Chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy BIM tại một số trường ĐH tại Việt Nam, Pháp, Úc

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 10 фев 2025
  • Bài chia sẻ của 3 diễn giả đang công tác, giảng dạy tại một số trường ĐH của Úc, Pháp, Việt
    Trong giới hạn hiểu biết, 3 diễn giả tập trung chia sẻ những kinh nghiệm giảng dạy BIM ở bậc Đại học và thạc sĩ ứng dụng của một số chương trình đào tạo tại Việt Nam, Pháp, Úc. Khác với 2 bài giới thiệu chuyên sâu về BIM của các diễn giả giàu kinh nghiệm vào ngày 23/07 và ngày 06/08 tới đây, thông tin chia sẻ trong buổi hội thảo hôm nay tập trung vào kinh nghiệm và ý tưởng xây dựng chương trình đào tạo, đề cương các môn học có sử dụng công cụ mô hình thông tin định hướng BIM.
    Xin phép được tóm tắt một số chia sẻ có tính trọng tâm của 3 diễn giả như sau:
    Tích hợp các ứng dụng được phát triển cho BIM theo môn học một cách linh hoạt. Dạy nguyên lý và cách thức xây dựng mô hình thông tin phù hợp với nội dung môn học và định hướng chung của chương trình đào tạo. Ví dụ, có thể cho sinh viên tiếp cận BIM for Structural Engineer vào các môn học như Cơ học kết cấu, Kết cấu BTCT, Kết cấu thép. BIM Management plan cho các môn học chuyên ngành.
    Phần mềm được phát triển cho BIM nên được ứng dụng một cách linh hoạt (mỗi trường có thể chọn một bộ phần mềm) nhưng cần có tính xuyên suốt để tiết kiệm thời gian học cho sinh viên. Không nên dạy 2 phần mềm có cùng chức năng và nguyên lý xây dựng mô hình trong cùng một chương trình đào tạo.
    Hiệp hội xây dựng, một số công ty nên kết hợp với các trường ĐH để xây dựng một chương trình đào tạo mẫu về BIM. Chương trình đào tạo cần có sự định hướng theo nhu cầu của thị trường. Công tác đào tạo cần có sự tham gia của doanh nghiệp. Đối tượng là nhân sự của các công ty, học viên đang thực tập tại các công ty,… Phần luận án giải quyết trực tiếp các vấn đề cần tồn đọng, những khó khăn mà công ty đang gặp phải trong quá trình áp dụng BIM cho dự án. Đây là thông tin được tổng hợp từ bài chia sẻ của bạn Duyên, đã trực tiếp tham gia chương trình đào tạo thạc sĩ về BIM tại trường Cầu Đường Paris (một trong những chương trình đào tạo về BIM uy tín nhất tại Pháp).
    Một vấn đề nữa mình và các diễn giả đều suy nghĩ, mong muốn nhận được góp ý chia sẻ từ phía người nghe là làm thế nào để trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan tới BIM từ bậc đại học. Để làm điều đó, trước tiên là cố gắng thay đổi nhận thức của sinh viên về vai trò và tầm quan trọng của BIM, định hướng và tạo động lực để sinh viên chủ động trong việc học tập và ứng dụng công nghệ mới. Ý tưởng này chắc thầy cô nào cũng đồng tình nhưng thực hiện được lại là cả vấn đề. Sinh viên ngành xây dựng, kể cả các sinh viên nước ngoài mà mình có cơ hội trực tiếp đào tạo, cũng chỉ có phần trăm nhỏ có đủ khả năng, sự chủ động và trang thiết bị (máy tính cấu hình đủ tốt là cả vấn đề với sv ở VN) cho việc học BIM. Bạn nào chịu khó, chủ động thì thầy cô chỉ 1, các bạn ấy tự làm được 2, 3. Ngược lại thì thầy cô có ép, cầm tay chỉ việc cũng chữ được chữ mất…
    Đào tạo BIM cho sinh viên khác với đào tạo kỹ sư. Nhiều chuyên gia nói dạy BIM không phải là dạy phần mềm, nhưng đến phần mềm và nguyên lý xây dựng mô hình mà sinh viên cũng không chịu học thì mọi nỗ lực của giảng viên cũng đổ bể. Vì vậy, rất mong thầy cô và các bạn chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp từ hệ quy chiếu của mặt bằng sinh viên hiện tại. Lựa chọn đào tạo có trọng tâm, lọc sinh viên từ đầu vào có thể là một giải pháp?

Комментарии • 5