Tiểu sử nhạc sĩ THANH TÙNG - Chuyện 'đào hoa' nhiều bóng hồng nhưng vẫn cô đơn

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 13 май 2024
  • #nhạcsĩthanhtùng #tieusunhacsithanhtung #nhacsithanhtung
    Tiểu sử nhạc sĩ THANH TÙNG || Chuyện 'đào hoa' Nhiều bóng hồng nhưng vẫn cô đơn
    Thanh Tùng sinh ngày 15 tháng 9 năm 1948 tại Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa. Năm 6 tuổi ông theo cha mẹ tập kết ra Bắc và lớn lên tại Hà Nội. Sau đó ông sang học tại Nhạc viện Bình Nhưỡng, Triều Tiên và tốt nghiệp năm 23 tuổi.
    Từ năm 1971 đến 1975 Thanh Tùng là chỉ huy dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam II. Sau 1975, Thanh Tùng về sống tại Thành phố Hồ Chí Minh và là người có công xây dựng Dàn nhạc nhẹ Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và khai sinh nhóm hợp ca Những làn sóng nhỏ. Ông còn chỉ huy hợp xướng và chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Bông Sen. Thanh Tùng cũng là người đầu tiên đưa nhạc nhẹ chuyển soạn các ca khúc thành nhạc không lời như "Con kênh xanh xanh" của Ngô Huỳnh, "Cánh chim báo tin vui" của Đàm Thanh...
    Ông từng công tác tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh. Nhạc sĩ có ba người con (2 trai, 1 gái): con trai cả là Nguyễn Thanh Bách, con trai thứ là Nguyễn Thanh Thông, cô con gái út là Nguyễn Thị Bạch Dương. Hiện con cái của Nhạc sĩ đều là những doanh nhân thành đạt ở Việt Nam. Chính ông cũng là một doanh nhân, khi đầu tư kinh doanh nước khoáng, nhà hàng, khách sạn và bất động sản. Ông còn sở hữu một vũ trường. Vào tháng 7 năm 1998, ông mở một nhà hàng mang tên Sinh Đôi tại Thành phố Hồ Chí Minh.
    Vào năm 2008, ông không còn đi lại được sau một cơn tai biến bất ngờ. Ông còn bị liệt bên phải, mất khả năng nói, bị tiểu đường và thận. Ông qua đời vào ngày 15 tháng 3 năm 2016 tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Nơi an nghỉ của ông tại Công viên Thiên Đức (Vĩnh Hằng Viên - tỉnh Phú Thọ).
    Lúc sinh thời, nhạc sỹ Thanh Tùng nổi tiếng là người đào hoa, đa tình và tài ba. Vì lẽ đó, cuộc đời của ông tràn ngập các bóng hồng từ Nam ra Bắc. Và đó cũng là lý do mà khi nói đến âm nhạc của ông, người ta thường nhắc đến những “nàng thơ”. Họ chính là ngọn nguồn cảm hứng, là căn nguyên nỗi buồn vui và là chất xúc tác cho sự thăng hoa khiến ông phải cầm bút lên để viết.
    Chính ông từng nhiều lần nhắc đến họ. Những cái tên: Ngọc Bích, Ngọc Thúy, Tôn Nữ Minh Tâm… là “nguyên cớ” cho những “Chuyện tình của biển", "Giọt nắng bên thềm", "Phố biển", "Hát với chú ve con", "Hoa tím ngoài sân", "Lời tỏ tình của mùa Xuân", "Trái tim không ngủ yên"... ra đời đã được ông kể lại trong những lần trà dư tửu hậu cùng bè bạn.
    Nhạc sĩ Thanh Tùng cũng từng thú nhận: "Tôi nói với bạn tôi, con đường âm nhạc của tôi đầy ắp tình yêu, chỉ tình yêu thôi. Nhân vật trong ca khúc của tôi bao giờ cũng là người phụ nữ, và đúng là có nhiều nhân vật lắm".
    Nói là vậy nhưng thực tế thì Thanh Tùng chưa viết ca khúc nào tặng riêng cho người đẹp nào cả. Ông chỉ viết tặng riêng cho người vợ yêu quý của mình. Những “nàng thơ” trong ca khúc của ông xuất hiện cũng không rõ, ví như mái tóc cô này, nụ cười cô kia, mùi thơm cô nọ…
    Trong số các ca khúc ông viết riêng tặng người vợ quá cố của mình, có hai ca khúc mà nhiều người biết đến đó là ca khúc “Một mình” và “Hoa cúc vàng”. Cả hai ca khúc này đều khiến người nghe rơi nước mắt vì xúc động.
    Có một câu chuyện mà mỗi khi nhắc đến nhạc sỹ Thanh Tùng, người ta vẫn thường hay kể đó là trước lúc bà Minh, vợ ông lâm chung, có gọi ông lại bên giường bệnh, lúc đó có cả nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và bà hỏi ông: “Nếu em chết anh có lấy vợ mới và bỏ các con không?”. Thanh Tùng gọi đó là “tuyên án” chung thân bởi câu trả lời duy nhất lúc đó ông có thể nói chỉ là “Không”. Sau khi bà mất, dù mới chỉ 40 tuổi nhưng ông vẫn giữ lời hứa không tái hôn mà một mình nuôi hai con trai và một con gái khôn lớn. Ngay cả khi ba con đã trưởng thành và đã có gia đình hạnh phúc nhưng nhạc sĩ vẫn chọn sống “một mình”.
  • РазвлеченияРазвлечения

Комментарии •