LVMH và âm mưu thâu tóm Hermès thất bại

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 11 сен 2024
  • Cho đến nay có lẽ chưa có ông lớn nào, vượt qua được tập đoàn LVMH trong lĩnh vực hàng xa xỉ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ông trùm ngành thời trang này, từng vấp phải thất bại cay đắng trong phi vụ thâu tóm Hermès.
    Bernard Arnault là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của LVMH và cũng là một trong những nhân vật quyền lực nhất trong ngành công nghiệp thời trang. Ông đã biến LVMH thành một đế chế toàn cầu với hơn 70 thương hiệu xa xỉ bậc nhất server Trái Đất, trong đó có những tên tuổi hàng đầu như Louis Vuitton, Christian Dior, Tiffany & Co, Hublot, vân vân.
    Quá trình phát triển mạnh mẽ này bắt nguồn từ ý tưởng vô cùng táo bạo của Bernard là gom nhiều thương hiệu xa xỉ về chung một nhà. Trong đó có nhiều thương hiệu là “đối thủ” với nhau. Dù ý tưởng của ông từng gặp nhiều chỉ trích, nhưng rõ ràng Bernard đã thành công.
    Cũng nằm trong top thương hiệu xa xỉ toàn cầu, Hermès - một “ngựa chiến" lâu đời đến từ Pháp, nổi tiếng với những sản phẩm thủ công tinh xảo, nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của ông lớn LVMH. Bernard tin rằng việc sở hữu Hermès sẽ giúp LVMH mở rộng thị phần, củng cố vị thế thống trị trong lĩnh vực hàng xa xỉ.
    Ông này sau đó đã âm mưu âm thầm mua lại cổ phiếu Hermès thông qua các công ty con và các kênh trung gian tài chính, từ đó tăng dần tỷ lệ sở hữu cho đến khi nắm quyền kiểm soát, như cách mà ông đã làm với nhiều thương hiệu.
    Người có tiền nói là làm. Năm 2001, LVMH bắt đầu mua lại 4,9% cổ phiếu của Hermès, với mỗi công ty con giữ cổ phần dưới 5%. Dần dần tích lũy đến năm 2010, LVMH bất ngờ thông báo rằng họ đã nắm giữ 14,2% cổ phần của Hermès và tiếp tục sở hữu 22,6% cổ phần vào năm 2011, sau đó tăng lên 23,1% vào năm 2013.
    Điều đáng nói là, theo luật của Pháp, khi sở hữu hơn 1/3 cổ phần của một công ty đại chúng, nhà đầu tư có quyền mua lại toàn bộ số cổ phần còn lại. Mà lúc này, LVMH đã nắm trong tay hơn 20% cổ phần, nhăm nhe tiến tới thâu tóm hoàn toàn Hermès.
    Thế nhưng, kế hoạch thâu tóm đầy tham vọng này đã nhanh chóng được những người đang điều hành Hermes, cũng là những hậu duệ kế thừa sản nghiệp qua nhiều thế hệ của gia tộc này phát hiện. Họ muốn hoạt động độc lập, hơn là dưới trướng một tập đoàn và hơn hết, Hermès lo ngại rằng, việc sáp nhập với LVMH sẽ phá vỡ bản sắc và di sản lâu đời của thương hiệu.
    Quyết tâm bảo vệ sản nghiệp của gia tộc, Hermès đã kiện LVMH và cáo buộc LVMH thao túng giá cổ phiếu và thực hiện các giao dịch nội gián. Cuộc điều tra sau đó của cơ quan giám sát tài chính Pháp cũng đã phát hiện ra rằng, LVMH thực sự đã bí mật mua cổ phiếu Hermès với mục đích thâu tóm thương hiệu này, chứ không phải đầu tư tài chính như LVMH đã tuyên bố.
    Vào thời điểm đó, Hermès cũng đứng trước một thách thức phức tạp. Theo đó thì, gia đình Hermès gồm 3 nhánh là Puech, Guerrand, Dumase không đạt được sự đồng thuận hoàn toàn về chiến lược phát triển của thương hiệu. Khó khăn hơn là khi Jean - Louis Dumas Hermès, cổ đông lớn và có uy tín trong dòng họ Hermès vừa mất trước đó. Emile Hermès - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hermès lúc bấy giờ đã đứng lên kêu gọi thành viên đang sở hữu cổ phần trong dòng họ cần phải đoàn kết và cùng nhau chống lại âm mưu của LVMH.
    May mắn cho Hermes, trước sức ép ngày càng lớn, chính phủ Pháp đã ra tay can thiệp, buộc LVMH phải phân phối 23% cổ phần của mình tại Hermès cho các cổ đông và nhà đầu tư khác vì những vi phạm trong quá trình mua cổ phiếu. Đồng thời cấm LVMH không được phép mua cổ phiếu của Hermès trong 5 năm sau đó. Sau nhiều nỗ lực nhưng không thành công, Bernard Arnault buộc phải từ bỏ tham vọng thâu tóm Hermès từ năm 2017.
    Để duy trì quyền kiểm soát thương hiệu Hermes và bảo vệ di sản lâu đời của thương hiệu, các thành viên gia đình này đã thiết lập một cấu trúc nắm giữ hơn 50% cổ phiếu, cam kết giữ các cổ phiếu này cho đến năm 2031 bất kể tình huống nào.
    Bất chấp những bất ổn về kinh tế, Hermès vẫn đang trong đà phát triển và ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng. Năm 2020, thời điểm khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, Hermès công bố doanh số lợi nhuận tăng 16% vào cuối năm. Nhờ vậy, Hermès được đánh giá là thương hiệu có khả năng phục hồi nhanh nhất trong lĩnh vực hàng xa xỉ. Và hiện nay, vốn hóa thị trường của Hermès đã lên đến hơn 200 tỷ USD và trong quý I/2024, doanh số bán hàng của Hermès tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, tăng 17% so với quý trước đó.
    ------------
    Xem thêm tại đây:
    👉 / mebrands
    Liên hệ công việc:
    👉 beacons.ai/tra...

Комментарии •