Thông minh có thể là bất lợi?

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 21 янв 2025

Комментарии • 19

  • @NguyenNguyen-lo5qn
    @NguyenNguyen-lo5qn 29 дней назад

    Cảm thấy rất chính xác, mình dù k đc ng khác khen vì kết quả mình cx chẳng ra gì :)) nma vì đã luôn động viên bản thân vì đã nỗ lực vì thế dù kết quả ko đc tốt thì mình vẫn luôn cố gắng cho những lần sau, nhờ những lần như thế cho tới nay 3 năm mình đã phát triển hơn rất nhiều so với các năm trc, dần đạt đc những kết quả tốt hơn hẳn, có thời gian mình cx bị nhìn vào kết quả r trách bản thân thì sau đó là 1 khoảng thời gian mình tự ti k dám làm 1 cái gì để cải thiện nữa và nó đem lại cho bản thân rất nhiều thói quen xấu và mất đi sự tự tin

  • @hieunguyenquang7920
    @hieunguyenquang7920 6 месяцев назад +10

    Áp lực giữ hình ảnh của bản thân rất đúng với bản thân em. Nó là sự mâu thuẫn, đấu tranh giữa suy nghĩ : càng tập trung vào quá trình là cách hiệu quả nhất để có kết quả mong đợi hay một trải nghiệm không tiếc nuối, với việc nghĩ: mình phải đạt được kết quả cao để được công nhận, được mọi người chú ý. Dù sao thì em cũng đã điều chỉnh được phần nhiều nhưng áp lực này vẫn đâu đó xuất hiện.

    • @totlenmoingay
      @totlenmoingay  6 месяцев назад +2

      Chào Hiếu. Cảm ơn Hiếu đã theo dõi video.
      Qua những gì Hiếu chia sẻ thì mình phỏng đoán là Hiếu cũng đã từng giành được nhiều thành tích tốt và được nhiều người công nhận. Có thể một phần nào đó nữa là Hiếu cũng có hơi hướng của một "people pleaser".
      Nhưng làm người khác vui lòng để nhận lại sự công nhận và tán dương, đôi khi cái chúng ta đánh đổi lại là cơ hội phát triển hoặc niềm vui của chính bản thân mình.
      Vậy điều gì quan trọng hơn?
      Có lẽ câu hỏi này chỉ Hiếu mới tự trả lời được và câu trả lời của chính bản thân Hiếu ở mỗi thời điểm trong cuộc đời có thể cũng sẽ khác nhau rất nhiều.
      Cảm ơn Hiếu một lần nữa đã theo dõi video. Hẹn gặp Hiếu ở các video khác.

  • @honganh1177
    @honganh1177 5 дней назад

    video hay , thực tế nhiều người cũng tự dán nhãn cho mình là hoàn hảo thành ra sợ sai , thời gian ngắn thì an toàn , nhưng trên đường dài lại thua những người chịu sai

  • @YenNguyen-vd3hk
    @YenNguyen-vd3hk 8 месяцев назад +7

    Mình hay theo thói quen và cũng rất hay khen các cháu nhỏ là thông minh. Cảm ơn kênh lần sau mk sẽ khéo léo để khen các bé để khích lệ được các bé hơn

    • @totlenmoingay
      @totlenmoingay  7 месяцев назад +3

      Rất vui vì kênh mang đc đến những giá trị cho bạn, hẹn gặp bạn ở video tiếp theo!

  • @congdung67
    @congdung67 7 месяцев назад +4

    Video tự nhiên nói đến đúng những điều em nghĩ gần đây.
    Em đang là học sinh lớp 12, gần đây em có để ý những câu khen chế bố mẹ nói chuyện với em trong 3 tuần, thống kê lại thì có tổng cộng 53 câu trong trong đó lời khen thì có 5 còn lại là lời chê. Lời chê thường là câu ghép, câu phức, câu kết luận, giả định tương lai, câu kỳ vọng. Một lần chê sẽ là 4-8 câu tuỳ tình huống. Mỗi lần khen thì khen 1, 2 câu đơn ngắn.
    hồi xưa em nhỏ e cũng được khen, cũng có chê mà chê ít hơn. Lời khen sẽ mang nhiều cảm xúc hơn, còn lời chê sẽ thường nói giảm nói tránh. Rồi sau này khi lớn bố mẹ càng đặt nhiều mong mỏi hơn vào con, khen sẽ ít mà chê sẽ nhiều. Khi em còn nhỏ luôn nhận được lời khen, ít lời chê thì em sẽ có xu hướng duy trì hình ảnh tốt đẹp và né tránh làm sai một điều gì đó khi lớn lên. Cùng với đó bố mẹ luôn là ng chỉ nhìn kết quả chứ không nhìn quá trình, nhìn tương lai mà không nhìn hiện tại. Nếu nhận thức này tiếp tục được phát triển, sẽ có thể hình thành nên suy nghĩ việc dễ trc việc khó sau, sợ thất bại.Mà em nhận thấy ngày nay nếu như muốn tiến xa hơn nữa phải học cách chấp nhận thất bại.
    Nên e lật lại dòng thời gian và giả định nếu như một đứa trẻ được nhận lời khen và lời chê với một thái độ như nhau. Thì sau này lớn lên nó sẽ thấy bình thường với lời khen và hiểu rằng ai cũng có sở trường và sở đoản, có tồi tệ sẽ biết thế nào là tốt đẹp.
    Câu chuyện trên của em, em cảm thấy nó đúng với bối cảnh gia đình em. Còn nếu áp dụng câu chuyện em vào gia đình ng khác ko biết nó sẽ như nào ạ ?

    • @totlenmoingay
      @totlenmoingay  7 месяцев назад +3

      Chào Dũng, cảm ơn Dũng đã theo dõi video và chia sẻ rất chi tiết câu chuyện của Dũng.
      Việc đầu tiên để hạn chế một việc tiêu cực nào đó là nhận thức được rằng mình đang bị nó ảnh hưởng. Anh thấy Dũng đã cố gắng để làm việc này, bản thân việc đó đã rất tốt rồi.
      Mình từng thấy ảnh hưởng của những lời khen “giỏi” hoặc “thông minh” lên chính bản thân mình. Mình từng nhận được những lời khen như vậy (có thể là mọi người chỉ đang muốn động viên mình). Mình đương nhiên rất vui, nhưng đi cùng với đó là tâm lý sợ sai, sợ mất cái “nhãn” đó. Kết quả là mình ngại rủi ro, ngại chọn những môn học khó nhưng thú vị, nếu có thất bại nào đó cũng không muốn chia sẻ, v. v. Mình biết đến ảnh hưởng của những lời khen kiểu này từ lúc đọc cuốn Mindset của Carol Dweck (cũng chính là tác giả của nghiên cứu mình đề cập trong video). Từ đó mình cởi mở với thất bại và rủi ro hơn rất nhiều.
      Nhưng không chỉ lời khen mà những câu chê nếu bị lạm dụng cũng có những tác động tiêu cực. Nếu một người liên tục cố gắng nhưng không bao giờ được công nhận và chỉ nhận lại những câu chê, thì Dũng nghĩ người đó có thể tiếp tục cố gắng được bao lâu?
      Mình thường cố gắng kiểm soát cảm xúc của bản thân bằng cách đặt mục tiêu cho những thứ mình kiểm soát được (ví dụ mình cố gắng như thế nào) nhưng không bao giờ đặt kỳ vọng cho những thứ mình không thể kiểm soát được (ví dụ bài thi ngày hôm đó mình được mấy điểm, vì việc này còn phụ thuộc vào những người thi khác, phụ thuộc vào đề, thậm chí là sức khỏe của mình ngày hôm đó). Kể cả gia đình của mình (cảm xúc và hành xử của các thành viên trong gia đình) thì mình cũng không thể kiểm soát được.
      Dũng có thể tiếp nhận ý kiến của mọi người nhưng đừng để nó ảnh hưởng đến cảm xúc hoặc sự cố gắng của cá nhân. Đương nhiên việc này nói thì dễ chứ làm thì không hề đơn giản. Nhưng mọi thứ đều có thể luyện tập được.
      Cảm ơn Dũng một lần nữa đã theo dõi video. Hẹn gặp Dũng ở video tiếp theo.

  • @anhtuanphung9711
    @anhtuanphung9711 6 месяцев назад +1

    hay quá anh ạ,em thấy giống đúc kết ở cuốn Tâm Lý Học Thành Công.

    • @totlenmoingay
      @totlenmoingay  6 месяцев назад

      Nghiên cứu mình nói trong video được thực hiện bởi chính tác giả của cuốn sách Tâm Lý Học Thành Công - Mindset (bà Carol S. Dweck). Mình có để nguồn tham khảo ở trong phần mô tả video nếu bạn muốn tìm hiểu nghiên cứu đó. ^^
      Cảm ơn bạn đã theo dõi video. Hẹn gặp bạn ở các video tiếp theo.

  • @anhthu9703
    @anhthu9703 2 месяца назад

    Tôi từng được khen là thông minh nhưng tất cả đều tại tôi😢

    • @totlenmoingay
      @totlenmoingay  2 месяца назад

      bạn chia sẻ thêm câu chuyện của bạn đc k?

  • @thanhphong.official983
    @thanhphong.official983 8 месяцев назад

    Kiến thức bổ ích, cảm ơn bạn.

    • @totlenmoingay
      @totlenmoingay  7 месяцев назад

      Rất vui vì kênh mang đc đến những giá trị cho bạn, hẹn gặp bạn ở video tiếp theo!

  • @32_nguyenvankhanh24
    @32_nguyenvankhanh24 7 месяцев назад

    kênh rất hay và bổ ích ạ

  • @Nhatlongbiology
    @Nhatlongbiology 6 месяцев назад

    Em cũng có trải nghiệm tương tự ạ

    • @totlenmoingay
      @totlenmoingay  6 месяцев назад +1

      Bản thân mình cũng từng là "nạn nhân" của những lời khen như vậy. Và ở các bình luận khác bạn cũng sẽ thấy được nhiều bạn cũng ở tình cảnh như vậy.
      Nhưng có một câu hỏi mình rút ra sau khi thấy được điều đó là "Làm người khác vui lòng để nhận lại sự công nhận và tán dương, đôi khi bằng chính cơ hội phát triển hoặc niềm vui của bản thân mình. Điều đó liệu có đáng không?".
      Hẹn gặp bạn ở các video tiếp theo.

  • @32_nguyenvankhanh24
    @32_nguyenvankhanh24 7 месяцев назад

    tặng ad 1 sub, và chúc kênh ngày càng phát triển

    • @totlenmoingay
      @totlenmoingay  7 месяцев назад

      Cảm ơn bạn đã quyết định đồng hành cùng mình. Mong kênh sẽ mang đến thêm nhiều giá trị nữa cho bạn.