Còn tôi là người gốc miền Hậu giang sinh trưởng trên Saigon cho nên …Tô bún bò Huế làn đầu tiên với tôi có ấn tượng:là dịp tôi đả ham đi chơi ,dám bỏ Mây bốn phương trời để theo chiếc ✈️C119 ra Đà nẳng (lần đầu )không suôn sẻ vì máy bay bị hư phải chờ sửa lâu rồi được ngồi cùng phi hành đoàn ,với trưởng phi cơ ,hoa tiêu phụ ,trời bổng nổi bảo giông , chắc giận tôi vì dám trốn đi chơi khi đương nhiệm vụ ?!phải ở lại vì thời tiếc xấu khiến bao người lo lắng …được đến Đà nẳng được ăn tô Bún bò lần đầu tiên mà …sao không thấy ngon ?!🍲vì lo lắng và lo sợ …trong tình cảnh đó mới thấy sự gian nguy của các chuyến bay …bây giờ đả biết nấu bún bò cũng khá khá ngon rồi (nấu theo cách trước 75 ,không biến tấu thêm gì nữa)😀…câu lạc bộ chuyên phục vụ cho sỉ quan phi hành mà đả phải đóng cửa sớm ?! vì cô chủ nhỏ ham đi chơi !Song thật may chẳng bị Không đoàn trưởng khiển trách và gia đình cũng không rầy la ! Bởi biết tôi đang rất biết lổi !..Kỷ niệm về món Bún bò Huế !vào năm 1974…
Mình biết ăn bún bò Huế là từ khi được ra Cao Nguyên thăm Ba. Thời đó một phố nhỏ chỉ có hai người phụ nữ bán tên tuổi hai bà ai ở trên Ban Mê Thuột cũng đều biết, một gánh của Bà Dương nhưng bà không bán dạo mà bà có sạp trong nhà lòng chợ, riêng bà Mô thì thời bấy giờ chưa nổi tiếng và bà gánh đi bán dạo có khi bà đặt gánh bún ngay một góc đường nào thuận tiện. Vừa qua xem RUclips mình thấy quán bà Mô bây giờ rất đông khách, có lẽ con cháu của bà nối nghiệp. Bún bò nguyên thủy chỉ có thịt bò và giò heo móng heo chứ không có những thứ như chả hoặc các thứ khác. Sau này nhiều người bán họ lại biến chế thêm thắt đủ thứ, có khi còn cho huyết heo, mình thì nhận xét thấy bún bò nguyên thủy trước 75 của người Huế chính gốc là đúng nhất. Nhớ tô bún và những rau ăn kèm phải có bắp chuối bào, rau muống chẻ và rau thơm trộn giống như rau ghém. Khi múc tô bún người bán luôn lót dưới tô một ít rau răm đã xắt nhuyễn xong mới cho bún lên. Đặc biệt bún của bà Dương luôn cho đậu phọng rang giã nát bỏ lên mặt tô bún, nên mùi thơm lạ và tăng thêm phần hấp dẫn. Mình đã thưởng thức nhiều nơi ở Sài Gòn nhưng hương vị không ngon bằng bà Dương tại chợ BMT. Những ai cở tuổi mình mà ở trên đó có lẽ sẽ biết Bà Dương, người Huế gọi O Dương, hoặc Mụ Dương 🌺
Lisa mến !qua comment Bún bò này mình thêm biét “bạn đả có lên cao nguyên thăm Ba “…khiến mình cũng nhớ …năm 1952 mình mới 4tuổi cùng Má và anh chị lên Đà lạt (cũng theo gót giày sô)của Ba ,”tiểu đoàn Sơn cước”…rồi còn lên ..lên tuốt trên Ban mê thuột…đời nhà binh nên ở lều tent🏕️ rồi ở nhà sàn tre người Thượng ,.thời đó cao nguyên hùng vỉ lắm mà tâm trí trẻ thơ mình tha hồ tưởng tượng lắm điều kỳ thú …
@@cuctranghong3993 Em chào chị. Dạ, em lên Cao Nguyên là thập niên 60 chị ạ. Thời này đường xe đò chạy khá là tốt và bình yên, Ba em làm việc cho Chính phủ chứ không phải lính nhưng Ba có nhiều bạn đi lính trên Ban Mê Thuột vào thời bấy giờ. Sau này đường xe chạy từ Sài Gòn ra BMT bị mất an ninh nên Má cho em đi máy bay. Món bún bò Huế em được ăn là lúc em 14 tuổi, ăn một lần rồi mỗi lần nghỉ hè lại được thăm Ba, tại ham hương vị bún bò của O Dương nên lần nào em cũng xin Ba cho em đi ra chợ, sáng Ba tới sở nên đâu dẫn em đi được, Ba phải nhờ vợ của mấy Bác, chú lính dẫn đi ăn. Hồi đó em cũng có đi Lâm Đồng và ở Đà lạt nữa, tên của chị khiến em nhớ một chị em được quen vào năm 70 nhờ ngồi trên chuyến bay từ Sài Gòn ra BMT, chị tên Cúc, chị lớn hơn em 2 tuổi, lúc này chị đang học đại học chính trị kinh doanh tại Đà Lạt, năm 73 chị đậu Thạc sĩ, tuy em và chị không gặp nhau nhưng chị và em hay thư từ kể chuyện học hành này nọ v..v.. Em nhớ vào mùa Trung Thu chị dặn em đừng mua bánh để chị làm tặng em một hộp, em không ngờ chị làm bánh khéo và ngon không thua ngoài tiệm. Chị tên Cúc và người em chị tên Hồng, cả hai em đều gọi bằng chị. Sau này chị lập gia đình với một anh là phó giám đốc Ty Ngân khố ở BMT. Lần cuối em gặp chị là năm 77 lúc này gđ chị đang chuẩn bị đi, và em mất liên lạc từ dạo đó. Tên của chị đẹp và có trong ba loại Hoa, mỗi lần nhìn thấy tên này là em nhớ chị Cúc của thuở nào ngồi chung chuyến bay, âu đó cũng là duyên phải không chị nhỉ..? Nhắc lại bún bò Huế, ngày xưa người ta bán món nào thì ra món đó, nấu nướng rất công phu và đúng theo nguồn gốc, còn bây giờ đa số người bán hay chế biến thêm tùm lum nên mất đi nguyên thủy của ngày xưa, chả cua chỉ có thể ăn bún riêu, chứ cho vô bún bò Huế không đúng nhất là có huyết lại càng sai.. Em nói vậy thôi, bây giờ sống bên này em cũng được một người chị lớn tuổi dạy cách nấu bún bò Huế, mặn và chay luôn đó chị. Ngày xưa quê chị Cúc cũng ở Sài Gòn chị hả..? Nhắc Đà Lạt chị còn nhớ mận Đà lạt tại trại hầm và hồng khô, khoai lang dẻo sấy khô không chị..? Bắp nướng sữa đậu nành ở khu Hòa Bình vào buổi chiều nữa.. Nhớ quá chị ơi..!!!
Chào Lisa, Đan Tâm được thưởng thức món bún bò lần đầu tiên trong đời khi ra đơn vị tại Buônmathuột vào cuối năm 1970. Quán bún bò nhỏ, nằm trong chợ, ăn một lần nhớ mãi vì sau đó Đan Tâm chuyển đi nơi khác. Tới cuối năm 1972, Đan Tâm trở về xứ bụi mù trời, buồn muôn thuở, nhưng không có dịp ra chợ nữa, Lần đầu ăn bún bò Đan Tâm bị sặc vi cay nên về sau nầy mỗi khi nhắc tới bún bò thì Đan Tâm nghĩ "không cay, không sặc, không ngon". Năm 1977, sau khi VC kiểm kê, người buôn bán sạt nghiệp thì ở đường Cao Thắng Sài gòn, đối diện rạp chiếu bóng Đại Đồng, mọc lên quán bún bò không tên. có lẽ chủ nhân hành nghề vì hoàn cảnh. Tô bún bò cay, khá ngon. Cô chủ thì "dễ thương dễ sợ".
@@nguyenantam2379 Chào anh Đan Tâm. Anh lên trên BMT cuối năm 70 còn Lisa thì lên mùa hè nhưng lần đó ở lại chỉ có hai tuần. Nếu anh ăn bún bò trong chợ thì chắc chắn của O Dương rồi, hương vị và nước lèo O Dương nêm đậm đà, Lisa còn biết nhiều bà vợ mấy ông SQ mê bún bò O Dương lắm, trong chợ còn có một bà cụ Lisa gọi là *Mệ* bà là người Huế, bán thịt bò nướng ngói ăn với bánh ướt, chu choa ơi nước mắm *Mệ* làm răng mà ngon rứa hỉ..? ☺️ Anh thấy Lisa giỏi không? Biết nói giọng Huế luôn đó. Trên BMT còn có quán phở *TÂN HIÊN* khá nổi tiếng, hủ tíu *Phú Lâm* có món xíu mại thật ngon, và bánh bao *Hòa Thành* bánh bèo Huế *Cây Gòn* phở Tân Hiên là người Bắc di cư, Lisa đến tiệm đôi lần nên quen cô con gái tên Loan con ông bà chủ khá dễ thương nhưng không "dễ sợ" tiệm phở này anh mà đi trễ chừng 9:h là hết sạch, sáng sớm đi ngang thấy nhiều xe Jeep đậu trước cửa, mỗi khi muốn đi ăn Lisa phải chờ Ba chứ không dám đi một mình hoặc Ba mua đem về, vì bước vô tiệm thấy toàn đàn ông nên Lisa sợ khiếp viá. Năm 72 là năm Lisa đau buồn nhất trong đời nên không lên đó. Cô chủ bún bò Huế ở đường Cao Thắng dễ thương "dễ sợ" mà anh Đan Tâm kể, tại anh không chịu khen cô ấy chứ không thì anh sẽ được cô chiếu cố rồi.😍
Được nấu trong những tiệm ăn lớn , hoặc những gánh hàng ở vỉa hè , cho dù được lưu hành qua các vùng miền và chế biến để thích hợp , thì cái tên bún bò Huế vẫn không hề thay đổi , không phải người ăn mặn mới được thưởng thức món ăn tuyệt vời này , mà ngay cả người ăn chay cũng được chế biến lấy củ quả nấu để thay chất ngọt của thịt và hương vị , sự kết hợp để nấu ra món bún bò Huế chay . Một tô bún bò Huế đậm đà với đĩa rau ghém , cho dù thời tiết nóng hoặc lạnh cũng rất hấp dẫn . Cảm ơn anh Hậu Lực và các anh chị , nhìn những tô bún bò Huế thèm chảy nước miếng luôn
Thời xưa người Việt ít ăn thịt trâu bò vì đây là công cụ cho sản xuất nông nghiệp, chính quyền kiểm soát nghiêm ngặt làm thịt trâu bò. Có lẽ bún bò huế cũng như phở ra đời vào thời thuộc địa Pháp.
Nói cho cùng thì tất cả các món sợi ở VN đều xuất xứ từ món mì sợi bên TQ, nghe nói mì sợi của Ý cũng vậy. Riêng các món Huế thì có lai thêm các gia vị trong ẩm thực Thái Lan kha khá, chắc do thói quen của Triều đình sau tg lưu vong bên đó, rồi từ từ thành chuẩn mực và lan ra toàn xứ Thừa Thiên đến Quảng Trị....?!
Mì sợi từ thời ở bên Tàu khi xưa và luôn cả mì Ý làm từ bột mì. Còn bún sợi nhỏ sợi to như cọng bún bò Huế đều làm từ bột gạo. Mì sợi và mì ống hoặc mì như Spaghetti ăn mau ngán đối với khẩu vị của người Việt bởi bột mì khác bột gạo tuy rằng mì Ý chất bổ nhiều hơn bún. Còn bún ăn mãi vẫn không ngán như: hôm nay ăn bún bò Huế mai ăn bún thịt nướng, hoặc bún riêu và hơn thế nữa v..v.. Người Việt dù sống ở bất cứ nơi nào cũng vẫn thích bún hơn mì ý ( Italien) còn mì sợi của Tàu có bỏ trứng gà nên vị mì ăn thấy đậm đà và thơm hơn mì Ý.
@@Nguyenlisa186sợi bún, sợi phở, sợi hủ tíu.... đều làm bằng chất liệu là gạo, nhưng kỹ thuạt làm ra sợi đó là từ người Hoa di cư hoặc học từ kỹ thuật làm sợi mì của người Hoa thôi....
Quê tôi tội lắm. Các con cháu bây giờ gọi tô bún bò thì có ngay một chén hủ tiếu giò heo. Chưa biết mùi bò. Miếng giò heo cắt mỏng lát, không nhìn ra giò. Chỉ được no chén, không phải tô.
Bây giờ người ta Biến Tấu đủ thứ Làm mất đi nguyên thủy của món ăn truyền thống này Khi tôi còn bé ở HUẾ , nồi bún không hề có trái khóm bỏ vào mất đi hương vị của SẢ và RUỐT, Không có ăn kèm rău sống như báy giờ
@ Xích Lô , tùy khẩu vị bạn ơi. Nhưng rõ ràng là phở phát triển mạnh hơn bún bò ở Mỹ. Tui là dân Sài Gòn U80 mà chỉ biết "bún bò giò heo" trên sông Thu Bồn dịp cứu trợ trận lụt 65. Phở phát triển trong miền Nam dễ hơn bún bò trước những năm 60 nghĩa là ít có quán bún bò như bây giờ.
@@uida31 Phở nổi tiếng là do được lăng xê chứ nó có ngon lành gì. Khi nó được nổi tiếng thì người ta đua nhau làm phở cho dễ bán. Bún bò, hủ tiếu tui còn ăn được mỗi ngày chứ phở thì 2 ngày liên tiếp là ngán tận cổ.
Còn tôi là người gốc miền Hậu giang sinh trưởng trên Saigon cho nên …Tô bún bò Huế làn đầu tiên với tôi có ấn tượng:là dịp tôi đả ham đi chơi ,dám bỏ Mây bốn phương trời để theo chiếc ✈️C119 ra Đà nẳng (lần đầu )không suôn sẻ vì máy bay bị hư phải chờ sửa lâu rồi được ngồi cùng phi hành đoàn ,với trưởng phi cơ ,hoa tiêu phụ ,trời bổng nổi bảo giông , chắc giận tôi vì dám trốn đi chơi khi đương nhiệm vụ ?!phải ở lại vì thời tiếc xấu khiến bao người lo lắng …được đến Đà nẳng được ăn tô Bún bò lần đầu tiên mà …sao không thấy ngon ?!🍲vì lo lắng và lo sợ …trong tình cảnh đó mới thấy sự gian nguy của các chuyến bay …bây giờ đả biết nấu bún bò cũng khá khá ngon rồi (nấu theo cách trước 75 ,không biến tấu thêm gì nữa)😀…câu lạc bộ chuyên phục vụ cho sỉ quan phi hành mà đả phải đóng cửa sớm ?! vì cô chủ nhỏ ham đi chơi !Song thật may chẳng bị Không đoàn trưởng khiển trách và gia đình cũng không rầy la ! Bởi biết tôi đang rất biết lổi !..Kỷ niệm về món Bún bò Huế !vào năm 1974…
Mình biết ăn bún bò Huế là từ khi được ra Cao Nguyên thăm Ba.
Thời đó một phố nhỏ chỉ có hai người phụ nữ bán tên tuổi hai bà ai ở trên Ban Mê Thuột cũng đều biết, một gánh của Bà Dương nhưng bà không bán dạo mà bà có sạp trong nhà lòng chợ, riêng bà Mô thì thời bấy giờ chưa nổi tiếng và bà gánh đi bán dạo có khi bà đặt gánh bún ngay một góc đường nào thuận tiện.
Vừa qua xem RUclips mình thấy quán bà Mô bây giờ rất đông khách, có lẽ con cháu của bà nối nghiệp.
Bún bò nguyên thủy chỉ có thịt bò và giò heo móng heo chứ không có những thứ như chả hoặc các thứ khác.
Sau này nhiều người bán họ lại biến chế thêm thắt đủ thứ, có khi còn cho huyết heo, mình thì nhận xét thấy bún bò nguyên thủy trước 75 của người Huế chính gốc là đúng nhất. Nhớ tô bún và những rau ăn kèm phải có bắp chuối bào, rau muống chẻ và rau thơm trộn giống như rau ghém. Khi múc tô bún người bán luôn lót dưới tô một ít rau răm đã xắt nhuyễn xong mới cho bún lên.
Đặc biệt bún của bà Dương luôn cho đậu phọng rang giã nát bỏ lên mặt tô bún, nên mùi thơm lạ và tăng thêm phần hấp dẫn.
Mình đã thưởng thức nhiều nơi ở Sài Gòn nhưng hương vị không ngon bằng bà Dương tại chợ BMT. Những ai cở tuổi mình mà ở trên đó có lẽ sẽ biết Bà Dương, người Huế gọi O Dương, hoặc Mụ Dương 🌺
Lisa mến !qua comment Bún bò này mình thêm biét “bạn đả có lên cao nguyên thăm Ba “…khiến mình cũng nhớ …năm 1952 mình mới 4tuổi cùng Má và anh chị lên Đà lạt (cũng theo gót giày sô)của Ba ,”tiểu đoàn Sơn cước”…rồi còn lên ..lên tuốt trên Ban mê thuột…đời nhà binh nên ở lều tent🏕️ rồi ở nhà sàn tre người Thượng ,.thời đó cao nguyên hùng vỉ lắm mà tâm trí trẻ thơ mình tha hồ tưởng tượng lắm điều kỳ thú …
@@cuctranghong3993
Em chào chị.
Dạ, em lên Cao Nguyên là thập niên 60 chị ạ.
Thời này đường xe đò chạy khá là tốt và bình yên, Ba em làm việc cho Chính phủ chứ không phải lính nhưng Ba có nhiều bạn đi lính trên Ban Mê Thuột vào thời bấy giờ.
Sau này đường xe chạy từ Sài Gòn ra BMT bị mất an ninh nên Má cho em đi máy bay.
Món bún bò Huế em được ăn là lúc em 14 tuổi, ăn một lần rồi mỗi lần nghỉ hè lại được thăm Ba, tại ham hương vị bún bò của O Dương nên lần nào em cũng xin Ba cho em đi ra chợ, sáng Ba tới sở nên đâu dẫn em đi được, Ba phải nhờ vợ của mấy Bác, chú lính dẫn đi ăn.
Hồi đó em cũng có đi Lâm Đồng và ở Đà lạt nữa, tên của chị khiến em nhớ một chị em được quen vào năm 70 nhờ ngồi trên chuyến bay từ Sài Gòn ra BMT, chị tên Cúc, chị lớn hơn em 2 tuổi, lúc này chị đang học đại học chính trị kinh doanh tại Đà Lạt, năm 73 chị đậu Thạc sĩ, tuy em và chị không gặp nhau nhưng chị và em hay thư từ kể chuyện học hành này nọ v..v..
Em nhớ vào mùa Trung Thu chị dặn em đừng mua bánh để chị làm tặng em một hộp, em không ngờ chị làm bánh khéo và ngon không thua ngoài tiệm.
Chị tên Cúc và người em chị tên Hồng, cả hai em đều gọi bằng chị.
Sau này chị lập gia đình với một anh là phó giám đốc Ty Ngân khố ở BMT. Lần cuối em gặp chị là năm 77 lúc này gđ chị đang chuẩn bị đi, và em mất liên lạc từ dạo đó.
Tên của chị đẹp và có trong ba loại Hoa, mỗi lần nhìn thấy tên này là em nhớ chị Cúc của thuở nào ngồi chung chuyến bay, âu đó cũng là duyên phải không chị nhỉ..?
Nhắc lại bún bò Huế, ngày xưa người ta bán món nào thì ra món đó, nấu nướng rất công phu và đúng theo nguồn gốc, còn bây giờ đa số người bán hay chế biến thêm tùm lum nên mất đi nguyên thủy của ngày xưa, chả cua chỉ có thể ăn bún riêu, chứ cho vô bún bò Huế không đúng nhất là có huyết lại càng sai..
Em nói vậy thôi, bây giờ sống bên này em cũng được một người chị lớn tuổi dạy cách nấu bún bò Huế, mặn và chay luôn đó chị.
Ngày xưa quê chị Cúc cũng ở Sài Gòn chị hả..? Nhắc Đà Lạt chị còn nhớ mận Đà lạt tại trại hầm và hồng khô, khoai lang dẻo sấy khô không chị..?
Bắp nướng sữa đậu nành ở khu Hòa Bình vào buổi chiều nữa..
Nhớ quá chị ơi..!!!
Chào Lisa,
Đan Tâm được thưởng thức món bún bò lần đầu tiên trong đời khi ra đơn vị tại Buônmathuột vào cuối năm 1970. Quán bún bò nhỏ, nằm trong chợ, ăn một lần nhớ mãi vì sau đó Đan Tâm chuyển đi nơi khác. Tới cuối năm 1972, Đan Tâm trở về xứ bụi mù trời, buồn muôn thuở, nhưng không có dịp ra chợ nữa, Lần đầu ăn bún bò Đan Tâm bị sặc vi cay nên về sau nầy mỗi khi nhắc tới bún bò thì Đan Tâm nghĩ "không cay, không sặc, không ngon". Năm 1977, sau khi VC kiểm kê, người buôn bán sạt nghiệp thì ở đường Cao Thắng Sài gòn, đối diện rạp chiếu bóng Đại Đồng, mọc lên quán bún bò không tên. có lẽ chủ nhân hành nghề vì hoàn cảnh. Tô bún bò cay, khá ngon. Cô chủ thì "dễ thương dễ sợ".
@@nguyenantam2379 Chào anh Đan Tâm. Anh lên trên BMT cuối năm 70 còn Lisa thì lên mùa hè nhưng lần đó ở lại chỉ có hai tuần.
Nếu anh ăn bún bò trong chợ thì chắc chắn của O Dương rồi, hương vị và nước lèo O Dương nêm đậm đà, Lisa còn biết nhiều bà vợ mấy ông SQ mê bún bò O Dương lắm, trong chợ còn có một bà cụ Lisa gọi là *Mệ* bà là người Huế, bán thịt bò nướng ngói ăn với bánh ướt, chu choa ơi nước mắm *Mệ* làm răng mà ngon rứa hỉ..? ☺️ Anh thấy Lisa giỏi không? Biết nói giọng Huế luôn đó.
Trên BMT còn có quán phở *TÂN HIÊN* khá nổi tiếng, hủ tíu *Phú Lâm* có món xíu mại thật ngon, và bánh bao *Hòa Thành* bánh bèo Huế *Cây Gòn* phở Tân Hiên là người Bắc di cư, Lisa đến tiệm đôi lần nên quen cô con gái tên Loan con ông bà chủ khá dễ thương nhưng không "dễ sợ" tiệm phở này anh mà đi trễ chừng 9:h là hết sạch, sáng sớm đi ngang thấy nhiều xe Jeep đậu trước cửa, mỗi khi muốn đi ăn Lisa phải chờ Ba chứ không dám đi một mình hoặc Ba mua đem về, vì bước vô tiệm thấy toàn đàn ông nên Lisa sợ khiếp viá.
Năm 72 là năm Lisa đau buồn nhất trong đời nên không lên đó.
Cô chủ bún bò Huế ở đường Cao Thắng dễ thương "dễ sợ" mà anh Đan Tâm kể, tại anh không chịu khen cô ấy chứ không thì anh sẽ được cô chiếu cố rồi.😍
@@Nguyenlisa186 Chào Lisa
Quán phở trong chợ BMT, Đan Tâm ăn được mấy lần. Phở ngon có thể nói ngon hơn một số tiệm phở ở Sài gòn. Món thịt nạm của tiệm phở nầy rất độc đáo: đ̣̀ộ dai của miếng thịt đủ để nhai, béo, ngọt, cay nồng với tiêu hột nằm lẫn trong thịt. Hủ tíu Phú Lâm có thể so sánh với hủ tíu Thanh Xuân tại Sài gòn. Đan Tâm không khen cô người Huế dễ thương vì Đan Tâm biết cô ấy có chồng.
Được nấu trong những tiệm ăn lớn , hoặc những gánh hàng ở vỉa hè , cho dù được lưu hành qua các vùng miền và chế biến để thích hợp , thì cái tên bún bò Huế vẫn không hề thay đổi , không phải người ăn mặn mới được thưởng thức món ăn tuyệt vời này , mà ngay cả người ăn chay cũng được chế biến lấy củ quả nấu để thay chất ngọt của thịt và hương vị , sự kết hợp để nấu ra món bún bò Huế chay . Một tô bún bò Huế đậm đà với đĩa rau ghém , cho dù thời tiết nóng hoặc lạnh cũng rất hấp dẫn . Cảm ơn anh Hậu Lực và các anh chị , nhìn những tô bún bò Huế thèm chảy nước miếng luôn
Ngon xuất sắc.
Cam on anh Hau Luc .
Ngon quá ngon .
Hình ảnh Huế xưa đẹp quá bạn
Quá ngon...
Thời xưa người Việt ít ăn thịt trâu bò vì đây là công cụ cho sản xuất nông nghiệp, chính quyền kiểm soát nghiêm ngặt làm thịt trâu bò. Có lẽ bún bò huế cũng như phở ra đời vào thời thuộc địa Pháp.
Linh hồn của món bún bò là sợi bún to và mắm ruốc . Có 2 thứ này đã giữ truyền thống rồi❤
😋😋😋😋
Nói cho cùng thì tất cả các món sợi ở VN đều xuất xứ từ món mì sợi bên TQ, nghe nói mì sợi của Ý cũng vậy.
Riêng các món Huế thì có lai thêm các gia vị trong ẩm thực Thái Lan kha khá, chắc do thói quen của Triều đình sau tg lưu vong bên đó, rồi từ từ thành chuẩn mực và lan ra toàn xứ Thừa Thiên đến Quảng Trị....?!
Mì sợi từ thời ở bên Tàu khi xưa và luôn cả mì Ý làm từ bột mì.
Còn bún sợi nhỏ sợi to như cọng bún bò Huế đều làm từ bột gạo.
Mì sợi và mì ống hoặc mì như Spaghetti ăn mau ngán đối với khẩu vị của người Việt bởi bột mì khác bột gạo tuy rằng mì Ý chất bổ nhiều hơn bún.
Còn bún ăn mãi vẫn không ngán như: hôm nay ăn bún bò Huế mai ăn bún thịt nướng, hoặc bún riêu và hơn thế nữa v..v..
Người Việt dù sống ở bất cứ nơi nào cũng vẫn thích bún hơn mì ý ( Italien) còn mì sợi của Tàu có bỏ trứng gà nên vị mì ăn thấy đậm đà và thơm hơn mì Ý.
@@Nguyenlisa186sợi bún, sợi phở, sợi hủ tíu.... đều làm bằng chất liệu là gạo, nhưng kỹ thuạt làm ra sợi đó là từ người Hoa di cư hoặc học từ kỹ thuật làm sợi mì của người Hoa thôi....
@@toangdotieu3199
Ok bạn.
China có 5.000 năm văn hiến, Vn có 4.000 năm, vì dân đông nên họ đi khắp thế giới, nên nhiều nước biết nhiều về cách làm mì sợi.
Em bé đánh giày của Lê thủy và minh cảnh trước năm 1975. Có nhắc cơm tấm bún bò.
Quê tôi tội lắm. Các con cháu bây giờ gọi tô bún bò thì có ngay một chén hủ tiếu giò heo. Chưa biết mùi bò. Miếng giò heo cắt mỏng lát, không nhìn ra giò. Chỉ được no chén, không phải tô.
Phở bò vs Bún bò Huế 2 món mình rất thích ăn
❤❤❤❤
Bạn nói Bún bò giò là giò j bạn, xin cảm ơn
Chào anh hậu lực
Bây giờ người ta Biến Tấu đủ thứ
Làm mất đi nguyên thủy của món ăn truyền thống này
Khi tôi còn bé ở HUẾ , nồi bún không hề có trái khóm bỏ vào mất đi hương vị của SẢ và RUỐT,
Không có ăn kèm rău sống như báy giờ
😂thế mà có ko ít người vô tiệm bún bò kêu mì gói, ở nhà ăn chưa đủ ngán mì gói hay sao ý...
Chắc tại quán đó có cô Bún ngon, gia vị toả như sông Hương, mà ăn không được nên đành phải ăn mì!?
Bún bò Huế ngon hơn phở rất nhiều.
Phở ở mĩ làm dở hơn thì phải
@@khigiadn88 Ở Mỹ hay ở VN cũng vậy. Bún bò Huế ngon hơn. Phở ăn dễ ngán.
@ Xích Lô , tùy khẩu vị bạn ơi.
Nhưng rõ ràng là phở phát triển mạnh hơn bún bò ở Mỹ.
Tui là dân Sài Gòn U80 mà chỉ biết "bún bò giò heo" trên sông Thu Bồn dịp cứu trợ trận lụt 65.
Phở phát triển trong miền Nam dễ hơn bún bò trước những năm 60 nghĩa là ít có quán bún bò như bây giờ.
@@uida31 Phở nổi tiếng là do được lăng xê chứ nó có ngon lành gì. Khi nó được nổi tiếng thì người ta đua nhau làm phở cho dễ bán. Bún bò, hủ tiếu tui còn ăn được mỗi ngày chứ phở thì 2 ngày liên tiếp là ngán tận cổ.
minh đi Huế và ko tìm thay chỗ nào có bún bò Huế gốc . bún bò thi sao lai có giò Heo . Có ai biet đia diem còn lai tô gốc bun bò ở Hue ko 😂😂😂
Khúc cuối ai zô sủa nghe thấy ghê kkkk OK
Bún bò mà ko có ruốc thì dở
Món mình thích nhất đây rồi = ))
Thích ăn bún huế nhưng không ăn được mắm ruốc
Món này mới là linh hồn của món nước ở VN. Không sử dụng hồi, quế v.v. nên nó là thuần món Việt Nam.