Đi theo con thuyền lịch sử của nhà báo hấp dẫn thật. Như bộ phim seri vậy.Từ #1-#33 giúp người xem tóm sơ lược về diễn biến các triều đại suốt 8 thế kỷ. Không biết bao giờ mới có tập tiếp theo.
Trước tiên xin chúc mừng Đại úy CA Phan Đăng với giải B - Giải Báo chí toàn quốc năm 2022! Cảm ơn Phan Đăng câu chuyện rất hay hôm nay, nhờ đó được bổ túc thêm về lịch sử thời Tây Sơn mà lâu nay không được học và nghiên cứu!
Tôi rất thích xem và nghe lịch sử Việt, tôi cũng theo dõi nhiều kênh trên RUclips về đề tài này nhưng chưa bao giờ chăm chú xem những bình luận,diễn giải của ông Phan Đăng. Với các nhân tôi, thật bổ ích khi xem kênh của ông Phan Đăng .
Tình hình cuộc sống nhân dân Đại Việt trước,trong và sau khi Gia Long lên ngôi: -Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục có nhận xét về thời kỳ cuối chúa Nguyễn là: “… từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng, bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc, ấm chén bằng sứ, yên ngựa - dây cương đều nạm vàng, nạm bạc, quần áo là lược, nệm hoa, chiếu mây, lấy phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau… Họ coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, hoang phí vô cùng…”. -Càng tiến vào sâu thì mâu thuẫn giữa quân Nguyễn, quân Xiêm và nhân dân Việt càng trở nên sâu sắc. Quân Xiêm cậy mình là kẻ có ơn cứu giúp Nguyễn Ánh nên đàn áp, cướp bóc nhân dân, khinh mạn cả Nguyễn Ánh và quân Nguyễn.Bởi vậy, trong thư đề ngày 25 tháng 1 năm 1785, Nguyễn Ánh đã than phiền với giáo sĩ J. Liot rằng: Nay thì Xiêm binh tự do cướp giật, cưỡng hiếp phụ nữ, cướp bóc tài sản, giết bừa không tha già trẻ. Vậy nên, "giặc" Tây Sơn ngày một mạnh, thế quân Xiêm ngày một suy. -Trong thư gửi cho M. Létondal ngày 14/9/1791, giám mục Bá Đa Lộc viết: “… Ông ta (Nguyễn Ánh) bắt dân đóng thuế và làm dịch vụ nặng nề, và lúc này, dân chúng bị nạn đói đe dọa nên họ có vẻ mong quân Tây Sơn đến. Trong tình trạng hiện thời, nếu chúng (Tây Sơn) quả quyết đến tấn công, thì nhà vua khó có thể đương đầu lại được..." -Bấy giờ quân nhà Nguyễn thì hàng năm ra đánh, thanh thế lừng lẫy. Mỗi khi gió nam nổi lên, thì nhân dân các trấn lại nói với nhau: "Chúa cũ ra đấy!" (bấy giờ hàng năm cứ đến khoảng tháng 4, tháng 5 khi gió nam thổi mạnh thì Nguyễn ánh đốc quân thuỷ bộ ra đánh, đến lúc có gió mùa đông bắc thổi thì lại rút quân về. Người đương thời thường gọi những đợt tấn công như vậy là những trận "giặc mùa". Bọn sĩ phu phản động chống Tây Sơn và ngả theo Nguyễn ánh mới nhân đó, đặt ra câu ca dao: Lạy trời cho chóng gió nồm, Cho thuyền chúa Nguyễn thuận buồm trẩy ra). (Hoàng Lê nhất thống chí/Hồi 17) - Một giáo sĩ người Pháp tên Guérard nhận xét rằng Gia Long đánh thuế quá nặng lên dân chúng: "Vua Gia Long bóp nặn dân chúng bằng đủ mọi cách, sự bất công và lộng hành làm cho người ta rên xiết hơn cả ở thời Tây Sơn; thuế má và lao dịch thì tăng lên gấp ba". Đối với miền núi, Gia Long ban hành các loại thuế đánh vào lâm thổ sản ở vùng này, làm cho "dân Man quanh năm nộp thuế không lúc nào rỗi, hậu quả là "dân phải nhặt củ rau và quả ở núi để ăn cho no bụng" "Người Đàng Ngoài kêu gọi ông giúp họ tiêu diệt nhà Tây Sơn, nhưng khi ông cai trị họ, chưa đầy 6 năm thì họ nguyền rủa ông mỗi ngày, vì ông bắt họ lao dịch gấp 2 nhà Tây Sơn , họ nuôi ý định nổi dậy, nhưng họ không đủ sức lực và thiếu 1 nhà lãnh đạo có thể kích thích họ hành động" . ( Trích Charles B.Maybon , La Relation sur le Tonkin et Cochinchine de Mr. de la Bissacherre, tr 127_ 156) _ (Ký sự Đàng Ngoài và Đàng Trong của Giáo sĩ de la Bissachere) . -Nguyễn Ánh đánh đổ nhà Tây Sơn và lên ngôi, ông ta đã xóa bỏ chính sách khuyến khích ngoai thương rất tiến bộ của Quang Trung, thay vào đó là chính sách ngăn cấm giao thương buôn bán với nước ngoài. Sau khi Nhà Tây Sơn mất, các thương nhân nước ngoài đến buôn bán tại Việt Nam vẫn có sự so sánh về chính sách thương mại của Quang Trung với Nhà Nguyễn. Thương nhân người Anh là Crafurd khi đến Việt Nam năm 1822, dẫn lại lời các Hoa kiều từng sống ở Huế dưới thời Tây Sơn cho rằng: anh em Tây Sơn cai trị ôn hòa và công bằng hơn vị vua hiện tại (Minh Mạng) hay người cha (Gia Long). - Sĩ quan Chaigneau người Pháp trong quân đội nhà nguyễn đã ghi lại năm 1807(5 năm sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi): “Dân chúng hết sức khốn khổ, vua và quan lại làm khổ dân một cách kỳ lạ; công lý này tùy thuộc tiền bạc, kẻ giàu có thể đánh đập người nghèo mà không sợ bị trừng phạt gì, vì họ tin chắc nhờ tiền bạc họ sẽ thắng kiện". -Một người Pháp là Borel viết năm 1818 mô tả việc xây thành Phú Xuân (Huế): “Nhà vua sử dụng tất cả nhân lực vào việc xây tòa thành và các công trình công cộng khác. Khi tôi đến Huế, đã có đến 8 vạn người được điều động từ các nơi trong cả nước đang khẩn trương xây dựng một tòa thành rộng lớn bằng gạch... Riêng việc xây bờ thành đã tốn kém những khoản tiền khổng lồ và làm thiệt hàng ngàn nhân mạng vì phải khổ dịch liên tục... Nhà vua [Gia Long] đã vung ra những món tiền lớn và hy sinh tính mạng của hàng ngàn dân chúng vì họ phải làm việc không nghỉ tay trên các tường lũy của kinh thành. Đây quả là một công trình kỳ diệu. Mười vạn người được thường xuyên huy động” - Về phía Pháp, sử gia đương thời Gosselin đồng thời là Đại Úy quân đội viễn chinh pháp cho rằng: Những vị hoàng đế nước Nam, bởi sự bội bạc đối với những người Pháp lẫy lừng đã làm quan cho Gia Long, mà nhờ họ, ông ta (Gia Long) mới có được ngai vàng; bởi sự tàn ác đối với những giáo sĩ đồng bào của chúng ta; bởi sự cứng đầu điên dại bế quan tỏa cảng; bởi sự khinh bỉ nền văn minh phương Tây, vì kiêu căng ngu muội,
Nghe Nguyễn Ánh bắt dân đóng thuế nặng là biết đám dối trá viết sử nhồi sọ bọn trẻ rồi. Nói thẳng ra nhân dân miền Nam cực kỳ tôn kính Nguyễn Ánh, chán ghét Tây Sơn đi đến đâu cướp bóc đến đó, nên họ mới ủng hộ Nguyễn Ánh. Còn nhân dân phía Bắc cũng chán ghét TS y như vậy, đám thuộc hạ TS ra bắc toàn cướp bóc, thay nhau làm phản, ép dân cầm giáo rất phi nghĩa. Kiểu sống thổ phỉ khiến nhà TS chết ko chổ chôn.
Điều j có thể tranh cãi nhưng riêng về tài năng quân sự của Nguyễn Huệ cực kì xuất sắc. Gần như bất khả chiến bại. Những con người viết nên lịch sử sinh ra đều có 1 sứ mệnh nào đó và để lại nhiều bài học cho người đời sau.
Đoạn đầu dẫn về nhà Trịnh như là 1 thế lực ham quyền cố vị là ko chuẩn xác. Bản thân Trịnh Bồng không muốn lên ngôi chúa, và gần như bị ép phải lên vì vua Lê bất tài, không thể ổn định đất nước. Sau khi thất trận thì ông cũng mất tích, ko hề có mong muốn tái lập quyền lực chúa Trịnh. Trịnh Khải cũng rất khí khái khi tự sát dọc đường bị Tây Sơn bắt về. Những chúa Trịnh về cuối đều là những người rất nên được ghi nhận và trân trọng, ít nhất là về tư cách của họ. Bản thân Nguyễn Huệ cũng tôn trọng họ Trịnh và ko làm những việc đáng trách như ông đã làm với nhà Nguyễn.
A Phan Đăng nên phân tích thêm các yếu tố ngoại lực tác động đến Chỉnh và Nhậm, chứ ko hẳn chỉ 2 người này tự dưng muốn tự lập. Họ bị dụ dỗ và xúi giục từ những thế lực khác.
Đúng. Ko có quân đội, k0 hệ thống hành chính, thì làm được việc gì? Vua miền trung mỗi lần tràn ra bắc mà cướp thì sạch bách, ko còn hòn đá. Nói chung miền trung thời nào cũng bá đạo vì miền bắc cả nhịn, văn hoá, miền nam thì thích ăn nhậu.
@@XDCS86 nhà vua bị trịnh ép bù nhìn, toàn quân đội nhà trịnh nắm, anh em trịnh nguyễn mặc sức tanh bành đất nc. Thắng nguyễn nhg quang trung chưa dám diệt vua mà từng bước thâu tóm, lấy toàn bộ của cải nhà trịnh và cung đình mang đi, vua sao đã kịp xoay xoả, nói phò lê chỉ là hình thức để lấy lòng dân.
@@Dell--ac năm 1945, Việt Nam giành lại độc lập. Lúc đó Việt Nam kiệt quệ sau 80 năm Pháp cai trị, khai thác, vơ vét. Việt Nam cũng vừa trải qua nạn đói làm 2 triệu người không được sống. Vậy Việt Nam lấy tiền đâu để xây dựng chính quyền, rồi phải đối phó với Pháp và Tưởng. Lê Chiêu Thống quá thuận lợi để xây dựng chính quyền, nhưng do tài và đức kém.
Thăng Long là đất đế vương, ai mà không thèm muốn, nhất là khi đó vua Lê tuy không có thực quyền nhưng về mặt danh nghĩa vẫn là vua, có thể ép thiên tử lệnh chư hầu như Tào Tháo khi xưa. Cả Chỉnh và Nhậm đều muốn ngồi vào vị trí của chúa Trịnh. Về phương diện này thì theo quan điểm của cá nhân tôi, Chỉnh và Nhậm "có tầm nhìn xa" hơn Quang Bình, họ muốn làm vương, làm chúa chứ không chịu làm tôi suốt đời. Nói gì đi chăng nữa thì việc để Bắc Hà loạn lạc, Quang Bình không thể chối bỏ trách nhiệm. Thank Phan Đăng!
XD&CS vậy chắc bạn chưa theo dõi kỹ video này rồi. Ông Bình lấy hết của cải chở về nam, trả lại cho vua Lê một cái nước rỗng thì lấy gì trị quốc? Về mặt chính trị ông để cho Chỉnh lộng hành rồi mới đem quân ra đánh. Nếu như ông Bình hết lòng phò vua Lê thì ở lại giúp vua Lê xây dựng lại xã tắc. Hay ông dứt khoát phế bỏ vua Lê tự mình lên ngôi, tiền đề này tuy khó có được sự ủng hộ của dân bắc hà nhưng dưới bàn tay bạo lực rồi thì trật tự cũng sẽ được lập lại thôi. Đằng này ông bỏ mặc rút về nam,bỏ lại miếng bánh ngon như vậy không loạn mới lạ
@@thanho9603 vậy ba anh em Tây Sơn gây dựng cơ đồ từ đâu vậy?. Tổ của Lê Chiêu Thống chống Minh cũng từ số không. Còn Lê Chiêu Thống có cả đất bắc mà không thu phục được người tài, không tổ chức được thu thuế để lấy kinh phí. Vua Quang Trung ở lại bắc thì sẽ bị mang tiếng như chúa Trịnh thôi, nên rút về là quá đúng.
XD&CS mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng riêng trường hợp của bạn tôi xin lấy ví dụ thế này. Một con hổ sống hoang dã từ nhỏ phải chịu bao ấm ức đè nén, nó sẽ hình thành sức phản kháng rất mạnh, một ngày nào đó nó sẽ tìm cách tiêu diệt con đầu đàn đã đè nén nó để lên ngôi chúa. Đó là nguyễn nhạc. Còn một con hổ được nuôi nhốt, hàng ngày có người cho ăn, mất đi bản năng sinh tồn. Rồi một ngày bạn thả nó vào rừng và nói giang sơn của mày đấy, mày là chúa sơn lâm cơ mà, mày hãy lấy lại giang sơn của mày đi. Kết quả thế nào ai cũng rõ.
Bạn có biết ai làm mai mối Ngọc hân lấy Quang Trung vvvvvv lấy ngọc ngà là lấy ngọc hân vvvvvv gả con gái ngọc hân vvvvvv hơn mười ngày sau năm 1786vua lê hiểu tông vvvvvv băng hà vvvvvv Quang Trung chịu tang gia đình viên ngoại là vua Lê hiển tông vvvvvv mưu đồ của Nguyễn Hữu chỉnh vvvvvv nguyễn nhạc để cho Quang Trung chịu tang vua Lê hiển tông một tháng lý do ở đằng trong gia Long cầu xiêm cầm con mất ấn thuê tàu ban nha bồ Đào Nha vvvvvv thực dân Pháp vvvvvv cho chúa ba đa lộc và những người theo đạo Thiên chúa giáo vvvvvv tình trạng nguy cấp vvvvvv giao lại cho Nguyễn Hữu chỉnh giúp lê vua Lê Duy kỳ vvvvvv nhưng nhà trịnh bắc hà nguyễn hữu chỉnh vvvvvv làm loạn vvvvvv cảm ơn Chương trình vvvvvv chúc mừng bạn vvvvvv bạn nên tìm hiểu biết hơn vvvvvv cảm ơn Chương trình bạn bình luận vơ vẩn vvvvvv nên tìm hiểu biết hơn vvvvvv cảm ơn Chương trình vvvvvv
Đi theo con thuyền lịch sử của nhà báo hấp dẫn thật. Như bộ phim seri vậy.Từ #1-#33 giúp người xem tóm sơ lược về diễn biến các triều đại suốt 8 thế kỷ. Không biết bao giờ mới có tập tiếp theo.
Trước tiên xin chúc mừng Đại úy CA Phan Đăng với giải B - Giải Báo chí toàn quốc năm 2022! Cảm ơn Phan Đăng câu chuyện rất hay hôm nay, nhờ đó được bổ túc thêm về lịch sử thời Tây Sơn mà lâu nay không được học và nghiên cứu!
Thảo nào tôi cứ nghĩ cái ông nhận giải giống phan đăng, nhưng to cao, đẹp trai hơn...
Bạn tham khảo Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Việt Nam Sử Lược chép khá rõ
Tôi rất thích xem và nghe lịch sử Việt, tôi cũng theo dõi nhiều kênh trên RUclips về đề tài này nhưng chưa bao giờ chăm chú xem những bình luận,diễn giải của ông Phan Đăng. Với các nhân tôi, thật bổ ích khi xem kênh của ông Phan Đăng .
nb Phan Đăng nghiên cứu lịch sử và tổng hợp lại thật ý nghĩa cho thế hệ đương đại hiểu chi tiết hơn về ls nước nhà qua từng giai đoạn.
Cảm ơn A. Nghe A phân tích hiểu hơn rất nhiều về lịch sử Việt Nam. Chúc A sức khoẻ và ra thêm nhiều video như thế này để lớp trẻ hiểu hơn về ls.
Cảm ơn anh Phan Đăng đã chia sẻ những bài học sử thật hay và sâu sắc. Nguyễn Huệ (1753 - 1792).
Diễn giải rất hay và dễ hiểu
Cảm ơn kênh được hiểu biết thêm nhiều về lịch sử
Ôn lại sử nhà .cảm ơn nhà báo Phan Đăng .
Tôi thích nb nói về lịch sử
con cảm ơn chú Đăng về video rất hay và ý nghĩa ạ
Tuyệt lắm ạ!
Cam on nha bao phan dang da dua tin ve lich su vn thuo xua
Chuẩn. giai đoạn ngắn này cần phổ cập rõ nét...để mọi người có góc nhìn sáng suốt hơn về LS Việt thời đại này...
Cam ơn nb Phan Đăng ,xin chúc sức khỏe.
Hôm nay mới có thời gian xem trực tiếp
Tình hình cuộc sống nhân dân Đại Việt trước,trong và sau khi Gia Long lên ngôi:
-Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục có nhận xét về thời kỳ cuối chúa Nguyễn là: “… từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng, bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc, ấm chén bằng sứ, yên ngựa - dây cương đều nạm vàng, nạm bạc, quần áo là lược, nệm hoa, chiếu mây, lấy phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau… Họ coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, hoang phí vô cùng…”.
-Càng tiến vào sâu thì mâu thuẫn giữa quân Nguyễn, quân Xiêm và nhân dân Việt càng trở nên sâu sắc. Quân Xiêm cậy mình là kẻ có ơn cứu giúp Nguyễn Ánh nên đàn áp, cướp bóc nhân dân, khinh mạn cả Nguyễn Ánh và quân Nguyễn.Bởi vậy, trong thư đề ngày 25 tháng 1 năm 1785, Nguyễn Ánh đã than phiền với giáo sĩ J. Liot rằng: Nay thì Xiêm binh tự do cướp giật, cưỡng hiếp phụ nữ, cướp bóc tài sản, giết bừa không tha già trẻ. Vậy nên, "giặc" Tây Sơn ngày một mạnh, thế quân Xiêm ngày một suy.
-Trong thư gửi cho M. Létondal ngày 14/9/1791, giám mục Bá Đa Lộc viết:
“… Ông ta (Nguyễn Ánh) bắt dân đóng thuế và làm dịch vụ nặng nề, và lúc này, dân chúng bị nạn đói đe dọa nên họ có vẻ mong quân Tây Sơn đến. Trong tình trạng hiện thời, nếu chúng (Tây Sơn) quả quyết đến tấn công, thì nhà vua khó có thể đương đầu lại được..."
-Bấy giờ quân nhà Nguyễn thì hàng năm ra đánh, thanh thế lừng lẫy. Mỗi khi gió nam nổi lên, thì nhân dân các trấn lại nói với nhau: "Chúa cũ ra đấy!" (bấy giờ hàng năm cứ đến khoảng tháng 4, tháng 5 khi gió nam thổi mạnh thì Nguyễn ánh đốc quân thuỷ bộ ra đánh, đến lúc có gió mùa đông bắc thổi thì lại rút quân về. Người đương thời thường gọi những đợt tấn công như vậy là những trận "giặc mùa". Bọn sĩ phu phản động chống Tây Sơn và ngả theo Nguyễn ánh mới nhân đó, đặt ra câu ca dao: Lạy trời cho chóng gió nồm, Cho thuyền chúa Nguyễn thuận buồm trẩy ra).
(Hoàng Lê nhất thống chí/Hồi 17)
- Một giáo sĩ người Pháp tên Guérard nhận xét rằng Gia Long đánh thuế quá nặng lên dân chúng: "Vua Gia Long bóp nặn dân chúng bằng đủ mọi cách, sự bất công và lộng hành làm cho người ta rên xiết hơn cả ở thời Tây Sơn; thuế má và lao dịch thì tăng lên gấp ba". Đối với miền núi, Gia Long ban hành các loại thuế đánh vào lâm thổ sản ở vùng này, làm cho "dân Man quanh năm nộp thuế không lúc nào rỗi, hậu quả là "dân phải nhặt củ rau và quả ở núi để ăn cho no bụng"
"Người Đàng Ngoài kêu gọi ông giúp họ tiêu diệt nhà Tây Sơn, nhưng khi ông cai trị họ, chưa đầy 6 năm thì họ nguyền rủa ông mỗi ngày, vì ông bắt họ lao dịch gấp 2 nhà Tây Sơn , họ nuôi ý định nổi dậy, nhưng họ không đủ sức lực và thiếu 1 nhà lãnh đạo có thể kích thích họ hành động" .
( Trích Charles B.Maybon , La Relation sur le Tonkin et Cochinchine de Mr. de la Bissacherre, tr 127_ 156) _ (Ký sự Đàng Ngoài và Đàng Trong của Giáo sĩ de la Bissachere) .
-Nguyễn Ánh đánh đổ nhà Tây Sơn và lên ngôi, ông ta đã xóa bỏ chính sách khuyến khích ngoai thương rất tiến bộ của Quang Trung, thay vào đó là chính sách ngăn cấm giao thương buôn bán với nước ngoài. Sau khi Nhà Tây Sơn mất, các thương nhân nước ngoài đến buôn bán tại Việt Nam vẫn có sự so sánh về chính sách thương mại của Quang Trung với Nhà Nguyễn. Thương nhân người Anh là Crafurd khi đến Việt Nam năm 1822, dẫn lại lời các Hoa kiều từng sống ở Huế dưới thời Tây Sơn cho rằng: anh em Tây Sơn cai trị ôn hòa và công bằng hơn vị vua hiện tại (Minh Mạng) hay người cha (Gia Long).
- Sĩ quan Chaigneau người Pháp trong quân đội nhà nguyễn đã ghi lại năm 1807(5 năm sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi): “Dân chúng hết sức khốn khổ, vua và quan lại làm khổ dân một cách kỳ lạ; công lý này tùy thuộc tiền bạc, kẻ giàu có thể đánh đập người nghèo mà không sợ bị trừng phạt gì, vì họ tin chắc nhờ tiền bạc họ sẽ thắng kiện".
-Một người Pháp là Borel viết năm 1818 mô tả việc xây thành Phú Xuân (Huế):
“Nhà vua sử dụng tất cả nhân lực vào việc xây tòa thành và các công trình công cộng khác. Khi tôi đến Huế, đã có đến 8 vạn người được điều động từ các nơi trong cả nước đang khẩn trương xây dựng một tòa thành rộng lớn bằng gạch... Riêng việc xây bờ thành đã tốn kém những khoản tiền khổng lồ và làm thiệt hàng ngàn nhân mạng vì phải khổ dịch liên tục... Nhà vua [Gia Long] đã vung ra những món tiền lớn và hy sinh tính mạng của hàng ngàn dân chúng vì họ phải làm việc không nghỉ tay trên các tường lũy của kinh thành. Đây quả là một công trình kỳ diệu. Mười vạn người được thường xuyên huy động”
- Về phía Pháp, sử gia đương thời Gosselin đồng thời là Đại Úy quân đội viễn chinh pháp cho rằng:
Những vị hoàng đế nước Nam, bởi sự bội bạc đối với những người Pháp lẫy lừng đã làm quan cho Gia Long, mà nhờ họ, ông ta (Gia Long) mới có được ngai vàng; bởi sự tàn ác đối với những giáo sĩ đồng bào của chúng ta; bởi sự cứng đầu điên dại bế quan tỏa cảng; bởi sự khinh bỉ nền văn minh phương Tây, vì kiêu căng ngu muội,
phản động , hài đúng là văn tuyên giáo
Nghe Nguyễn Ánh bắt dân đóng thuế nặng là biết đám dối trá viết sử nhồi sọ bọn trẻ rồi. Nói thẳng ra nhân dân miền Nam cực kỳ tôn kính Nguyễn Ánh, chán ghét Tây Sơn đi đến đâu cướp bóc đến đó, nên họ mới ủng hộ Nguyễn Ánh. Còn nhân dân phía Bắc cũng chán ghét TS y như vậy, đám thuộc hạ TS ra bắc toàn cướp bóc, thay nhau làm phản, ép dân cầm giáo rất phi nghĩa. Kiểu sống thổ phỉ khiến nhà TS chết ko chổ chôn.
Like
❤❤❤
Nguyễn Hữu Chỉnh là nhân vật rất thú vị
Ok 👍👍👍
Thời loạn những người có tài, có ý chí lớn muốn làm người duy nhất. Khi có cơ hội thì sao chịu quỳ gối.
Điều j có thể tranh cãi nhưng riêng về tài năng quân sự của Nguyễn Huệ cực kì xuất sắc. Gần như bất khả chiến bại. Những con người viết nên lịch sử sinh ra đều có 1 sứ mệnh nào đó và để lại nhiều bài học cho người đời sau.
Bác ra nhiều video về văn học ik ạ
ĐÓ GỌI LÀ KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC
Nguyên nhân bộ tướng làm phản là do mâu thuẫn giữa ae TS
Nguyễn Huệ theo tôi có tư duy chiến trận xuất sắc nhưng tư duy quản lý tổ chức xã hội kém
Đoạn đầu dẫn về nhà Trịnh như là 1 thế lực ham quyền cố vị là ko chuẩn xác. Bản thân Trịnh Bồng không muốn lên ngôi chúa, và gần như bị ép phải lên vì vua Lê bất tài, không thể ổn định đất nước. Sau khi thất trận thì ông cũng mất tích, ko hề có mong muốn tái lập quyền lực chúa Trịnh. Trịnh Khải cũng rất khí khái khi tự sát dọc đường bị Tây Sơn bắt về. Những chúa Trịnh về cuối đều là những người rất nên được ghi nhận và trân trọng, ít nhất là về tư cách của họ. Bản thân Nguyễn Huệ cũng tôn trọng họ Trịnh và ko làm những việc đáng trách như ông đã làm với nhà Nguyễn.
mọi thứ hoàn hảo hi vọng chú cho âm thanh to hơn 1 chút ạ
Triều đại đã suy tàn thì để Người Tài lên thay. Giữ Ngôi Vua mà chẳng làm gì cho Dân, cho Nước.
Nguyễn Huệ là thiên tài quân sự nhưng về cai trị thì Nguyễn Huệ không thật sự giỏi.
a Phan Đăng ko dẫn Ai Là triệu phú nữa à
A Phan Đăng nên phân tích thêm các yếu tố ngoại lực tác động đến Chỉnh và Nhậm, chứ ko hẳn chỉ 2 người này tự dưng muốn tự lập. Họ bị dụ dỗ và xúi giục từ những thế lực khác.
Có phải sau đó La Sơn Phu Tử đã giúp vua QT phát huy tối đa khả năng quân sự và chỉ lối chính trị cho ông ko ạ?
Nếu mình đc lãnh đạo thì mình sẽ giả hư hư thực thực tìm mọi cách để xem kẻ nào thạt kẻ nào giả chứ ko vàng thau lẫn lộn đc
Nguyễn Chỉnh, Vũ Văn Nhậm Trung Thành với Nguyễn Nhạc hơn, nên Nguyễn Huệ tức giận
Cả 2 thằng nếu trung thành với Nhạc thì đã không xúi Huệ đánh ra Bắc Hà trong khi Nhạc không muốn. Sự thật là mưu đồ riêng mà thôi.
Võ biền vẫn là võ biền ko thể so sánh với bậc đế vương
Vì Nguyễn Huệ không để quân đội lại cho Vua Lê , không có Quân Đội thì không có thực quyền
Đúng. Ko có quân đội, k0 hệ thống hành chính, thì làm được việc gì? Vua miền trung mỗi lần tràn ra bắc mà cướp thì sạch bách, ko còn hòn đá. Nói chung miền trung thời nào cũng bá đạo vì miền bắc cả nhịn, văn hoá, miền nam thì thích ăn nhậu.
Ông ta phải tự xây dựng quân đội chứ. Quân đội của người khác thì sao ông điều khiển được.
@@XDCS86 nhà vua bị trịnh ép bù nhìn, toàn quân đội nhà trịnh nắm, anh em trịnh nguyễn mặc sức tanh bành đất nc. Thắng nguyễn nhg quang trung chưa dám diệt vua mà từng bước thâu tóm, lấy toàn bộ của cải nhà trịnh và cung đình mang đi, vua sao đã kịp xoay xoả, nói phò lê chỉ là hình thức để lấy lòng dân.
@@Dell--ac năm 1945, Việt Nam giành lại độc lập. Lúc đó Việt Nam kiệt quệ sau 80 năm Pháp cai trị, khai thác, vơ vét. Việt Nam cũng vừa trải qua nạn đói làm 2 triệu người không được sống. Vậy Việt Nam lấy tiền đâu để xây dựng chính quyền, rồi phải đối phó với Pháp và Tưởng. Lê Chiêu Thống quá thuận lợi để xây dựng chính quyền, nhưng do tài và đức kém.
@@Dell--ac lòng dân vẫn còn nhớ ơn nhà Lê nên họ Trịnh không dám làm vua, và chúa Nguyễn cũng như Tây Sơn đều giương cao ngọn cờ phù Lê.
9:13
Như vây. Có thế nói rằng. Nguyên huệ chỉ có thể là một tướng giỏi. Chứ không thể làm được vua.vì nguyên huệ ko thứ phục đc lòng người
Chính Nguyễn Huệ cũng không chịu gò bó ở dưới quyền anh trai Nguyễn Nhạc thì khó thể trách các bộ thuộc ông ăn ở hai lòng
Nguyễn Huệ không đủ thời gian để thu phục lòng người. Đánh giá như bạn quá chủ quan và phiếm diện
@@thangnv1985 Riêng chuyện NH tàn sát dòng họ chúa Nguyễn, đào mả dòng họ người ta đã thấy con người thất đức, làm sao lấy đc lòng dân.
@@thangnv1985 đúng là chưa đủ thời gian thật. Nhưng những cách làm của Huệ chưa thật sự khôn ngoan và tầm thực sự của một đế vương
@@haibui-pg4vr phán thì bao giờ cũng dễ đúng không bạn. Theo bạn thì thế nào mới là tầm thực sự
Thăng Long là đất đế vương, ai mà không thèm muốn, nhất là khi đó vua Lê tuy không có thực quyền nhưng về mặt danh nghĩa vẫn là vua, có thể ép thiên tử lệnh chư hầu như Tào Tháo khi xưa. Cả Chỉnh và Nhậm đều muốn ngồi vào vị trí của chúa Trịnh. Về phương diện này thì theo quan điểm của cá nhân tôi, Chỉnh và Nhậm "có tầm nhìn xa" hơn Quang Bình, họ muốn làm vương, làm chúa chứ không chịu làm tôi suốt đời. Nói gì đi chăng nữa thì việc để Bắc Hà loạn lạc, Quang Bình không thể chối bỏ trách nhiệm. Thank Phan Đăng!
Vua Quang Trung trả ngôi vua lại cho Chiêu Thống rồi thì trách nhiệm gì ở đây?. Nếu Chiêu Thống có thực tài thì đã quản lí được đất nước rồi.
XD&CS vậy chắc bạn chưa theo dõi kỹ video này rồi. Ông Bình lấy hết của cải chở về nam, trả lại cho vua Lê một cái nước rỗng thì lấy gì trị quốc? Về mặt chính trị ông để cho Chỉnh lộng hành rồi mới đem quân ra đánh. Nếu như ông Bình hết lòng phò vua Lê thì ở lại giúp vua Lê xây dựng lại xã tắc. Hay ông dứt khoát phế bỏ vua Lê tự mình lên ngôi, tiền đề này tuy khó có được sự ủng hộ của dân bắc hà nhưng dưới bàn tay bạo lực rồi thì trật tự cũng sẽ được lập lại thôi. Đằng này ông bỏ mặc rút về nam,bỏ lại miếng bánh ngon như vậy không loạn mới lạ
@@thanho9603 vậy ba anh em Tây Sơn gây dựng cơ đồ từ đâu vậy?. Tổ của Lê Chiêu Thống chống Minh cũng từ số không. Còn Lê Chiêu Thống có cả đất bắc mà không thu phục được người tài, không tổ chức được thu thuế để lấy kinh phí. Vua Quang Trung ở lại bắc thì sẽ bị mang tiếng như chúa Trịnh thôi, nên rút về là quá đúng.
XD&CS mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng riêng trường hợp của bạn tôi xin lấy ví dụ thế này. Một con hổ sống hoang dã từ nhỏ phải chịu bao ấm ức đè nén, nó sẽ hình thành sức phản kháng rất mạnh, một ngày nào đó nó sẽ tìm cách tiêu diệt con đầu đàn đã đè nén nó để lên ngôi chúa. Đó là nguyễn nhạc. Còn một con hổ được nuôi nhốt, hàng ngày có người cho ăn, mất đi bản năng sinh tồn. Rồi một ngày bạn thả nó vào rừng và nói giang sơn của mày đấy, mày là chúa sơn lâm cơ mà, mày hãy lấy lại giang sơn của mày đi. Kết quả thế nào ai cũng rõ.
@@thanho9603 Như vậy chứng tỏ Lê Chiêu Thống không có tài, đức.
Lịch sử lúc mình đi học toàn ca ngợi nguyễn huệ mà không nói về mặt trái của ông
Tại sao các thế lực Phong kiến đều lấy lí do phù Lê vậy anh phan Đăng
Vì đấy là cái cớ hợp lý nhất trong thời điểm ấy !
Cái bóng của Lê Lợi quá lớn
anh dừng seri này rồi à anh
Nói sai rồi . Tây sơn thua khi Nguyễn Huệ đã mất. Cho nên nói Tây sơn mất là do anh em chia rẽ là sai 100%
A em chia rẽ..quan sĩ Tường tá...ko còn phục tùng
@@thucnguyenvan8203 giống Tần Thủy Hoàng mất là nhà Tần sụp đổ ngay
.
Bạn có biết ai làm mai mối Ngọc hân lấy Quang Trung vvvvvv lấy ngọc ngà là lấy ngọc hân vvvvvv gả con gái ngọc hân vvvvvv hơn mười ngày sau năm 1786vua lê hiểu tông vvvvvv băng hà vvvvvv Quang Trung chịu tang gia đình viên ngoại là vua Lê hiển tông vvvvvv mưu đồ của Nguyễn Hữu chỉnh vvvvvv nguyễn nhạc để cho Quang Trung chịu tang vua Lê hiển tông một tháng lý do ở đằng trong gia Long cầu xiêm cầm con mất ấn thuê tàu ban nha bồ Đào Nha vvvvvv thực dân Pháp vvvvvv cho chúa ba đa lộc và những người theo đạo Thiên chúa giáo vvvvvv tình trạng nguy cấp vvvvvv giao lại cho Nguyễn Hữu chỉnh giúp lê vua Lê Duy kỳ vvvvvv nhưng nhà trịnh bắc hà nguyễn hữu chỉnh vvvvvv làm loạn vvvvvv cảm ơn Chương trình vvvvvv chúc mừng bạn vvvvvv bạn nên tìm hiểu biết hơn vvvvvv cảm ơn Chương trình bạn bình luận vơ vẩn vvvvvv nên tìm hiểu biết hơn vvvvvv cảm ơn Chương trình vvvvvv