Số nguyên tố : Con số kỳ bí và huyền diệu

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 1 окт 2024
  • "Kỳ bí và huyền diệu". Tôi đã suy nghĩ nát óc mà không tìm ra tính từ nào khác để diễn tả về số nguyên tố. Một con số cực kỳ đơn giản, được con người khám phá ra từ rất lâu và đến nay, nghĩa là hơn 30 thế kỷ sau, khi con người đã thám hiểm Hỏa tinh, đã phát minh ra những tiến bộ tuyệt vời, nhưng các nhà khoa học vẫn còn “bể đầu” vì vẫn chưa chứng minh được những kỳ bí và huyền diệu của số nguyên tố.
    Và điều huyền diệu hơn tất cả, đó là nếu không có số nguyên tố, con người chúng ta sẽ không có sự sống hiện đại như ngày hôm nay.
    Kính mời các bạn bước vào thế giới của những kỳ bí và huyền diệu.
    #PhạmMinhHoàng #toánhọc #khoahọc #Sốnguyêntố #Eratosthène #Goldbach #phântíchthừasốnguyêntố
    Kênh RUclips Khoa học và Chúng ta được nhà giáo Phạm Minh Hoàng thực hiện với sự giúp đỡ của các thân hữu, bạn bè, đồng nghiệp. Ước vọng của chúng tôi là được chia sẻ, cung cấp những kiến thức về khoa học nói chung và toán học nói riêng dưới một lăng kính hàn lâm nhưng cũng không thiếu những nét bình dân, thân thiết và thậm chí còn có phần hài hước.
    Rất mong được sự quan tâm theo dõi của quý vị cùng các bạn. Xin mọi người cùng đăng ký để theo dõi cũng như quảng bá đến cho bạn bè. Xin chân thành cảm ơn.
    Khoa Học & Chúng Ta

Комментарии • 229

  • @sinhngoc563
    @sinhngoc563 2 года назад +62

    Rất ái mộ anh! luôn chọn chủ đề thiết thực, trình bày đơn giản, khúc chiết, chính xác; minh hoạ sinh động! Tôi đã 65 tuổi, giá như ngày xưa đi học được thầy giảng giải như anh (nhất là môn toán) thì không khéo tôi thành...Ngô Bảo Châu rồi! Chúc anh luôn mạnh khoẻ và tiếp tục có những bài giảng tuyệt vời.

    •  2 года назад +8

      Xin cám ơn bạn nhiều. Mong bạn tiếp tục ủng hộ kênh và quảng bá đến nhiều người cùng xem.

    • @phihungtran1391
      @phihungtran1391 2 года назад

      ổng là giáo sư Đại học Phú Thọ mà !

    • @phongho174
      @phongho174 2 года назад +1

      Làm video về con số của Goldbach đi ạ

    • @namduonghoang6301
      @namduonghoang6301 2 года назад +2

      @ em có bài toán sau thưa thầy. Cho a, b, n thuộc N*
      1. Nếu (a^n-b^n)/(a-b) là số nguyên tố thì n là số nguyên tố.
      2. Nếu n lẻ và (a^n+b^n)/(a+b) là số nguyên tố thì n là số nguyên tố.
      Không biết bài toán này có chứng minh được không ạ? Em đã thử nhiều trường hợp và thấy những trường hợp đó đều đúng với đề bài.
      Em cũng dự đoán khác:
      Nếu (a^kn-b^kn)/(a^n-b^n) là số nguyên tố thì k là số nguyên tố.
      Em xin phép gửi thầy bài toán.

    • @lamnguyenson2042
      @lamnguyenson2042 2 года назад

      mình năm nay 60 trong thời học phổ thông mình bị mất căn bản môn toán vì bị thay đổi thời thế từ giáo dục chương trình miền nam, chuyển sang chương trình miền bắc bị bỡ ngỡ và mất căn bản. nay nghe thầy giảng đơn giản và dễ hiểu thì mình nghĩ môn toán không phức tạp mấy chỉ cần động não chút thôi thì thấy thật là lôi cuốn không thấy chán.

  • @VanNguyen-gn7zs
    @VanNguyen-gn7zs 2 года назад +14

    Thầy ơi, em vốn không giỏi tính toán và không nhạy bén với những con số, sau đó thì không ai dạy bảo nên dở hẳn và mất niềm tin vào môn toán. Lâu dần, em trở nên bài xích nó và luôn tự hỏi tại sao một vài người bạn em lại học ngành toán học để làm gì. Em luôn tìm hiểu câu trả lời trong tất cả khi có thể. Bây giờ, cho đến khi xem được clip này em lại thiết lập và củng cố vào nhận thức mới về Toán học là vô cùng kì diệu, kì vĩ. Nó thật sự là khoa học căn bản và là đam mê bất tận. Trân trọng toán học hơn và những người đam mê nó.
    E cảm ơn thầy nhiều lắm!

    •  2 года назад +9

      Thầy cũng cám ơn em đã có lời động viên thầy tiếp tục công việc này.

  • @Tony-oc7yf
    @Tony-oc7yf Год назад +23

    Từ nhỏ đã nhận ra toán học là vô cùng hấp dẫn nhưng trải qua trường lớp thì thấy nó trở thành xa cách. Nay nhờ thầy mà xác nhận lại tình yêu xưa với toán 😊

    • @tuanminhnguyen4718
      @tuanminhnguyen4718 Год назад

      rồi sao nữa

    • @Mastergame2012
      @Mastergame2012 6 месяцев назад

      ​@@tuanminhnguyen4718
      ★𖧷𖠊𒐫𖣘සැලකගැන තව ටිකක වි𒅃ƙׁׅ⁠ꪱׁׁׁׅׅׅ⁠ᥣׁ⁠⃤⃤⃢
      к𖣘𒐫c𒈒𒄆
      𒅃ƙׁׅ⁠ꪱׁׁׁׅׅׅ⁠ᥣׁׅ֪⁠ᥣׁׅ֪ 𒌧𖣘𒄆﷽﷽𖣘𒐫𒅌꧁༒☬Ⱡ☬༒FCC

  • @299kmhvn
    @299kmhvn 2 года назад +8

    Năm 2010 mình học năm 2 ĐHBK, nghe tin thầy bị CS bắt mà nghẹn lòng. Không ngờ nay lang thang trên này lại được nghe thầy giảng.
    Kính chúc thầy và gia đình thật nhiều sức khoẻ.

    •  2 года назад +1

      Cám ơn em.

    • @diennguyentan9802
      @diennguyentan9802 2 года назад +1

      Mà sao 9 nguyên tố vậy

    •  2 года назад

      @@diennguyentan9802 9 không phải số nguyên tố !

  • @viembui9819
    @viembui9819 2 года назад +11

    Tôi kém về toán học. Nghe chỉ hiểu câu 1,câu 2. Nhưng tin rằng cuộc sống và sự việc , đc tính trên căn bản toán học...Cám ơn thạc sĩ toán đã giải thích. Chờ mong clip tới sớm trình làng

  • @haidangphan1984
    @haidangphan1984 Год назад +9

    Tôi tốt nghiệp 12 năm 2004 trong thời gian học thì kiến thức học trên lớp rất khó hiểu buồn ngủ và chán còn thầy giảng như thế quá hấp dẫn dễ hiểu mong ngành giáo dục nên có cải cách cách giản dạy trình bày như thầy thì học sinh sẽ dễ tiếp thu hơn

    • @ClipTramTrieuView
      @ClipTramTrieuView 5 месяцев назад

      Lúc đó học nhiều cái mơ hồ không hiểu thấu đáo. Giờ xem lại thấy thú vị quá ❤

  • @vutrieu6832
    @vutrieu6832 2 года назад +8

    Kênh này chỉ những người có học thức mới thích không bao giờ có gạch đá , rất hay hãy yêu toán học

  • @vannguyen50
    @vannguyen50 2 года назад +7

    Khi cần viết phần mềm truy tầm các số nguyên tố trong một khoảng bất kỳ, tôi đã có dịp google các nhu cầu liên quan nên cũng đã biết được một phần về số nguyên tố. Nay xem video này của thầy Minh Hoàng, tôi thành thật cám ơn thầy đã tổng hợp và diễn trình vấn đề một cách mạch lạc, rõ ràng, và khá đầy đủ.

  • @namduonghoang6301
    @namduonghoang6301 2 года назад +1

    Công thức MERSENNE PRIMES là một phần của công thức sau
    1. Cho a, b, n là các số tự nhiên với a>b
    - {[a^(a-b)]-[b^(a-b)]}/[(a-b)^2] luôn là số tự nhiên. Nếu {[a^(a-b)]-[b^(a-b)]}/[(a-b)^2] là số nguyên tố thì a-b là số nguyên tố. Nếu a-b là hợp số thì {[a^(a-b)]-[b^(a-b)]}/[(a-b)^2] là hợp số.
    - Nếu [(a^n)-(b^n)]/(a-b) là số nguyên tố thì n là số nguyên tố. Nếu n là hợp số thì [(a^n)-(b^n)]/(a-b) là hợp số.
    2. Cho a, b, n là các số tự nhiên với n là số lẻ
    - Với a+b là số lẻ thì {[a^(a+b)]+[b^(a+b)]}/[(a+b)^2] luôn là số tự nhiên. Nếu {[a^(a+b)]+[b^(a+b)]}/[(a+b)^2] là số nguyên tố thì a+b là số nguyên tố. Nếu a+b là hợp số thì {[a^(a+b)]+[b^(a+b)]}/[(a+b)^2] là hợp số.
    - Nếu [(a^n)+(b^n)]/(a+b) là số nguyên tố thì n là số nguyên tố. Nếu n là hợp số thì [(a^n)+(b^n)]/(a+b) là hợp số.

  • @YuMath
    @YuMath 2 года назад +3

    thầy làm video khoa học rất chi tiết và hay quá

  • @MC-dt4pg
    @MC-dt4pg 2 года назад +4

    Cảm ơn anh rất nhiều đây là những kiến thức vàng trên internet! Xin góp ý chút xíu là số 2^256 - 1 chỉ có độ dài tối đa là 78 chữ số.....Một lần nữa xin cảm ơn anh!

    •  2 года назад +3

      Ôi, tôi nhớ đã kiểm tra kỹ trước khi làm rồi. Cám ơn anh đã đính chính. XIn chân thành cáo lỗi cùng mọi người.

  • @minhviethoang7475
    @minhviethoang7475 2 года назад +3

    Thay a, truoc dây, tôi van biet là toan hoc dep lam, nhung toi moi biet thay có 2 ngày qua các bài giang toan hoc cua thay thi toi moi biet them nhieu ve dep cua toan hoc nua. Giá nhu tat ca cac hoc sinh pho thông tu nhieu nam nay mà hoc toan can than, duoc có nhung thay giáo nhu thay : day cách dat van de, cach neu ra huong giai quyet cua nhan loai, cach khoi goi uoc mo, cach lien ket toan hoc voi nhung linh vuc khac ke ca khoa hoc xã hoi va nghe thuat, thi bo mat Trái Dat da khong bi tan phá nhu bay gio. Cam on thay.

  • @TranLinh-po3ld
    @TranLinh-po3ld 2 года назад +4

    Kiến thức và cách Thầy nghiên cứu thật uyên bác. Em cảm ơn Thầy vì học đc quá nhiều điều từ cách nghiên cứu, cách trình bày, cách làm chủ công nghệ...Thầy có thể có tạo 1 video hướng dẫn giải pháp (or công cụ) xây dựng nội dung đào tạo Online được không ạ?? hi vọng...

  • @littleyumidota2
    @littleyumidota2 2 года назад +5

    E đợi video của thầy mãi. Cảm ơn thầy

  • @thethieu2039
    @thethieu2039 2 года назад +5

    Hay quá. Em cám ơn thầy nhiều ạ. Chúc kênh ngày càng phát triển

  • @laptran9449
    @laptran9449 Год назад +2

    Tôi xem thầy hướng dẫn về số học, mà tôi mở rộng kiến thức về dịch học và 64 quẻ về hà Đồ Lạc Thư rút căn số

  • @hongvu1911
    @hongvu1911 2 года назад +4

    thầy thêm nhiều câu chuyện hay như đoạn cuối video ah , chúc thầy sức khoẻ nhiều ah

  • @langang7195
    @langang7195 2 года назад +2

    Ví dụ sau cùng thì không thuyết phục ạ. Bởi vì có rất nhiều thế hệ Bọ ngựa, Bò cạp, Ve sầu sinh ra theo các thời điểm khác nhau nên trong thực tế thì các loài đó vẫn xuất hiện cùng nhau trong mùa hè là mùa Ve xuất hiện nhiều nhất, Bọ cạp hay Bọ ngựa luôn có ở 4 mùa và không thiếu ở mùa hè. Có điều là nó có ăn ve dc không thôi ạ.

  • @lukluk8639
    @lukluk8639 Год назад +2

    Lần đầu tiên có cảm giác học toán. Mê thiệt chứ. Hồi xưa thời thời trung học chả biết sao nó lại ra kết quả, có kết quả rồi cũng chả biết đúng hay saim

  • @dangvanbang
    @dangvanbang 2 года назад +5

    Rất cần những kênh bổ ích như thế này. Xin cảm ơn thầy giáo.

  • @kevinluong5906
    @kevinluong5906 2 года назад +2

    Ve sầu giỏi toán học. Một số loài nằm trong đất nhiều năm với số năm là số nguyên tố :))

  • @hoanghochoi5700
    @hoanghochoi5700 2 года назад +3

    Những con số đúng là ma trận kì lạ nhất trong vũ trụ này. Quá khủng khiếp. Toán học đúng là phương tiện để con người làm chủ vũ trụ. Cứ tiến hóa tiếp đi, trong tương lai não người sẽ ghi nhớ tất cả những gì thuộc về toán học

    • @redchannel6346
      @redchannel6346 2 года назад

      Thật khó tin nhưng có thể trong vòng 100 năm nữa thì phần đông trẻ con học lớp 1 cũng có thể hiểu được vấn đề này. Vì não chúng đều có chip xử lý.

  • @lululemon4614
    @lululemon4614 2 года назад +3

    Quá ư là hấp dẫn, toán học thật kì diệu! Cảm ơn Thầy

  • @hienminhtran2290
    @hienminhtran2290 2 года назад +8

    Thế này mới gọi là thầy phải không các bạn, minh không đủ trình độ để hiểu nhưng vẫn cứ thích nghe ♥️

  • @thiphubui950
    @thiphubui950 2 года назад +3

    Cảm ơn thầy Hoàng, bài giảng hay quá, chúc thầy luôn mạnh khoẻ và bình an. Hùng Phú Vancouver.

  • @04.nguyenthegiang31
    @04.nguyenthegiang31 2 года назад +5

    Em cảm ơn thầy ạ, video của thầy rất hay và ý nghĩa ạ. Em mong thầy có thể làm video về lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học được không ạ ? Em cảm ơn thầy ạ.

    •  2 года назад +3

      Em cảm phiền, tôi dốt hóa lắm. Học cả năm chẳng biết "mol" là gì. Nhưng tôi sẽ tìm một chuyên gia để nói về vấn đề này. Bạn thông cảm nha. Thân.

    • @tcuonfjk4644
      @tcuonfjk4644 2 года назад +1

      @ giống e quá thầy thích toán lý mà ghét hoá vl, ko bik học để làm j

  • @benalpha2297
    @benalpha2297 Год назад +2

    Kênh hay quá mà giờ mới biết. Mong thầy sẽ luôn có nhiều sức khỏe ạ.

    •  Год назад

      Cám ơn bạn nhiều. Mong bạn giới thiệu đến bạn bè và người thân nhé.

  • @ThanhTungNguyen-yf4eb
    @ThanhTungNguyen-yf4eb 2 года назад +5

    chủ đề hay quá chú ạ, đúng lúc cháu mới đọc qua về thuật toán RSA, thế mới thấy con người thật vĩ đại, có thể ứng dụng những thứ tưởng như không thể ứng dụng để làm những điều không tưởng. Cháu rất mong chờ video sau của chú ạ!

    • @MC-dt4pg
      @MC-dt4pg 2 года назад

      Nếu bạn cần nghiên cứu về mã hóa ECC hãy liên hệ mình.

    • @namduonghoang6301
      @namduonghoang6301 2 года назад +1

      @@MC-dt4pg đó là gì vậy bạn?

    • @MC-dt4pg
      @MC-dt4pg 2 года назад

      @@namduonghoang6301 À, đó là thuật toán mã hóa Elliptic Curve Crytography trong blockchain đấy bạn!

  • @halam4121
    @halam4121 2 года назад +4

    Thầy làm về chủ đề tiệm cận đi. Tại sao lại có trường hợp hai đường thẳng lao vào nhau mà không bao giờ chạm vào nhau. Và liệu nó có ứng dụng gì vào cuộc sống thực tế không nhỉ. ?

    • @tranhoangminh9742
      @tranhoangminh9742 2 года назад +1

      Ứng dụng tiệm cận rất nhiều nha bạn ơi

    • @halam4121
      @halam4121 2 года назад

      @@tranhoangminh9742 ví dụ đi bạn.

    • @hoanmanh88
      @hoanmanh88 2 года назад +1

      Tiệm cận nói dễ hiểu là trẻn tình bạn, dưới tình yêu, giao nhau hiểu đơn giản là tình một đêm 😬😬😬

  • @thaolam8139
    @thaolam8139 Год назад +3

    Rất ngưỡng mộ và cảm ơn giáo sư rất nhiều ạ!

  • @maihoang8576
    @maihoang8576 23 дня назад +1

    Khi còn đi làm tôi rất thích sử dụng toán học , nhưng tới nay gần 80 tuổi , lâu không đi làm , tôi cũng quên nhiều . Nay nghe ngài giảng toán cao cấp thật hay , tôi được ôn lại , cảm thấy thích làm sao . Cám ơn ngài nhiều lắm !

  •  2 года назад +1

    Thầy giúp em tìm hiểu bài toán này với ạ. Có cách nào nào để biểu diễn một số có giá trị lớn nhất bằng một lượng chữ số nhất định không. Ví dụ với 2 chữ số thì 9^9 sẽ có giá trị lớn hơn 99. Ngoài phép mũ ra thì có phép toán gì có thể cho ra gia trị lớn hơn không?. Tương tự như vậy thì có cách nào để biểu diễn số nhỏ nhất với một lượng chữ số nhất định không (trường hợp này thì phải có điều kiện là giá trị phải >0) ?. Ví dụ với 2 chữ số thì cách biểu diễn 1/(9!) sẽ nhỏ hơn 1/9. Mong thầy giúp ạ.

    •  2 года назад +1

      Nếu chỉ có hai chữ số thì ví dụ của hai ví dụ của em là đúng, vì tôi suy nghĩ và tính toán với các phần mềm thì không chứng minh ngược lại được.

    •  2 года назад +1

      @ cảm ơn thầy, Không biết có cách nào để tổng quát hóa cho N số không ạ.

    •  2 года назад +1

      @ ví dụ với 4 số thì 9^9^9^9. 999^9, 9^999... thì cái nào lớn nhất ạ.

  • @binhannguyen3917
    @binhannguyen3917 11 месяцев назад +1

    Phút 12:50
    Trước thầy nói số 1 không phải là số nguyên tố!
    Sao giờ thầy nói 1 là số nguyên tố?
    Thầy nhầm chăng?
    Sun. 2023 1105 0727 EST

    •  10 месяцев назад

      1 không phải là số nguyên tố. Nếu tôi có nói thì cho tôi xin lỗi. Trong lúc thu hình không có máy nhắc nên chắc chắn có nhiều sai sót.

  • @phachau9101
    @phachau9101 Год назад +1

    nhưng sự uyển chuyển áp dụng lại là sự màu nhiệm của nó

  • @hungao1095
    @hungao1095 2 года назад +3

    Càng xem càng thấy cuốn hút....Cảm ơn thầy nhé

  • @hoanganhdao68
    @hoanganhdao68 Год назад +2

    Ví dụ cuối cùng của Thầy về con ve rất là hay! 😄😂

  • @Louis_Tran_BigBoyBehemoth
    @Louis_Tran_BigBoyBehemoth Год назад +2

    tuyệt quá thầy ơi, nhờ có bài học này mà em hiểu hơn về số nguyên tố, mong thầy tiếp tục làm thêm về các Series về các bài toán ạ.

  • @thoinguyencao5847
    @thoinguyencao5847 7 месяцев назад +1

    Dạ bậy giờ máy tính lượng tử nhanh lắm thầy ơi.

  • @hungdo6063
    @hungdo6063 2 года назад +2

    Thuở xưa những người phát minh ra chữ số có nghĩ ra những điều này kg , hay là sau này người ta phân tích phức tạp

    • @kienhoanginh1281
      @kienhoanginh1281 2 года назад +1

      Càng về sau càng phức tạp, nhưng là để phục vụ nhu cầu của con ng chứ ko phải là tự làm khó mình

  • @bach8802
    @bach8802 Год назад +1

    Vấn đề của giáo dục bây giờ là nhồi nhét quá nhiều kiến thức 1 lúc cho học sinh tự học và giáo viên thì không đủ thời gian cũng như giảng bài chưa truyền được cảm hứng học hỏi tìm tòi cho học sinh.

  • @Hellangelx
    @Hellangelx 2 года назад +3

    [code=Python]
    from math import sqrt
    list =[]
    x = int(input().strip())
    def isprime(a):
    if a < 2: return False
    if a == 2 or a == 3: return True
    if a % 2 == 0: return False
    for i in range(3, int(sqrt(a))+1, 2):
    if a % i == 0:
    return False
    return True
    for i in range(1, int(sqrt(x))):
    if isprime(i):
    list.append(i)
    print(list)

    • @tramothithanh2429
      @tramothithanh2429 Год назад

      😂 chạy được ko hay debug và 2009 core i7 xịn thật bên Mỹ Châu Âu chứ thời đó tui còn Pentium haha, bạn tui core quad, haha còn vụ ve sầu, bọ ngựa, bọ cạp. Ứng dụng c2 chỉ viết chuỗi thức ăn, lưới thức ăn sinh học, đặc điểm hình thái, sinh dưỡng, tuổi thọ, thì dùng toán ứng dụng thành mô hình nghiên cứu tính xác suất hay tỉ lệ thống kê tương quan quan hệ ko, nói chứ ở đây dùng tuổi thọ trung bình haha.

    • @Hellangelx
      @Hellangelx Год назад +1

      @@tramothithanh2429code này không có lỗi, nhập 1 số x bất kỳ thì sẽ in ra danh sách toàn bộ các số nguyên tố nhỏ hơn hoặc bằng số x.
      Hàm isprime kiểm tra số nguyên tố khá nhanh, thậm chí những số có tận 3-40 chữ số. Nhưng nếu dùng để in ra danh sách toàn bộ thì khá lâu. Có hàm khác nhanh hơn nhưng với những ai không biết về lập trình sẽ rất rối

    • @tramothithanh2429
      @tramothithanh2429 Год назад

      @@Hellangelx okie, cảm ơn nhiều, dt, wifi ko cho phép nên ko test website, hay apps được, làm cái clip link hay hình gif in màn hình đi nhé.

    • @tramothithanh2429
      @tramothithanh2429 Год назад

      Vậy bạn có thể code dùm mình bài toán này ko, cho 1 rổ gồm 5, hoặc 7 màu bóng, với lượng mix bóng tuỳ chọn tuỳ bạn, bạn tạo ra đường zig zag optimal phân loại 1 đống mixup đó. Bài này là bài toán lấy gợi ý dưới đây từ sàn số tự nhiên: hợp số, số nguyên tố.
      vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A0ng_Eratosthenes
      Ứng dụng trong lập trình, và cuộc sống phân loại kích thước, màu sắc, range, phân loại tiền thật, tiền giả theo quy luật ko bạn, hay tính được chọn ra đúng tờ vé số ko.

  • @SorenGaming
    @SorenGaming 2 года назад +3

    Cảm ơn thầy.

  • @huynhquocbao6372
    @huynhquocbao6372 2 года назад +2

    Em rất thích kênh này của Thầy , xin cảm ơn Thầy và chúc Thầy nhiều sức khỏe !

  • @richylam48
    @richylam48 2 года назад +1

    Kênh hay lắm....... Giới thiệu khúc phim ngắn rất hay rất ý nghĩa trên kênh richy lam (KHÔNG TRỐN THOÁT ĐƯỢC)

  • @xuanchinh97
    @xuanchinh97 2 года назад +3

    mong thầy và ekip ra nhiều video nữa ạ, rất hữu ích

  • @quangtran-ob2kl
    @quangtran-ob2kl 2 года назад +1

    Bây giờ không còn nói nhiều, nói đơn giản thôi, nói thao thao bất tuyệt không ra vấn đề, tào lao bất tuyệt hoc sinh không hiểu. 1:3=A => Ax3=1, vậy A = ?, nói cho đúng...

  • @redchannel6346
    @redchannel6346 2 года назад +2

    Nghe xong bài này nghi ngờ cao tổ chức nào nghĩ ra BITCON. Bài giảng hay quá anh ơi.

  • @sbrjitdunofreit3148
    @sbrjitdunofreit3148 2 года назад +1

    thời tôi đi học sau 75 thì dc dạy :Đ/ngh. số ng.tố là số chỉ chia "hết" cho chính nó và 1. Thầy lại nói là "chia chẵn", vậy cả 2 cách nói đều đúng ?!

  • @phuhaile3647
    @phuhaile3647 Год назад +1

    Rất bổ ích. Tuy nhiên, ê kíp có thể làm clip ngắn gọn hơn. Thời buổi CNTT nhiều người không có thời gian để xem hết.

  • @trinhsaub1
    @trinhsaub1 2 года назад +2

    Thầy giảng rất hay và truyền cảm. Cảm ơn thầy, cảm ơn những con số tuyệt vời.

  • @PNLMaths
    @PNLMaths 2 года назад +3

    God has created men with 10 wonderful fingers and infinite number of numbers including the prime numbers to challenge men's limited brain. What men know - many times not sure - is less than a quarter of a leaf but what men have not known is a whole jungle.
    Thanks a lot. Mr Pham Minh Hoang. God bless you.

    •  2 года назад +1

      Thanks for your kind words.

  • @khanhbui731
    @khanhbui731 Год назад +1

    Xin cho biết con số nguyên tố lớn nhất mà loài người đã tìm được hiện nay ?
    Cám ơn nhiều !

    •  Год назад

      Chắc bạn phải hỏi Google, tôi không nhớ được.

  • @banhim4481
    @banhim4481 2 года назад +2

    cảm ơn thầy về bài giảng này. rất hay và bổ ích

  • @daothanh67
    @daothanh67 2 года назад +2

    Thầy dạy rất hay giúp cho mọi người thấy đưuọc vai trò của toán học trong cuộc sống Cảm ơn thầy rất nhiều

  • @vuvuthikimhuong3351
    @vuvuthikimhuong3351 Год назад +2

    Cảm ơn Thầy , chúc sức khỏe đến Thầy và gđ trong dịp năm mới 2023.

    •  Год назад

      Xin cảm ơn bạn. Chúc bạn mọi điều tốt lành ạ.

  • @surhahuy5897
    @surhahuy5897 Год назад +1

    Số càng lớn càng ít khả năng là số nguyên tố phải không anh.....số nguyên tố chia snt

  • @MeabuOP
    @MeabuOP Год назад +2

    Video rất bổ ích,e cảm ơn thầy ạ

  • @thinhtranquoc9434
    @thinhtranquoc9434 2 года назад +2

    Thầy dạy rất hay ạ. Em cảm ơn Thầy rất nhiều

  • @TrungTran-ev8zu
    @TrungTran-ev8zu 2 года назад +2

    Có thể chưa hiểu hết nhưng thầy giảng nghe rất hay và lý thú

  •  10 месяцев назад +1

    Sao mình cũng học Bách Khoa, ngày trước có xem tivi chương trình của thầy nhưng khi học Bách Khoa lại không biết thầy làm việc ở đây ta, hay là do mình học đại cương ngoài thủ đức.

    •  10 месяцев назад

      Tôi ngưng dạy từ năm 2010 rồi, thưa bạn.

    •  10 месяцев назад

      @ dạ em học khóa 1999 BK khoa Điện - Điện Tử .

  • @phungcanhngo
    @phungcanhngo 2 года назад +1

    Nói vắn tắt số nguyên-tố là số chỉ chia chẵn cho chính nó và chia chẵn cho 1.Thí-dụ 11 chỉ chia chẵn cho 11 và 1.

  •  2 года назад

    cái link nào của video thầy có thể gim ở bình luận hoặc viết ở phần mô tả đc ko ạ :v

  • @hoang.nam346
    @hoang.nam346 2 года назад +2

    có hàm zeta rieaman nói ra quy luật của số nguyên tố, nếu chứng minh được hàm này ta sẽ tìm ra được qui luật của số nguyên tố. Nhưng đến nay vẫn chưa ai chứng minh được trường hợp tổng quát ( mới chứng minh được đến 1 tỷ trường hợp đầu)

    •  2 года назад +4

      Đúng vậy bạn, nhưng tôi chỉ dám nói những gì "basic" mà clip đã 40' rồi. Nói thêm sợ thiên hạ ngủ hết. Cám ơn bạn đã cho biết chi tiết. Thân

    • @TuPham-cz4un
      @TuPham-cz4un Год назад +1

      Hàm zeta có liên quan đến sự phân bố của số nguyên tố nhưng kể cả chứng minh được nó thì cũng ko thể tìm ra quy luật của số nguyên tố bởi vì nghiệm của hàm zeta xuất hiện một cách ngẫu nhiên như số nguyên tố nên không thể đoán trước được bạn ạ

    • @hoang.nam346
      @hoang.nam346 Год назад

      @@TuPham-cz4un oke bác, có thể là em đọc trên mấy trang nước ngoài nên khi cho vào cái gg dịch, nó dịch "sự phân bố số nguyên tố" thành "qui luật của số nguyên tố" nên dẫn đến hiểu lầm! Cảm ơn bác !

  • @haiphamhong7353
    @haiphamhong7353 2 года назад +4

    Mong thấy làm về thuyết tương đối rộng đi thầy

    •  2 года назад +3

      Bạn cho tôi thời giờ để tìm hiểu kỹ. Với lại chủ đề lý thuyết này mình phải làm powerpoint cho hấp dẫn mới lôi cuốn người xem.

    • @haiphamhong7353
      @haiphamhong7353 2 года назад +1

      @ mong thầy có hồi đáp sớm nhất về chủ đề này đi ạ ,em thấy bài giảng nào của thầy phân tích rất kĩ ,dễ hiểu ,luôn ủng hộ thầy ,cảm ơn thầy rất nhiều

  • @chinhuynh2580
    @chinhuynh2580 Год назад +2

    có vài lỗi nhỏ trong clip

    •  Год назад +1

      Vâng, cố gắng nhưng không tránh khỏi. Mong mọi người thông cảm.

  • @8tapsu
    @8tapsu 4 месяца назад

    Tôi tưởng tượng một ngày nào đó người ta phát hiện mối quan hệ giữa nguyên tố hóa học và số nguyên tố, thì sẽ là một khám phá vĩ đại cho nền vật lý. Khi đó học sinh chỉ học 1 môn tổng hợp Toán Lý Hóa thay vì là 3 môn.

  • @danlyquang221
    @danlyquang221 2 года назад +5

    Thưa thầy. Bài hay quá ạ. Giá mà thầy cho lên mô tả các link phần mềm liên quan nữa thì tuyệt vời thầy ạ

  • @haopham5917
    @haopham5917 Год назад

    Nhân sư Ai Cập SPHINX : trước khi con người ta đi = 2 chân...phải bò =4 chân=>2^(p+2)-1=2^P -1 ; p+2=P : là số nguyên tố sinh đôi

  • @TrungThinLuong
    @TrungThinLuong 2 месяца назад +1

    Tưởng không hay hóa ra hay thật

  • @phachau9101
    @phachau9101 Год назад +1

    con số nó định hình thế gian này

  • @BinhAnVanDam
    @BinhAnVanDam 25 дней назад

    Riết thấy RUclips xl không kém fb.Làm sao để xóa triệt để youtube?

  • @kienhoanginh1281
    @kienhoanginh1281 2 года назад +2

    Cảm ơn thầy ạ, thầy giảng hay lắm ạ

  • @torrenttv7567
    @torrenttv7567 2 года назад +1

    Rất hay. Số nguyên tố là nền móng của mã hoá bất đối xứng

  • @danhsonnguyen1388
    @danhsonnguyen1388 Год назад +2

    Giọng thầy giáo ấm áp quá

  • @thinhquocngo2443
    @thinhquocngo2443 5 месяцев назад +1

    Tuyệt vời. Chúc thầy nhiều sức khỏe.

  • @hanvuminh1092
    @hanvuminh1092 9 месяцев назад +1

    Ôi hay quá! Tình yêu toán học lại bùng cháy. Em cảm ơn thầy ạ! Kính chúc thầy nhiều sức khỏe! 😊

    •  9 месяцев назад +1

      Cảm ơn em nhiều. Mong em quảng bá đến bạn bè xem và ủng hộ kênh. Thân.

  • @Hai_Cui_Bap
    @Hai_Cui_Bap 7 месяцев назад

    Hay quá Thầy !
    Thầy có chủ đề nào về toán 1 ; 2. ; 3; 4 và toán rời rạc không Thầy

  • @minhhieu474
    @minhhieu474 4 месяца назад

    Số 9 không phải số nguyên tố nhưng sao thầy lại tô đỏ nó ở 30:14 vậy ạ

  • @Vinhtrieuqb1
    @Vinhtrieuqb1 9 месяцев назад

    Nó hết sức đơn giản mà ổng nói một hồi chắc tui điên luôn. Thôi đi ra chơ coi hết clip chắc ngất😩

  • @hiennguyenhuu6754
    @hiennguyenhuu6754 Год назад +1

    Thần thông quản đại

  • @akariathena1750
    @akariathena1750 2 года назад +2

    Quá hay, cảm ơn thầy

  • @ngocanhinh9735
    @ngocanhinh9735 2 года назад +1

    Cháu xem hết video luôn
    Thật bổ ích ạ.

  • @duongruby0024
    @duongruby0024 2 года назад +1

    Thầy ơi, thầy đẹp trai

  • @ThangTran-zm1df
    @ThangTran-zm1df 6 месяцев назад

    Bộ giáo dục bên đưa các bài giảng của thày vào chưng trình phỏi thoing

  • @MinhTamTran-f4l
    @MinhTamTran-f4l Год назад +1

    Kính chào Thầy

  • @user-NGUYEN_VIET_PHI
    @user-NGUYEN_VIET_PHI 9 месяцев назад

    Với X,Y,Z ≠ 0
    X³ + Y³ = Z³
    Có nghiệm nguyên hay không

  • @18angchikien75
    @18angchikien75 Год назад

    Các số nguyên tố đều là số lẻ tổng của hai số lẻ là số chẵn đpcm

  • @minhthanhnt1976
    @minhthanhnt1976 2 года назад +2

    Cảm ơn Thầy rất nhiều

  • @vanmannguyen7131
    @vanmannguyen7131 Год назад +1

    Xin cám ơn thầy, chúc thầy sức khoẽ

  • @sinhnguyen4815
    @sinhnguyen4815 2 года назад

    Số nguyên tố có vấn đề trong phép chia thôi à? Nếu không có công thức thì số nguyên tố là một số mà không thể chia thành phần chẵn. Hình vuông là một hình mà chia thành bốn cạnh. Nhưng đó là hình vuông vuông vức mà thôi. Nếu số 3 là 3 cái gạch song song, thì một dãy số sẽ có một hình thù nhất định.
    Ước tính căn thì có thể xài hàng thập phân, rồi 2 bốn, 3 chín, ...

  • @vitr1916
    @vitr1916 2 года назад

    2, 3, 5, 7 là những con số nguyên tố căn bản nhất. Bat kỳ một con số lớn hay nhỏ có thể bao gồm những con số nguyên tố căn bản nay. Hình như yếu tố quan trọng để tìm số nguyên tố của một số lớn nhỏ là số cuối cùng và số còn lại.
    213: 210:33:3 không phải số nguyên tố
    4115: 4110:55:5 không phải số nguyên tố
    253: 250:2, 250:5 nhưng không thể chia cho 3, 253 là một số nguyên tố

  • @manhcuongnguyen2299
    @manhcuongnguyen2299 2 года назад +2

    hay quá thầy ạ

  • @surhahuy5897
    @surhahuy5897 Год назад

    ONG nus tanh quando khong co vice lam

  • @hohoang5323
    @hohoang5323 Год назад

    Xin hỏi bạn trong vô vàn vật chất trong vũ trụ thì đại lượng số nguyên có ý nghĩa và giá trị gì so với mọi quy luật của thời gian và vũ trụ

  • @angkhoabui1810
    @angkhoabui1810 9 месяцев назад +1

    👍👍👍👍👍

  • @T2h8a0n1h
    @T2h8a0n1h 2 года назад +2

    Xem cuốn thật

  • @DuongManhTien
    @DuongManhTien 7 месяцев назад

    Nhận đinh về ..SỐ AỎ đi bać .

  • @SơnThái-e6w
    @SơnThái-e6w 9 месяцев назад

    Bộ giáo dục nên cân nhắc đào tạo ra những giáo viên như thầy, như vậy học sinh mới có hứng thú học hơn.

  • @thanhhang8000
    @thanhhang8000 2 года назад +1

    Em cảm ơn Thầy rất nhiều ạ!

  • @-robertri6093
    @-robertri6093 2 года назад +1

    Khai sáng. Cảm tạ Ngài.