Nguyên Thủ Quốc Gia Là Ai | TVPL
HTML-код
- Опубликовано: 2 ноя 2024
- Hay xem thời sự, hay đọc báo thì thường xuyên nghe khái niệm “nguyên thủ quốc gia”. Tuy nhiên nguyên thủ quốc gia thật sự là ai thì chưa chắc ai cũng nắm rõ. Và các quốc gia trên thế giới tùy theo mô hình tổ chức cũng có sự khác nhau.
-
Văn bản:
thuvienphaplua...
-
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT - MEDIA TEAM
Nội dung: Trương Thạch
Trình bày: Đức Huy
Dựng hình: Hoàng Hiệp
---
Hãy đăng ký kênh và theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều video clip và cảm nhận nhịp sống pháp lý nhé!
Website: thuvienphaplua...
Fanpage: / thuvienphapl. .
#TVPL #ThuVienPhapLuat
Xin chào quý vị và các bạn!
Hôm qua, tình cờ tôi thấy ở trên mạng có một cái hình với một cụm từ “các nguyên thủ quốc gia” của Việt Nam kèm theo đó là bức hình chụp 04 vị lãnh đạo bao gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội.
Và ở dưới là hàng ngàn cmt, tương tác mà không thấy bất kì ý kiến nào phản bác. Thế là tôi mới nghĩ, ồ hóa ra ít người để ý tới chuyện này nên mới không phát hiện ra cái lỗi sai từ cái hình kia.
Nên hôm nay TVPL sẽ chỉ nói về một chuyện “Nguyên thủ quốc gia là gì?”. Rồi, bắt đầu thôi nào.
Đầu tiên, cần phải khẳng định “nguyên thủ quốc gia” hiện nay không phải là một khái niệm pháp lý được quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật nào mà nó đơn thuần chỉ là một khái niệm, ngôn ngữ dùng trong đời sống hằng ngày. Quý vị và các bạn, những ai hay xem thời sự, hay xem những chương trình về chính luận thì thường xuyên nghe khái niệm này nè.
Theo từ điển Tiếng Việt, “nguyên thủ quốc gia” được định nghĩa là người đứng đầu một nước, một quốc gia.
Theo từ điển Cambridge, thì từ “Head of State” được giải thích là nhà lãnh đạo chính thức của một quốc gia, thường là người có ít hoặc không có quyền lực chính trị thực sự.
Theo từ điển mở tiếng Anh, nguyên thủ quốc gia được hiểu tương đương như người đứng đầu nhà nước và là nhân vật chính thức đại diện cho sự thống nhất quốc gia và tính hợp pháp của một quốc gia có chủ quyền.
Như đã đề cập Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nhà nước thực hiện các quan hệ đối nội và đối ngoại.
1/ Các quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế
Chế độ quân chủ chuyên chế hầu hết đã đi vào lịch sử của các nước trên thế giới. Hiện nay trên thế giới còn rất ít quốc gia duy trì chế độ này. Các quốc gia đó là Brunei, Oman, Ả Rập Xê út. Ở các quốc gia này, Nhà vua có quyền lực tuyệt đối, giống như phim cổ trang Trung Quốc vậy á.
2/ Các quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến
Ngoài các quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế, rất nhiều nước khác trên thế giới vẫn duy trì chế độ quân chủ nhưng mà là chế độ quân chủ lập hiến. Theo đó, nhà vua không còn nắm giữ quyền lực tuyệt đối nữa mà chỉ mang tính biểu tượng, chỉ mang tính lãnh đạo về tinh thần, văn hóa. Mọi quyền lực tập trung vào Nghị viện và đứng đầu là Thủ tướng. Như Vương quốc Anh, Thái Lan, Nhật Bản, Tây Ban Nha…
Ở những nước quân chủ lập hiến, nguyên thủ quốc gia chính là nhà vua hoặc nữ hoàng. Đúng như định nghĩa của từ điển Cambridge, nguyên thủ của những quốc gia này không có hoặc có rất ít thực quyền chính trị.
3/ Những quốc gia theo chế độ cộng hòa đại nghị
Trong mô hình Cộng hòa đại nghị (hay có thể gọi là Cộng hòa nghị viện), nguyên thủ quốc gia tham gia phần nào vào lập pháp, tư pháp và hành pháp tượng trưng. Đa phần ở các nước này, quyền hành pháp được trao cho thủ tướng - người đứng đầu chính phủ.
4/ Những quốc gia theo chế độ cộng hòa tổng thống
Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Cộng hòa tổng thống thường có vị trí đứng đầu cơ quan hành pháp, mà hành pháp là gì thì mọi người có thể xem lại video mà chúng tôi public cách đây không lâu nha. Ở chế độ cộng hòa tổng thống, nguyên thủ quốc gia có vai trò và ảnh hưởng rất to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội đất nước bởi chính các quyết sách của mình.
Ngoài Brazil và Philippines thì các quốc gia tiêu biểu khác cũng theo chế độ cộng hòa tổng thống là Hoa Kỳ, Mexico, Bolivia…
5/ Những quốc gia theo chế độ cộng hòa hỗn hợp
Đối với mô hình Cộng hòa hỗn hợp hay còn gọi là lưỡng đầu chế. Đây là là sự kết hợp giữa Cộng hòa tổng thống và Cộng hòa đại nghị. Các quốc gia tiêu biểu theo mô hình này là Cộng hòa Pháp, Phần Lan, Liên bang Nga hay Hàn Quốc. Quyền lực nhà nước được thiết kế vừa độc lập tương đối vừa phối hợp hài hòa giữa các quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp.
Điều 5, chương II, Hiến pháp Pháp năm 1958 quy định: “... Bằng vai trò trọng tài, Tổng thống bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ quan công quyền”.
Như vậy, Tổng thống giữ vai trò chỉ đạo điều hành tham gia các nhiệm vụ trong các lĩnh vực lập pháp, tư pháp, hành pháp để đảm bảo cân bằng hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước.
6/ Những quốc gia theo chế độ cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Trong mô hình Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, có sự khác nhau giữa các nước Liên bang Xô Viết trước đây hay bây giờ là Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Lào.
Cháu yêu các bác lắm ☺️
Phải chi thần tượng của giới trẻ ngày nay là mấy bác này chứ k phải ca sĩ nhảm nhí
Giọng đọc này nghe như học trò thầy 5 web 5 ngày hén. 😉
Cái này học trong Luật Hiến Pháp r này
Mình thì cứ gọi các cụ nhà ta là Tứ trụ Triều đình .vẫn biết rõ CT Nước là nguyên thủ QG NCHXHCNVN.Cám ơn Adm có giọng đọc ấm áp truyền cảm ❤️😍
Nhu theo the che cac nuoc thi minh o biet nhụng theo minh thi theo che do qian chu lap hỏn thi vua la cao nhat dung thu hai lạ thuong thu bo lai tuc thu tuong dung thu ,3 la thuong thu bo binh la nguyen soai tuc nguyen soai ngang hang voi thu tuong nen goi la van vo song toan thu 4 la thuong thu bo hinh tuc la toa an toi caonhu ngay nay thu 5 la thuong thu bo ho tuc la 5 bo nhu ngay nay va cac bo khac
Tuc chu tch quoc hoi nhi ngay nay
@@vobinh3472nói nhảm gì vậy
Chào thư viện pháp luật
Great
"Các nguyên thủ" nghe mà chán
nguyên thủ quốc gia chỉ có chủ tịch nước
❤😂🎉😢😮😅😊
Tổng tư lệnh.ok
Nhảm
@@atLe-xk7we dạ
.
#c #v dịch ngôn ngữ
Người không biết thì hay thích thể hiện, công người hiểu nhiều họ nghe riết nhàm chán,...giống như một đứa bé ngồi chung đại học thì nó có chút hứng thú, còn ngồi học ơ a nó toàn ngủ thôi vì nó lười đến trường nửa.