# 74 TẠI SAO CHÚNG TA BỊ VIÊM DẠ DÀY ? LÀM SAO KHÔNG BỊ BỆNH NÀY?WHY DO WE HAVE GASTRITIS?| DR DI

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 19 мар 2023
  • - link đăng ký kênh tại
    / @dr.diquangbuimd2510
    1. VIÊM DẠ DÀY
    Phân loại theo Hệ thống Sydney: HÌNH ẢNH NỘI SOI
    • Phù nề (Edema): niêm mạc dày, đục, cấu trúc tuyến có thể thấy rõ.
    • Sung huyết (Erythematous): các mảng đỏ, đường đỏ.
    • Tiết dịch (Exudate): nhiều chất dịch nhày bám trên bề mặt niêm mạc.
    • Trợt phẳng (Flat erosive): chỗ niêm mạc mất liên tục.
    • Trợt nhô cao (Raised erosive): dạng ụ niêm mạc nhô lên với trung tâm các ụ này lõm.
    • Tăng sinh thành nếp thô dày (rugal hyperplasia): các nếp niêm mạc không bị xẹp khi bơm hơi dạ dày.
    • Teo niêm mạc (mucosal atrophy): niêm mạc mỏng, thấy rõ được các mạch máu dưới niêm mạc.
    • Teo nếp niêm mạc (rugal atrophy): các nếp niêm mạc giảm số lượng & kích thước.
    • Xuất huyết (intramural bleeding): dạng các chấm hoặc các đường sậm màu.
    • Dạng nốt (nodularity): niêm mạc thô, không phẳng đều và có nhiều nốt nhỏ.
    • Chuyển sản ruột (intestinal metaplasia): mảng phẳng hay nhô cao, màu trắng, không đều, thường ở vùng hang vị.
    Kết luận dựa vào vị trí vùng viêm và dạng viêm dạ dày nổi bật nhất và kết quả mô học .
    2. VIÊM DẠ DÀY CẤP VÀ VIÊM DẠ DÀY MẠN
    2.1 Viêm phù nề, xung huyết, viêm trợt, xuất huyết, dạng nốt… xếp loại viêm dạ dày cấp .
    2.2 Viêm teo niêm mạc, viêm teo nếp niêm mạc, chuyển sản ruột và nghịch sản, cần sinh thiết và đọc trên kính hiển vi hay kết quả mô học, xếp nhóm viêm dạ dày mạn hay tiền ung thư.
    3. PHÂN LOẠI VIÊM DẠ DÀY
    Viêm dạ dày có thể được phân loại một số cách:
    • Dựa trên mức độ tổn thương niêm mạc, phân loại là viêm dạ dày ăn mòn EROSIVE GASTRITIS và viêm dạ dày không ăn mòn NON- EROSIVE GASTRITIS.
    • Theo vị trí liên quan (ví dụ: tâm vị, thân, hang vị).
    • Về mặt mô học là cấp tính hoặc mạn tính dựa trên loại tế bào viêm.
    •Viêm dạ dày cấp xâm nhập bạch cầu đa nhân trung tính tại niêm mạc.
    •Viêm dạ dày mạn tính xâm nhập chủ yếu tế bào lympho.
    4. NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM DẠ DÀY
    - Do dạ dày tiết acid và pepsin tiêu thức ăn nhưng phá hủy niêm mạc dạ dày, tuy nhiên dạ dày được bảo vệ nhờ lớp chất nhầy bao phủ chống lại sự phá hủy của acid, sự cân bằng này làm chúng ta không bị bệnh dạ dày .
    - Khi mất cân bằng lớp nhầy bảo vệ này được tạo ra ít hơn hoặc lượng acid được tiết ra quá nhiều gây tổn thương niêm mạc dạ dày và gây ra viêm thậm chí loét dạ dày .
    - Theo phân loại các nguyên nhân cập nhật mới nhất 02/ 2023
    Để dễ hiểu nên phân loại theo nguyên nhân thường gặp giúp điều trị và phòng ngừa.
    4.1 Do nhiễm trùng, vius… xâm nhập vào dạ dày
    Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) tại dạ dày: tỷ lệ nhiễm HP chiếm khoảng 75- 80%% trong viêm loét dạ dày và gần như 98% trong loét hành tá tràng.
    Các loại ký sinh trùng, virus, nấm ít gặp hơn
    4.2 Thuốc NSAIDS như aspirin hay thuốc chống viêm không steroid hoặc corticoid
    4.3 Sau nhiễm trùng, chấn thương, hoặc bỏng nặng… tạo stress tăng tiết acid gây viêm loét.
    4.4 Thuốc lá, bia, rượu
    4.5 Tinh thần căng thẳng lo âu, rối loạn giấc ngủ, ăn ngủ không đúng giờ, bỏ bữa…
    4.6 Ăn thức ăn quá chua, quá cay, cứng…
    4.7 Trào ngược dịch mật là nguyên nhân ít ai chú ý
    TRÀO NGƯỢC DỊCH MẬT là nguyên nhân làm dễ bị viêm dạ dày mà lâu ngày viêm teo niêm mạc dạ dày, chuyển sản ruột đã đề cập trong video 29, 60, 61, 55.
    Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm:
    4.8 Viêm dạ dày tự miễn, bệnh gan, bệnh thận.
    4.9 Bệnh u hạt như bênh sarcoidosis, bệnh crohn có viêm dạ dày .
    4.10 U gastrin hay gastrinoma gây tăng tiết acid của dạ dày hội chứng Zollinger - Ellison.
    5. CÁCH ĐIỀU TRỊ
    5.1 Phải điều trị nguyên nhân gây nên viêm dạ dày .
    5.2 Điều trị triệu chứng nếu có
    5.3 Phải thay đổi lối sống nếu chưa phù hợp
    6. LÀM SAO KHÔNG BỊ BỆNH VIÊM DẠ DÀY?
    6.1 Phải hiểu các nguyên ngân gây nên viêm dạ dày.
    6.2 Thực hiện phòng ngừa các yếu tố gây nên viêm dạ dày nếu có thể.
    6. 3. Phải đi khám sớm khi có bất thường đường tiêu hóa.
    Chú ý tránh trào ngược dịch mật nên sau ăn xong 3 giờ sau mới nằm .
    Nên tránh nằm ngay sau ăn hay sau ăn chưa đủ 3 giờ đã đi nằm.
    Tham khảo:
    www.msdmanuals.com: MSD MANUAL - Phiên bản dành cho chuyên gia www.uptodate.com: UPTODATE- Gastritis: Etiology and diagnosis - 02/203 noisoi.com.vn/index.php/dao-ta... Nội soi dạ dày tá tràng, Bệnh viện Chợ Rẫy. Guideline Appropriate use of GI endoscopy, ASGE (2012)

Комментарии • 7

  • @namtranthanh5320
    @namtranthanh5320 Год назад

    Một clip chi tiết và đầy đủ về bệnh viêm dạ dày ở mỗi giai đoạn mà rất nhiều người chưa hiểu rõ hết về bệnh của mình. Cảm ơn Bác sĩ đã tận tình hướng dẫn . Chúc Bác Đi nhiều sức khỏe !

  • @tiffanyle9241
    @tiffanyle9241 Год назад

    Cảm ơn bác đã hướng dẫn, chúc bác nhiều sức khỏe!!!

  • @hoaphamthi3410
    @hoaphamthi3410 Год назад

    Dạ, cảm ơn Bác sỹ rất nhiều

  • @duongbui513
    @duongbui513 Год назад

    Cảm bác sĩ đã chia sẻ những người bị dạ dày ạ.chúc bác sĩ nhiều sức khỏe ạ. E xin số điện thoại của bác có được không ạ

  • @thanhho3950
    @thanhho3950 Год назад

    Da thưa bs, tôi bị viêm niêm mạc hang vị sung huyết đã hơn năm rưỡi, mặc du uống thuốc, ăn xay nhuyễn, còn sinh hoạt ngủ nghĩ nghiêm ngặt, mà bệnh càng ngày càng nặng, noi soi 3 lần, tôi đang bị bệnh nền hen suyễn, đang dùng thuốc kháng viêm dang xịt seretide, bs khoa phổi có tu vân thuốc này không ảnh hưởng đến Da day, vì dang xịt, tôi rất hoang mang không biết bệnh càng nặng có phải do dùng thuốc xịt suyễn không, rất buồn,cam ơn bs chúc bs khỏe mạnh để giúp đơ công đồng.

    • @dr.diquangbuimd2510
      @dr.diquangbuimd2510  Год назад

      Chủ nhật này Em đến Bv Hoàn Mỹ Sài Gòn Bs xem bệnh mới biết tại sao Em lâu lành

  • @copphanvan7302
    @copphanvan7302 7 месяцев назад

    Like