Nền tảng của siêu hình học khoa học

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 1 окт 2023
  • Năm 2013, chứng minh của Gödel đã được hai nhà khoa học computer là Christoph Benzmüller ở Đại học Tự do Berlin và Bruno Woltzenlogel Paleo ở Đại học Công nghệ Vienna biến thành một bài toán trên computer và cho chạy thử, KẾT QUẢ HOÀN TOÀN MỸ MÃN. Hai ông đã công bố công trình của mình trên những tạp chí chuyên ngành khoa học computer, dưới tiêu đề sau đây:
    “Formalization, Mechanization and Automation of Gödel’s Proof of God’s Existence” (Hình thức hóa, Cơ giới háo và Tự động hóa Chứng minh của Gödel về sự hiện hữu của Chúa).
    Công trình này đã gây chấn động dự luận thế giới vì hai lý do:
    ● Một, nó chỉ ra rằng computer có thể tự động hóa các chứng minh toán học.
    ● Hai, logic toán học có thể biến những bài toán của triết học siêu hình thành một khoa học chính xác. Đây chính là việc Gödel đã làm, và hy vọng chứng minh của ông chính là một hình mẫu cho một thứ triết học và thần học mới mà ông gọi là “triết học và thần học khoa học” (scientific philosophy and theology).
  • РазвлеченияРазвлечения

Комментарии • 33

  •  9 месяцев назад +5

    PHỤ LỤC I:
    Chứng minh của Kurt Gödel
    về sự hiện hữu của Chúa
    1/ Lược sử ý tưởng chứng minh sự hiện hữu của Chúa bằng logic: 9 thế kỷ từ Anselm, qua Leibniz đến Gödel:
    Năm 1078, Đức Tổng giám mục Anselm ở Canterbury công bố một “Luận văn” (Proslogium) với nội dung chủ yếu là những lập luận logic nhằm chứng minh sự hiện hữu của Chúa. Luận văn này có ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà triết học, thần học, khoa học thuộc các thế hệ sau này. Hiện nay luận văn này vẫn được coi như luận văn đầu tiên trong lịch sử triết học, thần học và khoa học Tây phương có nội dung chứng minh sự hiện hữu của Chúa bằng lập luận logic.
    Lập luận chủ yếu trong Proslogium của Anselm có thể tóm tắt một cách giản lược bằng ngôn ngữ thời nay như sau:
    1/ Định nghĩa: Chúa là thực thể lớn nhất có thể hình dung được, không có thực thể nào có thể hình dung được mà lớn hơn Chúa. Vậy nếu ký hiệu G là Chúa, x là một thực thể bất kỳ, thì ta sẽ có G ≥ x với mọi x.
    2/ Tiên đề: Một thực thể vừa tồn tại trong tư tưởng vừa tồn tại trong thực tế ắt phải lớn hơn thực thể ấy khi nó chỉ tồn tại trong tư tưởng. Ký hiệu x(m, r) là thực thể x vừa tồn tại trong tư tưởng vừa tồn tại trong thực tế và x(m) là thực thể ấy chỉ tồn tại trong tư tưởng, ta sẽ có: x(m, r) > x(m)
    3/ Hệ quả: Nếu G(m, r) là thực thể lớn nhất tồn tại cả trong tư tưởng lẫn trong thực tế và G(m) là thực thể lớn nhất chỉ tồn tại trong tư tưởng, theo Tiên đề ở mục 2, ta phải có: G(m, r) > G(m)
    4/ Biện luận: Giả sử Chúa chỉ tồn tại trong tư tưởng, tức là G = G(m). Theo định nghĩa của G ta có: G = G(m) > G(m, r). Nhưng điều này mâu thuẫn với Hệ quả ở mục 3.
    5/ Kết luận: Vậy Chúa không thể chỉ tồn tại trong tư tưởng. Chúa ắt phải tồn tại cả trong tư tưởng lẫn trong thực tế, G = G(m, r), tức là Chúa tồn tại.
    Tư tưởng của Anselm có ảnh hưởng rất lớn đến triết học, thần học và tôn giáo thời trung cổ. Vì thế năm 1163 (54 năm sau khi mất) ngài đã được phong thánh. Đến thế kỷ 17, luận văn của Thánh Anselm được Gottfried Leibniz (1646-1716), một trong những nhà toán học, logic học và triết học lớn nhất thế kỷ 17-18, phát triển lên thành một công trình triết học và thần học tỷ mỉ, sâu sắc, đầy sức thuyết phục. Ba thế kỷ sau, dựa vào công trình của Leibniz, nhà toán học và logic học trứ danh Kurt Gödel đã sáng tạo nên định lý có một không hai của ông về sự hiện hữu của Chúa, như chúng ta thấy trong hình sau đây:

    Trong chứng minh trên, có 5 tiên đề (Axiom), 3 điện nghĩa (Definition) và 4 định lý. Định lý cuối cùng có nội dung “Chúa tồn tại”.
    Thực chất công việc của Gödel là hình thức hóa những lập luận của các bậc tiền bối, áp dụng các phép toán của logic hình thức cho những lập luận ấy, tạo nên một định lý hoàn hảo về mặt logic không thể tranh cãi, làm chỗ dựa vững chắc cho tất cả những ai thừa nhận hệ tiên đề của ông.
    Phải nói rằng Gödel là một thiên tài trong việc hình thức hóa các mệnh đề logic. Nói cách khác, ông là một thiên tài trong việc tạo dựng cấu trúc hình thức cho những bài toán logic.
    Định lý Bất toàn (Theorem of Incompleteness) của ông chính là một thành tựu vĩ đại của logic toán lấy cảm hứng từ 2 nguồn mạch tư tưởng sau đây:
    Nguồn 1: Chương trình Hilbert (Hibert’s program) đầu thế kỷ 20 hòng tìm ra “Chiếc Chén Thánh Toán học” - một phương pháp toán học tổng quát cho phép chứng minh hoặc bác bỏ bất kỳ một mệnh đề toán học nào. Gödel lại nghi ngờ tính khả thi của nó. Trực giác mách bảo ông rằng không tồn tại một quyết định luận như Hilbert mong muốn, và Gödel đã thành công trong việc chứng minh điều mà trực giác đã mách bảo ông.
    Nguồn 2: Nghịch lý kẻ nói dối (Liar’s Paradox). Tiên tài của Gödel là ở chỗ ông đã biến Nghịch lý kẻ nói dối thành một mệnh đề logic toán học, và chỉ ra rằng đó là một mệnh đề tự mâu thuẫn.
    Tương tự như Định lý Bất toàn, Chứng minh của Gödel về sự hiện hữu của Chúa là một thành tựu tuyệt vời của logic toán, lấy cảm hứng từ những công trình nghiên cứu của Anselm ở Canterbury và của Gottfried Leibniz.
    Leibniz cho rằng chân lý thần học (tôn giáo) và triết học không thể mâu thuẫn với nhau, vì đức tin và lý lẽ cả hai đều là quà tặng của Chúa. Nếu chân lý thuộc hai phạm trù này mâu thuẫn với nhau thì về mặt logic, Chúa chống lại bản thân Ngài, và do đó theo Leibniz, đó là điều bất khả. Là một nhà toán học và logic học bậc nhất, Leibniz rất coi trọng lý lẽ. Vì thế ông đòi hỏi đức tin phải được bênh vực bởi lý lẽ, và bất kỳ giáo lý nào về đức tin mà không thể bênh vực được bằng lý lẽ thì phải từ bỏ. Với tinh thần đó, ông dám đối đầu với một trong những bài toán khó nhất của thần học Thiên Chúa giáo: Đó là câu hỏi chất vấn rằng nếu Chúa là toàn thiện, toàn trí và toàn năng thì tại sao cái ác vẫn hoành hành trên thế gian? Câu trả lời, theo Leibniz, là vì trong khi Chúa thực sự có trí tuệ và sức mạnh vô hạn thì loài người bị giới hạn cả về trí tuệ lẫn khát vọng (sức mạnh để hành động). Điều này dẫn con người đến những niềm tin sai lạc, những quyết định sai lầm và những hành động không có hiệu quả trong việc sử dụng ý chí tự do của mình. Chúa không gây đau khổ cho con người, nhưng Ngài cho phép đau khổ đóng vai trò như hậu quả cần thiết của cái ác, như một phương tiện để con người có thể nhận ra sự thật mà học hỏi và sửa chữa sai lầm.
    Tóm lại, Leibniz không chỉ là một người có đức tin Thiên Chúa giáo thuần thành, mà còn là một người bảo vệ đức tin mạnh mẽ, dựa trên những lập luận triết học và thần học sắc bén.
    Đến lượt Gödel, ông biến niềm tin ấy thành những định lý toán học. Chứng minh của ông về sự hiện hữu của Chúa thực ra là một cách bày tỏ đức tin của mình thông qua ngôn ngữ ký hiệu logic.
    Phiên bản đầu tiên của định lý Gödel về sự hiện hữu của Chúa xuất hiện vào khoảng năm 1941. Nhưng trong một thời gian dài gần ba chục năm Gödel không tiết lộ với bất cứ ai về công trình này. Mãi tới năm 1970, khi sức khỏe yếu dần và dường như ông cảm thấy mình đang chuẩn bị rời khỏi thế gian, ông mới bắt đầu tiết lộ với bạn bè.
    Tháng 2 năm ấy, ông cho phép Dana Scott, một nhà khoa học logic xuất sắc, sao chép lại một phiên bản của chứng minh, nhưng bản sao ấy cũng chỉ được lưu truyền trong đám bạn đồng nghiệp thân cận riêng tư.
    Tháng 8/1970, Gödel nói với Oskar Morgenstern, một nhà kinh tế học và đồng tác giả của Lý thuyết Trò chơi, rằng ông thấy “thỏa mãn” với chứng minh của ông, nhưng Morgenstern ghi trong nhật ký của mình ngày 29/08/1970 rằng “Gödel sẽ không công bố công trình của ông vì sợ người khác có thể nghĩ ông thực sự tin vào Chúa, trong khi ông chỉ định thực hiện một nghiên cứu về logic để chứng tỏ rằng một chứng minh dựa trên phương pháp tiên đề là khả thi”.
    Gödel mất ngày 14 Tháng 1 năm 1978. Trong đống hồ sơ giấy tờ ông để lại, người ta tìm thấy một phiên bản khác của công trình chứng minh sự hiện hữu của Chúa, khác một chút so với bản mà Scott đã sao chép năm 1970. Cuối cùng, cả hai phiên bản này cùng được công bố trong năm 1987, tức là 9 năm sau khi Gödel mất.
    Nhật ký của Morgenstern là một nguồn dữ liệu quan trọng và xác thực để cho chúng ta biết về Gödel trong những năm tháng cuối đời, nhưng nhận định ghi trong nhật ký ngày 29/08/1970 - rằng Gödel không thực sự tin vào Chúa - là không chính xác, vì nó mâu thuẫn với những bằng chứng khác.

  • @truongthovu1743
    @truongthovu1743 9 месяцев назад +2

    Quá hay vì chương trình tổng hợp nhiều kiến thức

  •  9 месяцев назад +3

    2/ Triết học của Gödel về thế giới siêu hình
    Trong thư từ trao đổi với mẹ, người mà Gödel giữ quan hệ thân thiết suốt cả cuộc đời, Gödel thường tâm sự về niềm tin của ông đối với các vấn đề liên quan đến tôn giáo và thế giới siêu hình. Sách báo ngày nay lưu giữ được rất nhiều phát biểu của Gödel, thể hiện rất rõ tư tưởng triết học và thần học của ông. Qua đó có thể khẳng định rằng Gödel hoàn toàn tin vào sự hiện hữu của thế giới siêu hình, và theo ông, chủ nghĩa duy vật là sai lầm.
    Một trong những người bạn thân thiết được Gödel tâm sự những suy tư thầm kín là Vương Hạo (Hao Wang), một nhà toán học logic người Mỹ gốc Hoa, một người có tính hoài nghi những hiện tượng siêu hình. Vương Hạo kể lại: “Trong khi Gödel nói, tôi thể hiện những ngờ vực của mình… Gödel mỉm cười khi nhắc lại những câu hỏi của tôi, biết rõ rằng những câu trả lời của ông không thuyết phục được tôi”. Vậy Gödel nói gì mà Vương Hạo không tin? Phải chăng Gödel nói về niềm tin của ông đối với thế giới siêu hình (thế giới sau sự sống)? Tuy nhiên Vương Hạo đã vẽ ra bức chân dung rất chân thực của Gödel khi kể rằng hai ngày sau khi Gödel mất, vợ Gödel là Adele nói với Vương Hạo rằng: “Gödel, mặc dù không đi lễ nhà thờ, nhưng là một người đầy ắp tinh thần tôn giáo và mọi sáng chủ nhật thường nằm trên giường đọc Kinh Thánh”.
    Bản thân Gödel nói rõ đức tin của ông trong một lá thư trả lời phỏng vấn nhưng không được gửi đi như sau: “Tôi là một người theo Đạo Lutheran (nhưng không thuộc một cộng đoàn giáo hội nào cả). Niềm tin của tôi là hữu thần, không phiếm thần, theo tư tưởng của Leinbiz chứ không theo Spinoza”.
    Sau đây là một số ý kiến phát biểu của Gödel, qua đó chúng ta có thể nhận ra bức chân dung tư tưởng của ông, đặc biệt là những suy nghĩ và quan điểm của ông về thế giới siêu hình:
    1. Nếu thế giới được xây dựng một cách hợp lý và có ý nghĩa thì ắt phải có thế giới sau sự sống (If the world is rationally constructed and has meaning, then there must be such a thing [as an afterlife])
    2. Thế giới là hợp lý (The world is rational).
    3. Có những thế giới khác và những thực thể có lý trí thuộc loại khác và cao hơn (chúng ta) (There are other worlds and rational beings of a different and higher kind).
    4. Thế giới trong đó chúng ta đang sống không phải là thế giới duy nhất mà trong đó chúng ta sẽ sống hoặc đã sống (The world in which we live is not the only one in which we shall live or have lived).
    5. Lý lẽ của con người sẽ được phát triển theo mọi hướng (Reason in mankind will be developed in every direction).
    6. Chủ nghĩa duy vật là sai lầm (Materialism is false).
    7. Có một triết học và thần học khoa học (chính xác), giải quyết những khái niệm về cái trừu tượng cao nhất; và đây cũng là thành tựu cao nhất của khoa học (There is a scientific (exact) philosophy and theology, which deals with concepts of the highest abstractness; and this is also most highly fruitful for science).
    8. Các tôn giáo phần lớn là dở, nhưng (đức tin) tôn giáo thì không (Religions are, for the most part, bad - but religion is not).
    9. Cái mà tôi gọi là thế giới quan thần học là ý tưởng cho rằng thế giới và mọi thứ trong đó đều có ý nghĩa và lý do, và đặc biệt là ý nghĩa tốt đẹp và không thể nghi ngờ… Ý tưởng rằng mọi thứ trên thế giới đều có ý nghĩa [lý do] hoàn toàn tương tự như nguyên lý nhân quả mà khoa học dựa trên đó (What I call the theological world-view is the idea that the world and everything in it has meaning and reason, and in particular a good and indubitable meaning … The idea that everything in the world has a meaning [reason] is an exact analogue of the principle that everything has a cause, on which rests all of science).
    10. Bộ não là một chiếc máy tính được kết nối với một linh hồn (The brain is a computing machine connected with a spirit).
    11. Ý thức được kết nối với một cái toàn thể (Consciousness is connected with one unity).
    12. Triết học với tư cách một lý thuyết chính xác nên phục vụ cho siêu hình học như Newton đã làm cho vật lý học. Tôi cho rằng điều đó hoàn toàn có thể xảy ra trong vòng 100 năm tới hoặc sớm hơn (Philosophy as an exact theory should do for metaphysics as much as Newton did for physics. I think it is perfectly possible that the development of such a philosophical theory will take place within the next hundred years or even sooner).
    13. Tôn giáo cũng có thể được phát triển như một hệ thống triết học được xây dựng trên một hệ tiên đề (Religion may also be developed as a philosophical system built on axioms).
    14. Trực giác không phải là chứng minh; nó đối lập với chứng minh. Chúng ta không giải thích trực giác để thấy một chứng minh, nhưng nhờ trực giác chúng ta thấy một điều gì đó mà không cần chứng minh (Intuition is not proof; it is the opposite of proof. We do not analyze intuition to see a proof but by intuition we see something without a proof).
    15. Không thể giải thích mọi thứ được (To explain everything is impossible).

  • @phongngo6079
    @phongngo6079 9 месяцев назад +3

    Thật bất ngờ một chương trình rất hay và quan trọng lại có ít khán giả theo dõi

    •  9 месяцев назад

      Đề tài khoa học mà bạn. Nên có sự kén chọn khán giả. Điều này dễ hiểu thôi. Mục tiêu của kênh là đem khoa học thực sự đến cho mọi người. Ai nhận biết và hiểu tới đâu đó là tùy theo kiến thức và hệ quy chiếu của mỗi người. Cảm ơn bạn nhiều.

    •  9 месяцев назад

      @@HoaHoa-px9vw Trả lời bạn!
      Tùy theo hệ quy chiếu của mỗi cá nhân chúng ta để suy xét có nên theo một đạo nào hay ko? Tại sao ta ko theo đạo nào, có lẽ nó bắt nguồn từ gia đình và môi trường xung quanh, Vì đơn giản đối với Ad " Đạo" là đường bó là kim chỉ nam để cho ta thấy cuộc sống có ý nghĩa. Nếu chết là hết thì cho dù ta sống tốt hay xấu ở cuộc đời này đâu có mục đích gì? Đối với Phật giáo Nhân quả và luân hồi là kim chỉ nam còn đối với Công giáo con người luôn là cao quý do Thiên Chúa tạo dựng nên phải tuân thủ các giới răn của người để khi chết quay trở về với người. Đó mới là cùng đích.

    •  9 месяцев назад

      @@HoaHoa-px9vw đúng vậy bạn. Chúc bạn tìm được ý chung nhân

    • @xamvn-qx6oc
      @xamvn-qx6oc 6 месяцев назад

      @ ủa admin ơi...về với chúa ăn bê béo nướng, rượu nho...vây say xỉn cả ngày tháng năm...ghét chúa đuổi về đơn vị gốc thì sao (hên xui thôi)

  • @tuyenhaiphong
    @tuyenhaiphong 9 месяцев назад

    Cảm ơn gs PVH và Kiên Nguyễn

  • @HoangPham-xv1ho
    @HoangPham-xv1ho 9 месяцев назад +2

    Like...khoa học là phạm trù tổng quan về ý thức phụ thuộc vào giới hạn nhận thức. Vậy siêu hình cũng là hiện tượng các bản chất cao hơn vượt khỏi nguyên tắc lý luận đương thời, nên đó cũng là khoa học được gọi siêu hình v.v...

  • @vanthannguyen8872
    @vanthannguyen8872 9 месяцев назад +1

    Rất cảm ơn bài viết này vì tôi vẫn thường xuyên tiếp nhận trung tâm hệ điều hành vũ trụ mỗi khi cầu nguyện với Chúa Thánh Thần.và kết quả thật kỳ diệu vô cùng .xin cảm ơn tác giả đã lý giải được hiện tượng này

  • @lebao9872
    @lebao9872 9 месяцев назад

    Bài viết rất hay! Thông tin gắn đức tin vào ý thức

  • @daniellefavie8848
    @daniellefavie8848 9 месяцев назад +1

    Phần âm nhạc to quá, làm cho khó nghe lời bình. Vả lại, nên chọn âm nhạc rất dịu dàng. Đừng để âm nhạc lấn át lời bình.

  • @hanbang5236
    @hanbang5236 9 месяцев назад

    thanks

  • @Yynd-ntson
    @Yynd-ntson 9 месяцев назад

    Thực thể đời đời là Thiên Chúa. Amen.

  • @saasasasassasa
    @saasasasassasa 9 месяцев назад

    32:53 đúng là vậy. Không dám nói sợ đụng chạm. Nhưng thật sự phép tu luyện, thiền sẽ giúp chúng ta đưa tâm hồn đến gần Chúa hơn.

  • @VuHoang-go6wk
    @VuHoang-go6wk 9 месяцев назад

    👍

  • @subirosenberg13
    @subirosenberg13 6 месяцев назад

    Trung tâm thông tin của vũ trụ : Tàng thức - Alaya (trong siêu hình học Hindustan)

  • @ToanNguyen-um7sk
    @ToanNguyen-um7sk 9 месяцев назад

    Mong ad làm về thời điểm tìm ra Lửa va ưng dung của loài người

    •  9 месяцев назад

      Hi bạn. Ad ko thuộc nhóm đề tài đó. Bạn nên tìm hiểu ở một kênh khác nhé. Cảm ơn bạn đã gợi ý.

    • @botter097
      @botter097 9 месяцев назад

      @ToanNguyen … Vậy mà cũng hỏi. Thượng đế thấy loài người ( ăn lông ở lỗ) , ăn thịt sống Ngài thương cho lửa để nấu ăn.

    •  9 месяцев назад

      @@botter097 lửa tự nhiên và lửa do bàn tay con người làm ra. Ở đây ta nói lửa do bàn tay con người làm ra. Vậy "ý thức" để con người có thể tự tạo ra lửa từ đâu mà có. Bạn có thể ko tin Chúa, thế nhưng bạn cũng ko thể phủ nhận được nó. Vì Bản chất của ý thức thuộc về " bản thể luận" bạn cũng ko thể chứng minh được phải ko bạn trần hữu phú. Tôi hiểu bạn lắm mà.

    • @botter097
      @botter097 9 месяцев назад

      @Bạn hãy nói rõ lửa tự nhiên được xuất hiện từ đâu , như thế nào không?

    •  9 месяцев назад

      @@botter097 cái đó thì bạn là tín đồ của Darwin rồi lại còn hỏi?

  • @vanluongmai1879
    @vanluongmai1879 5 месяцев назад

    Nâu rồi ko ra video audio ơi

    •  5 месяцев назад

      Xin lỗi bạn nhiều ! Ad đang cố gắng sắp xếp thời gian để ra video cho các bạn.

  • @user-mj6js8zf6m
    @user-mj6js8zf6m 9 месяцев назад

    Nghe người đọc thì hay mà thêm tiếng nhạc vào ồn ào nghe chán.

  • @asianafastenglish
    @asianafastenglish 4 месяца назад

    Xàm quá… bài viết lụm lặt thông tin và nói thần thánh hoá, trừu tượng hoá để khè mấy thằng mọt sách.