Các bạn có thể nghe chương trình trên các nền tảng Podcast: Proud Vietnam: ► Spotify: open.spotify.com/show/2Vjy1YL... ► Apple Podcast: podcasts.apple.com/us/podcast...
Thầy nói hay quá ạ. Nghe thầy chia sẻ cũng như câu chuyện về quá trình thầy đi học rồi sang giảng dạy tại Harvard em cảm thấy được truyền cảm hứng rất nhiều. Cảm ơn Podcad cũng như chia sẻ của Thầy.
Truyền thông, báo chí,tin tức, nhà đài , nhà mạng tuyên truyền tiếng việt nhất quán ngôn ngữ từ giáo dục cho đến trung học , đại học, thơ ca , văn hóa tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa, tiếng Hán ,tiếng nôm....bị biến hóa Việt ngữ vay mượn
Nhiều ý kiến của TS. Bình về tệ trạng sử dụng tiếng Việt hiện nay rất đúng, đặc biệt là đề nghị các cơ quan chức năng VN lên tiếng. Tôi để ý thấy trong hàng chục năm qua, rất nhiều người đã có ý kiến về những cái sai khi sử dụng tiếng Việt của các cơ quan truyền thông, đặc biệt là của VTV, nhưng các nơi ấy đều phớt lờ. Ngoài ra ở VN hiện nay còn có một nơi ăn lương nhà nước để nghiên cứu về tiếng Việt là Viện ngôn ngữ học, nhưng có lẽ do quá bận hướng dẫn các nghiên cứu sinh thạc sĩ, tiến sĩ nên Viện ít quan tâm đến việc chính là giữ gìn sự trong sáng của Việt ngữ?
Buổi nói chuyện rất thú vị, thật sự có ý nghĩa và có ích cho các thế hệ người Việt trong và ngoài nước. Cảm ơn VIETSUCCESS và Ts.Ngô Như Bình! Chủ đề về tiếng Việt cần được nói đến nhiều. Ở đây xin được phép nói đến cách dùng giới từ của tiếng Việt trong đời sống hằng ngày và cả trong sách vở: Thường có nghĩa bị sai lệch, thậm chí nghĩa trái ngược nếu theo nghĩa hàn lâm. Ví dụ: Cá bơi “dưới” nước, chim bay “trên” trời, em ấy không ở trong lớp học mà đang chơi "ngoài" sân, xe chạy “ngoài” đường/phố, giới từ "với" trong các cụm từ như: đi với bạn, nói chuyện với bạn, khác với bạn, đánh nhau với bạn, v.v… (tiếng Anh: giới từ “in” được dùng cho 3 câu đầu và “on/in” cho câu tiếp theo, giới từ "với": "go with, talk to, diferent from, fight against,...). Cách dùng giới từ của người Việt phản ánh lối tư duy của người dân mình thiên về cảm tính, không như phương Tây thiên về lý tính hơn: Khi quan sát thế giới xung quanh, người Việt luôn gắn dính "cái tôi" của cá nhân mình vào trong đó, thậm chí "cái tôi" chủ quan cảm tính đó còn được xem như là "gốc tọa độ", là điểm mốc, là trung tâm trong cách nhìn nhận sự vật hiện tượng diễn ra. Người phương Tây thì không như vậy, họ khách quan và rạch ròi hơn, không lồng ghép cái tôi lằng nhằng vào trong đó.
Không chỉ dùng từ nước ngoài bừa bãi, mà còn dùng sai nghĩa ban đầu của nó nữa. Chẳng hạn dùng h (hour) thay thế cho giờ. Thí dụ: vào lúc 3 giờ, sao không ghi tắt là vào lúc 3g. Rồi các bạn trẻ hay dùng từ FA để nói là tôi đang cô đơn. Thực ra FA (forever alone) là cô đơn chủ động, tức là họ muốn cô đơn. Cái đặc biệt nhất là dùng U trước số tuổi để chỉ lứa tuổi. Thực ra U trước số tuổi chỉ là để giới hạn tuổi (under) Thí dụ u40 là chỉ tất cả các tuổi dưới 40 kể cả tầm tuổi 17, 18. v.v
Từ sau 75 , tiếng việt trong nước đã thay đổi rất nhiều, rất ngoại lai, họ xài rất nhiều từ của Mỹ, Pháp mà chính tôi cũng không hiểu rõ mặc dù ngay cả những người dẫn dắt chương trình trên các đài là những người có kiến thức, cũng phát âm sai , đọc sai tên của những lãnh tụ trên thế giới, đó là thiếu sự tôn trọng….tiếng việt của MN VN rất phong phú , sâu sắc, sang trọng….! Tôi yêu tiếng việt xưa của tôi.
Phát âm không đúng tên các lãnh tụ nước ngoài thì ai cũng mắc phải dù là Phát ngôn viên ha 6:33 y dan đất chương trình và du Mỹ hay Pháp Đức .NHUNG họ dùng từ ngoại lai rất nhiều làm Mình cảm thấy ngượng ngùng quá 😅 Chúa ơi càng lúc càng bê bối luôn.
Hay cái gì mà hay? dạy tiếng Việt cho FBI của Boston , Khi họ biết được chỉ hành hạ người Việt sống theo ý Chúa và người yếu thế đau khổ mà thôi. Và đôi khi nghe lén đề thu thập ý tưởng hay để làm lợi cho họ mà thôi 😅
Mong muốn giáo sư nhấc nhỏ IRS và FBI của Boston phải tìm hiểu những lời lẽ bằng Tiếng Anh như: "IN GOD WE TRUST" nhắc nhở họ trước khi học tiếng Việt nha .😅😅😅😅❤❤❤❤
càng nghe Thầy chia sẻ xong em cảm thấy vấn đề càng ngày càng lớn, 1 là sự đi xuống trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, 2 là các nền tảng hiện nay làm cho việc đọc mật ngữ, từ lóng..trở nên dễ thịnh hành (trend) làm cho người từ trẻ đến người lớn tuổi dễ dàng chấp nhận hơn. 3 là thông qua các công cụ AI thì việc tự viết đang dần giảm xuống thay vào đó là đưa ra các từ khóa đơn thuần thôi. Em cảm thấy bản thân mình cũng đang gặp vấn đề ngữ pháp và thế hệ sau em cũng đang và sẽ gặp vấn đề này
Mình xin có vài ý kiến liên quan đến tiếng Việt, đến những mối "lo ngại" về một tiếng Việt có quá nhiều vấn đề như hiện nay, trong cách dùng từ hay trong cấu trúc ngữ pháp. Đúng thật là tiếng Việt giờ rất tự do, tự do dùng từ, tự to sáng tạo từ, tự do vay mượn từ nước ngoài, tự do trong cấu trúc câu...không đi sâu vào các vấn đề này vì hình như nó đã thành xu hướng chung bây giờ, và như giáo sư có nói khi nào có được một bộ sách hoàn chỉnh về ngữ pháp tiếng Việt như bên Nga đã biên soạn và mất gần 10 năm...may ra giúp ta nói tiếng Việt đúng hơn! Nhưng đứng ở khía cạnh tiếng Việt như một sinh ngữ, một ngôn ngữ sống thì chúng ta phải chấp nhận nhìn vào tiếng Việt như một "vật thể" sống, nó sẽ thay đổi theo thời gian, nó sẽ thu nạp những từ mới, cách nói mới, thậm chí cấu trúc mới...đồng thời theo thời gian nó cũng sẽ đào thải những gì không hay và giữ lại những gì số đông chấp nhận. Chuyện này dễ thấy trong bất kỳ ngôn ngữ nào, Pháp, Anh, Nga, Đức, Nhật...và tất nhiên sẽ có những ý kiến phản đối từ các thế hệ đi trước, những nhà nghiên cứu ngôn ngữ...nhưng trong nhiều trường hợp có lẽ chúng ta phải chấp nhận, gạn lọc và giữ lại những từ, cụm từ...đang hình thành một cách phù hợp theo thời đại mới. Người Việt nói tiếng Việt sai, sai từ ngữ vựng, ngữ pháp, cú pháp...sai luôn đến cả cách ngắt câu, mà khổ nổi hiện tượng này lại tập trung rất nhiều vào giới "làm văn hoá", đặc biệt với những người hoạt động trên truyền hình từ diễn viên, MC, thậm chí xướng ngôn viên, trong giới báo chí, và chắc chắn có cả những "thầy cô" trong môi trường giáo dục, cứ vậy ngày này qua ngày nọ, sau bao nhiêu năm, vô hình dung tạo nên một tiếng Việt quá nhiều "sẹo". Quay lại với tiếng Việt, được coi là một ngôn ngữ đơn âm, cấu trúc ngữ pháp ở mức độ nào đó không phức tạp như những ngôn ngữ đa âm, thì không biết sự dễ dãi trong văn nói, văn viết sẽ kéo dài đến khi nào, khi không có những quy định phù hợp từ các nhà ngôn ngữ, sư phạm Việt, đây chắc chắn sẽ là một vấn đề vô cùng nan giải mà đến giờ chúng ta vẫn cứ chờ câu trả lời, hướng giải quyết và kế hoạch thực hiện!
Theo minh thay gioi 100% tieng viet, gioi 100% tieng anh, 90% tieng nhat, 90% tieng han la an toan 99.9% roi. Vi nhung nuoc nay mang jobs ve cho nguoi dan. Dan giau nuoc manh.
Rất nhiều người viện lý do tiếng Việt là sinh ngữ nên tất yếu biến chuyển, vay mượn, tạo mới từ vựng cũng như ngữ pháp. Và rồi họ xuồng xã với tiếng mẹ đẻ, họ bồi họ lóng đủ kiểu luôn. Ấy vậy lại tự nhận bản thân cấp tiến, thức thời.
2 từ “ độc giả “ và “ tham quan “ nhiều năm gần đây không hiểu sao lại bị đổi thành “ đọc giả “ “ thăm quan “ . Mỗi lần nghe hay đọc phải tự nhiên thấy bực bội.Mình không biết giải thích .Chỉ tự hỏi có phải thời nay quan tham nhiều quá nên họ nhột hay sợ “ phạm huý “ vậy không biết? Quí vị nào biết xin giải thích lại 2 từ này.
nếu bạn cảm thấy bực bội thì bạn giống mình rồi đó. phải cần có nhiều người như thế giới gìn giữ được bản sắc dân tộc. và mình là người miền Tây. mình yêu tiếng nói miền Tây.
Chả khác gì ông chú này đang chửi người dẫn chương trình - anh này dùng từ HOST thay vì là người điều phối hay dẫn chương trình. Từ vựng tiếng Việt bao gồm phát âm (âm tiết) và chữ viết. Trong đó phát âm bao gồm từ thuần Việt và từ vay mượn (phần lớn là từ Hán và Latin). Ví dụ: máy móc là thuần Việt, động cơ là Hán Việt, tua-bin là từ gốc Latin Ngay chính từ "Đất nước" người nghe sẽ có hơi hướng của yếu tố địa lý, nhưng "Tổ Quốc" nó vừa mang nghĩa tinh thần, là quê hương, là đất nước, là dân tộc, là đồng bào, là máu mủ, là quê hương. Cũng chính ông chú này cũng dùng từ "Dân tộc" là một từ Hán Việt. Bạn có thấy cái sự phong phú nó hay không??? Chính cái sự đa dạng này nó làm đa dạng hóa và mở rộng nghĩa cho tiếng Việt, ông chú này lại đòi "thuần Việt hóa" tất cả thì thật quá vớ vẩn. Vì có những từ thuần Việt nó không đủ nghĩa hoặc nó làm câu từ trở nên dài dòng. Tôi lấy vài ví dụ: Mưa phi trường - không lẽ lại là "nước rơi sân bay" ??? Phi cơ - không lẽ lại là "máy bay có gắn máy móc" ??? (máy bay có loại dùng động cơ loại không dùng động cơ) Bộ đội - không lẽ lại là "lính đi bằng chân" ??? Thủy quân - không lẽ là "lính đi bơi" ??? Ngay cả từ Nguyễn Ái Quốc - không lẽ đổi thành "Nguyễn Yêu Nước" ???? ..... Một cái hay của tiếng Việt đó là loại từ (động từ, tính từ, danh từ...), một cụm danh từ thuần Việt thì danh từ đi trước tính từ, còn từ Hán Việt thì tính từ đi trước danh từ. Chung quy lại, đa dạng hóa từ thuần Việt, Hán Việt, Latin không những làm phong phú từ vựng mà còn cả ngữ pháp. Bớt áp đặt lại và hãy tôn trọng sự đa dạng hóa của Tiếng Việt. Kết luận: khách mời kém chất lượng.
Khi nào đất nước VN tổ chức thi tuyển giáo viên công khai công bằng , có những tổ chức khác kiểm tra kết quả thi cử ! Thì ngày ấy nền giáo dục của VN mới thực sự bắt đầu !
Trung Quốc muốn đồng hóa vn thông qua ngôn ngữ người bắc đồng hóa miền nam thông qua ngôn ngữ của miền bắc.ví dụ từ bông đươc người từ Huế đến cà mau dùng nay toàn dùng từ hoa...
Boxing dùng thay Quyền Anh cũng được , có thể gọi là đấm bốc cũng được , Dùng Boxing là tôn trọng ngôn ngữ của họ thôi . Nếu nước ngoài gọi Phở của VN là noodles thì sao @@
Có 1 vài ví dụ tôi thấy không phải là dùng tiếng Việt sai, vd như : sạc điện. Sạc điện không giống nạp điện. Sạc điện là 1 quá trình, phải mất một thời gian mới đầy. Trong khi nạp có ngầm ý là một hành động ngắn, hoàn thành nhanh và có thể sử dụng ngay. Chúng ta có từ nạp tiền điện thoại. Nạp đạn. Chẳng có ai nói sạc tiền điện thoại hay sạc đạn. "Check in", người ta xài từ này lúc chụp ảnh khi đi du lịch. Bắt nguồn từ việc Facebook có 1 tính năng là "check in" tức là đăng ảnh chia sẻ 1 địa điểm nào đó của mình, thường là khi đi du lịch, đi chơi. Mấy người trẻ xài dần dần quen, có khi chụp ảnh nhưng không nhất thiết đăng Facebook.
Lịch sử biến thiên ! Yếu tố cũ nếu không lưu giữ sẽ mất theo năm tháng . Yếu tố mới luôn phát sinh ,rồi lại dần cũ theo thời gian . Việc tìm phương pháp chuẩn để dạy trẻ đã khó ! Việc tìm chuẩn ngôn ngữ cho lịch sử cho tương lai nó khác gì việc viết mới hiến pháp ! Hãy xem hiến pháp 1946 được cô đọng xúc tích nhưng giờ đã bỏ . Giờ hiến pháp mới dài dòng hơn hướng diễn giải làm thay nhiều hơn ! Tóm lại chủ đề rồi sẽ đi vào ngõ cụt hư vô ! Dù diễn giả tâm huyết! Xin ghi nhận .
Nghiên cứu tiếng Việt thì kiếm sách của học giả Đỗ Thông Minh, giáo sư Trần Ngọc Dụng... Chứ ông giáo này nói mình nghe thấy mắc mệt, nhiều ý thấy ông này nói sai :)
thực sự nghe xong mình thấy giáo sư hơi bắt chữ bẻ nghĩa. Bản thân ngôn ngữ nào cũng thế, nó luôn biến chuyển theo từng thời kỳ, thậm chí từng ngày. Đương nhiên mình biết, nếu nói như mình thì người ta còn phải nghiên cứu ngôn ngữ học làm gì. Nhưng dù sao thì lĩnh vực này của tiến sĩ khá kén người nghe, và đi ngược lại với xu thế xã hội. Cần những người như tiến sĩ trên để bảo tồn những giá trị quá khứ, chứ không phải để áp dụng quan điểm của tiến sĩ trong thời điểm hiện tại. Chút ý kiến như trên, mình cũng là giáo viên tiếng Trung. Có lẽ trình độ mình còn thấp nên chưa hiểu tầng suy nghĩ của ông. Có gì mong mọi người đóng góp ý kiến cho mình ạ.
Thật sự là có nhiều từ người Việt mình dùng sai nhiều quá nên thành ra người ta dần coi cái sai là đúng. Bạn có thể nghe thử Podcast phỏng vấn giáo sư Trần Ngọc Dụng trên kênh Sean Le nha. Còn bác khách mời này cũng k hẳn sai hoàn toàn đâu. Bác chỉ hơi khó chịu vì ngày nay người ta sử dụng từ ngữ lệch đi ý nghĩa ban đầu thôi. Tui nghĩ sau này mình già có thể mình cũng hơi khó tính khi con cháu sử dụng sai lệch từ vựng. Vậy nên cũng có chút thông cảm một phần
Nghe để tham khảo và mở rộng tư duy thôi bạn, cái gì đến văn hoá nước mình có tổ chức của Nhà nước họ chú tâm nghiên cứu, tin tưởng vào Đảng và nhà nước
Tiếng Việt hiện nay không có vấn đề gì, cũng như chữ Việt cũng rất ổn, không thể thay như đề xuất của một ông TS nào đó đề xuất một cách quái dị. Người Việt chỉ cần tăng cường học tiếng Anh và các ngoại ngữ khác mà không cần phải học lại tiếng Việt làm gì.
Tiếng Việt không có vấn đề. Nhưng cách nó được sử dụng ngày nay có vấn đề. Nhiều từ vựng trước đây do cách sử dụng sai mà thay đổi nội hàm của nó rồi. Ví dụ như từ "phát minh" ngày nay người ta thường hiểu theo nghĩa sáng chế. Nhưng nếu tra từ điển về nó thì nó không có nghĩa như vậy. Do người ta dùng sai nhiều quá nên nó dần đc coi là đúng. Chứ bản chất vẫn là sai. Bạn có thể lên coi kênh Sean Lê phỏng vấn những nhà ngôn ngữ học Việt Nam đi. Đừng dùng hiểu biết theo thiên kiến của mình mà phản bác.
Tôi ra chợ, mua-xấm miếng thịt "Heo" này, mua-xấm miếng thịt "lợn" kia.. Giá bằng nhau. Vì heo là heo, và lợn cũng là heo! Một ký-lô thịt là hai "Ngàn.." Tôi đưa nhân-viên, bán thịt heo-lợn tờ năm-nghìn.. Anh ta, thối-tiền hai-ngàn, và nói... Một ngàn-nghìn tiền phục vụ. Tôi mĩm cười bỏ đi, và..
Ts kiểu quái gì mà không phân biệt được nghĩa khác nhau giữa quốc gia với đất nước ! Thí dụ, công viên quốc gia, rừng quốc gia, chứ chẳng ai kêu là công viên đất nước, rừng đẳt nước cả. Cần phải kiểm tra lại lý lịch khoa học của cha nội này.
Việc giáo sư được dạy tiếng Việt tại Liên Xô và sau đó là tại Hoa Kỳ (ĐH Harvard) có lẽ là minh chứng đủ mạnh cho trình độ của ông. Dù mình là người Việt nhưng chưa chắc mình đã hiểu hết sự phức tạp và thú vị của tiếng Việt nếu không đào sâu nghiên cứu
38:46 nè, làm ơn nghe cho trọn vẹn đi ạ! Ý của khách mời rằng "Quốc gia" bị lạm dùng khi dùng nó như danh từ, trong khi nó là một định từ. Nghe bạn thí dụ là biết chưa nghe trọn đã nhảy vô phang
Có thể cách dùng từ trong cách nói hằng ngày chưa đúng lắm nhưng đã là văn nói thì từ bao lâu nay người Việt đã tự hiểu là đồng nghĩa. Đúng là nếu áp dụng cho văn viết thì nên dùng đúng ngữ pháp thì mới không gây hiểu lầm. Nhưng vấn đề là môn Văn dễ cũng rất dễ nhưng cũng cực kỳ khó. Không phải tự nhiên Tiếng Việt được xếp vào top 10 ngôn ngữ khó nhất TG đâu. Tự hào nhưng cũng nhiều thử thách vì t thấy việc sai chính tả đang càng ngày càng nhiều chứ nói gì dùng TV chuẩn đúng nghĩa. Cơ quan chức năng cần vào cuộc là đúng đấy!!!
Các bạn có thể nghe chương trình trên các nền tảng Podcast:
Proud Vietnam:
► Spotify: open.spotify.com/show/2Vjy1YL...
► Apple Podcast: podcasts.apple.com/us/podcast...
Khai thác chủ đề này hay, mở mang tầm nhìn và biết thêm nhiều người giỏi quá. Chúc mừng thầy nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.
Thầy nói đúng: khi muốn học tiếng thì lịch sử, văn hoá phải biết dù ít hay nhiều thì càng tốt.
Thầy nói hay quá ạ. Nghe thầy chia sẻ cũng như câu chuyện về quá trình thầy đi học rồi sang giảng dạy tại Harvard em cảm thấy được truyền cảm hứng rất nhiều. Cảm ơn Podcad cũng như chia sẻ của Thầy.
Truyền thông, báo chí,tin tức, nhà đài , nhà mạng tuyên truyền tiếng việt nhất quán ngôn ngữ từ giáo dục cho đến trung học , đại học, thơ ca , văn hóa tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa, tiếng Hán ,tiếng nôm....bị biến hóa Việt ngữ vay mượn
có một điều tôi rất nể về chú bởi vì chú là một trong những người đêm tiếng Việt ra thế giới dù là lúc đó nước Việt Nam còn rất là khó khăn...
Nhiều ý kiến của TS. Bình về tệ trạng sử dụng tiếng Việt hiện nay rất đúng, đặc biệt là đề nghị các cơ quan chức năng VN lên tiếng. Tôi để ý thấy trong hàng chục năm qua, rất nhiều người đã có ý kiến về những cái sai khi sử dụng tiếng Việt của các cơ quan truyền thông, đặc biệt là của VTV, nhưng các nơi ấy đều phớt lờ. Ngoài ra ở VN hiện nay còn có một nơi ăn lương nhà nước để nghiên cứu về tiếng Việt là Viện ngôn ngữ học, nhưng có lẽ do quá bận hướng dẫn các nghiên cứu sinh thạc sĩ, tiến sĩ nên Viện ít quan tâm đến việc chính là giữ gìn sự trong sáng của Việt ngữ?
Buổi nói chuyện rất thú vị, thật sự có ý nghĩa và có ích cho các thế hệ người Việt trong và ngoài nước. Cảm ơn VIETSUCCESS và Ts.Ngô Như Bình! Chủ đề về tiếng Việt cần được nói đến nhiều. Ở đây xin được phép nói đến cách dùng giới từ của tiếng Việt trong đời sống hằng ngày và cả trong sách vở: Thường có nghĩa bị sai lệch, thậm chí nghĩa trái ngược nếu theo nghĩa hàn lâm. Ví dụ: Cá bơi “dưới” nước, chim bay “trên” trời, em ấy không ở trong lớp học mà đang chơi "ngoài" sân, xe chạy “ngoài” đường/phố, giới từ "với" trong các cụm từ như: đi với bạn, nói chuyện với bạn, khác với bạn, đánh nhau với bạn, v.v… (tiếng Anh: giới từ “in” được dùng cho 3 câu đầu và “on/in” cho câu tiếp theo, giới từ "với": "go with, talk to, diferent from, fight against,...). Cách dùng giới từ của người Việt phản ánh lối tư duy của người dân mình thiên về cảm tính, không như phương Tây thiên về lý tính hơn: Khi quan sát thế giới xung quanh, người Việt luôn gắn dính "cái tôi" của cá nhân mình vào trong đó, thậm chí "cái tôi" chủ quan cảm tính đó còn được xem như là "gốc tọa độ", là điểm mốc, là trung tâm trong cách nhìn nhận sự vật hiện tượng diễn ra. Người phương Tây thì không như vậy, họ khách quan và rạch ròi hơn, không lồng ghép cái tôi lằng nhằng vào trong đó.
TS. Ngô Như Bình nói hay quá ❤️
Anh Khánh hỏi rất hay, rất sâu 🇻🇳
Nghe giọng TS Ngô Như Bình như giọng trong chương trình Pimsleur EN-VN
Quốc Khánh dẫn dắt chương trình rất hay, những câu hỏi sâu sắc 👍👍👏👏👏👏
Cảm ơn Bác, cảm ơn chương trình.
Cảm ơn chương trình vì đã mang đến một cuộc trò chuyện vô cùng có chiều sâu và thú vị.
Cảm ơn chường trình vì đã mang đến một cuộc trò chuyện vô cùng có chiều sâu và rất thú vị ❤❤❤
Không chỉ dùng từ nước ngoài bừa bãi, mà còn dùng sai nghĩa ban đầu của nó nữa. Chẳng hạn dùng h (hour) thay thế cho giờ. Thí dụ: vào lúc 3 giờ, sao không ghi tắt là vào lúc 3g.
Rồi các bạn trẻ hay dùng từ FA để nói là tôi đang cô đơn. Thực ra FA (forever alone) là cô đơn chủ động, tức là họ muốn cô đơn.
Cái đặc biệt nhất là dùng U trước số tuổi để chỉ lứa tuổi. Thực ra U trước số tuổi chỉ là để giới hạn tuổi (under) Thí dụ u40 là chỉ tất cả các tuổi dưới 40 kể cả tầm tuổi 17, 18. v.v
Cảm ơn Thầy và Quốc Khánh nhiều ạ.
Cảm ơn chương trình chia sẻ rất bổ ích.
Chương trình hay tuyệt và ý nghĩa vô cùng anh Khánh ❤
Host dẫn chương trình rất tuyệt vời, anh Bình chia sẽ rất tâm huyết 1
Từ sau 75 , tiếng việt trong nước đã thay đổi rất nhiều, rất ngoại lai, họ xài rất nhiều từ của Mỹ, Pháp mà chính tôi cũng không hiểu rõ mặc dù ngay cả những người dẫn dắt chương trình trên các đài là những người có kiến thức, cũng phát âm sai , đọc sai tên của những lãnh tụ trên thế giới, đó là thiếu sự tôn trọng….tiếng việt của MN VN rất phong phú , sâu sắc, sang trọng….! Tôi yêu tiếng việt xưa của tôi.
''tiếng việt của MN VN rất phong phú , sâu sắc, sang trọng'' ở chỗ nào?, TV đó ở đâu ra?...đừng có so sánh kiểu vùng miền.
Anh, Pháp thì viết hoa, tiếng Việt thì không? Mẹ cái loại quái thai!
Anh, Pháp thì viết hoa, tiềng Việt thì không? Không tôn trọng dân tộc mình mà mở mồm ra bảo yêu? Không thấy nhục à?
Phát âm không đúng tên các lãnh tụ nước ngoài thì ai cũng mắc phải dù là Phát ngôn viên ha 6:33 y dan đất chương trình và du Mỹ hay Pháp Đức .NHUNG họ dùng từ ngoại lai rất nhiều làm Mình cảm thấy ngượng ngùng quá 😅 Chúa ơi càng lúc càng bê bối luôn.
Chương trình hay lắm ạ. Em thích giọng của TS quá ạ.
Hay cái gì mà hay? dạy tiếng Việt cho FBI của Boston , Khi họ biết được chỉ hành hạ người Việt sống theo ý Chúa và người yếu thế đau khổ mà thôi. Và đôi khi nghe lén đề thu thập ý tưởng hay để làm lợi cho họ mà thôi 😅
@ kệ bạn, vớ vẩn.
Mong muốn giáo sư nhấc nhỏ IRS và FBI của Boston phải tìm hiểu những lời lẽ bằng Tiếng Anh như: "IN GOD WE TRUST" nhắc nhở họ trước khi học tiếng Việt nha .😅😅😅😅❤❤❤❤
càng nghe Thầy chia sẻ xong em cảm thấy vấn đề càng ngày càng lớn, 1 là sự đi xuống trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, 2 là các nền tảng hiện nay làm cho việc đọc mật ngữ, từ lóng..trở nên dễ thịnh hành (trend) làm cho người từ trẻ đến người lớn tuổi dễ dàng chấp nhận hơn. 3 là thông qua các công cụ AI thì việc tự viết đang dần giảm xuống thay vào đó là đưa ra các từ khóa đơn thuần thôi. Em cảm thấy bản thân mình cũng đang gặp vấn đề ngữ pháp và thế hệ sau em cũng đang và sẽ gặp vấn đề này
Cảm ơn VIETSUCCESS
Mình xin có vài ý kiến liên quan đến tiếng Việt, đến những mối "lo ngại" về một tiếng Việt có quá nhiều vấn đề như hiện nay, trong cách dùng từ hay trong cấu trúc ngữ pháp. Đúng thật là tiếng Việt giờ rất tự do, tự do dùng từ, tự to sáng tạo từ, tự do vay mượn từ nước ngoài, tự do trong cấu trúc câu...không đi sâu vào các vấn đề này vì hình như nó đã thành xu hướng chung bây giờ, và như giáo sư có nói khi nào có được một bộ sách hoàn chỉnh về ngữ pháp tiếng Việt như bên Nga đã biên soạn và mất gần 10 năm...may ra giúp ta nói tiếng Việt đúng hơn! Nhưng đứng ở khía cạnh tiếng Việt như một sinh ngữ, một ngôn ngữ sống thì chúng ta phải chấp nhận nhìn vào tiếng Việt như một "vật thể" sống, nó sẽ thay đổi theo thời gian, nó sẽ thu nạp những từ mới, cách nói mới, thậm chí cấu trúc mới...đồng thời theo thời gian nó cũng sẽ đào thải những gì không hay và giữ lại những gì số đông chấp nhận. Chuyện này dễ thấy trong bất kỳ ngôn ngữ nào, Pháp, Anh, Nga, Đức, Nhật...và tất nhiên sẽ có những ý kiến phản đối từ các thế hệ đi trước, những nhà nghiên cứu ngôn ngữ...nhưng trong nhiều trường hợp có lẽ chúng ta phải chấp nhận, gạn lọc và giữ lại những từ, cụm từ...đang hình thành một cách phù hợp theo thời đại mới. Người Việt nói tiếng Việt sai, sai từ ngữ vựng, ngữ pháp, cú pháp...sai luôn đến cả cách ngắt câu, mà khổ nổi hiện tượng này lại tập trung rất nhiều vào giới "làm văn hoá", đặc biệt với những người hoạt động trên truyền hình từ diễn viên, MC, thậm chí xướng ngôn viên, trong giới báo chí, và chắc chắn có cả những "thầy cô" trong môi trường giáo dục, cứ vậy ngày này qua ngày nọ, sau bao nhiêu năm, vô hình dung tạo nên một tiếng Việt quá nhiều "sẹo". Quay lại với tiếng Việt, được coi là một ngôn ngữ đơn âm, cấu trúc ngữ pháp ở mức độ nào đó không phức tạp như những ngôn ngữ đa âm, thì không biết sự dễ dãi trong văn nói, văn viết sẽ kéo dài đến khi nào, khi không có những quy định phù hợp từ các nhà ngôn ngữ, sư phạm Việt, đây chắc chắn sẽ là một vấn đề vô cùng nan giải mà đến giờ chúng ta vẫn cứ chờ câu trả lời, hướng giải quyết và kế hoạch thực hiện!
Viết nhiều quá, trước tiên bạn nên xem lại chính tả đi đã. "dể" dàng?
@ bạn có thể đi thi Vua tiếng Việt 👍
@@stevenguien5479 còn bạn có thể đi học lại Tiếng Việt cấp 1 👍
Hay quá ạ
anh Khánh vẫn có những câu hỏi chất lượng.
*... Vỡ tan là như thế đấy...!?! Hòa nhập, hòa hợp, hòa giải, nhưng không nên hòa tan... !?! * 👌👍✌💫
Hoan toan dong y 👍
Giọng tiến sĩ Bình hay dã man
Ông dùng chữ dã man là chết rồi.
HOST là tiếng Việt mới ạ??
hay quá
Nói sâu xa thì phải nghiên cứu sự tiến hóa của Ngôn Ngữ
❤❤❤❤
hay quá ạ❤
Hay bạn nhỉ!😊
Chủ đề hay và khó.
Tập này anh Khánh nói chen vào phần của khách mời quá
Theo minh thay gioi 100% tieng viet, gioi 100% tieng anh, 90% tieng nhat, 90% tieng han la an toan 99.9% roi. Vi nhung nuoc nay mang jobs ve cho nguoi dan. Dan giau nuoc manh.
Tiếng việt bị thả nổi là thấy rõ
Rất nhiều người viện lý do tiếng Việt là sinh ngữ nên tất yếu biến chuyển, vay mượn, tạo mới từ vựng cũng như ngữ pháp. Và rồi họ xuồng xã với tiếng mẹ đẻ, họ bồi họ lóng đủ kiểu luôn. Ấy vậy lại tự nhận bản thân cấp tiến, thức thời.
Nói nghe thử thời kỳ nào tiếng Việt ko biến chuyển?
Âm vị không thay đổi được, Chữ hebrew của Israel có âm vị giống hệt chữ quốc ngữ tiếng Việt, Để thấy chữ La TINH CŨNG là dạng biến thể của chữ hebrew
2 từ “ độc giả “ và “ tham quan “ nhiều năm gần đây không hiểu sao lại bị đổi thành “ đọc giả “ “ thăm quan “ . Mỗi lần nghe hay đọc phải tự nhiên thấy bực bội.Mình không biết giải thích .Chỉ tự hỏi có phải thời nay quan tham nhiều quá nên họ nhột hay sợ “ phạm huý “ vậy không biết? Quí vị nào biết xin giải thích lại 2 từ này.
nếu bạn cảm thấy bực bội thì bạn giống mình rồi đó. phải cần có nhiều người như thế giới gìn giữ được bản sắc dân tộc. và mình là người miền Tây. mình yêu tiếng nói miền Tây.
Cảm ơn chương trình nhưng quảng cso quá nhiều
Dùng bản Premium trả phí nhé bạn
Chả khác gì ông chú này đang chửi người dẫn chương trình - anh này dùng từ HOST thay vì là người điều phối hay dẫn chương trình.
Từ vựng tiếng Việt bao gồm phát âm (âm tiết) và chữ viết. Trong đó phát âm bao gồm từ thuần Việt và từ vay mượn (phần lớn là từ Hán và Latin).
Ví dụ: máy móc là thuần Việt, động cơ là Hán Việt, tua-bin là từ gốc Latin
Ngay chính từ "Đất nước" người nghe sẽ có hơi hướng của yếu tố địa lý, nhưng "Tổ Quốc" nó vừa mang nghĩa tinh thần, là quê hương, là đất nước, là dân tộc, là đồng bào, là máu mủ, là quê hương.
Cũng chính ông chú này cũng dùng từ "Dân tộc" là một từ Hán Việt.
Bạn có thấy cái sự phong phú nó hay không???
Chính cái sự đa dạng này nó làm đa dạng hóa và mở rộng nghĩa cho tiếng Việt, ông chú này lại đòi "thuần Việt hóa" tất cả thì thật quá vớ vẩn. Vì có những từ thuần Việt nó không đủ nghĩa hoặc nó làm câu từ trở nên dài dòng.
Tôi lấy vài ví dụ:
Mưa phi trường - không lẽ lại là "nước rơi sân bay" ???
Phi cơ - không lẽ lại là "máy bay có gắn máy móc" ??? (máy bay có loại dùng động cơ loại không dùng động cơ)
Bộ đội - không lẽ lại là "lính đi bằng chân" ???
Thủy quân - không lẽ là "lính đi bơi" ???
Ngay cả từ Nguyễn Ái Quốc - không lẽ đổi thành "Nguyễn Yêu Nước" ????
.....
Một cái hay của tiếng Việt đó là loại từ (động từ, tính từ, danh từ...), một cụm danh từ thuần Việt thì danh từ đi trước tính từ, còn từ Hán Việt thì tính từ đi trước danh từ.
Chung quy lại, đa dạng hóa từ thuần Việt, Hán Việt, Latin không những làm phong phú từ vựng mà còn cả ngữ pháp.
Bớt áp đặt lại và hãy tôn trọng sự đa dạng hóa của Tiếng Việt.
Kết luận: khách mời kém chất lượng.
cảm giác host bị ngợp quá trước trình độ ngôn ngữ của mr. Binh
Từ điển mà người ta còn cẩu thả, bừa bãi thì mơ ước chuẩn hóa các mặt khác của tiếng Việt e rằng hơi xa xỉ!
❤
"Tích cực" là gom lại, là tích tụ những bất như ý... cũng sai ?
Mấy ông bình luận buồn cười, bảo người ta sai mà không chỉ ra sai chỗ nào cứ nói chung chung, cá nhân tôi thấy giáo sư đúng không cãi được luôn 😂
Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm chính.
Họ đang lo sản xuất và in bằng cấp cho những "tiến sĩ" đủ mọi lĩnh vực ,như tcq
Khi nào đất nước VN tổ chức thi tuyển giáo viên công khai công bằng , có những tổ chức khác kiểm tra kết quả thi cử !
Thì ngày ấy nền giáo dục của VN mới thực sự bắt đầu !
Khi nào quyền con người được tôn trọng sẽ thay đổi tất cả.
Bạn lạc hậu vậy bạn, ngành sư phạm đang ngày càng được chú trọng, điểm đầu vào cao ngất ngưởng, bạn yên tâm, nhà nước họ lo được
@@pubgchinatv5714 vậy hả pubg china TV haha
Các bạn bảo ngôn ngữ phải cập nhật theo thời thế nhưng như đã thấy nó đang lai căng trở nên xấu xí
Bài nói chuyện bị xé nát bằng vô số quảng cáo.
Trung Quốc muốn đồng hóa vn thông qua ngôn ngữ người bắc đồng hóa miền nam thông qua ngôn ngữ của miền bắc.ví dụ từ bông đươc người từ Huế đến cà mau dùng nay toàn dùng từ hoa...
Đất nước 4000 năm
Nói về tiếng việt phải mời thầy GS Trần Ngọc Dụng thì nghe mới đã cái tai.
Ông nào học từ nga điều nói tự hào giống nhau 😢
Day tiếng Việt ở Harvard là điào tạo cho FBI có phải không.
Boxing dùng thay Quyền Anh cũng được , có thể gọi là đấm bốc cũng được , Dùng Boxing là tôn trọng ngôn ngữ của họ thôi . Nếu nước ngoài gọi Phở của VN là noodles thì sao @@
Đi Trung, đi Nga , đi đâu rồi cuối cùng cũng về"Mỹ đế".
Mình nghe thấy 2 chữ thượng đẳng ở đây
Chương trình này mà sũa giả, lừa đảo quyền linh chen vào.Chương trình nên thu tiền để đầu tư phát triển, nhưng không nên để sữa quyền linh quảnh cáo
Có 1 vài ví dụ tôi thấy không phải là dùng tiếng Việt sai, vd như : sạc điện. Sạc điện không giống nạp điện. Sạc điện là 1 quá trình, phải mất một thời gian mới đầy. Trong khi nạp có ngầm ý là một hành động ngắn, hoàn thành nhanh và có thể sử dụng ngay. Chúng ta có từ nạp tiền điện thoại. Nạp đạn. Chẳng có ai nói sạc tiền điện thoại hay sạc đạn.
"Check in", người ta xài từ này lúc chụp ảnh khi đi du lịch. Bắt nguồn từ việc Facebook có 1 tính năng là "check in" tức là đăng ảnh chia sẻ 1 địa điểm nào đó của mình, thường là khi đi du lịch, đi chơi. Mấy người trẻ xài dần dần quen, có khi chụp ảnh nhưng không nhất thiết đăng Facebook.
Có gì nó sao sao ấy 😢😢😢
Lịch sử biến thiên ! Yếu tố cũ nếu không lưu giữ sẽ mất theo năm tháng . Yếu tố mới luôn phát sinh ,rồi lại dần cũ theo thời gian . Việc tìm phương pháp chuẩn để dạy trẻ đã khó ! Việc tìm chuẩn ngôn ngữ cho lịch sử cho tương lai nó khác gì việc viết mới hiến pháp ! Hãy xem hiến pháp 1946 được cô đọng xúc tích nhưng giờ đã bỏ . Giờ hiến pháp mới dài dòng hơn hướng diễn giải làm thay nhiều hơn ! Tóm lại chủ đề rồi sẽ đi vào ngõ cụt hư vô ! Dù diễn giả tâm huyết! Xin ghi nhận .
Nghiên cứu tiếng Việt thì kiếm sách của học giả Đỗ Thông Minh, giáo sư Trần Ngọc Dụng... Chứ ông giáo này nói mình nghe thấy mắc mệt, nhiều ý thấy ông này nói sai :)
thực sự nghe xong mình thấy giáo sư hơi bắt chữ bẻ nghĩa. Bản thân ngôn ngữ nào cũng thế, nó luôn biến chuyển theo từng thời kỳ, thậm chí từng ngày. Đương nhiên mình biết, nếu nói như mình thì người ta còn phải nghiên cứu ngôn ngữ học làm gì. Nhưng dù sao thì lĩnh vực này của tiến sĩ khá kén người nghe, và đi ngược lại với xu thế xã hội. Cần những người như tiến sĩ trên để bảo tồn những giá trị quá khứ, chứ không phải để áp dụng quan điểm của tiến sĩ trong thời điểm hiện tại.
Chút ý kiến như trên, mình cũng là giáo viên tiếng Trung. Có lẽ trình độ mình còn thấp nên chưa hiểu tầng suy nghĩ của ông. Có gì mong mọi người đóng góp ý kiến cho mình ạ.
Thật sự là có nhiều từ người Việt mình dùng sai nhiều quá nên thành ra người ta dần coi cái sai là đúng. Bạn có thể nghe thử Podcast phỏng vấn giáo sư Trần Ngọc Dụng trên kênh Sean Le nha.
Còn bác khách mời này cũng k hẳn sai hoàn toàn đâu. Bác chỉ hơi khó chịu vì ngày nay người ta sử dụng từ ngữ lệch đi ý nghĩa ban đầu thôi. Tui nghĩ sau này mình già có thể mình cũng hơi khó tính khi con cháu sử dụng sai lệch từ vựng. Vậy nên cũng có chút thông cảm một phần
Từ ''Quốc gia'' có xuất xứ từ VNCH, ngoài Bắc hiếm người dùng từ này.
Sân vận động quốc gia, đại học quốc gia Hà Nội, đội tuyển bóng đá quốc gia, trung tâm chiếu phim quốc gia… xin đừng kết luận phiến diện
Cà kê dê ngỗng
Đề tài hay nhưng nhân vật không thuyết phục với mình
Nghe để tham khảo và mở rộng tư duy thôi bạn, cái gì đến văn hoá nước mình có tổ chức của Nhà nước họ chú tâm nghiên cứu, tin tưởng vào Đảng và nhà nước
Người của bộ giáo dục đào tạo hả
Tiếng Việt hiện nay không có vấn đề gì, cũng như chữ Việt cũng rất ổn, không thể thay như đề xuất của một ông TS nào đó đề xuất một cách quái dị. Người Việt chỉ cần tăng cường học tiếng Anh và các ngoại ngữ khác mà không cần phải học lại tiếng Việt làm gì.
Tiếng Việt không có vấn đề. Nhưng cách nó được sử dụng ngày nay có vấn đề. Nhiều từ vựng trước đây do cách sử dụng sai mà thay đổi nội hàm của nó rồi. Ví dụ như từ "phát minh" ngày nay người ta thường hiểu theo nghĩa sáng chế. Nhưng nếu tra từ điển về nó thì nó không có nghĩa như vậy. Do người ta dùng sai nhiều quá nên nó dần đc coi là đúng. Chứ bản chất vẫn là sai. Bạn có thể lên coi kênh Sean Lê phỏng vấn những nhà ngôn ngữ học Việt Nam đi. Đừng dùng hiểu biết theo thiên kiến của mình mà phản bác.
Dạy tiếng Việt ở Havard xạo quá mấy ông ơi
xạo bằng ông không ahihi
Có đó ạ, chính xác nó là: Chinese, Japanese, Korean and Vietnamese Language Programs
Tôi ra chợ, mua-xấm miếng thịt "Heo" này, mua-xấm miếng thịt "lợn" kia.. Giá bằng nhau. Vì heo là heo, và lợn cũng là heo! Một ký-lô thịt là hai "Ngàn.." Tôi đưa nhân-viên, bán thịt heo-lợn tờ năm-nghìn.. Anh ta, thối-tiền hai-ngàn, và nói... Một ngàn-nghìn tiền phục vụ. Tôi mĩm cười bỏ đi, và..
Ts kiểu quái gì mà không phân biệt được nghĩa khác nhau giữa quốc gia với đất nước !
Thí dụ, công viên quốc gia, rừng quốc gia, chứ chẳng ai kêu là công viên đất nước, rừng đẳt nước cả.
Cần phải kiểm tra lại lý lịch khoa học của cha nội này.
bạn phân biệt xem, hay chỉ là nói theo thói quen ?!?
Việc giáo sư được dạy tiếng Việt tại Liên Xô và sau đó là tại Hoa Kỳ (ĐH Harvard) có lẽ là minh chứng đủ mạnh cho trình độ của ông. Dù mình là người Việt nhưng chưa chắc mình đã hiểu hết sự phức tạp và thú vị của tiếng Việt nếu không đào sâu nghiên cứu
Bạn có nghe hết podcast chưa hay nghe đoạn cắt ngắn rồi nhảy vô phán?
38:46 nè, làm ơn nghe cho trọn vẹn đi ạ! Ý của khách mời rằng "Quốc gia" bị lạm dùng khi dùng nó như danh từ, trong khi nó là một định từ.
Nghe bạn thí dụ là biết chưa nghe trọn đã nhảy vô phang
Có thể cách dùng từ trong cách nói hằng ngày chưa đúng lắm nhưng đã là văn nói thì từ bao lâu nay người Việt đã tự hiểu là đồng nghĩa. Đúng là nếu áp dụng cho văn viết thì nên dùng đúng ngữ pháp thì mới không gây hiểu lầm. Nhưng vấn đề là môn Văn dễ cũng rất dễ nhưng cũng cực kỳ khó. Không phải tự nhiên Tiếng Việt được xếp vào top 10 ngôn ngữ khó nhất TG đâu. Tự hào nhưng cũng nhiều thử thách vì t thấy việc sai chính tả đang càng ngày càng nhiều chứ nói gì dùng TV chuẩn đúng nghĩa. Cơ quan chức năng cần vào cuộc là đúng đấy!!!
❤❤
❤
❤