E chào a, theo a giải thích về củ gừng, e thấy không hợp lý cho lắm. Mục đích củ gừng với cần gắn vào cầu sau là để khi ta chở tải nặng lúc này khung xe xệ xuống làm cho cái cần đi lên lúc này sẽ mở đường dầu lớn hơn ra bánh xe 2 bên tăng lực thắng sau lúc tải nặng , củ gừng hay còn gọi là bộ tăng giảm lực thắng sau theo tải trọng đảm bảo an toàn cho xe
Bạn nói đúng. Tuy nhiên mình nghĩ bác nông dân chỉ là nói thiếu trường hợp thôi. Còn về bản chất cả trường hợp tải nặng và trường hợp phanh gấp đều làm thay đổi tải trọng của cầu sau. Bởi nếu tải trọng cầu sau nhỏ thì khi phanh nếu ko giảm bớt lực phanh sau sẽ dẫn đến việc bánh sau dễ bó cứng.
Cơ chế nhấp nhả chắc là tưởng tượng do cảm giác rung cần phanh hay cách nói đơn giản hoá của thợ chứ bản chất là nó khá phức tạp. - Abs: Má phanh vẫn ép vào đĩa phanh nhưng lực bao nhiêu mạnh hay nhẹ là do ECU chỉ thị ( 4 bánh có lực giống nhau ) chứ không phải nó nhả hẳn má phanh ra rồi ép bập vào cái đĩa với lực Ép cố định 30 lần/1s hay gì đó ( có thể là đúng trên xe máy còn với ô tô mà dùng cơ chế này thì nông dân thanh lịch quá ). - Ebd: dạng như Abs phiên bản cao cấp là nó sẽ can thiệp đến lực phanh cho từng bánh xe chứ ko phanh đều 4 bánh nữa, giúp phanh phát huy hiệu quả tối ưu, giảm quãng đường phanh. P/s: Xe dùng phanh tay điện tử khuyến cáo các bác là cái lúc dừng xe thì kéo phanh tay xong mới được tắt máy chứ nhiều người hay làm ngược đến lúc sáng dậy đi làm loay hoay mãi ko làm sao cho xe chạy được vì bị khoá bánh xong quay ra chửi cái xe 🤧
Đôi khi để dễ hiểu nên một số ae đơn giản hóa thành nhấp nhả để KH hoặc mọi người dễ hiểu, nhưng đúng trong giáo trình thì đúng như a giải thích. Còn bạn nào học ô tô mà nói là sai thì có thể chỉ nghe các thầy giải thích sơ lược chứ chưa xem tài liệu. Việc tăng tốc hay phanh đều phải phụ thuộc vào độ bám, không có độ bám thì tăng tốc và phanh đều vô ích, vì thế nên cần phân bố lại lực phanh khi xe di chuyển trên đường để tối ưu hiệu quả phanh vì độ bám đơn giản khi xe phanh giữa 2 cầu không giống nhau do quán tính, cũng như tải trọng các cầu không giống nhau (tải trọng và lực quán tính ảnh hưởng đến độ bám của xe khi phanh).
Em bổ sung một chút. Trên Modul điều khiển ABS, phần lồi hình trụ đường kính khoảng 10cm chính là phần Motor bơm dầu. Trong quá trình ABS được kích hoạt thì motor sẽ hoạt động và tham gia trong quá trình tăng áp. Chứ ko phải chỉ có lực của chân đạp. Chính vì vậy khi ABS đucợ kích hoạt, người lái ngoài cảm giác rung chân còn có cảm giác như chân phanh bị hơi dội lại một chút.
Xem clip của chú được thêm rất nhiều kiến thức và ro ràng theo hướng khoa học rất chi tiết và gọn. Cháu tò mỏ muốn hỏi: ABS trên xe hơi và Xe máy thì cơ chế hoạt động có giống nhau không ạ ?
Chào anh. Theo tôi thì chẳng ông bác sĩ nào mà giải thích về thành phần thuốc với bệnh nhân cả. Vì có giải thích thì họ cũng có hiểu gì đâu Họ chỉ biết ABS có tính năng thắng- nhả, chứ họ đâu biết rằng đó chỉ là một hiệu ứng trong một chuỗi hoạt động phức tạp. Chẳng lẽ anh phải ngồi xuống giải thích về sự phân bổ của độ bám, panic braking. Cách hoạt động của các cảm ứng, quá trình phân tích signal của CPU, và cách CPU đưa ra hiệu lệnh tùy theo từng hãng sản xuất khác nhau...v..v. ít nhất anh phải mất cả năm. Thôi thì anh cứ tiếp tục với các video khác anh nhé. Tôi chúc anh thành công trong công cuộc thổi ngọn gió mới vào thế giới tài xế Việt. Trân trọng
Chào bạn. Theo tôi thì trong 10 ông bác sỹ thì đa số là các ông ấy biết thuốc ấy có tác dụng ntn và cách sử dụng sao cho đúng chứ nguyên lý khỏi bệnh của thuốc chưa chắc đã biết. Và chẳng lẽ không có ông bác sỹ nào ngồi nói về nguyên lý cho người bệnh và người nhà hiểu để yên tâm hơn trong quá trình chữa bệnh. Bạn có thể là người giỏi nhưng có lẽ ích kỉ và có phần cho mình tự giỏi, thích thể hiện, anh Hải phải ngồi xuống để giải thích và tất nhiên không phải những người như bạn.
Như ông nông dân giải thích phanh abs là khi phanh thì có các van tăng áp và giảm áp làm việc liên tục để cho phanh ko bị bó cứng , thì đấy các cái van đó làm cho má phanh nhấp nhả nhấp nhả còn gì nữa .
thực tế thì bác ko hiểu sai, và cách mà người ta bảo cái phanh bóp nhả thì cũng đúng, vì khi giảm áp thì phanh cũng nhả bớt, tăng áp thì phanh nó bóp vào, vậy nên suy cho cùng nguyên lý cũng là để phanh bóp nhả. nhưng bác giải thích theo chiều hướng sâu hơn nên mình hiểu kỹ hơn
Phân phối lực phanh đt EBD là tính năng thêm của hệ thống ABS. Chúng ta có thể tạm hiểu là EBD là chống bó cứng chủ động (nên sẽ chạy trước); còn ABS kích hoạt sau vì mang tính thụ động (bánh có dấu hiệu trượt hay bó cứng). Lưu ý là cả hai đều dùng tín hiệu từ cảm biến tốc độ đó.
@@tradaoto Cháu cảm ơn bác đã trả lời. Như bác nói thì cháu hiểu được rằng : EBD giúp tối ưu lực phanh do phân phối áp lực phanh phù hợp với việc dịch chuyển trọng lượng của xe trong các trường hợp khác nhau (khi thì cầu trước nặng hơn cầu sau, khi thêm tải thì cầu sau nặng hơn cầu trước, khi vào cua, vân vân), việc làm này xảy ra trước khi bánh xe vượt quá ngưỡng trượt tối ưu mà ABS sẽ kiểm sát khi bánh xe bị khóa cứng. Chính vì nó xảy ra trước ABS kích hoạt nên cho đến thời điểm bị bó cứng thì đã tận dụng hết được lực phanh tối đa có thể tận dụng rồi. Cháu hiểu như vậy đúng không bác... ?
cảm ơn những kiến thức mà anh chia sẻ. muốn hỏi anh một vấn đề ngoài lề của clip này rất trông đợi vào kiến thức của anh (chú ý : những xehay, tipcar, autozon . . . tôi chẳng muốn hỏi) vấn đề là: các xe máy dầu như Triton, Hilux thường xuyên ra khói đen xe nha tôi là Hilux bảo dưỡng hãng có cho dung dịch tẩy rửa gì dó vào nhiên liệu thường xuyên nhưng chỉ được vài ngày lại bị lại. Cảm ơn nhiều
Căn bản dân tình hay xem mấy chương trình giải thích của tây trên tivi, mà chương trình đó chỉ xét quá trình bánh bị trượt hay bị bó cứng nên ai cũng tưởng ABS là nhấp nhả :))
chào chú. Cháu đnag là sinh viên khoa ô tô. Coi video của chú nhiều nhưng nay cháu mới cmt. Hôm trước có coi video về phanh ABS của chú. Và quả thật chú nói khác thầy cháu nói. Và cháu cũng có tìm hiểu và đa phần các tài liệu tiếng việt nói sơ qua về cơ cấu phanh chỉ có nói ABS đơn giản là hệ thống chống phanh chống bó cứng bằng cách nhả và phanh một cách nhịp nhàng để đảm bảo tốc độ. Nhưng các tài liệu tiếng anh chuyên ngành lại nói khác và cháu đã thấy cái sai và hiểu lầm của mình. Cảm ơn chú ạ
Từ tối qua đến giờ biết được kênh của anh, em ngồi xem hết luôn tất cả các clip. Các clip rất hay! Trong các clip anh có nói về khoá vi sai, anh có thể làm 1 clip em yêu khoa học nói về cái đó đc không ạ? Em cảm ơn anh.
6:47, cái này không phải là cảm biến phát hiện sự chêch lệch tốc độ giữa các bánh. Mà kiểm tra điều kiện trượt của bánh xe, dễ hình dung như sau, khi xe chạy điều kiện bình thường, thì vận tốc dài tại điểm tiếp xúc bánh xe và mặt đường (giả sử là tiếp xúc điểm, thực chất nó là bề mặt, v=tốc độ góc x bán kính bánh xe) bằng với vận tốc tiến của toàn bộ thân xe, nghĩa là bánh xe quay bao nhiêu thì xe tịnh tiến bấy nhiêu (giả sử bỏ qua ma sát giữa bánh xe và mặt đường chủ yếu khi này là ma sát lăn). Khi vận tốc thân xe khác (lớn hơn hoặc nhỏ hơn) với vận tốc dài tại điểm tiếp xúc bánh xe và mặt đường thì xảy ra hiện tượng trượt (lượng dịch chuyển 1 điểm trên bánh xe không tương ứng lượng di chuyển của thân xe). Nếu khi khởi động thì nó chính là hệ thống TCS, còn khi phanh thì nó chính là hệ thống ABS (chống lại vận tốc dài quay của bánh xe nhỏ hơn vận tốc tiến của xe). Em chỉ góp ý cho rõ thêm! Chứ không có ý gì ạ!
Củ Gừng như anh Hải chia sẻ thực ra nó là bộ điều hòa lực phanh, mục đích nó chính xác là phân bổ lực phanh lên các bánh xe dựa trên tải trọng mà bánh xe đó phải chịu bằng hệ thống van tiết lưu dẫn dầu, khi xe có tải hoặc không tải. Ngày nay các xe hiện đại vẫn dùng tuy nhiên cơ cấu điều hòa được nhận thông tin từ các cảm biến, chứ không thuần cơ khí như các xe tải ngày trước
Xịn quá bác nông dân ơi. Clip này chất lượng hơn các clip khác của bác đấy ạ. Bác thường truyền đạt, giải thích hơi khó hiểu. Nhưng trong clip này bác đã giải thích rất dễ hiểu
Đúng là anh có tinh thần " KHÔNG CHỈ ĐẠO" . Cái gì chưa biết và muốn tìm hiểu thì tìm hiểu, cái gì sai thì sửa, làm sai với người khác thì xin lỗi... làm gì phải cãi nhau, mạt sát nhau!
Ngày xưa em làm thông dịch cho ông Sếp người hàn mỗi lần đụng gì đến kỹ thuật là ông vẽ và tính toán và tìm tòi trong "bách khoa toàn thư " kỹ thuật . phải nói rằng ở họ sướng thật từ cái kim , sợi chỉ đều có thông số hay công ty nào chế tạo . chứ không có kiểu hình như là đâu và giờ thấy Bác em lại nhớ Sếp . Làm kỹ thuật mà kiểu hình như là là vứt .
vậy chú ơi, cái bơm trong cục ABS có tác dụng gì ạ. hơn nữa: theo các giải thích nguyên lý của chú, có 3 trạng thái, giữ, giảm và tăng áp chỉ sử dụng van đóng mở thì khi chuyển từ trạng thái giảm áp sang tăng áp thì chân phanh sẽ tụt xuống. Theo CHÁU thấy thì như thế chưa hợp lý lắm, Chúc có thể nói kỹ hơn về điều này được không ạ, Cháu xin cảm ơn
Nhiều người đến bây giờ vẫn có khi vẫn lầm tưởng là phanh ABS phải auto nhấp nhả nhưng thực tế ko phải vậy, cơ chế nhấp nhả chỉ hoạt đọng khi cảm biến ( vòng đếm nhịp) ở bánh báo về dấu hiệu bất thường từ bánh xe. Còn bình thường khi ko cấu dấu hiệu bất thường thì vẫn phanh như bình thường
Thầy và trò cần phải xem lại, chuẩn quá a ơi. Các thầy bây giờ cũng lao theo $ và ít có tham khảo sách nước ngoài nên cứ tưởng mình đúng! Mặt khác, ít trang thiết bị để thực hành và thực nghiệm, nên không biết gì là lẽ đương nhiên anh ạ.
Bạn sai rồi sai là sai hệ thống từ người đầu tiên soạn ra sạch dạy rồi dạy học sinh và học sinh làm thầy lại dạy tiếp học sinh mình sai sai nguyên chuỗi
Cảm ơn chú đã làm clip giải thích rất chi tiết ạ, hôm nọ cháu cũng thuộc nhóm tưởng phanh ABS nhấp nhả do không hiểu bản chất của nó. Mà giờ cháu mới biết chú sáng lập Autopro, ngày xưa cháu đọc trang đó suốt, nhớ mấy bài review Ferrari F430 với Bentley Continental Flying Spur Speed của chú Hải Kar thấy quá hay mà tới giờ cháu vẫn còn nhớ 😅
Ngày xưa mình học bách khoa hà nội ông thầy giải thích abs cũng nhấp nhả giờ mới biết thầy sai lè. Sau 15 năm ra trường bây giờ mới biết mấy ô thầy bách khoa trường kỹ thuật đầu ngành của cả nước cũng sai. Sợ giáo dục việt nam quá
Chú ơi, sao cháu nghe đến đoạn chú giải thích về EBD lại có gì đó nà ná chức năng của hệ thống cần bằng điện tử ESC vậy ạ. Khi mà EBD phân phối lực phanh riêng cho từng bánh khi vào cua như kiểu để tránh hiện tượng thiếu lái và thừa lái - điều vốn là chức năng của cân bằng điện tử ESC. Chú giải đáp giúp cháu với ạ. Các hệ thống điều khiển phanh như ABS, EBD, ESC, TCS chức năng nghe có vẻ như hay bị lẫn vào nhau, hôm nào chú làm hẳn một video overview về chúng đc ko ạ?
Về bản chất các công nghệ đó vẫn dựa trên phanh của xe, mỗi loại khác nhau 1 chút do ECU ( người chế tạo cài đặt ) đọc ở các cảm biến. VD ABS khi phanh hết tầm, hay cảm biến thân xe để phanh từng bánh ở ESC.
Ông ấy là nông dân. Mà làm trang trại vài hàng nghìn ha to quá, nên ông phải suốt ngày lái xe đi trồng cây, chăm cây, bón phân, tưới nước, phun thuốc sâu, thuốc tăng trưởng kích thích, xe thu hoạch ... các kiểu .... Vì nhu cầu sử dụng xe nhiều và nhiều loại xe ... dẫn đến việc xe hay hỏng hóc. Mỗi lần vậy chờ sửa xe lâu, mất thời gian, ảnh hưởng mùa vụ nên ông đã mầy mò tự tìm hiểu kiến thức về xe. Rồi nhu cầu tăng dần: Đầu tiên ông đi máy cầy, công nông, sau ông đi xe tải, xe thùng ...... càng về sau trang trại càng to, càng rộng ông phải đi siêu xe F1 đi thăm vườn mới kịp sáng đi chiều về .... Khổ thế đấy! Sau 50 năm làm nông dân giờ ngoài kiến thức về nông nghiệp thì kiến thức về xe ông cũng biết chút đỉnh. Xe to, xe nhỏ, xe nhanh, xe chậm loại gì ông cũng kinh qua! :))))
Em thấy anh rất là uyên thâm về ô tô . Giải thích rất dễ hiểu , Em cũng rất đam mê công nghệ ô tô lắm anh . Được học hỏi từ anh là rất hay mà miễn phí nữa chứ . Ý kiến bình luận của mọi người sẽ khác nhau . Trong đó có ý kiến thô tục . Mong anh vui và bỏ quá cho . Anh em hơi quá lời ..
Bố em lái xe ngày xưa luôn luôn nói số sàn là tốt nhất về độ an toàn.... ko cho em mua số tự động. Ai cũng biết số sàn sẽ hơn nhưng có tốt hơn nhiều ko? Mong bác đánh giá tổng thể về số sàn và số tự động
Cám ơn a, vậy là trước nay hỉu sai cả. Abs bản chất là hệ thống...mềm nắn rắn buông, nó giúp lực phanh k quá ngưỡng gây bó phanh, nôm na là bóp tới độ vừa đủ thì lại nhả ra bóp típ :))) chứ ngày trước hiểu Abs là phanh xong nhả hẳn rồi lại phanh là k đúng. Abs như a nói là Hệ thống duy trì lực phanh tối đa nhưng k gây bó bánh.
@Xuan Long: em thấy như bác nói vậy là hợp lý và bản chất đúng theo tên gọi “chống bó cứng phanh”. Bác Hải mà chốt thêm ý như bác nữa thì quá toàn vẹn.
@@tranthanhtungd9 Bóp nhả như mình hiểu ngày xưa tức là chỉ có 2 chế độ: Bóp hoặc Nhả hẳn. Còn ABS là duy trì lực phanh tối đa nhưng ko gây bó bánh. Bóp mạnh=> khi chuẩn bị có nguy cơ bó bánh thì nó bóp vừa, rồi nó lại bóp mạnh.
Anh ơi cho em hỏi. Mấy chiếc i20 chạy wrc nó chạy cầu sau hả anh. Sao i20 ngoài đường nó chạy cầu trước. Muốn mua chiếc xe giống như wrc thì mua ở đâu. Thank
Trà đá Ô tô thật là ngưỡng mộ mấy chiếc xe đó quá anh à. Nhưng 1tr đô thì. ... có lẽ. Có tiền mua cũng đáng. Anh là dân đua xe. Có cơ hội tiếp xúc thì review cho ae mở mang tầm mắt với. Cảm ơn ạ
Người nông dân không nên làm phức tạp thêm về việc tiếp nhận thông tin. Có thể giải thích nguyên lý cho người chưa bao giờ biết về ABS. Đơn giản nhất là ABS dựa vào phanh, nó chỉ là cái phanh không hơn không kém. Công nghệ tích hợp vào chiếc phanh đó như ABS.EBD....Vậy cơ chế ABS hoạt động thế nào ? Đạp phanh hết tầm, cảm biến nhận biết đang phanh gấp, ECU điều khiển ABS với cơ cấu phanh nhấp nhả ( phần nghìn s) để tránh trượt bánh, Phanh bó cứng sẽ bị trượt, giải thích đơn giản thế thôi thì sẽ dễ hiểu. Các clip giải thích hệ thống ABS, các tài liệu đầy trên mạng. Tôi các bạn, người nông dân cũng chả nghĩ ra ABS, vậy các kĩ sư nghĩ ra được họ giải thích vậy ta biết vậy.
hoang tucuabe mình thì nghĩ cái mục video EYKH này nó về kỹ thuật thì nên giải thích sâu mng hiểu (dĩ nhiên, sâu đc đến đâu do kiến thức bác chủ) khi hiểu bản chất thì lúc đó diễn giải giản tiện lại mới ok. Tại hầu như mng đều biết cái khái niệm đã đơn giản hoá, sau đó hiểu sai, rồi lại đi cãi nhau và mang thông tin mình biết đc ra làm thước đo chân lý. Cho nên mình nghĩ những video này vẫn hữu ích. Bản thân mình hôm trc xem video cũ của bác Hải thấy giải thích ngắn gọn đơn giản, sau đó nhiều group share chửi là sai, nếu ko có clip dạng ntn sẽ chẳng biết đâu là sai đâu là đúng nữa :D.
Con người và con vật khác nhau giữa tiếp nhận thông tin, hiểu và đánh giá. Nếu chỉ nghe kỹ sư nói sao hiểu vậy thì mình khác gì con bò đến giờ ăn thì ăn đến giờ ngủ thì ngủ? Nên các kỹ sư nghĩ ra thế nào thì người đọc cũng nên hiểu và kiểm chứng. Chỉ vì cái tính thích đơn giản hoá mà biết bao người hiểu nhầm bản chất ABS.
@@tintahuynh6485 Giải thích hoặc giới thiệu cặn kẽ về hệ thống thì không sao. Chứ đừng lên chỉ trích hay tỏ vẻ vì điều mà các kỹ sư họ nghiên cứu ra đều có 1 nguyên lý của nó. Người diễn thuyết lại phải nắm được rõ để truyền đạt lại, cái đó ok nhưng bản chất của nó chỉ có vậy chứ đừng nói là họ sai, nói ra nhỡ sai người ta gọi là Ngu đấy, hay cầm đèn chạy trước ô tô, EYKH giải thích cặn kẽ thì ok, chứ người ta hiểu vậy là đúng ( ko tính người hiểu lầm ) Đơn giản nhất ABS là gì ? dựa vào đâu ? Nguyên lý thế nào ? ABS là chống bó cứng phanh, dựa trên cái Phanh ? Nó hoạt động thế nào ? giải thích hộ cái, người ta nói nhấp nhả là ko sai nhưng còn nó chi tiết thế nào thì EYKH đã giải thích
@@914118 Tôi lại thấy Anh Hải Kar làm đúng. Tôi là người thích tìm tòi và học hỏi. Muốn biết thật chi tiết về mọi thứ chứ không muốn biết lan man. Nên bạn nói vậy là hiểu bạn sao rồi.
Cháu là sinh viên năm nhất, tự đọc phần hệ thống khởi động không hiểu được hết nguyên lý của nó, bác có thể giúp cháu nếu có thời gian không ạ! Cháu cảm ơn!
Nho chu ma toi hieu chinh xac ve nguyen ly hoat dong cua he thong ABS. Truoc gio hieu sai khong thoi. Mot lan nua xin cam on chu, chuc chu nhieu suc khoe nhe
A Hải ka, chắc phải làm vài vdeo nữa, Abs kiểu này tăng áp giảm áp thì có khi mất áp luôn , toi mạng, khó hiểu quá a, mong sớm có vdeo xịn hơn, cảm ơn anh
Nhà sản xuất họ đã tính toán khi sử dụng các tiếp điểm NO cho đường cấp dầu, và NC cho đường xả rồi bạn. Nếu có vấn đề thì dầu chỉ được bơm vào mà không xả ra. Phanh sẽ bị bó cứng luôn.
E chào a, theo a giải thích về củ gừng, e thấy không hợp lý cho lắm. Mục đích củ gừng với cần gắn vào cầu sau là để khi ta chở tải nặng lúc này khung xe xệ xuống làm cho cái cần đi lên lúc này sẽ mở đường dầu lớn hơn ra bánh xe 2 bên tăng lực thắng sau lúc tải nặng , củ gừng hay còn gọi là bộ tăng giảm lực thắng sau theo tải trọng đảm bảo an toàn cho xe
Ok a .e Cần học hỏi a nhiều
Đọc cmm nhặt sạn nền nã ntn mới có giá trị này bác chủ quán, bác pin lên nêu gương đi bác :))
Bạn nói đúng. Tuy nhiên mình nghĩ bác nông dân chỉ là nói thiếu trường hợp thôi. Còn về bản chất cả trường hợp tải nặng và trường hợp phanh gấp đều làm thay đổi tải trọng của cầu sau. Bởi nếu tải trọng cầu sau nhỏ thì khi phanh nếu ko giảm bớt lực phanh sau sẽ dẫn đến việc bánh sau dễ bó cứng.
Chính xác nó gọi là điều hòa lực phanh
@@xunghekar5653 Điều hòa hay phân phối thì cũng chính xác cả thôi bác ạ. Khác nhau cách gọi của mỗi người thôi
Tên tiếng anh dịch ra hệ thống chống bó cứng phanh. Phanh abs khi đạp hết lực phanh bánh xe vẫn có trượt trên mặt đường tuy nhiên khi phát hiện trượt thì cảm biến ở bánh xe sẽ gửi tín hiệu điều chỉnh lực phanh giảm đi 1 chút để cho quay sau đó tăng lực phanh nếu nếu phát hiện bánh trượt thì hệ thống lại tăng lực phanh cứ tiếp tục tăng giảm lực phanh liên tục như vậy đến khi xe dừng hẵn, xem lại vệt phanh thì sẽ thấy những vết lốp cháy đứt đoạn trên đường.
Chú nói quá chính xác. Ngày xưa con học như vậy mà. Mấy người nói chú nói sai chắc học nhầm thầy rồi. Kaka.
Cơ chế nhấp nhả chắc là tưởng tượng do cảm giác rung cần phanh hay cách nói đơn giản hoá của thợ chứ bản chất là nó khá phức tạp.
- Abs: Má phanh vẫn ép vào đĩa phanh nhưng lực bao nhiêu mạnh hay nhẹ là do ECU chỉ thị ( 4 bánh có lực giống nhau ) chứ không phải nó nhả hẳn má phanh ra rồi ép bập vào cái đĩa với lực Ép cố định 30 lần/1s hay gì đó ( có thể là đúng trên xe máy còn với ô tô mà dùng cơ chế này thì nông dân thanh lịch quá ).
- Ebd: dạng như Abs phiên bản cao cấp là nó sẽ can thiệp đến lực phanh cho từng bánh xe chứ ko phanh đều 4 bánh nữa, giúp phanh phát huy hiệu quả tối ưu, giảm quãng đường phanh.
P/s: Xe dùng phanh tay điện tử khuyến cáo các bác là cái lúc dừng xe thì kéo phanh tay xong mới được tắt máy chứ nhiều người hay làm ngược đến lúc sáng dậy đi làm loay hoay mãi ko làm sao cho xe chạy được vì bị khoá bánh xong quay ra chửi cái xe 🤧
Đôi khi để dễ hiểu nên một số ae đơn giản hóa thành nhấp nhả để KH hoặc mọi người dễ hiểu, nhưng đúng trong giáo trình thì đúng như a giải thích. Còn bạn nào học ô tô mà nói là sai thì có thể chỉ nghe các thầy giải thích sơ lược chứ chưa xem tài liệu. Việc tăng tốc hay phanh đều phải phụ thuộc vào độ bám, không có độ bám thì tăng tốc và phanh đều vô ích, vì thế nên cần phân bố lại lực phanh khi xe di chuyển trên đường để tối ưu hiệu quả phanh vì độ bám đơn giản khi xe phanh giữa 2 cầu không giống nhau do quán tính, cũng như tải trọng các cầu không giống nhau (tải trọng và lực quán tính ảnh hưởng đến độ bám của xe khi phanh).
Em bổ sung một chút. Trên Modul điều khiển ABS, phần lồi hình trụ đường kính khoảng 10cm chính là phần Motor bơm dầu. Trong quá trình ABS được kích hoạt thì motor sẽ hoạt động và tham gia trong quá trình tăng áp. Chứ ko phải chỉ có lực của chân đạp. Chính vì vậy khi ABS đucợ kích hoạt, người lái ngoài cảm giác rung chân còn có cảm giác như chân phanh bị hơi dội lại một chút.
Xem clip của chú được thêm rất nhiều kiến thức và ro ràng theo hướng khoa học rất chi tiết và gọn.
Cháu tò mỏ muốn hỏi: ABS trên xe hơi và Xe máy thì cơ chế hoạt động có giống nhau không ạ ?
Chào anh.
Theo tôi thì chẳng ông bác sĩ nào mà giải thích về thành phần thuốc với bệnh nhân cả. Vì có giải thích thì họ cũng có hiểu gì đâu
Họ chỉ biết ABS có tính năng
thắng- nhả, chứ họ đâu biết rằng đó chỉ là một hiệu ứng trong một chuỗi hoạt động phức tạp. Chẳng lẽ anh phải ngồi xuống giải thích về sự phân bổ của độ bám, panic braking. Cách hoạt động của các cảm ứng, quá trình phân tích signal của CPU, và cách CPU đưa ra hiệu lệnh tùy theo từng hãng sản xuất khác nhau...v..v. ít nhất anh phải mất cả năm. Thôi thì anh cứ tiếp tục với các video khác anh nhé.
Tôi chúc anh thành công trong công cuộc thổi ngọn gió mới vào thế giới tài xế Việt.
Trân trọng
Chào bạn.
Theo tôi thì trong 10 ông bác sỹ thì đa số là các ông ấy biết thuốc ấy có tác dụng ntn và cách sử dụng sao cho đúng chứ nguyên lý khỏi bệnh của thuốc chưa chắc đã biết. Và chẳng lẽ không có ông bác sỹ nào ngồi nói về nguyên lý cho người bệnh và người nhà hiểu để yên tâm hơn trong quá trình chữa bệnh. Bạn có thể là người giỏi nhưng có lẽ ích kỉ và có phần cho mình tự giỏi, thích thể hiện, anh Hải phải ngồi xuống để giải thích và tất nhiên không phải những người như bạn.
E có nghe bác nông dân giải thích thì cũng chỉ như vịt nghe sấm thôi nhưng thích cái tính thẳng thắn của bác. Chúc bác sk và ra đc nhiều video hay.
video nào của chú cũng rất chỉn chu và dễ hiểu. mặc dù mình không có kiến thức chuyên môn về ô tô
Như ông nông dân giải thích phanh abs là khi phanh thì có các van tăng áp và giảm áp làm việc liên tục để cho phanh ko bị bó cứng , thì đấy các cái van đó làm cho má phanh nhấp nhả nhấp nhả còn gì nữa .
thực tế thì bác ko hiểu sai, và cách mà người ta bảo cái phanh bóp nhả thì cũng đúng, vì khi giảm áp thì phanh cũng nhả bớt, tăng áp thì phanh nó bóp vào, vậy nên suy cho cùng nguyên lý cũng là để phanh bóp nhả. nhưng bác giải thích theo chiều hướng sâu hơn nên mình hiểu kỹ hơn
Bác cho cháu hỏi vì sao hệ thống phân phối lực phanh điện tử nó chỉ hoạt động trước thời điểm ABS kích hoạt thôi ạ?
Phân phối lực phanh đt EBD là tính năng thêm của hệ thống ABS. Chúng ta có thể tạm hiểu là EBD là chống bó cứng chủ động (nên sẽ chạy trước); còn ABS kích hoạt sau vì mang tính thụ động (bánh có dấu hiệu trượt hay bó cứng). Lưu ý là cả hai đều dùng tín hiệu từ cảm biến tốc độ đó.
@@tradaoto Cháu cảm ơn bác đã trả lời. Như bác nói thì cháu hiểu được rằng : EBD giúp tối ưu lực phanh do phân phối áp lực phanh phù hợp với việc dịch chuyển trọng lượng của xe trong các trường hợp khác nhau (khi thì cầu trước nặng hơn cầu sau, khi thêm tải thì cầu sau nặng hơn cầu trước, khi vào cua, vân vân), việc làm này xảy ra trước khi bánh xe vượt quá ngưỡng trượt tối ưu mà ABS sẽ kiểm sát khi bánh xe bị khóa cứng. Chính vì nó xảy ra trước ABS kích hoạt nên cho đến thời điểm bị bó cứng thì đã tận dụng hết được lực phanh tối đa có thể tận dụng rồi. Cháu hiểu như vậy đúng không bác... ?
Chuẩn rồi!
@@tradaoto dạ vâng cháu cảm ơn bác ạ
cảm ơn những kiến thức mà anh chia sẻ. muốn hỏi anh một vấn đề ngoài lề của clip này rất trông đợi vào kiến thức của anh (chú ý : những xehay, tipcar, autozon . . . tôi chẳng muốn hỏi) vấn đề là: các xe máy dầu như Triton, Hilux thường xuyên ra khói đen xe nha tôi là Hilux bảo dưỡng hãng có cho dung dịch tẩy rửa gì dó vào nhiên liệu thường xuyên nhưng chỉ được vài ngày lại bị lại. Cảm ơn nhiều
Cháu còn mơ hồ về abs nhưng. Hnay có bài giảng của chú , cháu biết đc nhiều hơn , cảm ơn chú ạ !!!
Căn bản dân tình hay xem mấy chương trình giải thích của tây trên tivi, mà chương trình đó chỉ xét quá trình bánh bị trượt hay bị bó cứng nên ai cũng tưởng ABS là nhấp nhả :))
chào chú. Cháu đnag là sinh viên khoa ô tô. Coi video của chú nhiều nhưng nay cháu mới cmt. Hôm trước có coi video về phanh ABS của chú. Và quả thật chú nói khác thầy cháu nói. Và cháu cũng có tìm hiểu và đa phần các tài liệu tiếng việt nói sơ qua về cơ cấu phanh chỉ có nói ABS đơn giản là hệ thống chống phanh chống bó cứng bằng cách nhả và phanh một cách nhịp nhàng để đảm bảo tốc độ. Nhưng các tài liệu tiếng anh chuyên ngành lại nói khác và cháu đã thấy cái sai và hiểu lầm của mình. Cảm ơn chú ạ
Từ tối qua đến giờ biết được kênh của anh, em ngồi xem hết luôn tất cả các clip. Các clip rất hay! Trong các clip anh có nói về khoá vi sai, anh có thể làm 1 clip em yêu khoa học nói về cái đó đc không ạ? Em cảm ơn anh.
Hay lam hai oi nhung ai co ky nang va thuc te thi moi hieu duoc the nao la ly thuyet va cam nhan thuc tien
Thưa bác cho con hỏi sổ tay kỹ thuật này con có thể tìm được ở đâu ạ.
Mình thích vào đây nhặt sạn mỗi ngày. Nhiều kiến thức quá hay
6:47, cái này không phải là cảm biến phát hiện sự chêch lệch tốc độ giữa các bánh. Mà kiểm tra điều kiện trượt của bánh xe, dễ hình dung như sau, khi xe chạy điều kiện bình thường, thì vận tốc dài tại điểm tiếp xúc bánh xe và mặt đường (giả sử là tiếp xúc điểm, thực chất nó là bề mặt, v=tốc độ góc x bán kính bánh xe) bằng với vận tốc tiến của toàn bộ thân xe, nghĩa là bánh xe quay bao nhiêu thì xe tịnh tiến bấy nhiêu (giả sử bỏ qua ma sát giữa bánh xe và mặt đường chủ yếu khi này là ma sát lăn). Khi vận tốc thân xe khác (lớn hơn hoặc nhỏ hơn) với vận tốc dài tại điểm tiếp xúc bánh xe và mặt đường thì xảy ra hiện tượng trượt (lượng dịch chuyển 1 điểm trên bánh xe không tương ứng lượng di chuyển của thân xe). Nếu khi khởi động thì nó chính là hệ thống TCS, còn khi phanh thì nó chính là hệ thống ABS (chống lại vận tốc dài quay của bánh xe nhỏ hơn vận tốc tiến của xe). Em chỉ góp ý cho rõ thêm! Chứ không có ý gì ạ!
Nghe bác giải thích đã thật
Thầy chỉ dậy vì đam mê thôi, đừng làm mất thời gian của lớp -dạ con cũng học vì đam mê thôi thầy ơi
Tiện thầy có đọc thầy cho con add phây búc thầy với con anh nguyễn tuấn ạ
Chương trình này là "các cụ yêu khoa học", chứ "em" thì trình không đến đó
Củ Gừng như anh Hải chia sẻ thực ra nó là bộ điều hòa lực phanh, mục đích nó chính xác là phân bổ lực phanh lên các bánh xe dựa trên tải trọng mà bánh xe đó phải chịu bằng hệ thống van tiết lưu dẫn dầu, khi xe có tải hoặc không tải. Ngày nay các xe hiện đại vẫn dùng tuy nhiên cơ cấu điều hòa được nhận thông tin từ các cảm biến, chứ không thuần cơ khí như các xe tải ngày trước
Xịn quá bác nông dân ơi. Clip này chất lượng hơn các clip khác của bác đấy ạ. Bác thường truyền đạt, giải thích hơi khó hiểu. Nhưng trong clip này bác đã giải thích rất dễ hiểu
Rất hay và cụ thể rỏ ràng .
Cám ơn anh !!
Muốn độ 2 đĩa sau như bác nông dân mà ko biết chổ nào độ có tâm nữa.
Bạn đi xe gì? Ở Bắc hay Nam vậy?
@@tradaoto em ở Quy Nhơn Bình Định bác ạ. Xe em Suzuki XL7.
Đúng là anh có tinh thần " KHÔNG CHỈ ĐẠO" .
Cái gì chưa biết và muốn tìm hiểu thì tìm hiểu, cái gì sai thì sửa, làm sai với người khác thì xin lỗi... làm gì phải cãi nhau, mạt sát nhau!
Máy hàn MAG chú sd của thương hiệu gì thế ạ???
Chú nói tường minh dễ hiểu. Nhận xét này của cựu sinh viên bách khoa, khoa động cơ đốt trong :))
Đúng là em yêu khoa học ạ @_@ tập trung nghe từng chữ để hong bị hiểu nhầm như anh nói!!!
A nói thế này tức là mấy ông kia học chưa hết chữ rồi
Cảm ơn anh. Kết cho câu chó đọc bảng cửu chương. Chúc anh sức khoẻ
Ngày xưa em làm thông dịch cho ông Sếp người hàn mỗi lần đụng gì đến kỹ thuật là ông vẽ và tính toán và tìm tòi trong "bách khoa toàn thư " kỹ thuật . phải nói rằng ở họ sướng thật từ cái kim , sợi chỉ đều có thông số hay công ty nào chế tạo . chứ không có kiểu hình như là đâu và giờ thấy Bác em lại nhớ Sếp . Làm kỹ thuật mà kiểu hình như là là vứt .
vậy chú ơi, cái bơm trong cục ABS có tác dụng gì ạ.
hơn nữa: theo các giải thích nguyên lý của chú, có 3 trạng thái, giữ, giảm và tăng áp chỉ sử dụng van đóng mở thì khi chuyển từ trạng thái giảm áp sang tăng áp thì chân phanh sẽ tụt xuống. Theo CHÁU thấy thì như thế chưa hợp lý lắm, Chúc có thể nói kỹ hơn về điều này được không ạ, Cháu xin cảm ơn
@@tradaoto vẫn cứ là hợp lý chú ạ
Em thích anh nói rễ nghe, thi thoảng pha chút hài hước. Dẫn chứng rễ hiểu, rễ nhớ....
Sách phô tô, kỷ niệm 1 thời, ngoài tiệm chỗ nào cũng bán 😂
Cảm ơn Thầy đã chia sẻ, rất bổ ích cho mọi người có nhu cầu. Chúc thầy mùa dịch sức khỏe !
Bác làm về Mitsubishi attrage đi ạ. Bác rì viu rất hay và xác thực.
Nhiều người đến bây giờ vẫn có khi vẫn lầm tưởng là phanh ABS phải auto nhấp nhả nhưng thực tế ko phải vậy, cơ chế nhấp nhả chỉ hoạt đọng khi cảm biến ( vòng đếm nhịp) ở bánh báo về dấu hiệu bất thường từ bánh xe. Còn bình thường khi ko cấu dấu hiệu bất thường thì vẫn phanh như bình thường
Thầy và trò cần phải xem lại, chuẩn quá a ơi. Các thầy bây giờ cũng lao theo $ và ít có tham khảo sách nước ngoài nên cứ tưởng mình đúng! Mặt khác, ít trang thiết bị để thực hành và thực nghiệm, nên không biết gì là lẽ đương nhiên anh ạ.
YêuVN Hoàng các thầy giờ lo kiếm tiền mua ô tô, mua nhà. Thời gian đâu ra học thêm kiến thức để truyền đạt lại cho sinh viên. Toàn thầy ngu bỏ mẹ
Bạn sai rồi sai là sai hệ thống từ người đầu tiên soạn ra sạch dạy rồi dạy học sinh và học sinh làm thầy lại dạy tiếp học sinh mình sai sai nguyên chuỗi
@@Rio-entertainment viết có dấu chấm dấu phảy tý cho nó dễ đọc. Thì vẫn là thầy và trò phải nên xem lại thôi.
Nói vậy cũng oan. Biết đâu mấy ông đó học hành ko tới nơi tới chốn lại bảo thầy chỉ vậy , oan cho các thầy chứ a .
Không được gọi là nhấp nhả. Phải nói là tăng áp và giảm áp thì đúng hơn.
Thật sự bất ngờ về kiếm thức bấy lâu nay em đc học, công nhận bác hải kiếm thức quá uyên thâm. Triệu like
Rất bổ ích.
Em cảm ơn Bác
Chú có dạy sửa xe không ạh? Cháu muốn học nghề.
Cảm ơn chú đã làm clip giải thích rất chi tiết ạ, hôm nọ cháu cũng thuộc nhóm tưởng phanh ABS nhấp nhả do không hiểu bản chất của nó.
Mà giờ cháu mới biết chú sáng lập Autopro, ngày xưa cháu đọc trang đó suốt, nhớ mấy bài review Ferrari F430 với Bentley Continental Flying Spur Speed của chú Hải Kar thấy quá hay mà tới giờ cháu vẫn còn nhớ 😅
Ngày xưa mình học bách khoa hà nội ông thầy giải thích abs cũng nhấp nhả giờ mới biết thầy sai lè. Sau 15 năm ra trường bây giờ mới biết mấy ô thầy bách khoa trường kỹ thuật đầu ngành của cả nước cũng sai. Sợ giáo dục việt nam quá
Ông trời con :)))
Củ gừng của e bi xì dầu. Tháo nối trực tiếp luôn đc không a
@@tradaoto e bịt 1 đầu ống hồi dầu lên bánh trước .thắng có tốt hơn không a
Chú ơi, sao cháu nghe đến đoạn chú giải thích về EBD lại có gì đó nà ná chức năng của hệ thống cần bằng điện tử ESC vậy ạ. Khi mà EBD phân phối lực phanh riêng cho từng bánh khi vào cua như kiểu để tránh hiện tượng thiếu lái và thừa lái - điều vốn là chức năng của cân bằng điện tử ESC. Chú giải đáp giúp cháu với ạ.
Các hệ thống điều khiển phanh như ABS, EBD, ESC, TCS chức năng nghe có vẻ như hay bị lẫn vào nhau, hôm nào chú làm hẳn một video overview về chúng đc ko ạ?
Về bản chất các công nghệ đó vẫn dựa trên phanh của xe, mỗi loại khác nhau 1 chút do ECU ( người chế tạo cài đặt ) đọc ở các cảm biến. VD ABS khi phanh hết tầm, hay cảm biến thân xe để phanh từng bánh ở ESC.
Ông ấy là nông dân. Mà làm trang trại vài hàng nghìn ha to quá, nên ông phải suốt ngày lái xe đi trồng cây, chăm cây, bón phân, tưới nước, phun thuốc sâu, thuốc tăng trưởng kích thích, xe thu hoạch ... các kiểu .... Vì nhu cầu sử dụng xe nhiều và nhiều loại xe ... dẫn đến việc xe hay hỏng hóc. Mỗi lần vậy chờ sửa xe lâu, mất thời gian, ảnh hưởng mùa vụ nên ông đã mầy mò tự tìm hiểu kiến thức về xe. Rồi nhu cầu tăng dần: Đầu tiên ông đi máy cầy, công nông, sau ông đi xe tải, xe thùng ...... càng về sau trang trại càng to, càng rộng ông phải đi siêu xe F1 đi thăm vườn mới kịp sáng đi chiều về .... Khổ thế đấy! Sau 50 năm làm nông dân giờ ngoài kiến thức về nông nghiệp thì kiến thức về xe ông cũng biết chút đỉnh. Xe to, xe nhỏ, xe nhanh, xe chậm loại gì ông cũng kinh qua! :))))
Bác Hải biên một bài về giải pháp kỹ thuật thực tế để phân bổ lực kéo giữa 2 cầu hộ e nhé. TKs!
Xem video của Bác đúng ghiền mặc dù ko biết tý gì về ô tô.
Anh giải thích về ABS như video trước vậy là dễ hiểu và chuẩn rồi,
Cám ơn anh ra những video bổ ích về xe cho mọi người tham khảo!
hay quá chú ơi
Bác nói chuẩn. thực ra nguyên lý hoạt động của phanh mà thầy và trò tại nước ta đang học nó xưa rồi.
Là cả thầy cả trò hiểu đơn giản hóa thành ra sai cơ bản chứ kiến thức này là cỏ bản rồi mà bác.
Hay quá Người Nông Dân ơi. Cảm ơn những kiến thức khoa học được Người Nông Dân chuyển thể sang dạng thường thức cho đại chúng rất dễ hiểu.
Em thấy anh rất là uyên thâm về ô tô . Giải thích rất dễ hiểu , Em cũng rất đam mê công nghệ ô tô lắm anh . Được học hỏi từ anh là rất hay mà miễn phí nữa chứ . Ý kiến bình luận của mọi người sẽ khác nhau . Trong đó có ý kiến thô tục . Mong anh vui và bỏ quá cho . Anh em hơi quá lời ..
Cháu cũng nghĩ như bác luôn.
thấy bác hải này kiến thức rộng thật
Bố em lái xe ngày xưa luôn luôn nói số sàn là tốt nhất về độ an toàn.... ko cho em mua số tự động.
Ai cũng biết số sàn sẽ hơn nhưng có tốt hơn nhiều ko? Mong bác đánh giá tổng thể về số sàn và số tự động
Cảm ơn anh đã chia sẻ. Nghe anh chia sẻ kiến thức về hệ thống phanh
mà dễ hiểu quá
Quá hay ạ, thích nhất quả chú mang quyển sách ra. Không khác gì bảo mấy ông nói sai về tự học lại
Hồi đó con ko biết thì cứ hiểu nó là nhấp nhả. Giờ thì hiểu được nhiều hon
Cám ơn a, vậy là trước nay hỉu sai cả. Abs bản chất là hệ thống...mềm nắn rắn buông, nó giúp lực phanh k quá ngưỡng gây bó phanh, nôm na là bóp tới độ vừa đủ thì lại nhả ra bóp típ :))) chứ ngày trước hiểu Abs là phanh xong nhả hẳn rồi lại phanh là k đúng. Abs như a nói là Hệ thống duy trì lực phanh tối đa nhưng k gây bó bánh.
@Xuan Long: em thấy như bác nói vậy là hợp lý và bản chất đúng theo tên gọi “chống bó cứng phanh”. Bác Hải mà chốt thêm ý như bác nữa thì quá toàn vẹn.
Xuan Long Dao: Mà thật ra là nó vẫn cứ là ăn - nhả bác nhỉ 🤪
@@tranthanhtungd9 Bóp nhả như mình hiểu ngày xưa tức là chỉ có 2 chế độ: Bóp hoặc Nhả hẳn. Còn ABS là duy trì lực phanh tối đa nhưng ko gây bó bánh. Bóp mạnh=> khi chuẩn bị có nguy cơ bó bánh thì nó bóp vừa, rồi nó lại bóp mạnh.
Hay
THỪA tự tin, ĐẦY ĐỦ kiến thức, THIẾU 1 chút khiêm tốn!
Anh ơi cho em hỏi. Mấy chiếc i20 chạy wrc nó chạy cầu sau hả anh. Sao i20 ngoài đường nó chạy cầu trước. Muốn mua chiếc xe giống như wrc thì mua ở đâu. Thank
Trà đá Ô tô thật là ngưỡng mộ mấy chiếc xe đó quá anh à. Nhưng 1tr đô thì. ... có lẽ. Có tiền mua cũng đáng. Anh là dân đua xe. Có cơ hội tiếp xúc thì review cho ae mở mang tầm mắt với. Cảm ơn ạ
Người nông dân không nên làm phức tạp thêm về việc tiếp nhận thông tin. Có thể giải thích nguyên lý cho người chưa bao giờ biết về ABS. Đơn giản nhất là ABS dựa vào phanh, nó chỉ là cái phanh không hơn không kém. Công nghệ tích hợp vào chiếc phanh đó như ABS.EBD....Vậy cơ chế ABS hoạt động thế nào ? Đạp phanh hết tầm, cảm biến nhận biết đang phanh gấp, ECU điều khiển ABS với cơ cấu phanh nhấp nhả ( phần nghìn s) để tránh trượt bánh, Phanh bó cứng sẽ bị trượt, giải thích đơn giản thế thôi thì sẽ dễ hiểu. Các clip giải thích hệ thống ABS, các tài liệu đầy trên mạng. Tôi các bạn, người nông dân cũng chả nghĩ ra ABS, vậy các kĩ sư nghĩ ra được họ giải thích vậy ta biết vậy.
hoang tucuabe mình thì nghĩ cái mục video EYKH này nó về kỹ thuật thì nên giải thích sâu mng hiểu (dĩ nhiên, sâu đc đến đâu do kiến thức bác chủ) khi hiểu bản chất thì lúc đó diễn giải giản tiện lại mới ok. Tại hầu như mng đều biết cái khái niệm đã đơn giản hoá, sau đó hiểu sai, rồi lại đi cãi nhau và mang thông tin mình biết đc ra làm thước đo chân lý. Cho nên mình nghĩ những video này vẫn hữu ích. Bản thân mình hôm trc xem video cũ của bác Hải thấy giải thích ngắn gọn đơn giản, sau đó nhiều group share chửi là sai, nếu ko có clip dạng ntn sẽ chẳng biết đâu là sai đâu là đúng nữa :D.
Con người và con vật khác nhau giữa tiếp nhận thông tin, hiểu và đánh giá. Nếu chỉ nghe kỹ sư nói sao hiểu vậy thì mình khác gì con bò đến giờ ăn thì ăn đến giờ ngủ thì ngủ? Nên các kỹ sư nghĩ ra thế nào thì người đọc cũng nên hiểu và kiểm chứng. Chỉ vì cái tính thích đơn giản hoá mà biết bao người hiểu nhầm bản chất ABS.
@@tintahuynh6485 Giải thích hoặc giới thiệu cặn kẽ về hệ thống thì không sao. Chứ đừng lên chỉ trích hay tỏ vẻ vì điều mà các kỹ sư họ nghiên cứu ra đều có 1 nguyên lý của nó. Người diễn thuyết lại phải nắm được rõ để truyền đạt lại, cái đó ok nhưng bản chất của nó chỉ có vậy chứ đừng nói là họ sai, nói ra nhỡ sai người ta gọi là Ngu đấy, hay cầm đèn chạy trước ô tô, EYKH giải thích cặn kẽ thì ok, chứ người ta hiểu vậy là đúng ( ko tính người hiểu lầm ) Đơn giản nhất ABS là gì ? dựa vào đâu ? Nguyên lý thế nào ? ABS là chống bó cứng phanh, dựa trên cái Phanh ? Nó hoạt động thế nào ? giải thích hộ cái, người ta nói nhấp nhả là ko sai nhưng còn nó chi tiết thế nào thì EYKH đã giải thích
@@914118 Tôi lại thấy Anh Hải Kar làm đúng. Tôi là người thích tìm tòi và học hỏi. Muốn biết thật chi tiết về mọi thứ chứ không muốn biết lan man. Nên bạn nói vậy là hiểu bạn sao rồi.
Có bao giờ cái van 2 nó liệt ko a
Tưởng nông dân hóa ra không phải nông dân .
bác ơi cho e hỏi e nge bác giải thích EBD sao e thấy nó giống cơ cấu của ASC (ESP) ấy ạ. Bác có thể làm clip để giải thích về ASC để e rõ hơn k bác
Em là nông dân đi xe máy nhưng vẫn thích xem những video a làm về ô tô
Theo như a chia sẻ thì abs xe máy khá khác abs oto thì phải. Đúng ko a
Chỉ dân thuần kỹ thuật mới hiểu được nhau thôi bác ạ. Giống ngày trc em hay phải giải thích cho mọi người là Biến tần hay inverter nó là cái gì.
Tùng Phạm ủa e tưởng cái đó là 1 chứ... bác cho e xin tt về cái đó nha. Invester và biến tần
Bổ ích quá a ạ. Cảm ơn anh rất nhiều vì những chia sẻ!
Bác giải thích hay quá , ước gì nhiều trường đều sát thực tế như vậy , em đam mê oto nhưng lại học về hệ thống điện :)))
Haha trước em xem trên các kênh cũng nói là 1s ABS nhấp nhả pistong đến 60 lần, nên làm cho xe không bị trơn trượt.
Mọi người ai có face của bác nông dân không ạ? E muốn theo dõi bác ^^
Cảm ơn Anh
Cháu là sinh viên năm nhất, tự đọc phần hệ thống khởi động không hiểu được hết nguyên lý của nó, bác có thể giúp cháu nếu có thời gian không ạ! Cháu cảm ơn!
Nho chu ma toi hieu chinh xac ve nguyen ly hoat dong cua he thong ABS. Truoc gio hieu sai khong thoi. Mot lan nua xin cam on chu, chuc chu nhieu suc khoe nhe
Ủng hộ kênh 100%
hay
Rất hữu ích và tăng thêm sự hiểu biết cho lái xe.Cảm ơn Bác.
Heheh, cảm ơn bác, trước giờ cháu cũng nghỉ là ABS là nhấp nhã. Thì ra là không phải vậy, giờ đã hiểu hơn r.
Hay và dễ hiểu quá !
Bây giờ cháu mới biết đến kênh chúc chú luôn mạnh khỏe luôn ra nhiều video hay cho những người đang hiểu một cách mơ hồ như cháu ạ.😍
Rất thích những video về chương trình em yêu khoa học của chú Hải. Mong chú ra nhiều video về chương trình này hơn nữa. Chúc chú sức khoẻ
Xem bác Hải và anh Việt Anh bên Tipcar thôi. Còn mấy cái ông " giỏi khen" thì k ưng lắm.
Anh Hải ơi cho em hỏi công tơ mét điện tử có tua dc ko ạ ? Thank anh
Trà đá Ô tô em thank anh nhé
Cháu xin phép chú có thể giảng về động cơ tăng áp được ko ạ. Cháu cảm ơn
Sách đó làm sao có đc vậy a.đó là tiếng anh hay tiếng việt vậy a
@@tradaoto sách đó mình phô tô có xin bản quyền k a
Đề tài bác nói đúng 1 phần thôi bác ạ. ♥️♥️♥️
Hôm nào bác hải kar làm thêm về ASR trên xe tải hạng nặng đi !!!
A Hải ka, chắc phải làm vài vdeo nữa, Abs kiểu này tăng áp giảm áp thì có khi mất áp luôn , toi mạng, khó hiểu quá a, mong sớm có vdeo xịn hơn, cảm ơn anh
Nhà sản xuất họ đã tính toán khi sử dụng các tiếp điểm NO cho đường cấp dầu, và NC cho đường xả rồi bạn. Nếu có vấn đề thì dầu chỉ được bơm vào mà không xả ra. Phanh sẽ bị bó cứng luôn.
Rất hay
Cảm ơn anh. Rất đúng và bổ ích. Học là phải tới nơi tới chốn như anh Hải ấy...
Làm hẳn một playlist luôn đi bác nông dân ơi, đàn ông mà nghe về cơ khí nó cuốn quá bác ạ
Em đi bán dầu,không biết gì về xe mà nghe bác nói thấy khôn hơn chút rồi :))