Đôi nét về Cẩm nang "Để Người Khiếm Thính Được Lắng Nghe"
HTML-код
- Опубликовано: 30 окт 2024
- [Lời ngỏ]
"Người hạnh phúc là người lắng nghe, kẻ bất hạnh là kẻ thổ lộ." - Ralph Waldo Emerson
Người khiếm thính bao gồm người điếc, người nghe kém và người bị mất thính lực muộn. Sự phân chia dạng tật của người khiếm thính dựa vào cách họ giao tiếp. Người điếc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu - nói bằng tay. Người nghe kém nghe với máy trợ thính, ốc tai điện cực hay nghe bằng nhìn hình miệng và nói bằng lời. Người mất thính lực muộn nói thông thạo nhưng nghe khó khăn, giao tiếp chủ yếu bằng bút đàm. Cả ba tật trên cần thêm những cách giao tiếp khác như chữ viết, cử chỉ điệu bộ, hình ảnh, …
Với cách giao tiếp đa dạng, người khiếm thính và cộng đồng phải có gắn kết, thấu hiểu - người khiếm thính thấu hiểu bản thân, cộng đồng thấu hiểu người khiếm thính - thì việc hòa nhập xã hội của người khiếm thính mới thật sự và trọn vẹn. Dự án “Để người khiếm thính được lắng nghe” của Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Người khiếm thính (CED) với nhiều hoạt động thực hiện sứ mệnh gắn kết này.
Chuỗi hội thảo “Để người khiếm thính được lắng nghe” với 06 hội thảo có các chủ đề riêng: “Khiếm thính chỉ là bất tiện, không phải bất hạnh”, “Con ơi! Ba Mẹ thương con lắm!”, “Con là niềm tự hào của Cô”, “Số phận do con người tạo ra”, “Phát triển năng lực tự học” và “Tự lực và yêu cầu trợ giúp” đã khơi gợi về năng lực và nhu cầu được lắng nghe của người khiếm thính từ chính người trong cuộc, từ gia đình, giáo viên và những ai đang làm công tác hỗ trợ người khiếm thính.
Và hôm nay đây, Quý độc giả đang cầm trong tay Cẩm nang “Để người khiếm thính được lắng nghe” thành quả của những nỗ lực cùng với bao cung bậc cảm xúc, của những giọt nước mắt đã rơi từ sự chia sẻ của phụ huynh, giáo viên tại hội thảo. Những giọt nước mắt hạnh phúc vì bao nỗi nhọc nhằn được đền đáp - Con em khiếm thính được giáo dục thành công.
Trong nỗi lo lắng tột cùng về tương lai con em khiếm thính, giải pháp luôn là thuốc chữa. Cẩm nang “Để người khiếm thính được lắng nghe” chắc chắn không phải là liều thuốc tiên nhưng là ánh sáng soi rọi một con đường rõ ràng cụ thể - Hãy giáo dục con em khiếm thính làm chủ số phận của mình qua tự học và tự phát triển.
Trân trọng.
Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Người khiếm thính (CED)
ThS. Dương Phương Hạnh - Sáng lập, Giám đốc
--
Mời quý bạn đọc Cẩm nang "Để Người Khiếm Thính Được Lắng Nghe" - bản PDF tại link sau: drive.google.c...