Giao thoa ánh sáng - Vật lí 11

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 16 сен 2024
  • Thí nghiệm
    Thực hiện chiếu một chùm tia Laze qua lỗ tròn nhỏ của màn chắn sáng và bắt đầu quan sát hiện tượng sau màn chắn. Theo lí thuyết truyền thẳng ánh sáng, ta chỉ thu được một chấm (có đường kính bằng lỗ tròn của màn chắn) hiện trên màn quan sát. Tuy nhiên, theo quan sát thực tế, ta thu được một chấm sáng lan rộng hơn lỗ tròn rất nhiều.
    Giải thích hiện tượng
    Hiện tượng thu được chấm sáng lan rộng là do ánh sáng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng ánh sáng khi gặp vật cản. Điều này chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.
    Hiện tượng giao thoa ánh sáng là gì?
    Thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng
    Thực hiện chiếu ánh sáng từ một đèn D, qua kính lọc sắc K đến nguồn S. Từ nguồn S này, ánh sáng sẽ được chiếu qua hai khe S1 và S2, ở màn quan sát sau hai khe hẹp này ta thu được một hệ gồm các vân sáng, tối xen kẽ nhau. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng giao thoa ánh sáng.
    Điều kiện để có giao thoa ánh sáng
    Để xảy ra hiện tượng giao thoa ánh sáng, cần hội đủ 2 điều kiện như sau:
    Nguồn sáng S là nguồn kết hợp, khi đó ánh sáng từ các khe hẹp S1 S2 cũng là sóng kết hợp thì mới có thể giao thoa được với nhau.
    Khoảng cách giữa hai khe S1 và S2 phải rất nhỏ so với khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát.

Комментарии •