Có một bộ phim kinh điển tên Malèna kể về một cô gái đẹp tuyệt trần. Nhan sắc của cô khiến mọi đàn ông điên đảo dù cô không chủ động phô bày. Nghịch lý là xã hội không (dám) chỉ trích đám đàn ông mê muội nhưng lại chỉ trích cô, để cuộc đời cô rơi vào luân lạc. Sự việc ông Tuệ cũng như vậy. Ông ấy tu một mình, không muốn ảnh hưởng ai, nhưng lại vô tình gây ảnh hưởng lên một nhóm người. Nhóm người ấy gây ảnh hưởng xấu lên xã hội: lừa đảo, trục lợi, cuồng tín, gây rối trật tự, ùn tắc giao thông... Và vẫn nghịch lý là, thay vì lên án nhóm người ấy thì người ta cứ chĩa mũi dùi vào ông, dù ông không có nhu cầu tranh luận.
Bạn nói đúng, ví như khi đội tuyển Việt Nam thắng trận dân ồ ra đường thì nên phê phán đội tuyển vậy, thật vô lý. Nhưng thôi, có lẽ chúng ta quá lo lắng và nói nhiều. Thầy Minh Tuệ tôi nghĩ ông ấy không quan tâm. Bởi lẽ cái ch.ế.t ông còn không màng thì tôi nghĩ ông ấy đắc đạo và sự ồn ào của MXH cũng như những kẻ sân si, đố kị ông ấy chẳng bận tâm.
mình từng làm trong ngành sản xuất, hàng hoá sản xuất ra rất nhiều mỗi ngày có lúc mình thắc mắc là con người cần nhiều quần áo như vậy sao, nhưng thật ra chúng ta không cần nhiều quần áo mà nhu cầu thay đổi quần áo mới của con người hiện giờ rất lớn. Hàng hoá thừa mứa nên giờ kinh tế bắt đầu suy thoái. Chúng ta làm việc quá nhiều tạo ra nhiều sản phẩm và "quên sống"
Chuẩn bạn. “Một ngày một nhân viên nhà máy may được tối 33 chiếc áo sơ mi”. Mình nghe thấy điều này trong phóng sự về “Năng suất lao động VN rất thấp của VTV và tự hỏi: “Làm nhiều thế để ai mặc nhỉ?” Nên mình cũng đồng tình với bạn, nhu cầu thay đổi của con người rất cao nên ta làm rất nhiều sp đến mức thừa. Trong khi mình chỉ cần đủ dùng thôi.
Tu theo Phật mà không xuất gia, ĐỨC PHẬT đã chế định 250 giới luật cho Tăng, sống trong Tăng đoàn, có giới luật nghiêm minh, nếu tu khấc thực cũng chỉ đi buổi sáng, thời gian còn lại, làm vô số những việc Phật sự, mang lại lợi lạc cho chúng sanh, cho sự phát triển Phật Pháp, đâu có ai tu mà đi tủ sáng đến chiều như vậy..?
@@HaoHao-zk1zw mình chỉ nói tới việc sản xuất quá nhiều, mình không có nói gì đến tu hành nha bạn. Còn bạn muốn bày tỏ quan điểm thì lên clip như hội đông cừu nha
@@HaoHao-zk1zw Phật là phật nào? Phật Vua chúa ,cung đình TQ à hay phật đảng c ộng sản? Tu là tự giải thoát bản thân chứ không phải đi gia nhập trại sọ nhồi hay trại lính của bọn phong kiến,Phật hay Chúa thì cũng là đấng cứu thế chứ không phải lũ vua chúa,quan lại phong kiến và áp đặt ,quản lý con người theo kiểu trại gia súc như vậy nhé ! Phật không bắt con người phải xuất gia để theo phật mà là tự con người chọn xuất gia như một cách rũ bỏ bụi trần để gần với phật nhé ! Và Xuất gia không có nghĩa là phải Xây chùa to để lôi kéo ,quản lý,đôn đốc ,dụ dỗ kẻ khác cúng vái,quì lạy,cúng dường như kiểu của lũ Vua chúa ,quan tham phong kiến nhé ! Và dựa vào đâu nói rằng không có ai di tu từ sáng tới tối? Thế tu là vào ngồi trong chùa ăn chay giờ hành chính xong hết giờ hành chính lại đem tiền cúng dường ra ngoài bia ôm với mua nhà mua xe,ăn thịt chó thì mới gọi là tu à ?
@@HaoHao-zk1zw Nghe đến độc giác Phật bao giờ chưa bạn? Ví dụ cùng 1 ngành nghề giả sử như đầu bếp, có nhiều đầu bếp họ ko qua trường lớp mà tự học nấu ăn, họ nấu ăn rất giỏi, chả lẽ cứ phải đầu bếp qua trường lớp về nấu nướng ẩm thực mới được công nhận là đầu bếp à? Vậy là tự cho mình cái quyền ngồi lên đầu người khác mà đánh giá họ đấy. Vậy bạn tu ở đâu mà dám đi đánh giá người ta?
Cảm ơn HDC cho mình một lời giải thích khả dĩ cho tôn giáo ở VN. Tuy mình tự nhận là atheist (không thờ phụng hoặc tôn kính vị thần nào), nhưng mình vẫn nhớ cảm giác khi nhỏ đc gặp những vị sư, và ni thực hành khổ hạnh ở một ngôi miếu nhỏ gần nhà. Họ mang lại cảm giác an yên, gần gũi, và thuần cho một đứa trẻ. Người dân trong vùng đến miếu để đọc kinh và sinh hoạt cộng đồng thoải mái và đầy tôn trọng dù có là phật tử hay không. Cuối cùng thì ngôi miếu cũng thàh chùa và (bị) gia nhập giáo hội PGVN. Mình nhớ cảm giác bị sốc khi mà nghe các "thầy" mới về công khai mời mọc phật tử đóng tiền để cầu an cho gia đình. Và nhiều chuyện tương tự làm mình ko bao giờ muốn bước chân cho chùa nữa. "Chùa" ở VN hiện giờ đầy giáo điều và chỉ là hình thức kinh doanh tâm linh kệch cỡm.
Cho mình hỏi, khi gặp trạng thái bất lực cùng cực, không biết phải làm sao. Bạn có bao giờ cầu trời hoặc cầu 1 đấng siêu nhiên nào đó giúp mình qua cơn hoạn nạn không ? Hay là bạn cầu văn minh, khoa học, tiên tiến giúp bạn thoát khỏi tình cảnh ngặt nghèo ? Nếu bạn đã từng có suy nghĩ cầu khấn, thì không phải là atheist đâu.
@@CuongNguyen-nc6sl Trước tiên thì mình trả lời cho câu hỏi của bạn. Nhà mình có thờ phụng ông bà và đi chùa như phần lớn các gia đình VN khác. Tuy nhiên, từ nhỏ mình được tiếp xúc thụ động với đạo khá nhiều qua sách (kiểu sách kiến thức và cung cấp thông tin như cách kênh HDC, về đạo Phật, đạo Công giáo, và đạo Hồi). Bên cạnh đó, ba mẹ mình dạy thờ phụng ông bà là để cảm ơn và tưởng nhớ công sức của họ, chứ ko phải để cầu khẩn hay được phù hộ. Tương tự thì việc đi chùa là để duy trì một nếp văn hóa của dân tộc (nói đơn giản là mặc đồ đẹp, đi hái lộc, và chụp hình để có kỉ niệm với nhau mỗi năm). Ba mẹ mình nói sống trên đời trăm sự tại nhân và đến giờ mình vẫn tin vào điều đó. Nếu một việc xảy ra (dù có thể lý giải hay không), mình nghĩ nguyên nhân của nó chỉ là do coincidence (sự tình cờ, "may mắn", "xui xẻo") hoặc là một chuyện gì đó đã xảy ra trước đó. Hiện tại, cuộc đời mình chưa từng trải qua sự "cùng cực" theo định nghĩa của bản thân mình. Nghĩa là một điều gì đó xảy ra mà bản thân mình cảm giác mình ko thể chấp nhận nó và cũng ko có khả năng để giải quyết nó. Vì thế, khá khó để trả lời chính xác cho ngữ cảnh bạn đưa ra. Tuy nhiên, khi gặp khó khăn thì mình đã và đang tin rằng bản thân (hoặc các yếu tố con người khác, bao gồm nhân lực, khoa học kĩ thuật, etc..) là điều giải quyết các khó khăn đó. Nếu can thiệp không thành công, thì phải thử cách khác hoặc học cách chấp nhận. Đây là trả lời cho ý lớn của bạn vì sao mình tự nhận mình là atheist.
Thật ra cũng khá dễ hiểu về nhà sư Minh Tuệ, người dân đang mất niềm tin vào các sư tại chùa, ví dụ như chùa ba vàng, sư cúng 10 tỉ xỉu liền, sư thích xoa bóp, sư hiến kế kiếm tiền, thì sư Minh Tuệ như ngọn đuốc, thắp sáng lại niềm tin phật pháp, và vụ việc thượng tọa thích Minh Đạo tán thán sư Minh Tuệ xong thì bị phạt quỳ xám hối, rút khỏi giáo hội, không có lửa sao có khói, cây đuốc đã cháy, nếu nó không bị giáo hội dập từ lúc đầu, thì nó sẽ cháy liên tục, liên tục, soi ra những ma vương núp bóng. Sẽ như vậy
@ngoccao có thể nghĩ con người mất niềm tin vào" chân thiện mỹ " chớ không hẳn vào Phật giáo. Sư chọn đường tu khác hẳn những giá trị xã hội hiện nay quá thiên vật chất chưa kể những sa đọa tầm thường. Hiện tượng các Sư nói bậy bạ chỉ là một tình cờ khách quan giúp bức tranh có một tương phản dễ nhận ra cho mmọi người.
@@uida31 Mất niềm tin vào "chân thiện mỹ" là mất niềm tin vào cái gi???? Tình cờ khách quan gì nữa hả bạn? Chúng là đường lối và chủ trương,âm mưu chính trị ,một trong các chính sách ngu dân để trị đó bạn ! Đám sư dởm,chùa dởm này truyền bá nhận thức sai lệch hủy hoại phật giáo cũng như lợi dụng vỏ bọc phật giáo để làm băng hoại nhận thức của dân Việt ,kể cả lũ Vingroup cũng vậy nhưng lũ Vin chuyên nhắm đến các đối tượng trẻ và đam mê tiền,quyền lực hơn ! Hai bon chúng đều là cùng một băng đảng,một đường lối chứ chẳng có tình cờ gì hết !
Không ai bắt sư Minh Đạo quỳ cả. Quỳ sám hối là cái pháp nhà Phật bất cứ ai trong tăng đoàn mà sai đều phải quỳ trước đại chúng để sám hối. Còn Việc rút ra khỏi giáo hội thì không phải. Sư Minh Đạo chỉ từ chứ vụ Sư đang đảm nhiệm thôi.
@@Chiên-h8r sư minh đạo phải quỳ trước ban trị sự giáo hội thật giáo vũng tàu đấy, k xem tin tức à, có đọc bản xám hối của sư minh đạo chưa, thấy sư viết gì trong đó không?, thấy đoạn ghi âm buổi xám hối của sư minh đạo bị lộ ra chưa, trước khi phát biểu phải tìm hiểu thông tin cho rõ nha
Tu theo Phật là tu giới-định-tuệ. Những người đạt được cái tuệ lớn lao nhất là những người biết buông xả tất cả. Thầy Thích Minh Tuệ đã chứng minh điều đức Phật nói là đúng, vì vậy thầy được nhiều người ngưỡng mộ và kính trọng.
MT cũng không có giới vì chưa được thọ giới nên vi phạm giới luật rất nhiều như đi, đứng..không đúng, , không được cười và ngoái lại khi đi khất thực..mùa An Cư Kiệt hạ không được đi khất thực....
ở xã hội ai cũng tôn thờ vật chất, nếu bạn đi ngược lại thì họ cho là bạn bất tài, kém cỏi, không có giá trị, là kẻ kéo lùi văn minh... chỉ mong Thầy chân cứng đá mềm!
nhưng họ không biết tinh thần chính là vật chất không có tinh thần họ sẽ không có vật chất mà vật chất ở đây là tinh thần giúp con người sao khi chết sẽ đến thế giới tu tiên tu đạo
Cuộc sống quá xa hoa và có phần ngã mạn của phần lớn giới tăng lữ đối nghịch với sự nghèo khó của phần lớn người dân chính là vấn đề cốt lõi của hiện tượng Minh Tuệ. Sự bất mãn của người dân đã có từ lâu, nó chỉ tích tụ đủ để chờ thời bùng nổ. Kinh tế suy thoái đã góp phần đẩy nhanh quá trình. Ngoài ra cần phải nói thêm là người dân qua các bài pháp thoại đã thấy rõ vỏ bọc đạo đức của một số vị tăng chỉ có nói mà không có hành. Nay xuất hiện một người hành mà lại còn quá gần gũi quá khổ thì họ quên đi cái khổ của mình mà thấy đồng cảm.
Thật ra đạo phật rất khoa học và rất dễ hiểu . Câu" phật tại trong tâm" đã là câu trả lời cho bất cứ ai muốn đi tu . Chiếc áo không làm nên thầy tu và phật không phải thần thánh mà bạn chính là đức phật của bản thân mình . Niết bàn hiện ra từ tâm ta đừng tìm đâu xa.
Giọng tiếng Việt của Trung rất ấn tượng. Phát âm chuẩn hầu hết các phụ âm x, s - r d gi - ch tr. Cái mà hiếm người Việt nào trong nước có thể nói chuẩn như vậy. Respect !
Mình công nhận, người Bắc thì N-L D-R , người Nam thì V-Z R-G ,Miền Trung thì từ ngữ địa phương nhiều kèm theo giọng nặng nên rất khó nghe. - Hiếm người nhấn mạnh những chữ như S , Tr , Gi , R trong đoạn hội thoại vì cảm thấy nặng nề. Nhưng cá nhân mình lại thích phát âm rõ ràng như thế này.
@@phuocle-cq7tx - Người Nam cũng có Nam this Nam that, Nam nào chứ Nam xung quanh tôi ngọng tá lả bùng binh , xuống dưới miền Tây thì trùm sai chính tả. Nói thật chứ nếu xét về lỗi sai chính tả người miền Nam nói chung còn đọc sai nhiều không thua gì miền Bắc, đọc sai nên viết cũng sai nhiều. - Đọc chuẩn ngữ pháp phải là người Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị , khi họ nói theo tiếng Bắc hoặc tiếng Nam chứ không nói theo tiếng địa phương, họ không mắc các lỗi sai ở hai miền Nam và Bắc nên nghe rất chuẩn.
túm lợi mềnh thấy đọc đủ các giọng sai trật vùng miền nó hay dzui sặc sỡ 'qua' lá cành , con em tui cha má bắc đặc đẻ nó trong nam nó nói chuẩn giọng xướng ngôn viên miền nam. tới khi nó chọc ghẹo nhái giọng quảng, thế là bị trời phạt lấy lun anh chồng quảng ngọng 'níu no' hahahuhu
Lối sống xa hoa của nhiều tu sĩ Phật giáo VN là 1 trong những nguyên nhân làm Sư Minh Tuệ nổi tiếng. Không thể phủ nhận trong Phật giáo VN còn rất nhiều bậc đáng kính như Thích Thanh Từ, Thầy Viên Minh chùa Bửu Long, Thích Pháp Hoà, Thích Minh Đạo... và còn rất nhiều vị khác. Rất tuyệt vời, rất đệ tử Đức Phật Thích Ca.
Đúng là cũng phân nửa là do đúng thời điểm kinh tế đang suy thoái nên sự kiện của thầy Thích Minh Tuệ mới mạnh mẽ vậy. Vì trước đó thầy cũng đã đi nhiều năm, người dân cũng chào đón thầy một cách bình thường.
Cái này là do tình trạng GHPGVN và đạo đức của các thầy tu đi xuống quá trầm trọng nên tất yếu sẽ xảy ra. Nếu không lòi ra chuyện đa số thầy chùa hiện tại chỉ lên giảng tào lao, hù dọa để nhầm kêu gọi cúng dường thì thầy Thích Minh Tuệ có đi bao lâu cũng vậy. Giống như chính trị vậy thôi, có nhiều đất nước chính phủ bị sụp đổ vì lạm phát và tham nhũng quá nhiều. Hãy nhớ lại tình trạng lòng tin của dân nhân vào các quan chức trước khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đốt lò. Tham nhũng khắp nơi nhưng khi TBT Nguyễn Phú Trọng nắm lại quyền lực đúng lúc, tổ chức đốt lò thì đã lấy lại lòng tin của nhân dân rất nhiều.
@@Goku-db2gt Các chuyên gia hiện nay vẫn chưa lý giải đc hiện tượng thầy Thích Minh Tuệ tại sao lại bùng nổ một cách khủng khiếp như thế .Nếu vì toptop thì đâu dễ người dân xuống đường như thế
cám ơn, DHC mình tìm hiểu nhiều về phật đạo, mình cũng hay tự hỏi về việc khổ hạnh, bản chất thật sự nên nhìn nó như thế nào, tại sao khổ hạnh đó lại mang đến giải thoát, cho đến khi HDC nhắc đến khổ hạnh để làm gì, và câu trả lời đó, vậy mình đã có thể nhìn thầy Minh Tuệ : Đấy ổng khổ hạnh như vậy, vẫn sống thanh thản và vui vẻ, vậy thì tại sao mình lại còn Khổ khi vẫn đầy đủ, nó như một lời nhắc cho mọi người về việc đó :D
Tại sao trên các mạng Việt Nam lại tồn tại một kênh giải thích và trình bày các sự kiện một cách thông minh, logic, thuyết phục và không thiên vị như kênh này? Nếu có thêm nhiều kênh như vậy, thì thật là một điều may mắn cho chúng ta.
Clip quá hay cảm ơn HĐC rất nhiềuu Ngay khi thấy mọi người phong sát các chùa khác đồng thời ủng hộ sư Minh Tuệ mình đã nghĩ ngay tới Dune nếu xui xẻo người được tung hô ở đây không phải thầy Minh Tuệ mà là 1 người khác giống với Paul thì có lẽ sẽ cực kỳ nguy hiểm, cơ bản vì niềm tin tôn giáo của người dân ở đất nước đặc biệt là phật giáo lại đóng góp 1 phần khá quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử cơ mà 😂
Mình cảm thấy phục bạn này (chủ kênh) lắm lắm !!!! Trời ơi, mới chừng ấy tuổi, thời gian cũng như mọi người, vậy mà đọc, hiểu và nhớ...hay thật đó ! Diễn thuyết rất thuyết phục.
_góc nhìn hôm nay từ HĐC khá hay. Bản thân mình đã từ đọc xong tiểu thuyết Dune nhưng vẫn chưa hiểu được sức mạnh tôn giáo của câu chuyện, nhưng nhờ góc nhìn trong clip mà thấy được tôn giáo có sức mạnh lớn thế nào_
1:52 mình thấy trọng điểm đằng sau câu hỏi của người hỏi ở đây là: "Nếu ai cũng bỏ nhà đi khất hành như Thầy thì ai sẽ tạo ra của cải vật chất nuôi Thầy sống đây?" Đây là lỗi tư duy over-generalization (tổng quát hoá quá mức), nó cũng giống như câu hỏi: "Nếu cả thế giới là LGBT thì ai sẽ duy trì nòi giống?", "Nếu ai cũng ăn chay thì gia cầm gia súc sẽ ra sao?"... xuất hiện nhiều lần trong các cuộc tranh luận. Ở VN có câu tục ngữ: "Chuyện bé xé ra to" là để mô tả cách lập luận này. Mà để phản bác lập luận này thì chỉ đơn giản là chỉ ra lỗi sai trong lập luận của họ, rằng sẽ không bao giờ có chuyện cả đất nước VN bỏ nhà đi khất hành giống như Thầy, mà những trường hợp đó sẽ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, sẽ không ảnh hưởng đến việc sản xuất của cải vật chất của đất nước. Mô tả bằng số liệu: Từ năm 2017-2022 - dân số VN tăng 4.153.808 người - Số Tăng, Ni được trao truyền các giới pháp: 23.524, chiếm 0,57% tăng trưởng dân số, một con số vô cùng nhỏ và không thể ảnh hưởng đến việc lao động tạo ra của cải vật chất được.
cần gì phải dẫn chứng cao xa. Chuyện người nào thích khất thực đấy là chuyện họ tự quyết định, không ai bắt buộc. Không ai nuôi nữa thì sẽ có người tự khắc bỏ khất thực để sx của cải. Và vấn đề đấy là chuyện của họ, chưa mượn đến người khác hỏi. Và nên nhấn mạnh vào yếu tố TỰ QUYẾT ĐỊNH - TỰ DO LỰA CHỌN, vì nhiều người (nhất là bò đỏ) không hiểu được nghĩa của từ này. Chúng không biết được tự do lựa chọn là phải đi kèm chấp nhận hệ quả, và ai đã lựa chọn tức là đã chấp nhận kết cục rồi.
nói về chuyện giáo lý nhà phật. đương nhiên nếu số lượng nhỏ. nằm trong kiểm soát thì chả ai nói làm gì. nhưng nếu thả lỏng rồi họ xâm lấn xã hội thì sao. việc thần quyền vượt qua hoàng quyền không phải chưa xảy ra. quay sang nhìn catholic họ đã làm đến mức nào kìa. nhìn hồi giáo đã trở thành cái gì kìa. đấy là tôn giáo của họ còn không khuyên từ bỏ ham muốn ấy. nói chung người ta mang chuyện đó ra chì chiết phật giáo không sai đâu. thế giới tự do bạn có quyền tu, người khác có quyền ghét. rất công bằng. không nên bởi vì bạn là 1 cộng đồng đặc biệt nên bạn đòi hỏi 1 sự đối xử đặc biệt. như thế là không đúng.
@@battleriteroyalevietnam8447 phản hồi của bạn nó đã tự giải đáp cho chính nó: “thần quyền” -> Phật giáo là tôn giáo vô thần, “hoàng quyền” -> VN là đất nước theo chế độ cộng hòa xã hội chủ nghĩa không phải quân chủ chuyên chế. Nên việc bạn lo lắng sẽ không xảy ra được vì cả hai đối tượng gây tác động và chịu tác động đều không đúng với VN hiện tại. Còn đoạn sau của bạn thì là văn nhét chữ bỏ miệng người rồi, mình không cần phải phản biện lại.
@@HoangAnhNguyen-sg9iv phật giáo nào vô thần hả bạn. phật giáo đại thừa là hữu thần nhé. còn hoàng quyền là dùng để nói chuyện từ cả thời cổ. bây giờ là quyền lực chính trị. nhắc đến hoàng quyền vì sao. vì á đông mấy nghìn năm lãnh đạo chưa bao giờ ngừng đả kích tôn giáo. luôn uốn nắn nó trong khuôn khổ. tôn giáo nên mãi mãi là hoa trong gương. tranh trong nước. vô tranh vô cầu. chứ để đến mức giống vnch tướng tá tổng thống phải nhìn sắc mặt đại lão công giáo là không chấp nhận đc.
sau khi nghe video phân tích của nhóm. Thực sự thì, khi mà tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tôn giáo, đây luôn là chủ đề rắc rối, khó khăn và gây ra rất nhiều tranh cãi. Bản thân mình cũng đã từng rất đau đầu khi mà không thể phân biệt những khái niệm như "khổ hạnh", "thiền định" hay là " thần, thánh," .... Từ những phân tích của bạn, mình cũng đã phần nào biết đến những cách thức, giải thích về vấn đề hay các hiện tượng tâm lý học tôn giáo. Cảm ơn Hội Đồng Cừu rất nhiều và mong các bạn có thể ra những video về văn hóa các tôn giáo khác. Chúc kênh ngày càng phát triển nhé.
Những video của bạn vẫn luôn luôn sắc sảo, súc tích và đầy ắp kiến thức. Tuy nhiên, tôi ước ao những nội dung bạn truyền tải được điều chỉnh lại sao cho nó bớt cao cấp lại (less academic than the level and tone customarily found in PhD papers) đơn giản, dễ hiểu hơn cho mọi người; trừ khi đối tương người xem bạn nhắm đến chỉ là một thiểu số trí thức. Những vĩ nhân thường có cách nói rất đơn giản, mà thầy Minh Tuệ chính là một minh chứng rõ nét. Hy vọng đón xem những video khác của bạn.
dạ, mình cũng đồng tình ạ. đôi lúc lại tự thắc mắc có phải do năng lực của mình còn kém nên chưa tiếp thu nổi hay không, nhưng thật sự có những bài phân tích vượt ra giới hạn của mình, cũng có bài phân tích như bài này lại khiến mình cảm thấy cách nói của admin bớt hàn lâm hơn thì hay biết mấy, vì mình xem vài đoạn lại dừng để phiên dịch sang cách hiểu của bản thân một cách đơn giản hơn. dù sao thì những nội dung của kênh rất hay, mình tin chắc sẽ gắn bó với mình không chỉ vài năm mà theo dấu trưởng thành của bản thân trong nhận thức
@@HaNa-mn1krdù lúc trước mình tự tin về kiến thức xh rất nhiều. Nhưng khi xem tới HDC thì chỉ còn 50% đọc hiểu, đôi lúc mình phải tua lại vài lần để hiểu. Video chưa dành cho số đông nhưng mình tin chắc nếu k đi sâu vào thì lại k hiểu được bản chất của vấn đề.
Nghe hết clip này cảm giác sáng tỏ, mặc dù rất nhiều điều bỏ ngỏ để người nghe tìm hiểu thêm, vì đây là sự việc đang diễn ra và sắp diễn ra, nhưng hội đồng cừu trình bày rất hay nha! Thân.
Hdc cũng chỉ là một kênh tham khảo, các thông tin rất hửu ích nhưng có hạn chế về mặt thời lượng nên không thể đi sâu hết được. Cô có thể tìm hiểu thêm về lịch sử và triết học để có thể có cái nhìn toàn cảnh hơn. Chào cô ạ.
Con người khao khát tôn giáo, khao khát niềm tin đã có từ thời xa xưa mông muội. Các di chỉ khảo cổ trong các hang động đào lên cho thấy những bàn đá và đầu những con thú vật trên đó. Hoặc trong các huyệt mộ táng xác người có thêm cái rìu, các dụng cụ lao động... Từ đó cho thấy tính tôn giáo ở con người đã có từ xa lắm rồi. Con người luôn mơ ước tìm kiếm một thế giới người ta được an bình, hạnh phúc, trường sinh,.... Từ hiện tượng Minh Tuệ ta cũng thấy rằng, trong một xã hội đang băng hoại về đạo đức lối sống, các bậc tu hành lại nổi cộm lên những vấn đề tham tài, háo danh, tranh đấu nhau, tố cáo nhau. Thầy Minh Tuệ xuất hiện làm cho ta thấy nhưng một cứu cánh, như một liều thuốc làm xoa dịu những niềm tin đã bị mục vỡ...
Thầy Minh Tuệ là một đấng cứu thế dạng "mini". Không khó để ta thấy được những bình luận kiểu "từ khi biết thầy, xem thầy, tôi đã bớt nóng giận, cáu gắt, không còn cãi lộn xúc phạm người khác,bỏ rượu bia, tập ăn chay,..."
Theo quan điểm của mình: Tôn giáo được xây dựng trên sự hoàn hảo, Tin vào đấng "hoàn hảo", một nơi hoàn hảo. Sự hoàn hảo mang lại sự khác biệt to lớn so với các niềm tin thế tục ví dụ như cn tư bản, cn đế quốc, cn quân chủ, cnxh,...mặc dù các cộng đồng có tín ngưỡng đc ghi nhận có sức sống mãnh liệt hơn nhưng các niềm tin thế tục dần cho thấy sự hoàn hảo hơn của bản thân để sản sinh ra cn dân tộc cực đoan, các tôn giáo từng tồn tại thông qua các câu truyện của người Bắc Âu, thần thoại Hy lạp ,thần toại ai cập,.... Cũng từng đc sử dụng để đại đa số loài người cùng nhau tạo ra kiến trúc, thành trì, trận đánh, nhưng vì những tôn giáo đó ngày càng thế tục hóa nên chỉ còn tồn tại qua những câu truyện phóng tác.
Sư Minh Tuệ không đơn thuần là hiện tượng tôn giáo mà là hiện tượng xã hội. Dân chúng mất niềm tin khi giới thượng tầng Chính trị gây mất niềm tin, buông thả cho giới tăng lữ mặc sức sống xa hoa, thuyết pháp tào lao. Vì thế ủng hộ sư MT như một hình thức phản kháng thôi.
Từ hiện tượng Thày Thích Minh Tuệ, và bài bình luận của HĐC, mình thấy nguy cơ thực sự của sự tiêu xài tài nguyên quá mức cần phải được quan tâm giải quyết để bảo vệ chính cộng đồng con người. đầu tiên là hạn chế nhu cầu về đồ gỗ tự nhiên để bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ bầu khí quyển, rồi hạn chế trồng cây công nghiệp sử dụng nhiều nước tưới làm cạn kiệt tài nguyên nước (một nguy cơ đang hiển hiện ở Tây Nguyên và nhiều tỉnh thành khác, nhìn những con sông đang bị bức tử mà thấy hoang mang) Rồi hạn chế xây mồ mả, hiện tại đất nghĩa địa đã chiếm quá nhiều diện tích, không biết rồi 5 bảy chục năm nữa nếu mỗi người vẫn cứ chiếm cứ một ngôi mộ xây kiên cố thì rồi mặt đất có biển thành một cái nghĩa địa khổng lồ không? Và rất nhiều hệ lụy từ khai thác thiên nhiên quá mức chịu đựng của trái đất rồi sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực mà chính con người phải gánh chịu.
Người Nhật không có chuyện chôn người chết, người ta đều thiêu hết.. văn hóa của người Nhật cũng giúp cả nước Nhật phát triển . Nhưng từng người Nhật ở Mỹ thì không nổi bật mấy.
Nếu bạn có đi nhiều thì sẽ thấy thật ra ở VN sử dụng đất chưa nhiều, đất hoang vu để không rất nhiều, chỉ là chưa sử dụng đúng cách. Chuyện hết đất chắc là 1 tương lai cực kỳ xa vời cả ngàn năm nữa chứ không đùa. Nhưng chuyện hết đất được quy hoạch ở các thành phố lớn thì dĩ nhiên là có. Chung quy cũng chỉ là sử dụng thiên nhiên không có kế hoạch thôi.
10:15 mong tương lai gần editor của HDC sẽ có những quãng nghỉ kiểu như này, bản thân mình thấy nó phù hợp cho cái những gì mình vừa nghe được, vừa giúp suy ngẫm ,vừa định hình lại được những kiến thức một cách tốt hơn.
Hội Đồng Cừu nói 1 ý hay: kêu gọi sự chia sẽ hy sinh có khi lý tưởng CNXH không làm được, nhưng các đạo giáo thì làm dễ hơn. Theo tôi vì con người có cái tham phước đức dù là vi tế và có nễ sợ cái vô hình hơn hữu hình.
Có một chút phản biện nho nhỏ là không thể xem niết bàn là mục tiêu của tín đồ theo đạo phật. Nếu xem niết bàn là một mục tiêu,thì nó lại mang hình tướng của một nhà tù. Nếu xem nó là một cái phải đạt được thì nó được coi là “tham” Hay như câu “một người chỉ có thể hết đau khổ khi người đó hiểu ra đời là bể khổ”, coi đó là điều hiển nhiên như chính hơi thở của chúng ta.
Suy nghĩ kiểu gì vẫn thấy vướng vào tham, trốn tránh thực tại. Chưa kể lời hứa sẽ được chuyển kiếp, kiếp sau ngon hơn kiếp trước, nếu trung thành sẽ được, một dạng nô lệ tâm linh, chủ nô và nô lệ cho gì, được gì.
Nói khó khăn của 1 bộ phận người dân là chuyện ko có gì lớn cả, nếu ko nói là tốt hơn khi so sánh với các thời kì trước đây của việt nam (cái này mọi ng có thể kiểm chứng qua các số liệu tăng trưởng của nền kt việt nam được các tổ chức tài chính thế giới công bố...), nhưng những hiện tượng lan tỏa mạnh mẽ giống như thầy TMT chưa từng xảy ra trc đây? Còn trường hợp của thầy TMT được rất nhiều ng yêu mến là vì ng ta yêu quý lòng từ bi, đạo đức, phẩm hạnh của thầy vượt quá xa với xã hội ngày nay và cũng là hiện tượng hiếm hoi giữ được các giới hạnh một cách nghiêm mật nhất từ lời ăn tiếng nói tới hành động, lối sống... mà ai ai cũng có thể quan sát nhận thấy được trái nghịch rất lớn so với phần đông các nhà sư hiện tại và một xh mà đạo đức có phần đi xuống bởi những cái tham sân si quá lớn, bởi ng dân thời nay mọi người phần lớn đều có tư duy, nhận thức và trí tuệ nên ko có điều gì ng dân ko nhận biết cả, vì thế đã chạm đến trái tim của nhiều ng...nhất là trong một xã hội mà người dân ai ai cũng có cái tâm hướng về điều thiện lành, có đức tin, rất nhiều người theo đạo (đạo phật, đạo tin lành, đạo thiên chúa...) như Việt Nam ta. Nên khi thầy TMT xuất hiện đã tạo nên làn sóng ảnh hưởng mạnh mẽ là điều dễ hiểu. Còn bảo sẽ tạo nên làn sóng tôn giáo mới thì có thể cần theo dõi thêm trong thời gian tới, nhưng chắc chắn sẽ tạo nên làn sóng nhận thức mới về một người chân tu, giữ giới, tu đúng pháp là ntn!, là tấm gương soi rọi cho mỗi ng cho dù họ là người thường, hay là ng tu tập theo môn pháp nào đi nữa, lấy giới làm nền tảng, lòng từ bi, đạo đức làm lẽ sống để có cuộc đời tốt đẹp...
Bài phân tích quá hay,quá đỉnh,một điều mà mình nhận ra sau khi học xong Triết Mác là rằng tư tưởng này quên mất 1 điều phá hủy mọi nền văn minh xã hội loài người đó chính là bản chất con người,đây chính là thứ khiến triết CNCS hoàn toàn không thể nào đạt được, nó rồi sau này cũng sẽ trở thành nên 1 nền tư tưởng lý thuyết tiến bộ của xã hội loài người chứ ko thể là một hướng đi thực tế của xã hội con người hướng tới,vì bản chất hệ tư tưởng mô hồ này đã xung đột với bản chất cố hữu của con người trong xã hội đó chính là ''sự tham lam hay là lòng tham'' .Bài phân tích hay quá 💯👍👍👍
Thầy Minh Tuệ nổi bật và được công chứng ủng hộ một phần là "nhờ" lực lượng các thầy Thích Cúng Dường, Thích Siêu Xe, Thích Rolex.... quá nhiều, xuất hiện dày đặt khuyến khích cúng giải hạn, cúng để tạo phước Điều quan trọng mình nghĩ là Đúng Thời Điểm, giống như bật đèn khi trời sáng thì chẳng ai để ý, nhưng khi trời tối thì 1 cây nến cũng đủ tỏa sáng. Trước đây thấy đã đi được 6 năm mà có ai để ý đâu, mà thậm chí vài chục năm nay các Thầy khác cũng tu khổ hạnh nhiều mà có ai để ý đâu.
Hiện tượng Thích Minh Tuệ là cơ hội để Phật tử nhìn lại những sư thầy thích cúng dường xuất hiện ngày càng nhiều trong GHPGVN mà có định hướng đúng đắn về niềm tin tôn giáo
Khổ hạnh để đạt tới đức hạnh cao nhất, đức hạnh là sợi dây tốt nhất gắn kết mọi người lại với nhau. Đức hạnh cao nhất sẽ đem lại hạnh phúc lớn nhất ...niết bàn
Hoàn toàn đồng ý, tôi xin thêm một tí: 1. Ngân sách nuôi sư quốc doanh Tiến Sĩ Luật Thích châ* Quan*, Tiến Sĩ Phật Học Thích nhậ* Từ, và xây chùa to tượng lớn Ba Sa* Thích trú* thá* Min* đắt quá; dôi khi lại không đạt hiệu quả. 2. Nay có sư quốc dân Thích minh Tuệ, cựu chiến sĩ nhân dân, giải ngũ, nhân viên đo đất, trình độ phật học trung cấp, tu ráo riết nghiêm mật, đi chân đất, ngủ nghĩa địa, ăn một bữa: Made in Viet Nam. Toàn đảng toàn dân kính yêu. ❤❤❤
Niềm tin về tôn giáo của con người là cực kỳ to lớn đặc biệt niên tin đó luôn đi theo lịch sử của bất cứ dân tộc nào ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.... Bới vậy khi niên tin bị dan mat đi thì con người luôn muốn tìm lại nó và coi đó là chân lý thực sự là cốt lõi của cuộc sống cho chính mình
Xã hội luôn luôn phấn đấu tiến lên từ ăn no mặc ấm đến ăn ngon mặc đẹp do đó việc tu khổ hạnh đầu đà không được khuyến khích không được trọng vọng mặc dù tùy thích ai muốn tu thì tu
Dù nước ghpg Việt Nam có như sư Minh Niệm, Thích Pháp Hòa thì Sư vẫn nổi bật . Vì ông Minh Tuệ là người hành pháp và ông thực hành trọn vẹn Hạnh Đầu Đà. Cả Thế Giới đều mến mộ chứ không chỉ ở Việt Nam.
@@khanhphaminh1175 Vấn đề là có nhiều thứ chưa được hệ thống thành lý thuyết khoa học, khi đó chúng ta sử dụng các lý thuyết tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh để giải thích. Ví dụ giải thích thế nào về sức hút, thần thái của mỗi người? Tây du ký viết cách đây hơn 500 năm có chi tiết Tôn Ngộ Không niệm chú gọi thần núi tới, thời nay có lẽ là gọi điện thoại di động cho thần núi. 😁
Trung nói rất hay việc làm đơn giản hóa các giáo lý Phật vô tình khiến cho việc giải thích và áp dụng các giáo lý này trở nên thiếu chính xác và không đầy đủ. Điều này có thể dẫn đến sự hiểu lầm và sai lệch trong việc thực hành và áp dụng các nguyên tắc của Phật giáo, từ đó làm giảm đi giá trị và ý nghĩa sâu sắc của các giáo lý này.
Khổ hạnh theo Phật giáo là sự giải thoát. Ăn vừa đủ và không để dành Không nhà cửa Không gia đình Không quần áo đẹp. Ngoài sinh, lão, bệnh, tử là khổ. Cầu không được sẽ khổ Có rồi mất cũng khổ Theo khổ hạnh gần như mỗi ngày trôi qua họ không vướng bận gì cả. Ta nhìn thấy họ khổ nhưng tâm của họ rất an yên và hạnh phúc. Nói theo đúng của Phật Giáo là ta thấy họ chịu khổ bởi vì ta cảm nhận như vậy. Bản thân họ cảm thấy bình yên. Nó tương tự việc ta thấy làm điều đó là tốt cho người khác, nhưng họ không nghĩ vậy. Nên nhìn chung mọi góc nhìn chỉ là do ảo tưởng của chính bản thân mình.
Chào Trung, mình đã phải xem lại clip này của Trung 2 lần để đảm bảo mình không hiểu sai chỗ nào trong ý diễn đạt của bạn. Mình đưa ra một vài góp ý đóng góp, hay đúng hơn là tham vọng giải thích một điểm sai trong quan điểm chính của clip. Có thể nói nội dung chính của clip là trình bày nguyên nhân mà các cộng đồng có tôn giáo vận hành có tính tổ chức, liên kết chặt chẽ hơn các cộng đồng không có tôn giáo / thế tục. Ở nội dung “Khổ hạnh”, bạn cho rằng Natural selection không thể giải thích được Inclusive fitness. Câu hỏi được đặt ra là tại sao phải vị tha khi hành vi của một cá nhân chỉ có lợi cho cá thể khác mà không phải là chính cá nhân đó? Trung đã review được thuật ngữ Reciprocal altruism: một điểm cộng. Thậm chí bạn còn review được 2 tiền bối Trivers và Hamilton. TUY NHIÊN, bạn đã bỏ qua một lý thuyết quan trọng, đây cũng là cái sai nền tảng của lập luận chủ đạo của toàn bài. Lý thuyết đó là Gen vị kỷ của Richard Dawkins. [Hồi trước, có lần bạn cũng trích dẫn Dawkins với ý hiểu chưa chính xác và mình cũng đã phản biện] Lý thuyết về tính chất vị kỷ của GEN - của GEN chứ không phải của cá thể - mới là mấu chốt để giải thích cho tính vị tha. Khi nhìn ở mức cá thể thì rõ ràng một con vật hi sinh chẳng có ích gì cho bản thân nó nhưng nó sẽ có ý nghĩa trong việc bảo vệ các cá thể mà nó chia sẻ các gen với nó (từ gần nó nhất đến xa hơn). Tính vị tha chỉ có thể nhìn ở góc độ vĩ mô của cả một cộng đồng, khi mà trong cộng đồng đó có tồn tại các cá thể có thể hi sinh hoặc chịu thiệt thòi phần nào cho chính nó nhưng lại có ích cho sự đảm bảo sinh tồn của cả cộng đồng đó. Một cộng đồng mà không có bất cứ cá thể nào có tính vị tha thì khả năng sinh tồn sẽ thấp hơn một cộng đồng khác có các cá thể vị tha. Natural selection GIẢI THÍCH ĐƯỢC cho hành vi vị tha và Inclusive fitness. “Costly signaling theory” nghe khá thuyết phục khi nói về điểm yếu của các cộng đồng thế tục hành động chủ yếu dựa trên tự nguyện. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn ở góc độ lý thuyết về năng lực nhận thức đạo đức, tạm xét thang của Kolhberg, thì những ràng buộc của tôn giáo mà nó có thể tạo ra sự “ổn định” (tôi chưa chắc lắm về tính ổn định trên quãng đường dài) chủ yếu là vì nhận thức của cộng đồng đó trong thời đại đó còn ở mức nhận thức đạo đức bậc thấp (thưởng - phạt). Ngay cả khi trong thời hiện đại, nhận thức của các cộng đồng người trên thế giới tuy có thể nói đã cao hơn ở đa số lĩnh vực nhưng nó vẫn BỊ GIỮ cho thấp ở RIÊNG phạm trù đạo đức khi bàn về tôn giáo. Nếu một cộng đồng thế tục đạt được mức nhận thức đạo đức cao hơn, việc điều tiết hành vi của các cá thể trong cộng đồng đó không cần viện đến một loại giáo luật nào có tính thiêng liêng (thường là thưởng - phạt) mà dựa vào nhận thức đã được nâng cao của toàn bộ thành viên. Tôi nhấn mạnh, điều này chỉ xảy ra khi đại đa số thành viên của cộng đồng đó đã đạt được mức nhận thức đạo đức cao hơn, không phải chỉ có số ít đạt được. Trong trích dẫn của Sosis “… communes that were formed out of religious conviction should have greater longevity than communes that were motivated by secular ideologies such as socialism.” Cái ví dụ mà ông ấy cho là đại diện cho secular ideologies là socialism, thật trớ trêu thay, có bản chất tận cốt tủy của nó vận hành không khác gì các tôn giáo độc thần. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi đến phút 10:50 bạn đã nói ra được điểm này. Tôi thực sự không ngờ chúng ta đã có thể cùng đồng ý với nhau ở điểm này. Đến phút 11:22 khi bạn trích dẫn Rappaport, một lần nữa chúng ta lại có thể đồng ý thêm một điểm rằng sức sống “ổn định” của các cộng đồng có tính tôn giáo thực chất không ổn định lắm đâu. Khi các cá thể của cộng đồng có tính tôn giáo đó được nâng cao nhận thức nói chung và nhận thức đạo đức nói riêng thì họ sẽ dần phản tư về “tính tùy tiện” (bạn đã ví dụ như được ăn gì, ăn lúc nào…). Lúc đó, có thể cái tính ổn định đó sẽ bị đe dọa. Ngay sau đó, chính Trung cũng đã lặp lại việc đặt nền tảng lên Khổ hạnh để làm cho các quy định hơi tùy tiện đó có tính tuyên thánh, một lần nữa chứng minh việc CỐ TÌNH đè nén, kiềm chế nhận thức đạo đức của các cá thể trong cộng đồng có tính tôn giáo. Các nghi lễ như ra quân, biểu dương, khen thưởng, … không có sức nặng như các nghi lễ tôn giáo là vì tất cả chúng thuần túy dựa trên nguyên lý THƯỞNG - một cấp độ rất thấp của nhận thức đạo đức đã nói ở trên. Khi các nghi lễ thế tục vừa thất thường vừa đặt trên giá trị vật chất cụ thể thì sao có thể hấp dẫn bằng tính chất vừa ổn định, thường xuyên vừa siêu hình, phi định lượng (thường được đi liền với thuộc tính thanh cao) trong tôn giáo. Các giải thích của bạn về hiện tượng Minh Tuệ rất thú vị. Tóm lại, chúng ta có những bất đồng và cũng thú vị thay, ngay chính trong những bất đồng đó lại tìm ra những chỗ đồng ý.
Cảm ơn chia sẻ của HĐC. Tuy nhiên, tâm lý học tôn giáo và khổ hạnh như (tạm gọi là) bạn đề cập là một sự hạn chế vì hạn định tôn giáo vào lý thuyết vật chất. Tôn giáo, đúng hơn, cần phải hiểu từ góc độ thần học. Nếu được, bạn hãy đọc bộ Minh Triết Thiêng Liêng của Hamvas Béla (có bản pdf). Tin rằng bạn sẽ có góc nhìn đúng và sâu sắc hơn
chân tu như ông Tuệ rất là bình thường đối với Phật Giáo, vì đây cũng là một trong những phương pháp Tu có bao đời nay. nhưng vì một xã hội mà cái ác lên ngôi, cái ác giả danh cái đúng, ác ma giả sư, nơi mà quá nhiều người mất sự tin tưởng quá nhiều, mất vào phật pháp, chính quyền, cái ác thế nên khi biết đc có một người tu thật sự như ông Tuệ nên gây ra sự xúc động mạnh trong quần chúng, hay những việc cứu người thân cô thế cô là việc hết sức bình thường mà một người có lương tâm, lòng trắc ẩn có thể làm cũng kéo theo muôn ngàn bàn tán. và Công An bắt cướp, trả tiền người bị hại cũng được tuyên dương. ý tôi là nó đáng khen nhưng chẳng phải đó là Công Việc của họ hay sao? chỉ là nơi quỷ ma tồn tại quá nhiều, quá tối tăm thì chỉ cần một ánh sáng nhỏ le lói cũng đã là quá nỗi bật...
nếu bạn nói chân tu như Thầy Minh Tuệ là bình thường thì bạn cho mình biết có ai tu được như vậy vì sau hơn 2500 sau ngài Ca Diếc thì mới có Ngài Minh Tuệ tu 13 hạnh đầu đà , cảm ơn bạn .
@@nguyenthithuynga-wv3de chân tu như TMT đó là Phật pháp đáng lẽ người tu hành phải tu, và nên tu. đó là lẽ đương nhiên tới mức rất bình thường đối vs ng tu hành. mình ko có ý hạ thấp con đường của thầy. thân!
Dù nước ghpg Việt Nam có như sư Minh Niệm, Thích Pháp Hòa thì Sư vẫn nổi bật . Vì ông Minh Tuệ là người hành pháp và ông thực hành trọn vẹn Hạnh Đầu Đà. Cả Thế Giới đều mến mộ chứ không chỉ ở Việt Nam.
Lướt qua các bình luận thấy nhiều quan điểm đồng tình vụ thầy Minh Tuệ trở thành chỗ dựa tinh thần, do bối cảnh hiện tại người dân quá mất niềm tin vào các cơ sở chùa chiềng hay các sư thầy thuộc giáo hội PGVN. Nhưng mình nghĩ nguyên nhân còn vì phần lớn người dân còn thiếu niềm tin vào tổ chức nhà nước nữa, cụ thể là về các vấn nạn tham nhũng và phạm tội có hệ thống. Chắc nhiều người cũng nghĩ vậy nhưng... ngại nói :D
Chuyện tâm linh, niềm tin, tín ngưỡng không đúng không sai. Chỉ có tâm cơ tốt hay động cơ xấu, nhiều lúc với tầm hiểu biết của đại đa số chúng ta không thể đánh giá được chỉ qua mạng xã hội đang thổi bùng lên mà không dành thời gian tìm hiểu. Chuyện tự đến rồi sẽ tự qua, những gì thực sự tốt đẹp sẽ ở lại, cách nhất nhất để nhận thấy sự tốt đẹp là hãy để yên cho nó tự qua, đừng thêm cũng đừng bớt.
Theo cái hiểu thiển cận của tôi, khổ hạnh là để tối thiểu hóa các nhu cầu sinh lý của cơ thể, ăn, ngủ , mặc, và thậm chí là tối thiểu hóa các mối quan hệ xã hội, nhờ đó người thực hành khổ hạnh có thể tối đa hóa thời gian thiền định, quán sát thân tâm, mau đạt giác ngộ ! Theo tôi đó là mục đích chính của khổ hạnh
Bằng 1 thế lực nào đó mà tin tức tôn giáo đã che lấp những vấn đề chính trị nghiêm trọng đang diễn ra. Tôi còn nhìn thấy những video về ngày kỷ niệm chiến thắng điện biên, hay những gì liên quan đến ngày lễ 30/4. Và ng ta tung hô lịch sử, bàn luận tôn giáo để che đậy sự thối nát trong bộ máy chính trị ( những người đứng đầu đất nước, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, chính sách , túi tiền của dân). Thứ nhà nước vn giỏi nhất từ trước giờ vẫn là làm truyền thông. 👍🏻
Có một bộ phim kinh điển tên Malèna kể về một cô gái đẹp tuyệt trần. Nhan sắc của cô khiến mọi đàn ông điên đảo dù cô không chủ động phô bày. Nghịch lý là xã hội không (dám) chỉ trích đám đàn ông mê muội nhưng lại chỉ trích cô, để cuộc đời cô rơi vào luân lạc.
Sự việc ông Tuệ cũng như vậy. Ông ấy tu một mình, không muốn ảnh hưởng ai, nhưng lại vô tình gây ảnh hưởng lên một nhóm người. Nhóm người ấy gây ảnh hưởng xấu lên xã hội: lừa đảo, trục lợi, cuồng tín, gây rối trật tự, ùn tắc giao thông... Và vẫn nghịch lý là, thay vì lên án nhóm người ấy thì người ta cứ chĩa mũi dùi vào ông, dù ông không có nhu cầu tranh luận.
Bạn nói đúng, ví như khi đội tuyển Việt Nam thắng trận dân ồ ra đường thì nên phê phán đội tuyển vậy, thật vô lý. Nhưng thôi, có lẽ chúng ta quá lo lắng và nói nhiều. Thầy Minh Tuệ tôi nghĩ ông ấy không quan tâm. Bởi lẽ cái ch.ế.t ông còn không màng thì tôi nghĩ ông ấy đắc đạo và sự ồn ào của MXH cũng như những kẻ sân si, đố kị ông ấy chẳng bận tâm.
Top
⬆️ 🆙 🎉
😊
Tu thật, từ cổ dến kim, chẳng có một ai phô diễn, làm xúc não chúng sanh, mất trật tự XH như vậy
mình từng làm trong ngành sản xuất, hàng hoá sản xuất ra rất nhiều mỗi ngày có lúc mình thắc mắc là con người cần nhiều quần áo như vậy sao, nhưng thật ra chúng ta không cần nhiều quần áo mà nhu cầu thay đổi quần áo mới của con người hiện giờ rất lớn. Hàng hoá thừa mứa nên giờ kinh tế bắt đầu suy thoái. Chúng ta làm việc quá nhiều tạo ra nhiều sản phẩm và "quên sống"
Chuẩn bạn.
“Một ngày một nhân viên nhà máy may được tối 33 chiếc áo sơ mi”. Mình nghe thấy điều này trong phóng sự về “Năng suất lao động VN rất thấp của VTV và tự hỏi: “Làm nhiều thế để ai mặc nhỉ?” Nên mình cũng đồng tình với bạn, nhu cầu thay đổi của con người rất cao nên ta làm rất nhiều sp đến mức thừa. Trong khi mình chỉ cần đủ dùng thôi.
Tu theo Phật mà không xuất gia, ĐỨC PHẬT đã chế định 250 giới luật cho Tăng, sống trong Tăng đoàn, có giới luật nghiêm minh, nếu tu khấc thực cũng chỉ đi buổi sáng, thời gian còn lại, làm vô số những việc Phật sự, mang lại lợi lạc cho chúng sanh, cho sự phát triển Phật Pháp, đâu có ai tu mà đi tủ sáng đến chiều như vậy..?
@@HaoHao-zk1zw mình chỉ nói tới việc sản xuất quá nhiều, mình không có nói gì đến tu hành nha bạn. Còn bạn muốn bày tỏ quan điểm thì lên clip như hội đông cừu nha
@@HaoHao-zk1zw Phật là phật nào? Phật Vua chúa ,cung đình TQ à hay phật đảng c ộng sản? Tu là tự giải thoát bản thân chứ không phải đi gia nhập trại sọ nhồi hay trại lính của bọn phong kiến,Phật hay Chúa thì cũng là đấng cứu thế chứ không phải lũ vua chúa,quan lại phong kiến và áp đặt ,quản lý con người theo kiểu trại gia súc như vậy nhé ! Phật không bắt con người phải xuất gia để theo phật mà là tự con người chọn xuất gia như một cách rũ bỏ bụi trần để gần với phật nhé ! Và Xuất gia không có nghĩa là phải Xây chùa to để lôi kéo ,quản lý,đôn đốc ,dụ dỗ kẻ khác cúng vái,quì lạy,cúng dường như kiểu của lũ Vua chúa ,quan tham phong kiến nhé ! Và dựa vào đâu nói rằng không có ai di tu từ sáng tới tối? Thế tu là vào ngồi trong chùa ăn chay giờ hành chính xong hết giờ hành chính lại đem tiền cúng dường ra ngoài bia ôm với mua nhà mua xe,ăn thịt chó thì mới gọi là tu à ?
@@HaoHao-zk1zw Nghe đến độc giác Phật bao giờ chưa bạn? Ví dụ cùng 1 ngành nghề giả sử như đầu bếp, có nhiều đầu bếp họ ko qua trường lớp mà tự học nấu ăn, họ nấu ăn rất giỏi, chả lẽ cứ phải đầu bếp qua trường lớp về nấu nướng ẩm thực mới được công nhận là đầu bếp à? Vậy là tự cho mình cái quyền ngồi lên đầu người khác mà đánh giá họ đấy. Vậy bạn tu ở đâu mà dám đi đánh giá người ta?
Cảm ơn HDC cho mình một lời giải thích khả dĩ cho tôn giáo ở VN.
Tuy mình tự nhận là atheist (không thờ phụng hoặc tôn kính vị thần nào), nhưng mình vẫn nhớ cảm giác khi nhỏ đc gặp những vị sư, và ni thực hành khổ hạnh ở một ngôi miếu nhỏ gần nhà. Họ mang lại cảm giác an yên, gần gũi, và thuần cho một đứa trẻ. Người dân trong vùng đến miếu để đọc kinh và sinh hoạt cộng đồng thoải mái và đầy tôn trọng dù có là phật tử hay không.
Cuối cùng thì ngôi miếu cũng thàh chùa và (bị) gia nhập giáo hội PGVN. Mình nhớ cảm giác bị sốc khi mà nghe các "thầy" mới về công khai mời mọc phật tử đóng tiền để cầu an cho gia đình. Và nhiều chuyện tương tự làm mình ko bao giờ muốn bước chân cho chùa nữa. "Chùa" ở VN hiện giờ đầy giáo điều và chỉ là hình thức kinh doanh tâm linh kệch cỡm.
Chia buồn với hoàn cảnh của bạn
QUỐC DOANH?
trải nghiệm của bạn giống tôi, sự an yên khi tới chùa hay đình khi còn nhỏ thật đáng nhớ
Cho mình hỏi, khi gặp trạng thái bất lực cùng cực, không biết phải làm sao. Bạn có bao giờ cầu trời hoặc cầu 1 đấng siêu nhiên nào đó giúp mình qua cơn hoạn nạn không ? Hay là bạn cầu văn minh, khoa học, tiên tiến giúp bạn thoát khỏi tình cảnh ngặt nghèo ?
Nếu bạn đã từng có suy nghĩ cầu khấn, thì không phải là atheist đâu.
@@CuongNguyen-nc6sl Trước tiên thì mình trả lời cho câu hỏi của bạn.
Nhà mình có thờ phụng ông bà và đi chùa như phần lớn các gia đình VN khác. Tuy nhiên, từ nhỏ mình được tiếp xúc thụ động với đạo khá nhiều qua sách (kiểu sách kiến thức và cung cấp thông tin như cách kênh HDC, về đạo Phật, đạo Công giáo, và đạo Hồi). Bên cạnh đó, ba mẹ mình dạy thờ phụng ông bà là để cảm ơn và tưởng nhớ công sức của họ, chứ ko phải để cầu khẩn hay được phù hộ. Tương tự thì việc đi chùa là để duy trì một nếp văn hóa của dân tộc (nói đơn giản là mặc đồ đẹp, đi hái lộc, và chụp hình để có kỉ niệm với nhau mỗi năm). Ba mẹ mình nói sống trên đời trăm sự tại nhân và đến giờ mình vẫn tin vào điều đó. Nếu một việc xảy ra (dù có thể lý giải hay không), mình nghĩ nguyên nhân của nó chỉ là do coincidence (sự tình cờ, "may mắn", "xui xẻo") hoặc là một chuyện gì đó đã xảy ra trước đó.
Hiện tại, cuộc đời mình chưa từng trải qua sự "cùng cực" theo định nghĩa của bản thân mình. Nghĩa là một điều gì đó xảy ra mà bản thân mình cảm giác mình ko thể chấp nhận nó và cũng ko có khả năng để giải quyết nó. Vì thế, khá khó để trả lời chính xác cho ngữ cảnh bạn đưa ra. Tuy nhiên, khi gặp khó khăn thì mình đã và đang tin rằng bản thân (hoặc các yếu tố con người khác, bao gồm nhân lực, khoa học kĩ thuật, etc..) là điều giải quyết các khó khăn đó. Nếu can thiệp không thành công, thì phải thử cách khác hoặc học cách chấp nhận. Đây là trả lời cho ý lớn của bạn vì sao mình tự nhận mình là atheist.
Thật ra cũng khá dễ hiểu về nhà sư Minh Tuệ, người dân đang mất niềm tin vào các sư tại chùa, ví dụ như chùa ba vàng, sư cúng 10 tỉ xỉu liền, sư thích xoa bóp, sư hiến kế kiếm tiền, thì sư Minh Tuệ như ngọn đuốc, thắp sáng lại niềm tin phật pháp, và vụ việc thượng tọa thích Minh Đạo tán thán sư Minh Tuệ xong thì bị phạt quỳ xám hối, rút khỏi giáo hội, không có lửa sao có khói, cây đuốc đã cháy, nếu nó không bị giáo hội dập từ lúc đầu, thì nó sẽ cháy liên tục, liên tục, soi ra những ma vương núp bóng. Sẽ như vậy
@ngoccao có thể nghĩ con người mất niềm tin vào" chân thiện mỹ " chớ không hẳn vào Phật giáo.
Sư chọn đường tu khác hẳn những giá trị xã hội hiện nay quá thiên vật chất chưa kể những sa đọa tầm thường.
Hiện tượng các Sư nói bậy bạ chỉ là một tình cờ khách quan giúp bức tranh có một tương phản dễ nhận ra cho mmọi người.
tại ngu dân :))
@@uida31 Mất niềm tin vào "chân thiện mỹ" là mất niềm tin vào cái gi????
Tình cờ khách quan gì nữa hả bạn? Chúng là đường lối và chủ trương,âm mưu chính trị ,một trong các chính sách ngu dân để trị đó bạn ! Đám sư dởm,chùa dởm này truyền bá nhận thức sai lệch hủy hoại phật giáo cũng như lợi dụng vỏ bọc phật giáo để làm băng hoại nhận thức của dân Việt ,kể cả lũ Vingroup cũng vậy nhưng lũ Vin chuyên nhắm đến các đối tượng trẻ và đam mê tiền,quyền lực hơn ! Hai bon chúng đều là cùng một băng đảng,một đường lối chứ chẳng có tình cờ gì hết !
Không ai bắt sư Minh Đạo quỳ cả. Quỳ sám hối là cái pháp nhà Phật bất cứ ai trong tăng đoàn mà sai đều phải quỳ trước đại chúng để sám hối. Còn Việc rút ra khỏi giáo hội thì không phải. Sư Minh Đạo chỉ từ chứ vụ Sư đang đảm nhiệm thôi.
@@Chiên-h8r sư minh đạo phải quỳ trước ban trị sự giáo hội thật giáo vũng tàu đấy, k xem tin tức à, có đọc bản xám hối của sư minh đạo chưa, thấy sư viết gì trong đó không?, thấy đoạn ghi âm buổi xám hối của sư minh đạo bị lộ ra chưa, trước khi phát biểu phải tìm hiểu thông tin cho rõ nha
Tu theo Phật là tu giới-định-tuệ. Những người đạt được cái tuệ lớn lao nhất là những người biết buông xả tất cả. Thầy Thích Minh Tuệ đã chứng minh điều đức Phật nói là đúng, vì vậy thầy được nhiều người ngưỡng mộ và kính trọng.
Ông ấy mới có giới thôi nhé. Định và tuệ đâu?
Giới, định và tuệ thì ông ấy chỉ mới có giới thôi, định và tuệ chưa tới đâu, đích thân ông đã nói như vậy. Ông còn nói là mình còn quá kém mà.
Có gì sai khi khiêm tốn à @@leminh1854
@@leminh1854 sư khiêm nhường nên mới nói thế . tầm chú mày chưa hiểu được những vị thánh đâu
MT cũng không có giới vì chưa được thọ giới nên vi phạm giới luật rất nhiều như đi, đứng..không đúng, , không được cười và ngoái lại khi đi khất thực..mùa An Cư Kiệt hạ không được đi khất thực....
ở xã hội ai cũng tôn thờ vật chất, nếu bạn đi ngược lại thì họ cho là bạn bất tài, kém cỏi, không có giá trị, là kẻ kéo lùi văn minh... chỉ mong Thầy chân cứng đá mềm!
nhưng họ không biết tinh thần chính là vật chất không có tinh thần họ sẽ không có vật chất mà vật chất ở đây là tinh thần giúp con người sao khi chết sẽ đến thế giới tu tiên tu đạo
được
Như trên clip có nói, cộng đồng thế tục vs cộng đồng tôn giáo khác nhau
Cuộc sống quá xa hoa và có phần ngã mạn của phần lớn giới tăng lữ đối nghịch với sự nghèo khó của phần lớn người dân chính là vấn đề cốt lõi của hiện tượng Minh Tuệ. Sự bất mãn của người dân đã có từ lâu, nó chỉ tích tụ đủ để chờ thời bùng nổ. Kinh tế suy thoái đã góp phần đẩy nhanh quá trình. Ngoài ra cần phải nói thêm là người dân qua các bài pháp thoại đã thấy rõ vỏ bọc đạo đức của một số vị tăng chỉ có nói mà không có hành. Nay xuất hiện một người hành mà lại còn quá gần gũi quá khổ thì họ quên đi cái khổ của mình mà thấy đồng cảm.
Nam Mô A Di Đà Phật !
Thật ra đạo phật rất khoa học và rất dễ hiểu . Câu" phật tại trong tâm" đã là câu trả lời cho bất cứ ai muốn đi tu . Chiếc áo không làm nên thầy tu và phật không phải thần thánh mà bạn chính là đức phật của bản thân mình . Niết bàn hiện ra từ tâm ta đừng tìm đâu xa.
Giọng tiếng Việt của Trung rất ấn tượng. Phát âm chuẩn hầu hết các phụ âm x, s - r d gi - ch tr. Cái mà hiếm người Việt nào trong nước có thể nói chuẩn như vậy. Respect !
Mình công nhận, người Bắc thì N-L D-R , người Nam thì V-Z R-G ,Miền Trung thì từ ngữ địa phương nhiều kèm theo giọng nặng nên rất khó nghe.
- Hiếm người nhấn mạnh những chữ như S , Tr , Gi , R trong đoạn hội thoại vì cảm thấy nặng nề. Nhưng cá nhân mình lại thích phát âm rõ ràng như thế này.
Chỉ người m Nam mới phát âm gần chuẩn hầu hết các phụ âm như bạn nói.
@@phuocle-cq7tx
- Người Nam cũng có Nam this Nam that, Nam nào chứ Nam xung quanh tôi ngọng tá lả bùng binh , xuống dưới miền Tây thì trùm sai chính tả. Nói thật chứ nếu xét về lỗi sai chính tả người miền Nam nói chung còn đọc sai nhiều không thua gì miền Bắc, đọc sai nên viết cũng sai nhiều.
- Đọc chuẩn ngữ pháp phải là người Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị , khi họ nói theo tiếng Bắc hoặc tiếng Nam chứ không nói theo tiếng địa phương, họ không mắc các lỗi sai ở hai miền Nam và Bắc nên nghe rất chuẩn.
@@phuocle-cq7tx mình thấy người miền Nam "d - gi" đọc thành "d". Chưa kể miền Tây "r" đọc thành "g".
túm lợi mềnh thấy đọc đủ các giọng sai trật vùng miền nó hay dzui sặc sỡ 'qua' lá cành , con em tui cha má bắc đặc đẻ nó trong nam nó nói chuẩn giọng xướng ngôn viên miền nam. tới khi nó chọc ghẹo nhái giọng quảng, thế là bị trời phạt lấy lun anh chồng quảng ngọng 'níu no' hahahuhu
Lối sống xa hoa của nhiều tu sĩ Phật giáo VN là 1 trong những nguyên nhân làm Sư Minh Tuệ nổi tiếng.
Không thể phủ nhận trong Phật giáo VN còn rất nhiều bậc đáng kính như Thích Thanh Từ, Thầy Viên Minh chùa Bửu Long, Thích Pháp Hoà, Thích Minh Đạo... và còn rất nhiều vị khác. Rất tuyệt vời, rất đệ tử Đức Phật Thích Ca.
Các vị sư đáng kính là số ít !!!
Ghpg giờ như mô hình kinh doanh
Pháp Hoà ko thuộc GHPGVn
Thích Pháp Hoà ở hải ngoại không phải thuộc GHPGVN
Không thuộc ghpgvn thì sao? Chẳng phải tốt hơn sao!
Khái niệm Inclusive fitness nghe hay quá. Cám ơn HĐC.
Đúng là cũng phân nửa là do đúng thời điểm kinh tế đang suy thoái nên sự kiện của thầy Thích Minh Tuệ mới mạnh mẽ vậy. Vì trước đó thầy cũng đã đi nhiều năm, người dân cũng chào đón thầy một cách bình thường.
Nếu vậy càng uy tín hơn . Đây cũng 1 thử thách đối với thầy luôn .
Cái này là do tình trạng GHPGVN và đạo đức của các thầy tu đi xuống quá trầm trọng nên tất yếu sẽ xảy ra. Nếu không lòi ra chuyện đa số thầy chùa hiện tại chỉ lên giảng tào lao, hù dọa để nhầm kêu gọi cúng dường thì thầy Thích Minh Tuệ có đi bao lâu cũng vậy. Giống như chính trị vậy thôi, có nhiều đất nước chính phủ bị sụp đổ vì lạm phát và tham nhũng quá nhiều. Hãy nhớ lại tình trạng lòng tin của dân nhân vào các quan chức trước khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đốt lò. Tham nhũng khắp nơi nhưng khi TBT Nguyễn Phú Trọng nắm lại quyền lực đúng lúc, tổ chức đốt lò thì đã lấy lại lòng tin của nhân dân rất nhiều.
nhờ sức mạnh của tóp tóp ấy chứ
kinh tế suy thoái nào :)) chả qua chính trường đang nhiễu quá nên đẩy cái này lên để đánh lạc hướng dư luận thôi :))
@@Goku-db2gt Các chuyên gia hiện nay vẫn chưa lý giải đc hiện tượng thầy Thích Minh Tuệ tại sao lại bùng nổ một cách khủng khiếp như thế .Nếu vì toptop thì đâu dễ người dân xuống đường như thế
Cám ơn HĐC đã giới thiệu các lý thuyết tâm lý học tôn giáo
Cảm ơn Trung!
HDC chân thành cảm ơn đóng góp rất lớn của bạn. Hy vọng bạn tiếp tục theo dõi các video tiếp theo của HDC.
❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤@@HoiDongCuu
Cảm ơn bạn!
đúng là dưới góc nhìn của chuyên gia thì bất cứ lĩnh vực nào cũng sâu sắc đến tận cùng của sự việc từ hiện tượng đến bản chất ..phân tích rất hay
❤❤❤❤ tôi không diễn đạt được đúng như bạn về cái hay sâu sắc của HĐC
@@fvgfFd thanks bạn
Hay quá ạ. Chúc HĐC ngày càng thành công và ra nhiều video chất lượng hơn mữa ❤❤❤❤
Thanks!
nghe Trung và HĐC phân tích lúc nào cũng thấy thú vị ghê, tuy là những kiến thức khoa học khô khan nhưng không hề thấy ngán!
cám ơn, DHC mình tìm hiểu nhiều về phật đạo, mình cũng hay tự hỏi về việc khổ hạnh, bản chất thật sự nên nhìn nó như thế nào, tại sao khổ hạnh đó lại mang đến giải thoát, cho đến khi HDC nhắc đến khổ hạnh để làm gì, và câu trả lời đó, vậy mình đã có thể nhìn thầy Minh Tuệ :
Đấy ổng khổ hạnh như vậy, vẫn sống thanh thản và vui vẻ, vậy thì tại sao mình lại còn Khổ khi vẫn đầy đủ,
nó như một lời nhắc cho mọi người về việc đó :D
Tại sao trên các mạng Việt Nam lại tồn tại một kênh giải thích và trình bày các sự kiện một cách thông minh, logic, thuyết phục và không thiên vị như kênh này? Nếu có thêm nhiều kênh như vậy, thì thật là một điều may mắn cho chúng ta.
Clip quá hay cảm ơn HĐC rất nhiềuu
Ngay khi thấy mọi người phong sát các chùa khác đồng thời ủng hộ sư Minh Tuệ mình đã nghĩ ngay tới Dune nếu xui xẻo người được tung hô ở đây không phải thầy Minh Tuệ mà là 1 người khác giống với Paul thì có lẽ sẽ cực kỳ nguy hiểm, cơ bản vì niềm tin tôn giáo của người dân ở đất nước đặc biệt là phật giáo lại đóng góp 1 phần khá quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử cơ mà 😂
❤ bạn nhận định,phân tích,thật khoáng đạt và thấu suốt, chúc bạn thành công trong nghiên cứu,
Thanks! Good points. Thank HĐC
rất thích việc kênh chọn các chủ đề hết sức nhạy cảm và khó xơi nhưng vẫn đưa ra được các lập luận tương đối hợp lý và thuyết phục
Mình cảm thấy phục bạn này (chủ kênh) lắm lắm !!!! Trời ơi, mới chừng ấy tuổi, thời gian cũng như mọi người, vậy mà đọc, hiểu và nhớ...hay thật đó ! Diễn thuyết rất thuyết phục.
Một trong những video hay nhất của Hội Đồng Cừu. Mình đã học được rất nhiều. Xin cám ơn
Hội đồng cừu luôn có các nhìn vấn đề hiện tượng sâu sắc .Bài này phsir nghe nhiều lần mới mong hiểu hết.Trung trình bày hay và rất khéo!!
❤❤❤❤❤
Hiện tượng Thích Minh Tuệ là hệ quả của một sự thiếu niềm tin vào hệ thống Phật giáo Việt Nam bây giờ.
Không phải thiếu, mà bởi vì con dân đã từng đặt trọn niềm tin vào, rồi bây giờ sụp đổ.
thiếu kiến thức, không có chánh kiến, chánh tư duy, không phản biện mới bị dẫn dắt mới đặt niềm tin vào sai chỗ
Cái đó cơ bản quá, page này sẽ không làm khai thác những nội dung thông dụng như vẫy
😂😂😂
GhPGVN thôi
Hay do đời sống dân khổ. Lại sư quốc doanh doanh thì vô đạo nên người ta mới tìm đến sư Minh Tuệ
_góc nhìn hôm nay từ HĐC khá hay. Bản thân mình đã từ đọc xong tiểu thuyết Dune nhưng vẫn chưa hiểu được sức mạnh tôn giáo của câu chuyện, nhưng nhờ góc nhìn trong clip mà thấy được tôn giáo có sức mạnh lớn thế nào_
Mình đã xem Dune 2 và Xem lại video này của Hội đồng cầu hai lần. Cảm ơn hội đồng cầu video này chất lượng
👍
Bài nói quá hay và tính logic rất cao. Cám ơn HĐC. Mong sẽ có nhiều bài xuất sắc nữa.
1:52 mình thấy trọng điểm đằng sau câu hỏi của người hỏi ở đây là: "Nếu ai cũng bỏ nhà đi khất hành như Thầy thì ai sẽ tạo ra của cải vật chất nuôi Thầy sống đây?"
Đây là lỗi tư duy over-generalization (tổng quát hoá quá mức), nó cũng giống như câu hỏi: "Nếu cả thế giới là LGBT thì ai sẽ duy trì nòi giống?", "Nếu ai cũng ăn chay thì gia cầm gia súc sẽ ra sao?"... xuất hiện nhiều lần trong các cuộc tranh luận.
Ở VN có câu tục ngữ: "Chuyện bé xé ra to" là để mô tả cách lập luận này.
Mà để phản bác lập luận này thì chỉ đơn giản là chỉ ra lỗi sai trong lập luận của họ, rằng sẽ không bao giờ có chuyện cả đất nước VN bỏ nhà đi khất hành giống như Thầy, mà những trường hợp đó sẽ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, sẽ không ảnh hưởng đến việc sản xuất của cải vật chất của đất nước.
Mô tả bằng số liệu: Từ năm 2017-2022
- dân số VN tăng 4.153.808 người
- Số Tăng, Ni được trao truyền các giới pháp: 23.524, chiếm 0,57% tăng trưởng dân số, một con số vô cùng nhỏ và không thể ảnh hưởng đến việc lao động tạo ra của cải vật chất được.
nếu mình nhớ không lầm thì bác ấy là con trai của cố tổng bí thư Lê Duẩn, nên ít nhiều sẽ thiên vị cho nhà nước hơn rồi.
cần gì phải dẫn chứng cao xa. Chuyện người nào thích khất thực đấy là chuyện họ tự quyết định, không ai bắt buộc. Không ai nuôi nữa thì sẽ có người tự khắc bỏ khất thực để sx của cải. Và vấn đề đấy là chuyện của họ, chưa mượn đến người khác hỏi. Và nên nhấn mạnh vào yếu tố TỰ QUYẾT ĐỊNH - TỰ DO LỰA CHỌN, vì nhiều người (nhất là bò đỏ) không hiểu được nghĩa của từ này. Chúng không biết được tự do lựa chọn là phải đi kèm chấp nhận hệ quả, và ai đã lựa chọn tức là đã chấp nhận kết cục rồi.
nói về chuyện giáo lý nhà phật. đương nhiên nếu số lượng nhỏ. nằm trong kiểm soát thì chả ai nói làm gì. nhưng nếu thả lỏng rồi họ xâm lấn xã hội thì sao. việc thần quyền vượt qua hoàng quyền không phải chưa xảy ra. quay sang nhìn catholic họ đã làm đến mức nào kìa. nhìn hồi giáo đã trở thành cái gì kìa. đấy là tôn giáo của họ còn không khuyên từ bỏ ham muốn ấy.
nói chung người ta mang chuyện đó ra chì chiết phật giáo không sai đâu. thế giới tự do bạn có quyền tu, người khác có quyền ghét. rất công bằng. không nên bởi vì bạn là 1 cộng đồng đặc biệt nên bạn đòi hỏi 1 sự đối xử đặc biệt. như thế là không đúng.
@@battleriteroyalevietnam8447 phản hồi của bạn nó đã tự giải đáp cho chính nó: “thần quyền” -> Phật giáo là tôn giáo vô thần, “hoàng quyền” -> VN là đất nước theo chế độ cộng hòa xã hội chủ nghĩa không phải quân chủ chuyên chế. Nên việc bạn lo lắng sẽ không xảy ra được vì cả hai đối tượng gây tác động và chịu tác động đều không đúng với VN hiện tại.
Còn đoạn sau của bạn thì là văn nhét chữ bỏ miệng người rồi, mình không cần phải phản biện lại.
@@HoangAnhNguyen-sg9iv phật giáo nào vô thần hả bạn. phật giáo đại thừa là hữu thần nhé. còn hoàng quyền là dùng để nói chuyện từ cả thời cổ. bây giờ là quyền lực chính trị. nhắc đến hoàng quyền vì sao. vì á đông mấy nghìn năm lãnh đạo chưa bao giờ ngừng đả kích tôn giáo. luôn uốn nắn nó trong khuôn khổ.
tôn giáo nên mãi mãi là hoa trong gương. tranh trong nước. vô tranh vô cầu. chứ để đến mức giống vnch tướng tá tổng thống phải nhìn sắc mặt đại lão công giáo là không chấp nhận đc.
sau khi nghe video phân tích của nhóm. Thực sự thì, khi mà tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tôn giáo, đây luôn là chủ đề rắc rối, khó khăn và gây ra rất nhiều tranh cãi. Bản thân mình cũng đã từng rất đau đầu khi mà không thể phân biệt những khái niệm như "khổ hạnh", "thiền định" hay là " thần, thánh," .... Từ những phân tích của bạn, mình cũng đã phần nào biết đến những cách thức, giải thích về vấn đề hay các hiện tượng tâm lý học tôn giáo. Cảm ơn Hội Đồng Cừu rất nhiều và mong các bạn có thể ra những video về văn hóa các tôn giáo khác. Chúc kênh ngày càng phát triển nhé.
Những video của bạn vẫn luôn luôn sắc sảo, súc tích và đầy ắp kiến thức. Tuy nhiên, tôi ước ao những nội dung bạn truyền tải được điều chỉnh lại sao cho nó bớt cao cấp lại (less academic than the level and tone customarily found in PhD papers) đơn giản, dễ hiểu hơn cho mọi người; trừ khi đối tương người xem bạn nhắm đến chỉ là một thiểu số trí thức. Những vĩ nhân thường có cách nói rất đơn giản, mà thầy Minh Tuệ chính là một minh chứng rõ nét.
Hy vọng đón xem những video khác của bạn.
Nam mô Pháp giới Tạng thân A Di Đà Phật
mềnh thấy họ diễn giải bình thùng mờ, có cao vời khôn ví tý nào đâu hahahuhu
dạ, mình cũng đồng tình ạ. đôi lúc lại tự thắc mắc có phải do năng lực của mình còn kém nên chưa tiếp thu nổi hay không, nhưng thật sự có những bài phân tích vượt ra giới hạn của mình, cũng có bài phân tích như bài này lại khiến mình cảm thấy cách nói của admin bớt hàn lâm hơn thì hay biết mấy, vì mình xem vài đoạn lại dừng để phiên dịch sang cách hiểu của bản thân một cách đơn giản hơn. dù sao thì những nội dung của kênh rất hay, mình tin chắc sẽ gắn bó với mình không chỉ vài năm mà theo dấu trưởng thành của bản thân trong nhận thức
@@HaNa-mn1krdù lúc trước mình tự tin về kiến thức xh rất nhiều. Nhưng khi xem tới HDC thì chỉ còn 50% đọc hiểu, đôi lúc mình phải tua lại vài lần để hiểu. Video chưa dành cho số đông nhưng mình tin chắc nếu k đi sâu vào thì lại k hiểu được bản chất của vấn đề.
Dân cảm phục thầy và tự học ở thầy để bớt tham sân si . Ức cảm hoá mạnh mẽ vào lòng dân .
Mong rằng bạn tiếp tục theo dõi và có thêm clip về sự kiện này để chúng tôi đã thông tư tưởng. Cảm ơn bạn nhiều. Chúc bạn hạnh phúc.
Trung rất giỏi, nói về tôn giáo lúc nào cũng kính cẩn, là điều người trẻ nên học
Rât khoa học dưới góc nhìn khoa học tâm lý , cám ơn bạn rất nhiều! Giúp hiểu đuoc cái cần tại sao hiểu !
Nghe hết clip này cảm giác sáng tỏ, mặc dù rất nhiều điều bỏ ngỏ để người nghe tìm hiểu thêm, vì đây là sự việc đang diễn ra và sắp diễn ra, nhưng hội đồng cừu trình bày rất hay nha! Thân.
ơn đảng 🙂 chủ tịch Thích chân quang kính yêu muôn năm
Hôm nay mới biết đến kênh của Bạn trẻ này, rất tuyệt vời
cô rấtmng chờ clip này từ cháu Trung, người ta nói rất nhiều mà thông tin loạn lên hết cả. chỉ hy vọng vào hdc
góc nhìn mới mẻ, cô không thất vọng, đúng là hình ảnh thầy Tuệ khiến chúng ta biết cách chấp nhận khổ hơn, thay vì như cách nói của ông quang.
Hdc cũng chỉ là một kênh tham khảo, các thông tin rất hửu ích nhưng có hạn chế về mặt thời lượng nên không thể đi sâu hết được. Cô có thể tìm hiểu thêm về lịch sử và triết học để có thể có cái nhìn toàn cảnh hơn. Chào cô ạ.
Con người khao khát tôn giáo, khao khát niềm tin đã có từ thời xa xưa mông muội. Các di chỉ khảo cổ trong các hang động đào lên cho thấy những bàn đá và đầu những con thú vật trên đó. Hoặc trong các huyệt mộ táng xác người có thêm cái rìu, các dụng cụ lao động... Từ đó cho thấy tính tôn giáo ở con người đã có từ xa lắm rồi. Con người luôn mơ ước tìm kiếm một thế giới người ta được an bình, hạnh phúc, trường sinh,....
Từ hiện tượng Minh Tuệ ta cũng thấy rằng, trong một xã hội đang băng hoại về đạo đức lối sống, các bậc tu hành lại nổi cộm lên những vấn đề tham tài, háo danh, tranh đấu nhau, tố cáo nhau. Thầy Minh Tuệ xuất hiện làm cho ta thấy nhưng một cứu cánh, như một liều thuốc làm xoa dịu những niềm tin đã bị mục vỡ...
Thầy Minh Tuệ là một đấng cứu thế dạng "mini". Không khó để ta thấy được những bình luận kiểu "từ khi biết thầy, xem thầy, tôi đã bớt nóng giận, cáu gắt, không còn cãi lộn xúc phạm người khác,bỏ rượu bia, tập ăn chay,..."
các bạn của kênh này vừa trẻ mà lại có kiến thức khá sâu rộng, rất ngưỡng mộ các bạn.
Bài giảng quá hay .sâu sắc .lô gích. Xúc tích.trìu tượng .khoa học .mong ban có nhiêu video .
Thank you, HĐC ! Một tác phẩm từ góc nhìn khoa học với chất liệu khoa học và được thể hiện bởi thành viên có IQ cao !
Cảm ơn HĐC 🎉
1/3 cuối rất hay
Theo quan điểm của mình: Tôn giáo được xây dựng trên sự hoàn hảo, Tin vào đấng "hoàn hảo", một nơi hoàn hảo. Sự hoàn hảo mang lại sự khác biệt to lớn so với các niềm tin thế tục ví dụ như cn tư bản, cn đế quốc, cn quân chủ, cnxh,...mặc dù các cộng đồng có tín ngưỡng đc ghi nhận có sức sống mãnh liệt hơn nhưng các niềm tin thế tục dần cho thấy sự hoàn hảo hơn của bản thân để sản sinh ra cn dân tộc cực đoan, các tôn giáo từng tồn tại thông qua các câu truyện của người Bắc Âu, thần thoại Hy lạp ,thần toại ai cập,.... Cũng từng đc sử dụng để đại đa số loài người cùng nhau tạo ra kiến trúc, thành trì, trận đánh, nhưng vì những tôn giáo đó ngày càng thế tục hóa nên chỉ còn tồn tại qua những câu truyện phóng tác.
Phân tích rất hay hội đồng cừu 🎉. Tất cả chỉ dẫn đến một sự thao túng nào đó giúp một tổ chức dễ quản lý, sử dụng nguồn lực triệt để hơn.
Phân tích luận bàn hay. Cám ơn HDC.
Các bạn trẻ của nhóm hội đồng cừu luôn có các video rất hàn lâm mà xuất sắc 👍👍
Sư Minh Tuệ không đơn thuần là hiện tượng tôn giáo mà là hiện tượng xã hội. Dân chúng mất niềm tin khi giới thượng tầng Chính trị gây mất niềm tin, buông thả cho giới tăng lữ mặc sức sống xa hoa, thuyết pháp tào lao. Vì thế ủng hộ sư MT như một hình thức phản kháng thôi.
Đúng là một hiện tượng xã hội được một số người ngưỡng mộ bởi khổ hạnh trái ngược với hệ thống hiện tại.
trên thế giới rất nhiều trường phái tu khác nhau, không thể lấy hành khổ trường phái này áp đặt lên các trường phái khác.
nếu nói ai tu theo trường phái này là chân tu mà trường phái khác ko phải thì khá là thiếu kiến thức
@@admingstarđàn áp chứ gì nữa mà chụp mũ
@@sapnkptu hành không nhất thiết khổ hạnh. Tuy nhiên sống xa hoa thì chắc chắn ko phải chân chính
Từ hiện tượng Thày Thích Minh Tuệ, và bài bình luận của HĐC, mình thấy nguy cơ thực sự của sự tiêu xài tài nguyên quá mức cần phải được quan tâm giải quyết để bảo vệ chính cộng đồng con người. đầu tiên là hạn chế nhu cầu về đồ gỗ tự nhiên để bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ bầu khí quyển, rồi hạn chế trồng cây công nghiệp sử dụng nhiều nước tưới làm cạn kiệt tài nguyên nước (một nguy cơ đang hiển hiện ở Tây Nguyên và nhiều tỉnh thành khác, nhìn những con sông đang bị bức tử mà thấy hoang mang) Rồi hạn chế xây mồ mả, hiện tại đất nghĩa địa đã chiếm quá nhiều diện tích, không biết rồi 5 bảy chục năm nữa nếu mỗi người vẫn cứ chiếm cứ một ngôi mộ xây kiên cố thì rồi mặt đất có biển thành một cái nghĩa địa khổng lồ không? Và rất nhiều hệ lụy từ khai thác thiên nhiên quá mức chịu đựng của trái đất rồi sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực mà chính con người phải gánh chịu.
Tôi gợi ý cuốn Sụp đổ - Jared Diamond, mua lúc sale bạn nhé.
Người Nhật không có chuyện chôn người chết, người ta đều thiêu hết.. văn hóa của người Nhật cũng giúp cả nước Nhật phát triển . Nhưng từng người Nhật ở Mỹ thì không nổi bật mấy.
Nếu bạn có đi nhiều thì sẽ thấy thật ra ở VN sử dụng đất chưa nhiều, đất hoang vu để không rất nhiều, chỉ là chưa sử dụng đúng cách. Chuyện hết đất chắc là 1 tương lai cực kỳ xa vời cả ngàn năm nữa chứ không đùa. Nhưng chuyện hết đất được quy hoạch ở các thành phố lớn thì dĩ nhiên là có. Chung quy cũng chỉ là sử dụng thiên nhiên không có kế hoạch thôi.
Nhờ sư Minh Tuệ mà mình biết đến HĐC và sau đó biết đến phả biện bằng ts của TCQ ... 😀
Rất hay, cảm ơn kênh rất nhiều.
Những nghà nghiên cứu về lĩnh vực này đúng là có tầm nhìn và bàn những vấn đề sống còn
Cảm ơn bầu trời tri thức.
Clip rất giá trị. Hàm lượng tri thức cao.
10:15 mong tương lai gần editor của HDC sẽ có những quãng nghỉ kiểu như này, bản thân mình thấy nó phù hợp cho cái những gì mình vừa nghe được, vừa giúp suy ngẫm ,vừa định hình lại được những kiến thức một cách tốt hơn.
Video của HDC luôn có trị kiến thức> CHúc kênh lu6n phát triển.
Clip Hay, Có Đầu Tư Trí Tuệ ! CSK, Hạnh Phúc HĐC
Rất thuyết phục, cám ơn em ❤
Hội Đồng Cừu nói 1 ý hay: kêu gọi sự chia sẽ hy sinh có khi lý tưởng CNXH không làm được, nhưng các đạo giáo thì làm dễ hơn.
Theo tôi vì con người có cái tham phước đức dù là vi tế và có nễ sợ cái vô hình hơn hữu hình.
Có một chút phản biện nho nhỏ là không thể xem niết bàn là mục tiêu của tín đồ theo đạo phật.
Nếu xem niết bàn là một mục tiêu,thì nó lại mang hình tướng của một nhà tù. Nếu xem nó là một cái phải đạt được thì nó được coi là “tham”
Hay như câu “một người chỉ có thể hết đau khổ khi người đó hiểu ra đời là bể khổ”, coi đó là điều hiển nhiên như chính hơi thở của chúng ta.
Phản biện sâu sắc . Các vị tiến sĩ Phật học nghĩ sao ???
@@TrangNguyen-qd2ft niết bàn chính là thứ mà tu sỹ phật giáo hướng đến
Suy nghĩ kiểu gì vẫn thấy vướng vào tham, trốn tránh thực tại. Chưa kể lời hứa sẽ được chuyển kiếp, kiếp sau ngon hơn kiếp trước, nếu trung thành sẽ được, một dạng nô lệ tâm linh, chủ nô và nô lệ cho gì, được gì.
Nói khó khăn của 1 bộ phận người dân là chuyện ko có gì lớn cả, nếu ko nói là tốt hơn khi so sánh với các thời kì trước đây của việt nam (cái này mọi ng có thể kiểm chứng qua các số liệu tăng trưởng của nền kt việt nam được các tổ chức tài chính thế giới công bố...), nhưng những hiện tượng lan tỏa mạnh mẽ giống như thầy TMT chưa từng xảy ra trc đây?
Còn trường hợp của thầy TMT được rất nhiều ng yêu mến là vì ng ta yêu quý lòng từ bi, đạo đức, phẩm hạnh của thầy vượt quá xa với xã hội ngày nay và cũng là hiện tượng hiếm hoi giữ được các giới hạnh một cách nghiêm mật nhất từ lời ăn tiếng nói tới hành động, lối sống... mà ai ai cũng có thể quan sát nhận thấy được trái nghịch rất lớn so với phần đông các nhà sư hiện tại và một xh mà đạo đức có phần đi xuống bởi những cái tham sân si quá lớn, bởi ng dân thời nay mọi người phần lớn đều có tư duy, nhận thức và trí tuệ nên ko có điều gì ng dân ko nhận biết cả, vì thế đã chạm đến trái tim của nhiều ng...nhất là trong một xã hội mà người dân ai ai cũng có cái tâm hướng về điều thiện lành, có đức tin, rất nhiều người theo đạo (đạo phật, đạo tin lành, đạo thiên chúa...) như Việt Nam ta. Nên khi thầy TMT xuất hiện đã tạo nên làn sóng ảnh hưởng mạnh mẽ là điều dễ hiểu. Còn bảo sẽ tạo nên làn sóng tôn giáo mới thì có thể cần theo dõi thêm trong thời gian tới, nhưng chắc chắn sẽ tạo nên làn sóng nhận thức mới về một người chân tu, giữ giới, tu đúng pháp là ntn!, là tấm gương soi rọi cho mỗi ng cho dù họ là người thường, hay là ng tu tập theo môn pháp nào đi nữa, lấy giới làm nền tảng, lòng từ bi, đạo đức làm lẽ sống để có cuộc đời tốt đẹp...
Mọi người hãy đăng ký kênh này. quả là thông tuệ và uyên bác. thanks ad.
Bài phân tích quá hay,quá đỉnh,một điều mà mình nhận ra sau khi học xong Triết Mác là rằng tư tưởng này quên mất 1 điều phá hủy mọi nền văn minh xã hội loài người đó chính là bản chất con người,đây chính là thứ khiến triết CNCS hoàn toàn không thể nào đạt được, nó rồi sau này cũng sẽ trở thành nên 1 nền tư tưởng lý thuyết tiến bộ của xã hội loài người chứ ko thể là một hướng đi thực tế của xã hội con người hướng tới,vì bản chất hệ tư tưởng mô hồ này đã xung đột với bản chất cố hữu của con người trong xã hội đó chính là ''sự tham lam hay là lòng tham'' .Bài phân tích hay quá 💯👍👍👍
Thầy Minh Tuệ nổi bật và được công chứng ủng hộ một phần là "nhờ" lực lượng các thầy Thích Cúng Dường, Thích Siêu Xe, Thích Rolex.... quá nhiều, xuất hiện dày đặt khuyến khích cúng giải hạn, cúng để tạo phước
Điều quan trọng mình nghĩ là Đúng Thời Điểm, giống như bật đèn khi trời sáng thì chẳng ai để ý, nhưng khi trời tối thì 1 cây nến cũng đủ tỏa sáng.
Trước đây thấy đã đi được 6 năm mà có ai để ý đâu, mà thậm chí vài chục năm nay các Thầy khác cũng tu khổ hạnh nhiều mà có ai để ý đâu.
Ông Chơn Quang với đệ tử Của Mình góp công lớn nhất😂
Tuyệ vời 🎉🎉🎉
Hiện tượng Thích Minh Tuệ là cơ hội để Phật tử nhìn lại những sư thầy thích cúng dường xuất hiện ngày càng nhiều trong GHPGVN mà có định hướng đúng đắn về niềm tin tôn giáo
Khổ hạnh để đạt tới đức hạnh cao nhất, đức hạnh là sợi dây tốt nhất gắn kết mọi người lại với nhau. Đức hạnh cao nhất sẽ đem lại hạnh phúc lớn nhất ...niết bàn
Hay! Kênh phân tích rất sâu sắc ❤
Hoàn toàn đồng ý, tôi xin thêm một tí:
1. Ngân sách nuôi sư quốc doanh Tiến Sĩ Luật Thích châ* Quan*, Tiến Sĩ Phật Học Thích nhậ* Từ, và xây chùa to tượng lớn Ba Sa* Thích trú* thá* Min* đắt quá; dôi khi lại không đạt hiệu quả.
2. Nay có sư quốc dân Thích minh Tuệ, cựu chiến sĩ nhân dân, giải ngũ, nhân viên đo đất, trình độ phật học trung cấp, tu ráo riết nghiêm mật, đi chân đất, ngủ nghĩa địa, ăn một bữa: Made in Viet Nam. Toàn đảng toàn dân kính yêu. ❤❤❤
Tiền xây chùa, đúc tượng chỉ cần sư hô 1 câu thì dân góp thừa ngay! Cần gì ngân sách?
chưa thấy đảng yêu
@@vusolomon25 khứa mở miệng ra ca tụng là bít bị đẻng Yêu quái nhồi sọ rùi hahahuhu
Ông MT đã cải chính rất nhiều lần ông không phải tu sĩ PG. 😢
Niềm tin về tôn giáo của con người là cực kỳ to lớn đặc biệt niên tin đó luôn đi theo lịch sử của bất cứ dân tộc nào ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.... Bới vậy khi niên tin bị dan mat đi thì con người luôn muốn tìm lại nó và coi đó là chân lý thực sự là cốt lõi của cuộc sống cho chính mình
Xã hội luôn luôn phấn đấu tiến lên từ ăn no mặc ấm đến ăn ngon mặc đẹp do đó việc tu khổ hạnh đầu đà không được khuyến khích không được trọng vọng mặc dù tùy thích ai muốn tu thì tu
Dù nước ghpg Việt Nam có như sư Minh Niệm, Thích Pháp Hòa thì Sư vẫn nổi bật . Vì ông Minh Tuệ là người hành pháp và ông thực hành trọn vẹn Hạnh Đầu Đà. Cả Thế Giới đều mến mộ chứ không chỉ ở Việt Nam.
Tiếp tục là một video rất hay 👏🏻
Cảm ơn Trung ❤❤❤
Cam on HDC !
Lý thuyết tâm lý hiện đại về cơ bản không giải thích được sức hút, ngưỡng mộ sư Thích Minh Tuệ.
nói hơi quá rồi :)) mọi hiện tượng xã hội đều giải thích được bằng tâm lý thôi bạn ạ
@@khanhphaminh1175 Vấn đề là có nhiều thứ chưa được hệ thống thành lý thuyết khoa học, khi đó chúng ta sử dụng các lý thuyết tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh để giải thích. Ví dụ giải thích thế nào về sức hút, thần thái của mỗi người?
Tây du ký viết cách đây hơn 500 năm có chi tiết Tôn Ngộ Không niệm chú gọi thần núi tới, thời nay có lẽ là gọi điện thoại di động cho thần núi. 😁
Đồng ý với bạn.
Ok,trung nên phát huy và ra video mới, rất đáng xem
Nói đúng ra, xã hội này con người phải học cách buông bỏ là quan trọng nhất. Lúc đó có hạnh phúc
Trung nói rất hay việc làm đơn giản hóa các giáo lý Phật vô tình khiến cho việc giải thích và áp dụng các giáo lý này trở nên thiếu chính xác và không đầy đủ. Điều này có thể dẫn đến sự hiểu lầm và sai lệch trong việc thực hành và áp dụng các nguyên tắc của Phật giáo, từ đó làm giảm đi giá trị và ý nghĩa sâu sắc của các giáo lý này.
Thật tuyệt vời
❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤❤
Mến chào chủ kênh !❤❤❤
10:04 các bạn xem lại đoạn này nhé "tu sĩ Minh Niệm..." có phải Hội đổng cừu nói nhầm không?
Khổ hạnh theo Phật giáo là sự giải thoát.
Ăn vừa đủ và không để dành
Không nhà cửa
Không gia đình
Không quần áo đẹp.
Ngoài sinh, lão, bệnh, tử là khổ.
Cầu không được sẽ khổ
Có rồi mất cũng khổ
Theo khổ hạnh gần như mỗi ngày trôi qua họ không vướng bận gì cả. Ta nhìn thấy họ khổ nhưng tâm của họ rất an yên và hạnh phúc.
Nói theo đúng của Phật Giáo là ta thấy họ chịu khổ bởi vì ta cảm nhận như vậy. Bản thân họ cảm thấy bình yên.
Nó tương tự việc ta thấy làm điều đó là tốt cho người khác, nhưng họ không nghĩ vậy. Nên nhìn chung mọi góc nhìn chỉ là do ảo tưởng của chính bản thân mình.
Đồng quan điểm!
Đoạn hơn 10 phút có nói nhầm sư Minh Tuệ thành Minh Niệm ạ.
Nghe hội đồng cừu phân tích đúng: cái khổ hạnh là trường tồn vượt qua mọi lúc, mọi nơi và thời gian.
Mong bạn làm thêm 1 video về Thích chân quang
Chào Trung, mình đã phải xem lại clip này của Trung 2 lần để đảm bảo mình không hiểu sai chỗ nào trong ý diễn đạt của bạn. Mình đưa ra một vài góp ý đóng góp, hay đúng hơn là tham vọng giải thích một điểm sai trong quan điểm chính của clip.
Có thể nói nội dung chính của clip là trình bày nguyên nhân mà các cộng đồng có tôn giáo vận hành có tính tổ chức, liên kết chặt chẽ hơn các cộng đồng không có tôn giáo / thế tục.
Ở nội dung “Khổ hạnh”, bạn cho rằng Natural selection không thể giải thích được Inclusive fitness. Câu hỏi được đặt ra là tại sao phải vị tha khi hành vi của một cá nhân chỉ có lợi cho cá thể khác mà không phải là chính cá nhân đó?
Trung đã review được thuật ngữ Reciprocal altruism: một điểm cộng. Thậm chí bạn còn review được 2 tiền bối Trivers và Hamilton. TUY NHIÊN, bạn đã bỏ qua một lý thuyết quan trọng, đây cũng là cái sai nền tảng của lập luận chủ đạo của toàn bài. Lý thuyết đó là Gen vị kỷ của Richard Dawkins. [Hồi trước, có lần bạn cũng trích dẫn Dawkins với ý hiểu chưa chính xác và mình cũng đã phản biện]
Lý thuyết về tính chất vị kỷ của GEN - của GEN chứ không phải của cá thể - mới là mấu chốt để giải thích cho tính vị tha. Khi nhìn ở mức cá thể thì rõ ràng một con vật hi sinh chẳng có ích gì cho bản thân nó nhưng nó sẽ có ý nghĩa trong việc bảo vệ các cá thể mà nó chia sẻ các gen với nó (từ gần nó nhất đến xa hơn). Tính vị tha chỉ có thể nhìn ở góc độ vĩ mô của cả một cộng đồng, khi mà trong cộng đồng đó có tồn tại các cá thể có thể hi sinh hoặc chịu thiệt thòi phần nào cho chính nó nhưng lại có ích cho sự đảm bảo sinh tồn của cả cộng đồng đó. Một cộng đồng mà không có bất cứ cá thể nào có tính vị tha thì khả năng sinh tồn sẽ thấp hơn một cộng đồng khác có các cá thể vị tha.
Natural selection GIẢI THÍCH ĐƯỢC cho hành vi vị tha và Inclusive fitness.
“Costly signaling theory” nghe khá thuyết phục khi nói về điểm yếu của các cộng đồng thế tục hành động chủ yếu dựa trên tự nguyện. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn ở góc độ lý thuyết về năng lực nhận thức đạo đức, tạm xét thang của Kolhberg, thì những ràng buộc của tôn giáo mà nó có thể tạo ra sự “ổn định” (tôi chưa chắc lắm về tính ổn định trên quãng đường dài) chủ yếu là vì nhận thức của cộng đồng đó trong thời đại đó còn ở mức nhận thức đạo đức bậc thấp (thưởng - phạt). Ngay cả khi trong thời hiện đại, nhận thức của các cộng đồng người trên thế giới tuy có thể nói đã cao hơn ở đa số lĩnh vực nhưng nó vẫn BỊ GIỮ cho thấp ở RIÊNG phạm trù đạo đức khi bàn về tôn giáo.
Nếu một cộng đồng thế tục đạt được mức nhận thức đạo đức cao hơn, việc điều tiết hành vi của các cá thể trong cộng đồng đó không cần viện đến một loại giáo luật nào có tính thiêng liêng (thường là thưởng - phạt) mà dựa vào nhận thức đã được nâng cao của toàn bộ thành viên. Tôi nhấn mạnh, điều này chỉ xảy ra khi đại đa số thành viên của cộng đồng đó đã đạt được mức nhận thức đạo đức cao hơn, không phải chỉ có số ít đạt được.
Trong trích dẫn của Sosis “… communes that were formed out of religious conviction should have greater longevity than communes that were motivated by secular ideologies such as socialism.”
Cái ví dụ mà ông ấy cho là đại diện cho secular ideologies là socialism, thật trớ trêu thay, có bản chất tận cốt tủy của nó vận hành không khác gì các tôn giáo độc thần. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi đến phút 10:50 bạn đã nói ra được điểm này. Tôi thực sự không ngờ chúng ta đã có thể cùng đồng ý với nhau ở điểm này.
Đến phút 11:22 khi bạn trích dẫn Rappaport, một lần nữa chúng ta lại có thể đồng ý thêm một điểm rằng sức sống “ổn định” của các cộng đồng có tính tôn giáo thực chất không ổn định lắm đâu. Khi các cá thể của cộng đồng có tính tôn giáo đó được nâng cao nhận thức nói chung và nhận thức đạo đức nói riêng thì họ sẽ dần phản tư về “tính tùy tiện” (bạn đã ví dụ như được ăn gì, ăn lúc nào…). Lúc đó, có thể cái tính ổn định đó sẽ bị đe dọa.
Ngay sau đó, chính Trung cũng đã lặp lại việc đặt nền tảng lên Khổ hạnh để làm cho các quy định hơi tùy tiện đó có tính tuyên thánh, một lần nữa chứng minh việc CỐ TÌNH đè nén, kiềm chế nhận thức đạo đức của các cá thể trong cộng đồng có tính tôn giáo.
Các nghi lễ như ra quân, biểu dương, khen thưởng, … không có sức nặng như các nghi lễ tôn giáo là vì tất cả chúng thuần túy dựa trên nguyên lý THƯỞNG - một cấp độ rất thấp của nhận thức đạo đức đã nói ở trên. Khi các nghi lễ thế tục vừa thất thường vừa đặt trên giá trị vật chất cụ thể thì sao có thể hấp dẫn bằng tính chất vừa ổn định, thường xuyên vừa siêu hình, phi định lượng (thường được đi liền với thuộc tính thanh cao) trong tôn giáo.
Các giải thích của bạn về hiện tượng Minh Tuệ rất thú vị.
Tóm lại, chúng ta có những bất đồng và cũng thú vị thay, ngay chính trong những bất đồng đó lại tìm ra những chỗ đồng ý.
Cảm ơn
CLip hay mà comment cũng hay. Cám ơn ạ
Cảm ơn chia sẻ của HĐC. Tuy nhiên, tâm lý học tôn giáo và khổ hạnh như (tạm gọi là) bạn đề cập là một sự hạn chế vì hạn định tôn giáo vào lý thuyết vật chất. Tôn giáo, đúng hơn, cần phải hiểu từ góc độ thần học. Nếu được, bạn hãy đọc bộ Minh Triết Thiêng Liêng của Hamvas Béla (có bản pdf). Tin rằng bạn sẽ có góc nhìn đúng và sâu sắc hơn
chân tu như ông Tuệ rất là bình thường đối với Phật Giáo, vì đây cũng là một trong những phương pháp Tu có bao đời nay. nhưng vì một xã hội mà cái ác lên ngôi, cái ác giả danh cái đúng, ác ma giả sư, nơi mà quá nhiều người mất sự tin tưởng quá nhiều, mất vào phật pháp, chính quyền, cái ác thế nên khi biết đc có một người tu thật sự như ông Tuệ nên gây ra sự xúc động mạnh trong quần chúng, hay những việc cứu người thân cô thế cô là việc hết sức bình thường mà một người có lương tâm, lòng trắc ẩn có thể làm cũng kéo theo muôn ngàn bàn tán. và Công An bắt cướp, trả tiền người bị hại cũng được tuyên dương. ý tôi là nó đáng khen nhưng chẳng phải đó là Công Việc của họ hay sao? chỉ là nơi quỷ ma tồn tại quá nhiều, quá tối tăm thì chỉ cần một ánh sáng nhỏ le lói cũng đã là quá nỗi bật...
Nói nữa thêm chán chường ,xã hội VN ,quan hút máu dân,rồi đỡ đầu cho sư hổ mang hút máu thêm
nếu bạn nói chân tu như Thầy Minh Tuệ là bình thường thì bạn cho mình biết có ai tu được như vậy vì sau hơn 2500 sau ngài Ca Diếc thì mới có Ngài Minh Tuệ tu 13 hạnh đầu đà , cảm ơn bạn .
@@nguyenthithuynga-wv3de chân tu như TMT đó là Phật pháp đáng lẽ người tu hành phải tu, và nên tu. đó là lẽ đương nhiên tới mức rất bình thường đối vs ng tu hành. mình ko có ý hạ thấp con đường của thầy. thân!
Dù nước ghpg Việt Nam có như sư Minh Niệm, Thích Pháp Hòa thì Sư vẫn nổi bật . Vì ông Minh Tuệ là người hành pháp và ông thực hành trọn vẹn Hạnh Đầu Đà. Cả Thế Giới đều mến mộ chứ không chỉ ở Việt Nam.
mới nghe 2p là biết kênh này hay logic rồi ,very good
Hay wa ban oi
Lướt qua các bình luận thấy nhiều quan điểm đồng tình vụ thầy Minh Tuệ trở thành chỗ dựa tinh thần, do bối cảnh hiện tại người dân quá mất niềm tin vào các cơ sở chùa chiềng hay các sư thầy thuộc giáo hội PGVN. Nhưng mình nghĩ nguyên nhân còn vì phần lớn người dân còn thiếu niềm tin vào tổ chức nhà nước nữa, cụ thể là về các vấn nạn tham nhũng và phạm tội có hệ thống. Chắc nhiều người cũng nghĩ vậy nhưng... ngại nói :D
Chuyện tâm linh, niềm tin, tín ngưỡng không đúng không sai. Chỉ có tâm cơ tốt hay động cơ xấu, nhiều lúc với tầm hiểu biết của đại đa số chúng ta không thể đánh giá được chỉ qua mạng xã hội đang thổi bùng lên mà không dành thời gian tìm hiểu. Chuyện tự đến rồi sẽ tự qua, những gì thực sự tốt đẹp sẽ ở lại, cách nhất nhất để nhận thấy sự tốt đẹp là hãy để yên cho nó tự qua, đừng thêm cũng đừng bớt.
Theo cái hiểu thiển cận của tôi, khổ hạnh là để tối thiểu hóa các nhu cầu sinh lý của cơ thể, ăn, ngủ , mặc, và thậm chí là tối thiểu hóa các mối quan hệ xã hội, nhờ đó người thực hành khổ hạnh có thể tối đa hóa thời gian thiền định, quán sát thân tâm, mau đạt giác ngộ ! Theo tôi đó là mục đích chính của khổ hạnh
Bằng 1 thế lực nào đó mà tin tức tôn giáo đã che lấp những vấn đề chính trị nghiêm trọng đang diễn ra. Tôi còn nhìn thấy những video về ngày kỷ niệm chiến thắng điện biên, hay những gì liên quan đến ngày lễ 30/4. Và ng ta tung hô lịch sử, bàn luận tôn giáo để che đậy sự thối nát trong bộ máy chính trị ( những người đứng đầu đất nước, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, chính sách , túi tiền của dân). Thứ nhà nước vn giỏi nhất từ trước giờ vẫn là làm truyền thông. 👍🏻
cảm ơn ad