Cùng Là Vi Phạm Pháp Luật, Sao Có Người Bị Phạt Tiền, Có Người Phải Ngồi Tù? | TVPL

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 11 окт 2024
  • Cũng là vi phạm pháp luật, nhưng có người phải trả giá bằng tù tội, có người chỉ nộp phạt rồi ung dung tự tại. Chẳng hạn như đánh nhau gây thương tích, có người bị phạt 3 triệu đồng, có người đi tù vài năm, như vậy sự khác biệt ở đây là gì? Mời các bạn cùng theo dõi video để hiểu rõ vấn đề này!
    ----
    THƯ VIỆN PHÁP LUẬT - MEDIA TEAM
    Nội dung: Trọng Hiếu
    Trình bày: Trọng Hiếu
    Dựng hình: Hoàng Hiệp
    ----
    Hãy đăng ký kênh và theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều video clip và cảm nhận nhịp sống pháp lý nhé!
    Website: thuvienphaplua...
    Fanpage: / thuvienphapl. .
    #TVPL #ThuVienPhapLuat #KienThucPhapLuat
    Cùng là vi phạm pháp luật, sao có người bị phạt tiền, có người phải ngồi tù?
    Kính chào quý vị và các bạn! Hãy bấm vào nút đăng ký và chuông thông báo để ủng hộ thư viện pháp luật nhé.
    Thực hiện sứ mệnh phổ biến, tuyên truyền pháp luật, hôm nay chúng tôi sẽ làm một video đơn giản, dễ hiểu nhất để các bạn có thể tìm được lời giải đáp cho câu hỏi: Vì sao cũng là một hành vi vi phạm pháp luật, nhưng có người chỉ bị phạt tiền, có người lại bị phạt tù!
    Nói ngắn gọn, để biết một hành vi vi phạm cụ thể sẽ bị phạt tiền, phạt tù hay một hình thức “phạt” nào khác, ta phải phân tích hành vi này chịu trách nhiệm dân sự, hành chính hay hình sự, tôi sẽ lấy một ví dụ để các bạn hiểu rõ hơn 3 loại trách nhiệm này.
    Chẳng hạn, hành vi “đánh người” thì ai cũng biết là vi phạm pháp luật rồi, bởi lẽ Hiến pháp có quy định tại Điều 20 rằng:
    “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”
    Tuy nhiên, ta cần phải đặt ra câu hỏi: Vậy nếu tôi xâm phạm thân thể người khác, cụ thể là tôi đánh họ, thì pháp luật xử lý tôi ra sao?
    Có thể bạn chưa biết, pháp luật có đến 3 quy định nói về trách nhiệm sau khi thực hiện hành vi “đánh người”.
    Thứ nhất, theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015, cụ thể là Điều 584 thì “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
    Cùng theo quy định của Bộ luật này thì mức bồi thường tối đa nếu bạn làm thiệt hại sức khỏe của người khác là 50 lần mức lương cơ sở. Ở thời điểm hiện tại thì mức lương cơ sở tại việt nam là 1 triệu 4 trăm 90 nghìn đồng, như vậy thì 50 lần mức lương cơ sở, sẽ là 74 triệu 500 nghìn đồng
    Thứ ba, theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” sẽ có hình phạt tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi, nhưng thấp nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, còn nặng nhất là tù chung thân.
    Đầu tiên, đền bù thiệt hại cho người bị xâm phạm sức khỏe theo quy định của BLDS là một “trách nhiệm dân sự”. Hiểu đơn giản thì chỉ cần bạn làm người khác bị thương và bị người đó kiện ra Tòa, đòi tiền bồi thường cho thương tích của mình, Tòa án sẽ dựa vào độ nặng nhẹ, nghiêm trọng của vết thương để quyết định bạn phải “đền” cho họ số tiền là bao nhiêu.
    Tuy nhiên trong trường hợp pháp luật quy định rõ rằng “đánh người thì phải phạt tiền, hoặc đánh người thì phải đi tù”, lúc này ngoài chuyện đền, bạn còn phải thực hiện nghĩa vụ “chấp hành hình phạt”, lý do là vì bạn đã vi phạm một nguyên tắc có hình thức xử phạt rõ ràng mà nhà nước đề ra, bạn cũng không thể thỏa thuận để nhà nước không bắt bạn chấp hành hình phạt!
    Nghị định 167 mà tôi đã nêu có vai trò là một văn bản quy định về “xử phạt hành chính”, hiểu đơn giản thì phạt hành chính là hình thức phạt tiền như trong tiêu đề video. Đây là hình thức phạt ở mức độ nhẹ của nhà nước khi bạn vi phạm một quy định bắt buộc nào đó, còn Bộ luật hình sự là bộ luật để quy định hình phạt nặng hơn đối với những quy định trong Nghị định 167 và nhiều nghị định xử phạt hành chính trong các lĩnh vực khác.
    Qua quá trình điều tra, xét xử, phân tích hành vi mà bạn thực hiện, cùng với việc áp dụng quy định trong bộ luật hình sự, sẽ có những trường hợp dù bạn đánh người, nhưng mức độ nghiêm trọng gây ra chỉ dừng lại ở “phạt hành chính”, tuy nhiên sẽ có những trường hợp mức độ nghiêm trọng thỏa mãn quy định của Bộ luật hình sự, lúc này phải áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự, trong đó bạn phải “chịu trách nhiệm hình sự”. sau đó hình phạt có thể là phạt tù hoặc phạt tiền, bởi vì trong BLHS cũng có quy định về việc phạt tiền, nhưng khác biệt cơ bản giữa phạt hành chính và chịu trách nhiệm hình sự là: nếu bạn phải chịu trách nhiệm hình sự, sau này bạn sẽ có tiền án tiền sự - là một thứ ảnh hưởng lớn đến lý lịch cá nhân của bạn!

Комментарии • 4

  • @huyPham-md2dh
    @huyPham-md2dh 3 года назад +2

    Còn cán bộ chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm , ví dụ cắt khoá nhà ,bẻ tay người dân đi đi tesc covit ở thuận an , bình dương 🤣🤣vụ bánh mì không phải lương thực ở nha trang khánh hoà 🤣🤣🤣 nếu người dân làm mà ko phải là cán bộ thì phải phạt người dân làm sao

  • @wagmin2360
    @wagmin2360 Год назад +1

    Vậy tội vô.khong không đánh họ nói đánh không có bằng chưng sử lý như thế nào.

  • @phuocthinh7618
    @phuocthinh7618 Год назад

    Thương thì một người ở Việt Nam hiểu về luật nào tức đã từng phạm luật ấy

  • @xuanbachdo6981
    @xuanbachdo6981 Год назад

    Bộ luật dân sự và bộ luật hình sự khác nhau và bộ luật quân sự khác nhau