Trong khúc đầu lúc giải thích về nội dung sơ bộ của công ty TNHH MTV với các căn cứ pháp luật có nói sai ở điểm: Luật doanh nghiệp 2022. Nội dung đúng là Luật Doanh nghiệp 2020. Mong mọi người thông cảm. Cảm ơn mọi người đã theo dõi
Tại 22:21 ad có nói đối với Chủ sở hữu là Tổ chức thì bắt buộc phải có Kiểm sát viên. Tuy nhiên, căn cứ tại khoản 1, 2 Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020 thì luật không bắt buộc. Trừ trường hợp Chủ sở hữu là Doanh nghiệp Nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 88. Mong ad làm rõ vấn đề này. Nhưng dù sao thấy kênh này khá hay
Chào bạn, Mình chưa hiểu rõ lắm câu hỏi của bạn. Mình xin ý kiến như sau: - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. - Một thành viên duy nhất trong suốt quá trình hoạt động. Thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài (không thuộc các trương hợp bị cấm). - Công ty sau khi được thành lập sẽ được độc lập hoàn toàn với chủ sở hữu nên nó cũng sẽ có tài sản độc lập (chủ sở hữu phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty), chủ sở hữu trong mối quan hệ với công ty là với tư cách “thành viên”, phải hoạt động theo các nguyên tắc, quy định tại Điều lệ của công ty. - Công ty có tư cách pháp nhân nên phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong kinh doanh. Khi công ty bị phá sản, thành viên công ty cũng không phải lấy thêm tài sản của mình để trả nợ thay cho công ty. - Chủ sở hữu công ty có thể dùng cơ chế chuyển nhượng vốn để rút toàn bộ vốn khỏi công ty nếu chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của mình cho người khác. Hoặc công ty chuyển sang cơ chế hoạt động của mô hình công ty nhiều chủ sở hữu và có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn vay. Trên đây là một vài thông tin chia sẻ cùng bạn. Thân ái
Chào bạn Liên quan đến câu hỏi của bạn, mình chia sẻ một vài ý như sau: Đầu tiên: Theo điều 5 Luật DN: Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp thì: Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp Thứ hai, từ điều 74 trở đi của Luật DN quy định về loại hình DN công ty TNHH MTV: thì quy định rõ loại hình của doanh nghiệp, quy định về góp vốn, quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu… Do đó, bạn có thể tham khảo các nội dung này giúp mình nhé. Thân
Chào em Không rõ em có nhầm lẫn hay không? Mua cổ phần của công ty cổ phần hay là mua phần vốn góp của công ty TNHH? Ở đây, mình chia sẻ nội dung như thế này xem có đúng ý của bạn không nhé? Nếu không đúng bạn cứ nhắc lại nha. Có 2 nội dung: 1. Công ty TNHH một thành viên là tổ chức có tư cách pháp nhân. Công ty sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền góp vốn hoặc mua cổ phần, vốn góp các doanh nghiệp khác. Chủ sở hữu công ty có quyền góp vốn hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp khác. Công ty TNHH một thành viên có quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp các doanh nghiệp khác. Cụ thể là các loại hình: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. 2. Thuê mướn tài sản của công ty và tài sản của cá nhân Khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp quy định: “1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.” Bên cạnh đó, Điều 77 Luật Doanh nghiệp quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty.“… 3. Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Như vậy, tài sản phải tách biệt với tài sản của công ty. Với cương vị là đại diện của doanh nghiệp, CSH có thể tiến hành các giao dịch dân sự giữa công ty với chính CSH để phục vụ nhu cầu của công ty. Một vài chia sẻ cùng bạn
Chào em, Liên quan câu hỏi của em, mình có một số thông tin chia sẻ như sau: Đầu tiên, chúng ta hiểu rằng, CTY TNHH MTV có hai loại hình là công ty có chủ sở hữu (CSH) là cá nhân và công ty có chủ sở hữu là tổ chức. + Đối với công ty có CSH là tổ chức: Với hình thức này cũng sẽ có 2 loại CSH là doanh nghiệp khác (k phải vốn của NN) và doanh nghiệp nhà nước. Thế thì Pháp luật chỉ bắt buộc thành viên BKS đối với loại hình có CSH là tổ chức doanh nghiệp nhà nước mà thôi, Còn CSH là các doanh nghiệp khác thì không bắt buộc (ngoại trừ theo điều lệ công ty quy định phải có) + Đối với Cty có CSH là cá nhân: Pháp luật không quy định về bắt buộc phải có kiểm soát với loại hình này, vì về thực tế cho thấy các công ty có vốn CSH là cá nhân thì CSH thường trực tiếp quản lý điều hành công ty nên việc quản lý kiểm soát này cũng không qúa phức tạp và thường các loại hình này sẽ không có kiểm soát (Dĩ nhiên, cũng có ngoại lệ nếu điều lệ quy định. Chẳng hạn anh A được anh B uỷ quyền cho vốn để thành lập cty TNHH 1TV mà anh A được làm đại diện CSH. Và do k thể tham gia vào điều hành, kiểm soát nên anh B yêu cầu trong điều lệ cty phải có kiểm soát thì lúc này công ty này sẽ có kiểm soát) Như vậy, tóm lại về quy định của pháp luật thì chỉ có công ty TNHH 1TV mà có chủ sở hữu công ty là DN nhà nước thì bắt buộc phải có kiểm soát (theo điều 79 LDN). Còn lại thì không bắt buộc ngoại trừ điều lệ công ty có quy định. Trên đây một số nội dung chia sẻ cùng bạn.
Dạ cho em hỏi ạ. Khi công ty xảy ra sự cố thì chủ sở hữu công ty phải dùng tài sản của mình để xử lý sự cố tài chính. Vấn đề pháp lý được đề cập là gì ạ?
Chào em. Trước tiên, công ty TNHH 1TV là loại hình DN đối vốn, tức là chủ sở hữu của DN chỉ chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính của công ty trong số vốn đã góp. Do đó, các trường hợp phải dùng tài sản của mình để xử lý sự cố tài chính ở đây sẽ xảy ra tại các trường hợp: - Theo quy định tại điều 75 của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì, chủ sở hữu Công ty TNHH 1 thành viên có nghĩa vụ góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; nếu không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn 90 ngày, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ - Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty (khoản 5 điều 77 Luật doanh nghiệp năm 2020) Như vậy, có 2 khả năng mà bạn đề cập sẽ xảy ra. Một vài chia sẻ cùng bạn Thân ái
Cho mình hỏi chút: cơ cấu công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu dạng: Hội đồng thành viên, tổng giám đốc (người đại diện PL) thì Chủ tịch hội đồng thành viên có thể thay mặt Hội đồng thành viên quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm người đại diện PL được ko ạ?
Dạ thầy cho e hỏi theo k1 Điều 53 “Trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên công ty”. Vậy theo quy định này thì trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết nhưng theo cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên thì gồm có cá nhân, tổ chức nên trong trường hợp này nếu thành viên công ty là tổ chức thì có thể áp dụng theo k1 Điều 53 không ạ? Em xin cảm ơn
Chào em. Với tổ chức thì sẽ có cử người đại diện của tổ chức đó tại DN được thành lập mới nha em. Ví dụ: Với các DN có vốn của nhà nước, thì tại các DN được thành lập, Nhà nước sẽ cử 1 hoặc nhiều đại diện cho mình tham gia quản lý. Và nếu người này có xảy ra chuyện gì thì tổ chức sẽ thay thế người khác em nhé. Thân ái
Ls cho em hỏi: cổ đông phổ thông có nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công ty đươc cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Câu này là đúng hay sai ạ? Tại sao?
Chào em. Câu này sẽ có 2 ý như sau. - Sẽ không sai nếu điều lệ quy định thời gian này. - Sẽ sai nếu điều lệ không quy định. Theo Luật DN2020 quy định tài điều 113 thì: Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Em cân nhắc thêm theo yêu cầu của bài tập để lựa chọn câu trả lời cho đúng. Vì thông thường, các giảng viên ra bài tập thường sẽ có các ý khác để đánh lừa SV nếu không tinh ý. Như ý mình nói ở trên là điều lệ hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần có thời gian quy định khác Luật quy định. Thân ái
Thầy cho e hỏi với ạ. Ông Nguyễn là giám đốc của công ty TNHH 2 thành viên. Vì tình hình kinh doanh trong bối cảnh covid 19 phức tạp, công ty quyết định giải thể. Sau khi hoàn tất thủ tục giải thể, ông Nguyễn muốn tự mình đầu tư vốn thành lập công tu TNHH 1 thành viên kinh doanh lữ hành và nội địa và quốc tế có được hay không? Giải thích. Mong sẽ được thầy hồi đáp. E cảm ơn nhiều ạ
Chào bạn. Liên quan đến câu hỏi của bạn như sau: Giải thể và phá sản khác nhau, Với giải thể nó xuất phát từ trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không tìm được phương hướng giải quyết, thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Chủ doanh có sự tự chủ về mọi mặt, mang yếu tố tự quyết của chủ doanh nghiệp, các thành viên hợp danh, cổ đông điều hành công ty. Tức là chủ DN đã lường trước được sự tình và dừng đúng lúc, không để hậu quả lớn xay ra như phá sản là mất toàn bộ khả năng thanh khoản, ảnh hưởng nhiều thứ....(và chủ DN sẽ bị cấm có thời hạn hoặc vĩnh viễn quản lý ở các DN mới kể từ khi có quyết định phá sản của Toà án) và với trường hợp bạn đề này, tất cả thủ tục đều phù hợp, theo quy định chung của Luật DN, Người chủ doanh nghiệp sau khi giải thể hoàn toàn có thể thành lập một đơn vị doanh nghiệp mới. Trên đây, mình chỉ điểm một vài ý, bạn có thể tham khảo thêm tại nội dung về giải thể, phá sản để nắm rõ thêm.
Trong khúc đầu lúc giải thích về nội dung sơ bộ của công ty TNHH MTV với các căn cứ pháp luật có nói sai ở điểm: Luật doanh nghiệp 2022. Nội dung đúng là Luật Doanh nghiệp 2020. Mong mọi người thông cảm. Cảm ơn mọi người đã theo dõi
Tại 22:21 ad có nói đối với Chủ sở hữu là Tổ chức thì bắt buộc phải có Kiểm sát viên. Tuy nhiên, căn cứ tại khoản 1, 2 Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020 thì luật không bắt buộc. Trừ trường hợp Chủ sở hữu là Doanh nghiệp Nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 88. Mong ad làm rõ vấn đề này.
Nhưng dù sao thấy kênh này khá hay
dễ hiểu quá ạ❤❤
giọng dễ nghe, dễ hiểu ạ
Luật sư cho tôi hỏi, theo điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020, thì Công ty TNHH MTV do tổ chức sở hữu đâu có bắt buộc phải có Ban kiểm sát đâu nhỉ?
ad có thể cho em hỏi " so sánh công ty với hợp tác xã" thì làm sao ạ? Mong ad giúp e với
Ad có thể phân tích bản chất pháp lí của công ty TNHH 1thành viên được không ạ?
Chào bạn,
Mình chưa hiểu rõ lắm câu hỏi của bạn. Mình xin ý kiến như sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Một thành viên duy nhất trong suốt quá trình hoạt động. Thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài (không thuộc các trương hợp bị cấm).
- Công ty sau khi được thành lập sẽ được độc lập hoàn toàn với chủ sở hữu nên nó cũng sẽ có tài sản độc lập (chủ sở hữu phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty), chủ sở hữu trong mối quan hệ với công ty là với tư cách “thành viên”, phải hoạt động theo các nguyên tắc, quy định tại Điều lệ của công ty.
- Công ty có tư cách pháp nhân nên phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong kinh doanh. Khi công ty bị phá sản, thành viên công ty cũng không phải lấy thêm tài sản của mình để trả nợ thay cho công ty.
- Chủ sở hữu công ty có thể dùng cơ chế chuyển nhượng vốn để rút toàn bộ vốn khỏi công ty nếu chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của mình cho người khác. Hoặc công ty chuyển sang cơ chế hoạt động của mô hình công ty nhiều chủ sở hữu và có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn vay.
Trên đây là một vài thông tin chia sẻ cùng bạn.
Thân ái
Dạ cho e hỏi là Tại sao pháp luật chỉ quy định việc kiểm soát các giao dịch, hợp đồng đối với công ty TNHH 1TV mà chủ sở hữu là tổ chức? Ạ
Dạ cho em hỏi Trường hợp nào mà thành viên Công ty TNHH MTV phải chịu trách nhiệm vô hạn ạ?
Dạ cho em hỏi tư cách xác lập chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên là theo điều luật nào và như thế nào ạ?
Chào bạn
Liên quan đến câu hỏi của bạn, mình chia sẻ một vài ý như sau:
Đầu tiên: Theo điều 5 Luật DN: Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp thì: Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp
Thứ hai, từ điều 74 trở đi của Luật DN quy định về loại hình DN công ty TNHH MTV: thì quy định rõ loại hình của doanh nghiệp, quy định về góp vốn, quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu…
Do đó, bạn có thể tham khảo các nội dung này giúp mình nhé.
Thân
dạ cho con hỏi ạ. Lý do gì mà chủ sở hữu công ty TNHH 1TV không được công ty mua lại cổ phần ? Còn công ty TNHH 2 thành viên và CTCP thì được quyền ?
Chào em
Không rõ em có nhầm lẫn hay không? Mua cổ phần của công ty cổ phần hay là mua phần vốn góp của công ty TNHH?
Ở đây, mình chia sẻ nội dung như thế này xem có đúng ý của bạn không nhé? Nếu không đúng bạn cứ nhắc lại nha. Có 2 nội dung:
1. Công ty TNHH một thành viên là tổ chức có tư cách pháp nhân. Công ty sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền góp vốn hoặc mua cổ phần, vốn góp các doanh nghiệp khác. Chủ sở hữu công ty có quyền góp vốn hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp khác. Công ty TNHH một thành viên có quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp các doanh nghiệp khác. Cụ thể là các loại hình: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
2. Thuê mướn tài sản của công ty và tài sản của cá nhân
Khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp quy định: “1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.”
Bên cạnh đó, Điều 77 Luật Doanh nghiệp quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty.“… 3. Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Như vậy, tài sản phải tách biệt với tài sản của công ty. Với cương vị là đại diện của doanh nghiệp, CSH có thể tiến hành các giao dịch dân sự giữa công ty với chính CSH để phục vụ nhu cầu của công ty.
Một vài chia sẻ cùng bạn
dạ cho em hỏi là đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì các trường hợp buộc thành lập ban kiểm soạt là gì ạ
Chào em,
Liên quan câu hỏi của em, mình có một số thông tin chia sẻ như sau:
Đầu tiên, chúng ta hiểu rằng, CTY TNHH MTV có hai loại hình là công ty có chủ sở hữu (CSH) là cá nhân và công ty có chủ sở hữu là tổ chức.
+ Đối với công ty có CSH là tổ chức: Với hình thức này cũng sẽ có 2 loại CSH là doanh nghiệp khác (k phải vốn của NN) và doanh nghiệp nhà nước. Thế thì Pháp luật chỉ bắt buộc thành viên BKS đối với loại hình có CSH là tổ chức doanh nghiệp nhà nước mà thôi, Còn CSH là các doanh nghiệp khác thì không bắt buộc (ngoại trừ theo điều lệ công ty quy định phải có)
+ Đối với Cty có CSH là cá nhân: Pháp luật không quy định về bắt buộc phải có kiểm soát với loại hình này, vì về thực tế cho thấy các công ty có vốn CSH là cá nhân thì CSH thường trực tiếp quản lý điều hành công ty nên việc quản lý kiểm soát này cũng không qúa phức tạp và thường các loại hình này sẽ không có kiểm soát (Dĩ nhiên, cũng có ngoại lệ nếu điều lệ quy định. Chẳng hạn anh A được anh B uỷ quyền cho vốn để thành lập cty TNHH 1TV mà anh A được làm đại diện CSH. Và do k thể tham gia vào điều hành, kiểm soát nên anh B yêu cầu trong điều lệ cty phải có kiểm soát thì lúc này công ty này sẽ có kiểm soát)
Như vậy, tóm lại về quy định của pháp luật thì chỉ có công ty TNHH 1TV mà có chủ sở hữu công ty là DN nhà nước thì bắt buộc phải có kiểm soát (theo điều 79 LDN). Còn lại thì không bắt buộc ngoại trừ điều lệ công ty có quy định.
Trên đây một số nội dung chia sẻ cùng bạn.
❤❤
Dạ cho em hỏi ạ. Khi công ty xảy ra sự cố thì chủ sở hữu công ty phải dùng tài sản của mình để xử lý sự cố tài chính. Vấn đề pháp lý được đề cập là gì ạ?
Chào em.
Trước tiên, công ty TNHH 1TV là loại hình DN đối vốn, tức là chủ sở hữu của DN chỉ chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính của công ty trong số vốn đã góp.
Do đó, các trường hợp phải dùng tài sản của mình để xử lý sự cố tài chính ở đây sẽ xảy ra tại các trường hợp:
- Theo quy định tại điều 75 của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì, chủ sở hữu Công ty TNHH 1 thành viên có nghĩa vụ góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; nếu không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn 90 ngày, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ
- Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty (khoản 5 điều 77 Luật doanh nghiệp năm 2020)
Như vậy, có 2 khả năng mà bạn đề cập sẽ xảy ra. Một vài chia sẻ cùng bạn
Thân ái
@@phapluatonline7590 dạ em cảm ơn ạ
Cho mình hỏi chút: cơ cấu công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu dạng: Hội đồng thành viên, tổng giám đốc (người đại diện PL) thì Chủ tịch hội đồng thành viên có thể thay mặt Hội đồng thành viên quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm người đại diện PL được ko ạ?
Dạ thầy cho e hỏi theo k1 Điều 53 “Trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên công ty”. Vậy theo quy định này thì trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết nhưng theo cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên thì gồm có cá nhân, tổ chức nên trong trường hợp này nếu thành viên công ty là tổ chức thì có thể áp dụng theo k1 Điều 53 không ạ? Em xin cảm ơn
Chào em.
Với tổ chức thì sẽ có cử người đại diện của tổ chức đó tại DN được thành lập mới nha em. Ví dụ: Với các DN có vốn của nhà nước, thì tại các DN được thành lập, Nhà nước sẽ cử 1 hoặc nhiều đại diện cho mình tham gia quản lý. Và nếu người này có xảy ra chuyện gì thì tổ chức sẽ thay thế người khác em nhé.
Thân ái
Ls cho em hỏi: cổ đông phổ thông có nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công ty đươc cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Câu này là đúng hay sai ạ? Tại sao?
Chào em.
Câu này sẽ có 2 ý như sau.
- Sẽ không sai nếu điều lệ quy định thời gian này.
- Sẽ sai nếu điều lệ không quy định. Theo Luật DN2020 quy định tài điều 113 thì: Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
Em cân nhắc thêm theo yêu cầu của bài tập để lựa chọn câu trả lời cho đúng. Vì thông thường, các giảng viên ra bài tập thường sẽ có các ý khác để đánh lừa SV nếu không tinh ý. Như ý mình nói ở trên là điều lệ hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần có thời gian quy định khác Luật quy định.
Thân ái
Thầy cho e hỏi với ạ. Ông Nguyễn là giám đốc của công ty TNHH 2 thành viên. Vì tình hình kinh doanh trong bối cảnh covid 19 phức tạp, công ty quyết định giải thể. Sau khi hoàn tất thủ tục giải thể, ông Nguyễn muốn tự mình đầu tư vốn thành lập công tu TNHH 1 thành viên kinh doanh lữ hành và nội địa và quốc tế có được hay không? Giải thích. Mong sẽ được thầy hồi đáp. E cảm ơn nhiều ạ
Chào bạn. Liên quan đến câu hỏi của bạn như sau:
Giải thể và phá sản khác nhau, Với giải thể nó xuất phát từ trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không tìm được phương hướng giải quyết, thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Chủ doanh có sự tự chủ về mọi mặt, mang yếu tố tự quyết của chủ doanh nghiệp, các thành viên hợp danh, cổ đông điều hành công ty. Tức là chủ DN đã lường trước được sự tình và dừng đúng lúc, không để hậu quả lớn xay ra như phá sản là mất toàn bộ khả năng thanh khoản, ảnh hưởng nhiều thứ....(và chủ DN sẽ bị cấm có thời hạn hoặc vĩnh viễn quản lý ở các DN mới kể từ khi có quyết định phá sản của Toà án) và với trường hợp bạn đề này, tất cả thủ tục đều phù hợp, theo quy định chung của Luật DN, Người chủ doanh nghiệp sau khi giải thể hoàn toàn có thể thành lập một đơn vị doanh nghiệp mới.
Trên đây, mình chỉ điểm một vài ý, bạn có thể tham khảo thêm tại nội dung về giải thể, phá sản để nắm rõ thêm.
@@phapluatonline7590 vâng e cảm ơn nhiều ạ