад +1

      @@rongdenvnn cũng chỉ là phường cõng rắn cắn gà nhà thôi

    • @tranphamthevinh9298
      @tranphamthevinh9298 Месяц назад

      ​@@dinhduyencòn hơn loại giết dân, cướp bóc, tàn sát đi đến đâu bắt quân dịch, quân địch đã ra thành đầu hàng cũng ko tha giết sạch.
      Loại cướp bóc thì chỉ là phường thấp kém mà thôi

    • @ToànHoàng-d1s
      @ToànHoàng-d1s 27 дней назад

      @@tranphamthevinh9298 loại cõng rắn cắn gà nhà là tội nhân thiên cổ, không bao giờ hết tội

    • @PhuNguyen-qy9qe
      @PhuNguyen-qy9qe 5 дней назад

      QT cũng là con cháu Hoàng Tộc Champa nha😂

  • @ngocbinh668
    @ngocbinh668 Год назад +2

    Nhà báo Phan Đăng nói về sự tồn tại của nhà Tây Sơn ngắn ngủi chỉ 24 năm với những lý do , trong đó có một lý do khiến cho người nghe phải suy ngẫm là sự bất hòa trong anh em Tây Sơn hay nói như ngày nay là trong hàng ngũ lãnh đạo cao nhất . Vấn đề này làm cho những người có nhiệt tâm với đất nước phải quan tâm nhiều hơn , mong cho đất nước hòa bình nhân dân no ấm .

  • @VanTran-gs9xp
    @VanTran-gs9xp 2 года назад +1

    Cam ơn nb Phan Đăng ,xin chúc sức khỏe .

  • @nguyentung1408
    @nguyentung1408 6 месяцев назад +4

    Cũng không thích Nguyễn Ánh lắm nhưng cũng phải công nhận ông ta đúng là một kẻ lỳ lợm có một lòng quyết tâm đến đáng sợ thật.

    • @trongcauthan1680
      @trongcauthan1680 Месяц назад +2

      Không phải lì lợm mà đó là tố chất cần có của 1 bậc đế vương.

  • @nhathu1843
    @nhathu1843 7 месяцев назад +1

    Cám ơn Phan Đăng...

  • @thuonghoang8035
    @thuonghoang8035 2 года назад +1

    12:52 tranh thủ thơi gian nghỉ trưa nghe clip mới của chú Phan Đăng về dòng sử Việt. Cảm ơn những chia sẻ của chú và mong đợi clip tiếp theo về cái chết của vua Nguyễn Huệ!

  • @phuocnguyenduc7995
    @phuocnguyenduc7995 Месяц назад

    Trời còn phù hộ con cháu các Chúa Nguyễn!

  • @LillNox793
    @LillNox793 6 дней назад

    Em là fan anh từ 2 năm trước, biết anh qua những clip về lịch sử, bản thân em cũng rất thích lịch sử và muốn tìm hiểu vè lịch sử nước nhà, em đã xem clip này và đến giờ xem lại e lại có thắc mắc 1 vấn đề mong anh trả lời giúp đó là :
    Nhà Tây Sơn có được xem là triều đại Tây Sơn không hay chỉ là phong trào Tây Sơn thôi.
    Em cảm ơn và rất mong anh hồi đáp.

  • @NguyenTuan-hk8qt
    @NguyenTuan-hk8qt 25 дней назад

    Vua nhất thời dân vạn đại cái giá phải trả tham quyền cố vị

  • @Khahnmac
    @Khahnmac 9 месяцев назад +1

    chú làm tiếp series này đi ạ

  • @tramxin7103
    @tramxin7103 4 месяца назад +1

    nếu đóng phim sẽ có nhiều phim rất hay ...đi vào lòng con người .. về một dân tộc hơn....

  • @thegiangtran5721
    @thegiangtran5721 Год назад +1

    .....rất hay ...cảm ơn anh phan đăng .....

  • @Phaigiauco
    @Phaigiauco 2 года назад +9

    Lòng dân Nam Bộ hướng về Nguyễn Ánh như thế nào hay là cái bóng của các chúa Nguyễn để lại?
    - Để có chi phí cho các hoạt động quân sự chống lại nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh áp mức thuế và lao dịch rất nặng lên người dân. Theo ý kiến của một nhà nghiên cứu phương Tây hiện đại là Georges Dutton, người dân vùng Gia Định dưới sự cai trị của Nguyễn Ánh trong thời kỳ này phải chịu mức thuế khóa và lao dịch rất nặng, khiến họ trở nên chán ghét Nguyễn Ánh:
    "...Những người dân đang sống dưới quyền kiểm soát chính trị của chính thế lực nhà Nguyễn ở sâu trong miền nam... mong đợi được giải thoát khỏi họ. Đến cả Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc), ủng hộ viên người Âu nhiệt tình nhất của Nguyễn Ánh, vào năm 1791, cũng đề cập đến điều này, khi ông viết về tình cảnh ngày càng không chịu đựng nổi của những người dân Việt sống trong vùng nhà Nguyễn kiểm soát.""... sau đó (khi họ Nguyễn lại kiểm soát Nam Bộ), hoàn cảnh sống của người dân dưới chính thể nhà Nguyễn vẫn chẳng hề được cải thiện; điều này được mô tả trong thư của một nhà truyền giáo người Pháp khác, rằng "hai năm vừa qua, mọi người đều phải đi làm việc công ích, và [người ta] không bận tâm với bất kì điều gì khác ngoài việc tìm cách để sống sót, đau khổ đã trở nên đến cực điểm"."
    -Trong thư gửi cho M. Létondal ngày 14/9/1791.Tại Gia Định, giám mục Bá Đa Lộc viết:
    “… Ông ta (Nguyễn Ánh) bắt dân đóng thuế và làm dịch vụ nặng nề, và lúc này, dân chúng bị nạn đói đe dọa nên họ có vẻ mong quân Tây Sơn đến. Trong tình trạng hiện thời, nếu chúng (Tây Sơn) quả quyết đến tấn công, thì nhà vua khó có thể đương đầu lại được...".Cho tới thời điểm này quân Tây Sơn đã có 6 lần tấn công vào Gia Định vào các năm 1776,1777,1778,1782,1783,1785 và có một thời gian cai trị tại đây.
    Có thể khẳng định các chúa Nguyễn được lòng dân Nam Bộ. Còn bản thân Nguyễn Ánh cũng chưa làm gì để được lòng dân thậm chí là ngược lại. Nếu có chăng là các địa chủ, người Hoa còn dân thường thì thay đổi theo thời gian cuộc chiến.

    • @nhatle5322
      @nhatle5322 Год назад +1

      Mày đứng nói tào lao, nguyễn ánh được sự ủng hộ rất lớn từ các thương nhân người hoa và các đại điền chủ ở miền nam .

    • @Phaigiauco
      @Phaigiauco Год назад

      @@nhatle5322 Nguyễn Ánh được lòng dân Nam Bộ hay là cái bóng của chúa Nguyễn để lại : -Trong thư gửi cho M. Létondal ngày 14/9/1791, giám mục Bá Đa Lộc viết:
      “… Ông ta (Nguyễn Ánh) bắt dân đóng thuế và làm dịch vụ nặng nề, và lúc này, dân chúng bị nạn đói đe dọa nên họ có vẻ mong quân Tây Sơn đến. Trong tình trạng hiện thời, nếu chúng (Tây Sơn) quả quyết đến tấn công, thì nhà vua khó có thể đương đầu lại được..." [170] - Một giáo sĩ người Pháp tên Guérard nhận xét rằng Gia Long đánh thuế quá nặng lên dân chúng: "Vua Gia Long bóp nặn dân chúng bằng đủ mọi cách, sự bất công và lộng hành làm cho người ta rên xiết hơn cả ở thời Tây Sơn; thuế má và lao dịch thì tăng lên gấp ba". Đối với miền núo, Gia Long ban hành các loại thuế đánh vào lâm thổ sản ở vùng này, làm cho "dân Man quanh năm nộp thuế không lúc nào rỗi, hậu quả là "dân phải nhặt củ rau và quả ở núi để ăn cho no bụng" - Nguyễn Ánh đánh đổ nhà Tây Sơn và lên ngôi, ông ta đã xóa bỏ chính sách khuyến khích ngoai thương rất tiến bộ của Quang Trung, thay vào đó là chính sách ngăn cấm giao thương buôn bán với nước ngoài. Sau khi Nhà Tây Sơn mất, các thương nhân nước ngoài đến buôn bán tại Việt Nam vẫn có sự so sánh về chính sách thương mại của Quang Trung với Nhà Nguyễn. Thương nhân người Anh là Crafurd khi đến Việt Nam năm 1822, dẫn lại lời các Hoa kiều từng sống ở Huế dưới thời Tây Sơn cho rằng: anh em Tây Sơn cai trị ôn hòa và công bằng hơn vị vua hiện tại (Minh Mạng) hay người cha (Gia Long)[4]. - Sĩ quan Chaigneau người Pháp trong quân đội nhà nguyễn đã ghi lại năm 1807: “Dân chúng hết sức khốn khổ, vua và quan lại làm khổ dân một cách kỳ lạ; công lý này tùy thuộc tiền bạc, kẻ giàu có thể đánh đập người nghèo mà không sợ bị trừng phạt gì, vì họ tin chắc nhờ tiền bạc họ sẽ thắng kiện". - Về phía Pháp, sử gia đương thời Gosselin cho rằng[115]:
      Những vị hoàng đế nước Nam, bởi sự bội bạc đối với những người Pháp lẫy lừng đã làm quan cho Gia Long, mà nhờ họ, ông ta (Gia Long) mới có được ngai vàng; bởi sự tàn ác đối với những giáo sĩ đồng bào của chúng ta; bởi sự cứng đầu điên dại bế quan tỏa cảng; bởi sự khinh bỉ nền văn minh phương Tây, vì kiêu căng ngu muội, họ cho là man rợ; bởi sự kiên trì từ chối tiếp xúc với nước ngoài, trừ nước Tầu; những hoàng đế này, tôi bảo, phải chịu trách nhiệm sự suy đồi và sụp đổ của nước họ, phải gánh vác một mình, sự nhục nhã trước lịch sử. Dưới thời vua Quang Trung, quân đội Tây Sơn có kỷ luật rất tốt. Quân đội Tây Sơn nghiêm cấm việc cướp bóc, phá hoại người dân. Theo Montyon, trong chiến tranh Nguyễn Ánh - Tây Sơn, "một đoàn quân khác [quân Tây Sơn] đến vây thành của vua Nam Hà [Gia Định] nhận được kỷ luật sắt: lính không được lấy gì của dân mà không trả đúng giá, không được vào nhà dân mà không được họ cho phép. Binh lính hai bên đánh nhau, dân đứng nhìn, tiếp tế cho quân đội và được trả đúng giá những gì họ cung cấ

    • @hoainambui4666
      @hoainambui4666 Год назад +1

      @@nhatle5322 bạn nên tự trọng

    • @huynhvuongviet2410
      @huynhvuongviet2410 11 месяцев назад +1

      @@nhatle5322 chứ không phải nhân dân miền Nam nhỉ? Sưu cao thuế nặng đến nỗi họ còn mong vua QT ra đánh kia kìa.

    • @PhuNguyen-qy9qe
      @PhuNguyen-qy9qe 5 дней назад

      ​@@huynhvuongviet2410M.N chiếm của Khmer mà người Việt rất ít, hoa kiều vs Khmer dân phù nam sống mới nhiều

  • @GiangVu-x1s
    @GiangVu-x1s 19 дней назад

    Đất nước ta dài và hẹp bờ biển mấy ngàn km đất nước ta phải chở nên giàu và mạnh về quân đội

  • @thanhnamvo1566
    @thanhnamvo1566 Год назад +2

    hay đến tột cùng.....

  • @DienSinh
    @DienSinh Год назад +5

    Nói về lịch sử thì chúng ta nên có cái quan điểm khách quan. Vua nào có công với đất nước với dân thì được vinh danh. Anh nhà báo Phan Đăng khi nhắc đến Quảng Trung thì dùng từ ngữ rất tôn kính “Vua Quang Trung Nguyễn Huệ”. Còn đối với vua có công thống nhất đất nước như vua Gia Long thì gọi chỉ đơn giản là “Nguyễn Ánh”. Nhà báo có chọn phía để kể chuyện không?

    • @NGUYEN-TUAN-1975
      @NGUYEN-TUAN-1975 8 месяцев назад

      Nguyễn Huệ bất trung - bất hiếu - bất nghĩa. Là con dân của nhà Nguyễn lại dấy binh thảm sát nhà Nguyễn, là phạm tội bất trung. Mượn danh nhà Nguyễn để rồi thành công không lấy họ chính của mình mà lấy niêm hiệu Quang Trung dựa hơi nhà Nguyễn ,đó là bất hiếu. Không quản được quân phe mình để đi cướp bóc khắp nơi và quật mồ mã tổ tiên chúa Nguyễn có công khai khoáng và hưng thịnh miền Nam, đó là bất nghĩa.
      Tôi thấy ổng Nguyễn Huệ cần bị xét lại vì ổng không xứng đáng để tạc tượng. Xét lại công trạng của vua Gia Long

    • @vanminh6879
      @vanminh6879 2 месяца назад

      Nhà báo này nghiêng về Quang Trung , không tôn trọng vua Gia Long

  • @trangtruongthuy7301
    @trangtruongthuy7301 Год назад +4

    Một lý do quan trọng mà tôi mới tìm hiểu đó là quân Tây sơn đã tàn sát cù lao Phố, tàn sát người hoa ở Hóc môn , 18 thôn vườn trầu, tàn sát ở Gia định, Mỹ tho. Cái này cần phải xem xét lại. Mất lòng dân , nên dân miền nam đã ủng hộ Nguyễn Ánh.

    • @trung-pham3493
      @trung-pham3493 Год назад

      Tư tưởng người dân thời phong kiến là vậy đàng trong thì thờ chúa Nguyễn , đàng ngoài thì thờ vua Lê ( mặc dù quyền lực trong tay họ Trịnh ) , giới kẻ sỹ thì vẫn coi Tây sơn là dân dã nên chưa đủ thời gian thu phục được lòng dân toàn quốc thì vua Quang Trung đã mất, vậy nên nhà Tây sơn sụp đổ .

    • @trieuduong8526
      @trieuduong8526 Год назад

      Đúng

  • @HaiNguyen-sy2fs
    @HaiNguyen-sy2fs Год назад +1

    Hay'trung thực!

  • @minhngocao8012
    @minhngocao8012 10 месяцев назад +3

    Nghiệm đúng như bài vịnh tiếng pháo của Nguyễn Hữu Chỉnh mà thôi,hoạnh phát thì hoạnh phá, phát nhanh thì không bền.Chưa kể đến sự mâu thuẫn suy đồi đạo đức huynh đệ gia phong.

  • @vanquypham179
    @vanquypham179 Месяц назад

    Tôi thích góc nhìn của bạn Phan Đăng ạ. Chỉ tiếc một số người có cái nhìn không công tâm. Thường thì nhìn theo quan điểm của giai cấp thống trị trong khi chúng ta khó mà có được những dữ liệu lịch sử gần với sự thật nhất.

    • @sontrinhkim8665
      @sontrinhkim8665 Месяц назад

      Anh nên mua mấy tựa sách của Tạ Chí Đại Trường hay N văn Sơn là các nhà sử học đúng nghĩa…có bán các nhà sách.

  • @phuongphimhay3327
    @phuongphimhay3327 Год назад +1

    Rất hay và chính xác.

  • @quanganhbui71
    @quanganhbui71 Год назад +1

    em thự sự khâm phục anh Phan Đăng anh mới là người em phục vì anh phân tích lịch sử sâu sắc nhưng em có một một ý nhỏ là lịch sử chỉ là ghi chép theo thể thống triều đại anh ạ còn nội tình của những thời điểm ko rõ anh ạ .em mong anh sẽ đi sâu sâu vào giân dan và thực tế vùng miền triều đại nghiên cứu thêm để hiểu đa chiều sâu sắc hơn anh ạ

  • @tutruong1496
    @tutruong1496 Год назад +1

    Hay thanhkiu

  • @HungVu-kj4dy
    @HungVu-kj4dy Год назад +9

    Ba anh em nhà này đều xuất thân là nông dân mà nên cách nghĩ , cách làm không thoát khỏi cái bản chất của Giai cấp Bần - Cố nông . Và có ai đó nói rằng lịch sử luôn lặp lại có lẽ đúng .

  • @conphan6102
    @conphan6102 Месяц назад

    Kính chào nhà báo P

  • @thucnguyenvan6350
    @thucnguyenvan6350 Год назад +4

    Chỉ là một cuộc khởi nghĩa của những người vô học mà lại tham sân si mất đoàn kết nội bộ thì sao giữ bền được ngôi báu ?

  • @lykim529
    @lykim529 2 года назад +5

    Nhà tây sơn đánh tới đâu thắng tới đâu thắng tới đó . Đi tới đâu tàn sát tới đó và cướp tới đó . Công hay tội

  • @bolero-amhuongcuocsong8042
    @bolero-amhuongcuocsong8042 Год назад +4

    Bài bạn phân tích rất hay , theo ý kiến cá nhân tôi thì Nguyễn Huê kiêu hùng quá , ông là nhà quân sự đại tài nhưng có lẽ vì cái kiêu của ông đã át cả cái hùng , phía bắc là nơi đất rộng người đông đất đai trù phú hơn nhân tài chắc cũng không hiếm , rất tiếc ông đã tận dụng được rất ít , vừa kéo quân ra bắc cũng không giữ nổi vua Lê để ông đó chạy mất, lòng người không hướng nội bộ bất hòa, nếu ông giữ được vua Lê ổn định chính trì từ từ có lẽ ổn hơn.
    Nội bộ mà ổn thì Nguyễn Ánh dù tài giỏi cũng chưa chắc có đất dụng võ

  • @phucnguyentv7541
    @phucnguyentv7541 4 месяца назад

    nhà báo nên cho người nghe thêm những
    tác phẩm lịch sử để
    tham khảo!

  • @HiepNguyen-bg6rt
    @HiepNguyen-bg6rt Год назад +1

    Cam ơn

  • @hanvu7841
    @hanvu7841 Год назад +2

    Không ai giám phủ nhận công lao ,chiến tích võ công của triều Tây Sơn nhưng sự mất cân bằng giữa kinh tế và quân sự 1 triều đại mà xuyên suốt là chinh chiến sẽ bào mòn quốc lực. Võ tướng tây sơn nhiều không đếm xuể nhưng làm kinh tế thì kém nên đánh mãi cũng hết lực thì chả bại

  • @phuonglm86
    @phuonglm86 2 года назад +2

    Tập này anh làm hay quá!!!

  • @hoducquy1602
    @hoducquy1602 2 года назад +1

    chờ lâu quá anh ơi. cảm ơn anh nhiều.

  • @CuongNguyen-iq8st
    @CuongNguyen-iq8st Год назад +1

    Các chương trình của Phan Đăng làm rất hay;

  • @cuongdiu1975
    @cuongdiu1975 10 месяцев назад +1

    HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG đăng quang 1788 đến khi chấm dứt Nhà Tây Sơn là 1802
    Đó là con số 14 năm ứng với sấm Trạng Trình.
    Phạm Cường góp cùng quý vị quý bạn

  • @dsngocnhan
    @dsngocnhan 2 года назад +36

    Cám ơn nhà báo Phan Đăng! Tuy vậy có lẽ bạn đã bỏ sót 2 yếu tố quan trọng nhất: 1. sự giúp đỡ của người Pháp cho chúa Nguyễn với những vũ khí tối tân. 2. Sự mất đoàn kết trong hàng ngũ lãnh đạo nhà Tây sơn do không có người cầm cương đúng nghĩa. Nếu không vì 2 lý do này thì có lẽ chúa Nguyễn khó lòng đánh bại nhà Tây sơn? Còn lý do nhà Tây sơn đổ sớm do việc điều hành đất nước bằng quân sự hóa thì theo tôi có lẽ không chính xác vì điều này là việc bình thường trong giai đoạn ban đầu của bất kỳ một nhà nước mới thành lập nào, kể cả chính quyền nước ta hiện nay. Tôi lấy ví dụ, sau gần 50 năm ngày độc lập, chúng ta vẫn gọi các bộ trưởng là tư lệnh ngành đó nhà báo ạ. Có thể bạn đang mượn chuyện này để nói chuyện khác nhưng nếu đúng là như vậy thì tôi hơi tiếc cho một nhân sĩ Bắc hà!

    • @hothong2800
      @hothong2800 2 года назад +2

      ý kiến phản biện của bạn rất hay, đã giúp cho những người tham gia kênh của Nhà báo Phan Đăng hiểu biết thêm, mở rộng thêm kiến thức. Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khỏe!

    • @namluan6295
      @namluan6295 2 года назад +3

      Để giữ ưu thế sức mạnh, thường thì người ta chỉ bán ra những vũ khí có tuổi đời trên trên vài chục năm cho bên khác. Cao trào chiến tranh chúa Nguyễn - Tây Sơn diễn ra cuối thế kỷ 18 suy ra những phương tiện MỚI NHẤT của Pháp trong tay chúa Nguyễn ra đời vào khoảng nửa đầu thế kỷ 18 (1700-1750). Giai đoạn này thì vũ khí phương Tây chưa có gì quá vượt trội so với phương Đông. Mãi đến thế kỷ 19, phương Tây mới bắt đầu vượt mặt phương Đông.

    • @haymaychieu8051
      @haymaychieu8051 2 года назад +1

      Tôi thấy bạn còn thông thái hơn ông nhà báo này, nhưng hơn tất cả có lẽ vì vận nước đến hồi suy vong nên người anh hùng phải ra đi quá sớm

    • @mrinhone4543
      @mrinhone4543 Год назад +9

      Khả năng.Bạn đọc SGK hơi nhiều. Theo nhiều nguồn tài liệu thì sau khi nhà Tây Sơn thành lập. Đặc biệt sau cái chết của hoàng đế Quang Trung. Thì kỉ cương phép nước hủ bại. Nhân dân oán giận. Không phò nhà Tây Sơn nữa. Và bắc hà lúc đó giới sĩ phu vẫn còn nhớ tới nhà Lê. Nhưng phải công nhận Nguyễn Ánh là bậc kì tài. Nếu là người khác chắc ko làm đc

    • @sonngo6852
      @sonngo6852 Год назад

      @@mrinhone4543 kì tài rước voi về giày mả tổ

  • @phamthien5780
    @phamthien5780 Год назад +3

    Vua Gia Long là người có tài. Nhưng với lịch sử ông có công, tội ngang nhau. Tội của ông là đưa quân ngoại bang về gây đổ máu. Công là ông đã thống nhất đất nước, mở rộng thêm lãnh thổ.

  • @tuyennam1
    @tuyennam1 Год назад +3

    Nhà Tây Sơn không được lòng dân cả miền Bắc và miền Nam nên mất nước

    • @trungtrinhbdsyb
      @trungtrinhbdsyb 10 месяцев назад +2

      Đối với Bắc Hà lại càng không đc lòng dân

  • @myphan5614
    @myphan5614 19 дней назад

    Chắc chắn rằng bạn đã nghe câu nói: “ Thà một phút huy hoàng rồi tất còn hơn le lói cả trăm năm” Nhà Tây Sơn phần nào đó có giống với một nhân vật lịch sử trước đó “ Thánh Gióng “ ,cả đời chỉ được xem là đứa trẻ bất thường,đùng một cái dẹp sạch giặc mà cả nước chịu không làm được và sau đó biến mất,thực chất có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến nhà Tây Sơn,trước hết,người nổi tiếng nhất là Nguyễn Huệ với tài cầm binh thần tốc và với cả những đổi mới trong quân sự đã đánh gục quân Thanh vì quá hoảng loạn,đổi mới đó ngày nay người ta gọi là áp dụng công nghệ vào chiến tranh,sử Việt cũng giống tính Việt,cái gì xong thì thôi chẳng bao giờ chịu tìm hiểu và để lại dấu vết,điều này thật sự khác người Trung,điều mỉa mai lớn nhất và khỏi hài nhất với người Việt là họ chỉ có thể tìm thấy tư liệu về lịch sử chính mình trong sử và tài liệu ghi chép của người Trung và ngay cả như vậy cũng chẳng mấy ai chịu đi vào thư viện nước Trung mà tìm hiểu thêm về quá khứ mình.Sử Việt chỉ chép sơ sài về cuộc chiến khiến Tôn sĩ Nghị nửa đêm bỏ chạy rằng quân Việt dùng hoả pháo,sau này một số người theo đuổi nghiệp quốc phòng đã tò mò tìm hiểu về cái thứ hoả pháo này đưa đến 2 giả thuyết,quân Việt đã dùng chất cháy có nguồn gốc là dầu hỏa,tác giả này dẫn chứng là có một số khu vực ở miền Trung túi dầu này tràn ra mặt đất,dĩ nhiên là nó không đủ lớn để khai thác thương mại,dầu hỏa khi được đốt cháy rồi phóng đi dính vào đâu cháy luôn ở đó làm quân Thanh phát hoảng,tác giả thứ hai thì nghĩ nó là phốt pho lấy từ phân dơi,cái khó của việc dùng hoá chất này là nó tự cháy khi để ra ngoài không khí ,điều chưa giải thích được lấy từ phân dơi và tồn trữ thế nào trước khi sử dụng,nhưng tác giả này lại hé lộ căn bệnh đã giết chết vua Quang Trung,những dấu hiệu được mô tả trước khi chết cho thấy nhiễm độc chính chất này.Nếu Nguyễn Huệ sống lâu hơn,đây cũng là họ Nguyễn và nếu sử Việt ghi chép về họ Nguyễn như một vương triều là ông này thay vì con cháu Nguyễn Kim thì chắc chắn lịch sử sẽ đổi khác nhiều,hãy nhìn họ Nguyễn trong lịch sử,họ này theo đúng câu thời thế tạo anh hùng,họ đi lên nhờ thời và tồn tại hơn 200 trăm năm nhờ quán tính,vào tay kẻ anh hùng tạo thời thế ,lịch sử cũng ghi nhận vua Quang Trung đã thay đổi rất nhiều thứ khi nắm quyền,những đổi thay đó cần rất nhiều thời gian để thay đổi một xã hội hầu như không biển động gì cả mấy ngân năm,nói gì thì nói đặc biệt ở cái thời dân chủ này,người Trung và người Việt đa số giống hệt như bẩy cừu được chăm bởi chủ,cái duy nhất chúng mong muốn là an toàn,có cỏ ăn,có chỗ ở an toàn và dĩ nhiên sinh con đẻ cháu đầy đàn và ông chủ ở đây dĩ nhiên nếu là người trong nước thì là nhà nước,thậm chí tệ hơn nếu bị xâm lăng,đừng bao giờ quên rằng người Pháp đã từng ở đây cả trăm năm và người Mỹ ngắn hơn chỉ hơn 20 chục năm nhưng 50 năm sau khi họ rời đi vẫn không hề ít người vẫn xem họ là người dẫn đường ngay tại nước mình.

  • @angquocviet-bv8gt
    @angquocviet-bv8gt 11 месяцев назад +2

    nói về Nguyễn Ánh: chúng tôi không sa đà....1. chúng tôi không biết gì cả về gia long Nguyễn ÁNH,2. CHÚNG TÔI RÉN KHÔNG DÁM NÓI LÊN SỰ THẬT ĐI NGƯỢC VỚI NHÀ CẦM QUYỀN....

  • @XDCS86
    @XDCS86 2 года назад +5

    Nguyễn ánh cũng may mắn được vua Quang Trung đánh đổ họ Trịnh trước. Đúng là có số làm vua.

  • @huythophan2416
    @huythophan2416 Год назад +2

    Diễn giải dài dòng quá, tóm lại ứng câu của Bác Hồ: Dựng được nước đã khó, giữ nước còn khó hơn.

  • @HungNguyen-vw1zc
    @HungNguyen-vw1zc 21 день назад +1

    N hue chi là một danh tướng thôi chứ làm vua thi chưa ₫ủ tầm…

  • @thanhhungnguyen7601
    @thanhhungnguyen7601 Год назад +1

    chất lượng cao

  • @conphan6102
    @conphan6102 Месяц назад

    Kính chào nh

  • @manhtungdinh2309
    @manhtungdinh2309 19 дней назад +1

    Nguyễn Ánh làm một tấm gương sáng nếm mật nằm gai, bại không nản.

  • @nguyencao1878
    @nguyencao1878 Год назад +1

    Anh đánh giá khá công tâm.

  • @T-garden-timelapse
    @T-garden-timelapse Год назад +2

    Viết sử phải viết 1/2 sự kiện là nhân tâm của nhân dân mới đúng. Để hiểu các sự kiện chúng ta cần phải hiểu về tình cảm của nhân dân. Thực tế thì các triều đại tồn tại đều là ở nhân dân.

    • @linhbuituan2492
      @linhbuituan2492 Год назад +1

      Nhân dân nó rộng lắm ông ơi, nhân dân là nhân dân nào vậy? Tầng lớp cường hào sĩ phu hay dân nghèo nông dân? Dân tộc kinh hay người thiểu số? Mỗi 1 nhóm người mỗi 1 địa phương sẽ đại diện cho những ích lợi khác nhau mà người ta gọi là ích lợi nhóm và nhóm này có nhỏ có to tùy theo hoàn cảnh và thời thế. Nhiệm vụ của nhà cầm quyền là phải cân bằng đc những lợi ích này, giảm thiểu rủi ro hy sinh nhóm nhỏ để ưu tiên nhóm lớn hoặc ngược lại tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nói chung là rất phức tạp

  • @congtranvan1977
    @congtranvan1977 Год назад +2

    Tôi thấy phong trào tây sơn rất giống với phong trào thái bình thiên quốc bên tàu: lúc đầu là chiến công hiển hách,sau đó là mâu thuẫn nội bộ, và cuối cùng bị đè bẹp và tận rã

  • @minhhanguyen2320
    @minhhanguyen2320 7 месяцев назад +1

    Chính quyền võ binh là bản chất của các chính thể Việt Nam. Võ công cướp chính quyền thì hà cớ gì võ công nhường quyền cho văn trị. Và thế là sau một thời gian ngắn lại mất nước. Đó là nỗi đau của dân tộc Việt Nam.

  • @tomektom2681
    @tomektom2681 Год назад +1

    Hay

  • @paulcao2918
    @paulcao2918 2 года назад

    Âm thanh nhạc nền lấn át phần thuyết minh.Cốt chuyện thì hay nhưng nghe không được bao nhiêu.

  • @HuongNguyen-yp2wd
    @HuongNguyen-yp2wd Год назад

    Rat hay , cam on.

  • @vanviennguyen523
    @vanviennguyen523 Год назад +2

    Huệ là tên nông dân..kg bền được.

  • @hinhtrong1069
    @hinhtrong1069 2 года назад +8

    Xuất thân từ lục lâm thảo khấu . Ko thể tồn tại lâu đc

  • @hungpham-yg9zm
    @hungpham-yg9zm 20 дней назад

    Phòng trào thì bao giờ cũng ngắn thế mới gọii phong trào

  • @daclucng4938
    @daclucng4938 Год назад

    Hay! Hay nhất là đoạn kết!!!

  • @uc3542
    @uc3542 Год назад

    Xin hỏi những cuốn sách trên giá bày cho đẹp hay để một ngày đó nhà báo sẽ đọc
    Những thông tin như này tra cứu trên mạng rất dễ!
    Cảm ơn Phan Đăng đã luôn miệt mài theo những đam mê!

    • @ThanhNguyen-xb6jq
      @ThanhNguyen-xb6jq Год назад

      Vua 🤣 nguyễn. Ánh có 🤣 công mang văn minh phương Tây về Vietnam. Đấy giày y. Ních. Quần áo conmangle. Mũ lồi. Thắt lưng thay dải rút.

  • @duytavan9273
    @duytavan9273 2 года назад +2

    A e ruột ko bảo đươc nhau mà còn tranh giành ngai vàng thi điều gi đến sẽ đến

  • @monsapgoep-khung9714
    @monsapgoep-khung9714 Год назад +1

    Rất cần những người hiểu biết như PĐ để làm những clip về lịch sử một cách chân chính để mọi thế hệ trẻ tương lai hiểu rõ và khách quan về lịch sử, biết tôn trọng lịch sử và trân trọng lịch sử, tự hào dân tộc chống lại bọn lật sử đang ngày đêm tôn vinh lũ bán nước Nguyễn Ánh, Lê Văn Duyệt...

  • @lacxuan2961
    @lacxuan2961 Месяц назад

    Không được lòng dân .

  • @lamminhtrinh5404
    @lamminhtrinh5404 Год назад +1

    Vì.không.đuọc.lòng.dân.vì.tàn.bạo.nên.mau.tàn

    • @trungtrinhbdsyb
      @trungtrinhbdsyb 10 месяцев назад

      Đúng, đã không đc lòng dân lại còn tàn bạo giết người cướp của. Phá hủy rất nhiều kiến trúc, phá hủy và cướp đi tất cả những gì của họ Trịnh gây dựng gần 250 năm

  • @dysyna8860
    @dysyna8860 Год назад +1

    Thầy Tăng mỡ nước trời không bảo,
    Đầu cha lộn xuống chân con Mười bốn năm tròm hết số thì thôi
    ______"_Nguyễm Bỉnh Khiêm "

  • @duythiennguyen7972
    @duythiennguyen7972 Год назад

    Rất đồng quan điểm với nhà bình luạn nhan phạm

  • @thachdungpham8142
    @thachdungpham8142 Месяц назад

    Lịch sử Việt Nam có nhiều điều buồn. Cùng họ mà chém giết lẫn nhau, đến bây giờ người trong một nước vẫn vậy.

  • @NguyenQuang-bw5do
    @NguyenQuang-bw5do Год назад +1

    "Lạy trời cho chóng gió nồm, Cho thuyền chúa Nguyễn thuận buồm trẩy ra" chúa Nguyễn ko hẳn như nhiều người nghĩ !

    • @tricuong95
      @tricuong95 8 месяцев назад

      Chúa Nguyễn có công ở Miền Nam mà !

  • @user-ql8rd6yu3c
    @user-ql8rd6yu3c 5 дней назад

    Nói như vậy, giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh, ai là người có công với Tổ Quốc, ai là tội đồ ?

  • @quocnguyen6962
    @quocnguyen6962 Год назад +2

    Ôi giời... Mấy anh em... Toàn là giặc cỏ...

  • @vanquangtranvanquang9089
    @vanquangtranvanquang9089 Год назад +2

    Không được lòng dân thua là cái chắc

  • @Nghson-so9yh
    @Nghson-so9yh 2 года назад

    Phải chăng các vị theo hot tren "xem lại chuyện sử " ?
    KIỂU CÓ ĐỨA NÓI 2 NƯỚC, ĐỨA MUỐN XÂY LĂNG, ĐỨA XÍ CÔNG XÓA TỘI.
    Mong PĐ có những Clip chuẩn chỉ để tôn trọng sự thật, góp phần tôn vinh truyền thống dân tộc ta.

  • @nguyentranthigiang6738
    @nguyentranthigiang6738 Год назад +1

    Trong những quan điểm của Phan Đăng về LS thì hình như có gì đó thể hiện sự bênh vực cho thế lực vốn bị dân tộc lên án, nhưng luôn biện hộ rằng "mang tính khách quan, đa chiều".

    • @HungNguyen-yu6ih
      @HungNguyen-yu6ih Год назад +3

      Nếu không có triều đại Nhà Nguyễn thì chúng ta có cả Miền Trung và Nam bộ không? Tây Sơn có mang về cho đất nước này một cục đất nào không? Đi đến đâu cướp đến đó,cuối cùng Thành Bình định là cái nôi của Tây Sơn cũng phải buông tay,dân tình quá chán với Anh em Nhạc Huệ mở cửa thành đón Chúa Nguyễn trở lại.

  • @Phaigiauco
    @Phaigiauco 2 года назад +12

    Tình hình cuộc sống nhân dân Đại Việt trước,trong và sau khi Gia Long lên ngôi:
    -Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục có nhận xét về thời kỳ cuối chúa Nguyễn là: “… từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng, bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc, ấm chén bằng sứ, yên ngựa - dây cương đều nạm vàng, nạm bạc, quần áo là lược, nệm hoa, chiếu mây, lấy phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau… Họ coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, hoang phí vô cùng…”.
    -Càng tiến vào sâu thì mâu thuẫn giữa quân Nguyễn, quân Xiêm và nhân dân Việt càng trở nên sâu sắc. Quân Xiêm cậy mình là kẻ có ơn cứu giúp Nguyễn Ánh nên đàn áp, cướp bóc nhân dân, khinh mạn cả Nguyễn Ánh và quân Nguyễn.Bởi vậy, trong thư đề ngày 25 tháng 1 năm 1785, Nguyễn Ánh đã than phiền với giáo sĩ J. Liot rằng: Nay thì Xiêm binh tự do cướp giật, cưỡng hiếp phụ nữ, cướp bóc tài sản, giết bừa không tha già trẻ. Vậy nên, "giặc" Tây Sơn ngày một mạnh, thế quân Xiêm ngày một suy.
    -Trong thư gửi cho M. Létondal ngày 14/9/1791, giám mục Bá Đa Lộc viết:
    “… Ông ta (Nguyễn Ánh) bắt dân đóng thuế và làm dịch vụ nặng nề, và lúc này, dân chúng bị nạn đói đe dọa nên họ có vẻ mong quân Tây Sơn đến. Trong tình trạng hiện thời, nếu chúng (Tây Sơn) quả quyết đến tấn công, thì nhà vua khó có thể đương đầu lại được..."
    -Bấy giờ quân nhà Nguyễn thì hàng năm ra đánh, thanh thế lừng lẫy. Mỗi khi gió nam nổi lên, thì nhân dân các trấn lại nói với nhau: "Chúa cũ ra đấy!" (bấy giờ hàng năm cứ đến khoảng tháng 4, tháng 5 khi gió nam thổi mạnh thì Nguyễn ánh đốc quân thuỷ bộ ra đánh, đến lúc có gió mùa đông bắc thổi thì lại rút quân về. Người đương thời thường gọi những đợt tấn công như vậy là những trận "giặc mùa". Bọn sĩ phu phản động chống Tây Sơn và ngả theo Nguyễn ánh mới nhân đó, đặt ra câu ca dao: Lạy trời cho chóng gió nồm, Cho thuyền chúa Nguyễn thuận buồm trẩy ra).
    (Hoàng Lê nhất thống chí/Hồi 17)
    - Một giáo sĩ người Pháp tên Guérard nhận xét rằng Gia Long đánh thuế quá nặng lên dân chúng: "Vua Gia Long bóp nặn dân chúng bằng đủ mọi cách, sự bất công và lộng hành làm cho người ta rên xiết hơn cả ở thời Tây Sơn; thuế má và lao dịch thì tăng lên gấp ba". Đối với miền núi, Gia Long ban hành các loại thuế đánh vào lâm thổ sản ở vùng này, làm cho "dân Man quanh năm nộp thuế không lúc nào rỗi, hậu quả là "dân phải nhặt củ rau và quả ở núi để ăn cho no bụng"
    "Người Đàng Ngoài kêu gọi ông giúp họ tiêu diệt nhà Tây Sơn, nhưng khi ông cai trị họ, chưa đầy 6 năm thì họ nguyền rủa ông mỗi ngày, vì ông bắt họ lao dịch gấp 2 nhà Tây Sơn , họ nuôi ý định nổi dậy, nhưng họ không đủ sức lực và thiếu 1 nhà lãnh đạo có thể kích thích họ hành động" .
    ( Trích Charles B.Maybon , La Relation sur le Tonkin et Cochinchine de Mr. de la Bissacherre, tr 127_ 156) _ (Ký sự Đàng Ngoài và Đàng Trong của Giáo sĩ de la Bissachere) .
    -Nguyễn Ánh đánh đổ nhà Tây Sơn và lên ngôi, ông ta đã xóa bỏ chính sách khuyến khích ngoai thương rất tiến bộ của Quang Trung, thay vào đó là chính sách ngăn cấm giao thương buôn bán với nước ngoài. Sau khi Nhà Tây Sơn mất, các thương nhân nước ngoài đến buôn bán tại Việt Nam vẫn có sự so sánh về chính sách thương mại của Quang Trung với Nhà Nguyễn. Thương nhân người Anh là Crafurd khi đến Việt Nam năm 1822, dẫn lại lời các Hoa kiều từng sống ở Huế dưới thời Tây Sơn cho rằng: anh em Tây Sơn cai trị ôn hòa và công bằng hơn vị vua hiện tại (Minh Mạng) hay người cha (Gia Long).
    - Sĩ quan Chaigneau người Pháp trong quân đội nhà nguyễn đã ghi lại năm 1807(5 năm sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi): “Dân chúng hết sức khốn khổ, vua và quan lại làm khổ dân một cách kỳ lạ; công lý này tùy thuộc tiền bạc, kẻ giàu có thể đánh đập người nghèo mà không sợ bị trừng phạt gì, vì họ tin chắc nhờ tiền bạc họ sẽ thắng kiện".
    -Một người Pháp là Borel viết năm 1818 mô tả việc xây thành Phú Xuân (Huế):
    “Nhà vua sử dụng tất cả nhân lực vào việc xây tòa thành và các công trình công cộng khác. Khi tôi đến Huế, đã có đến 8 vạn người được điều động từ các nơi trong cả nước đang khẩn trương xây dựng một tòa thành rộng lớn bằng gạch... Riêng việc xây bờ thành đã tốn kém những khoản tiền khổng lồ và làm thiệt hàng ngàn nhân mạng vì phải khổ dịch liên tục... Nhà vua [Gia Long] đã vung ra những món tiền lớn và hy sinh tính mạng của hàng ngàn dân chúng vì họ phải làm việc không nghỉ tay trên các tường lũy của kinh thành. Đây quả là một công trình kỳ diệu. Mười vạn người được thường xuyên huy động”
    - Về phía Pháp, sử gia đương thời Gosselin đồng thời là Đại Úy quân đội viễn chinh pháp cho rằng:
    Những vị hoàng đế nước Nam, bởi sự bội bạc đối với những người Pháp lẫy lừng đã làm quan cho Gia Long, mà nhờ họ, ông ta (Gia Long) mới có được ngai vàng; bởi sự tàn ác đối với những giáo sĩ đồng bào của chúng ta; bởi sự cứng đầu điên dại bế quan tỏa cảng; bởi sự khinh bỉ nền văn minh phương Tây, vì kiêu căng ngu muội,

    • @MinhPham-yp6rf
      @MinhPham-yp6rf Год назад +1

      Kiến thức của bạn thật phong phú xin cảm ơn

    • @zenrom
      @zenrom Год назад +1

      uh, ác thế mà tồn tại bao nhiêu đời, mở mang bờ cõi lớn nhất trong suốt lich sử VN :))

    • @Phaigiauco
      @Phaigiauco Год назад +1

      @@zenrom Sử gia hiện đại Lương Đức Thiệp nhận xét rằng việc Nguyễn Ánh thi hành chính sách bảo thủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ của triều Tây Sơn đã khiến "dân tộc Việt Nam vẫn cứ đứng lỳ trên một nấc tiến hóa với cái kỹ thuật canh tác không thay đổi" Các chính sách này là nguyên nhân khiến nước Việt thời nhà Nguyễn dần trở nên trì trệ, lạc hậu, không thích ứng kịp với thời đại mới và bị đế quốc Pháp xâm chiếm vào nửa thế kỷ sau.

    • @huynhvuongviet2410
      @huynhvuongviet2410 11 месяцев назад +1

      @@zenrom bởi vì hắn rước Pháp về, có Pháp bảo đảm cho chúng giữ được cái vai trò bù nhìn đấy. Cộng thêm nữa là cái bờ cõi cũng chỉ được thời Minh Mạng thôi. Sau đó thì mất hết rồi.

    • @PhuNguyen-qy9qe
      @PhuNguyen-qy9qe Месяц назад

      ​@@huynhvuongviet2410thôi im mẹ đi ko có ng Ánh là bữa nay chia ra làm 3 vì đất vùng duyên hải Tây Nguyên vẫn là của người chăm