Bài giảng Luật Doanh nghiệp 2020 _ Bài 8_ Công ty Cổ phần

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 25 окт 2024

Комментарии • 52

  • @anhletu5296
    @anhletu5296 2 года назад +1

    Dạ cho em hỏi tại sao cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ dành cho 2 đối tượng là cổ đông sáng lập và tổ chức được Chính phủ ủy quyền vậy ạ ?

  • @minhtamnguyen5941
    @minhtamnguyen5941 Месяц назад

    Thầy ơi, em có câu hỏi muốn hỏi: Nếu các nhà đầu tư thành lập CTCP thỏa thuận và ghi trong Điều lệ công ty là: Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký thành lập, nếu có cổ đông muốn chuyển nhưng cổ phần thì ưu tiên chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập và trong vòng 90 ngày, nếu các cổ đông sáng lập không mua/ khoing mua hết thì được tự chi chuyển nhượng cho người ngoài. Thì cái việc thỏa thuận và ghi vào Điều lệ công ty của các nhà đầu tư ở đây có là hợp pháp luật không ạ? Họ có thể thành lập CTCP với điều kiện như thế không ạ? Em cảm ơn ạ

  • @MaiNguyen-cu9vp
    @MaiNguyen-cu9vp Год назад

    thầy ơi em có câu hỏi:
    CTCP có 3 cổ đông sáng lập: A (60% CP); B (15% CP) và C (25% CP), cty thành lập năm 2002. Năm 2023, B và C chuyển nhượng lần lượt 10% và 5% CP của mình cho D và E. Các cổ đông muốn tư vấn thủ tục thay đổi cổ đông, vậy em muốn hỏi:
    - TH này sẽ làm thủ tục thay đổi CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP đúng không ạ?
    - Nếu khách hàng vẫn muốn giữ nguyên 3 cổ đông sáng lập là A B C, D và E chỉ là cổ đông phổ thông thì có cần thực hiện thủ tục gì không?
    Mong nhận được phản hồi từ thầy và các bạn, em xin chân thành cảm ơn!

  • @manhhungnguyen7103
    @manhhungnguyen7103 Год назад

    CT HĐQT đc làm Giám đốc ( Tổng Giám đốc) là theo luật nào, điều nào, ...quy định vậy? Làm ơn chỉ giúp! Tks!

  • @DoanThiThuyDuongka
    @DoanThiThuyDuongka 5 месяцев назад

    Thầy ơi cho em hỏi công ty cổ phần có quyền thành lập doanh nghiệp khác k ạ

  • @ucminh7218
    @ucminh7218 3 года назад +2

    Dạ em chào thầy, bài giảng thầy rất hữu ích với em. Em còn chỗ thắc mắc là trong các quy định về cơ cấu tổ chức quản lý, quyền và nghĩa vụ của cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần thì có những điều luật nào so với đời sống hiện nay là chưa ổn, đọc vô khó hiểu hoặc gây hiểu nhiều nghĩa và khi người ta áp dụng trong thực tế bị vướng mắc, không áp dụng được không ạ?

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 года назад +2

      hào bạn
      Liên quan đến câu hỏi của bạn, nếu đi sâu vào nghiên cứu thì khá là nhiều, vì mỗi DN sẽ có các đặc thù khác nhau nên vẫn ít nhiều bị ảnh hưởng, mình ví dụ và chia sẻ một vài ý như sau:
      - Về người có liên quan Khoản 23 điều 4. Luật không giải thích như thế nào thì những cá nhân, tổ chức đó được xem là “có khả năng chi phối hoạt động” của công ty. Ví dụ: một người nhờ người khác đứng tên thành lập công ty, còn mình thì đứng sau thực chất điều hành và quản lý công ty. Vậy thì giao dịch giữa công ty với người đó (người ẩn danh) hoặc người có liên quan của người đó có thể sẽ cần phải có được sự chấp thuận nội bộ của công ty. Điều này vô hình dung nếu có sự móc nối sẽ ít nhiều đến việc điều hành quản lý. Đây chỉ là 1 ví dụ điển hình, còn nhiều trường hợp khác có thể xảy ra.
      - Quyền khởi kiện của cổ đông: theo điều 166: Luật không nói rõ “người khác” ở đây là ai và quyền khởi kiện của cổ đông, nhóm cổ đông này khác gì với quyền khởi kiện (chẳng hạn như kiện để đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) của chính những “người khác” đó? tại sao cổ đông, nhóm cổ đông đó khởi hiện vì quyền lợi cho “người khác” chứ không phải của công ty mà chi phí khởi kiện lại được tính vào chi phí của công ty, hay nói cách khác là sẽ được công ty hoàn lại? sẽ có nhiều trường hợp việc khởi kiện sẽ xảy ra xuất phát từ việc thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc đang thực hiện vai trò của mình trong công ty. Khi đó, hành động hay quyết định của họ sẽ có giá trị ràng buộc công ty, nhân danh công ty và vì lợi ích của công ty. Nếu hành động hay quyết định đó gây thiệt hại cho “người khác”, theo tư duy thông thường, “người khác” đó phải kiện công ty. Nếu công ty phải bồi thường thiệt hại cho “người khác”, tới lượt mình, công ty có thể kiện Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc để yêu cầu bù đắp cho công ty khoản tiền mà công ty đã phải bồi thường cho “người khác” đó và những thiệt hại khác phát sinh từ vụ kiện của “người khác” đó.
      - Thời gian góp vốn: vẫn quy định 90 ngày nhưng Đặt ra thời hạn mà không có điểm bắt đầu thì khó mà xác định được khi nào mới hết khoảng thời gian đó. Ví dụ: vốn đăng ký thật lớn nhưng vốn thực góp trong ba tháng đầu có thể rất nhỏ. Hoặc đăng ký vốn ban đầu nhỏ, đăng ký vốn góp thêm lớn hơn vì Luật mới vẫn không đặt ra thời hạn cho vốn góp thêm. => Điều này cũng ảnh hưởng đến vấn đề điều hành. Vì ban đầu, thông thường người có số cổ phần lớn nhất thường là đại diện vị trí quản lý cao trong công ty như Chủ tịch HĐQT, TGĐ, mà việc góp vốn chậm trễ sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN trong khi các quyền quyết định vẫn chính ở những người này.
      - Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông: Điều 115 - Luật loại trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty ra khỏi phạm vi của điều này, tức là cổ đông sẽ không có quyền tiếp cận loại tài liệu này. Thế nào là “bí mật thương mại” vì luật chuyên ngành là Luật Sở hữu trí tuệ chỉ quy định về “bí mật kinh doanh”. Như vậy, công ty có thể lạm dụng loại trừ này để cho rằng một tài liệu nào đó là bí mật thương mại để từ chối không cho cổ đông tiếp cận. => Sẽ là khe hở để che dấu đi những nội dung không muốn công bố.
      ….
      Trên đây là một số thông tin chia sẻ cùng bạn

    • @ucminh7218
      @ucminh7218 3 года назад

      @@phapluatonline7590 dạ em cảm ơn thầy

    • @anduong5599
      @anduong5599 Год назад

      @@phapluatonline7590 cho em hỏi về phần góp vốn 90 ngày, sao thầy lại nói không có điểm bắt đầu khi luật đề là 90 ngày kể từ lúc doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đkkd vậy ạ

  • @hientrieuhoang7310
    @hientrieuhoang7310 2 года назад

    Thầy ơi cho em hỏi điều lệ công ty cổ phần có thể quy định những nội dung sau không ạ.
    1) Cuộc họp lần thứ nhất của Đại hội đồng cổ đông được coi là hợp lệ khi có số cổ đông đại diện cho ít nhất 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự;
    2) Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Ban Kiểm soát hoặc của cổ đông khác;
    3) Đối với mọi nội dung, Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp tán thành;
    4) Tranh chấp giữa các cổ đông và giữa các cổ đông với công ty trước hết phải được giải quyết thông qua Đại hội đồng cổ đông và những nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ quy định trong Điều lệ công ty.

  • @25aokimngan20
    @25aokimngan20 Год назад

    Dạ thầy ơi cho e hỏi về phần đặc điểm thành viên là:cơ chế kết nạp và cơ chế rời khỏi như thế nào ạ

  • @starwars_nguyenochaugiang3197
    @starwars_nguyenochaugiang3197 3 года назад +3

    Em thấy trong luật DN 2020 họ nói là dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% cổ phần cty thì ko bắt buộc phải có ban kiểm soát. Có nghĩa là cty có 11 cổ đông trở lên VÀ các cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% cổ phần cty thì phải có BKS, nhma trong video thầy nói HOẶC, vậy cho e hỏi là chỉ cần 1 trong 2 hay là cả 2 ạ?

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 года назад

      Chào em,
      Liên quan câu hỏi của em, mình có một số thông tin chia sẻ như sau:
      + Thứ nhất, Với trường hợp số cổ đông dưới 11 và cổ đông là tổ chức sở hứu dưới 50% cổ phần thì không bắt buộc phải có BKS (Tuy nhiên, nếu điều lệ có quy định phải có thì dĩ nhiên vẫn bắt buộc phải lập bạn nhé)
      + Thứ hai, với trường hợp nếu có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu từ 50% tổng số cổ phần trở lên thì bắt buộc phải có BKS. Như vậy, Chỉ cần thoả mãn 1 trong 2 điều kiện này là bắt buộc phải có BKS rồi bạn nhé. Ví dụ như sẽ có các trường hợp có thể xảy ra: có thể số cổ đông trên 11 và chỉ là cá nhân hoặc có thể cổ đông bao gồm cả cá nhân và tổ chức (số cá nhân trên 11, tổ chức 11 và tổ chức > 50%). các tỷ lệ này đều phải lập BKS.
      Trên đây một số nội dung chia sẻ cùng bạn.

    • @starwars_nguyenochaugiang3197
      @starwars_nguyenochaugiang3197 3 года назад

      @@phapluatonline7590 dạ e cảm ơn ạ

    • @giahuyle3067
      @giahuyle3067 3 года назад +1

      thầy ơi vậy theo thầy thì luật này người ta sử dụng từ "và" có dễ gây hiểu nhầm không ạ? người ta sẽ hiểu nhầm thành phải thỏa mãn cả hai: có 11 cổ đông trở lên và các cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% cổ phần cty ý ạ.

    • @lamhuynhtranhoai6971
      @lamhuynhtranhoai6971 Год назад +1

      1 cổ đông mà trên 50% cổ phần đó là có sự góp vốn của nhà nước. Do đó phải có ban kiểm soát á

  • @nuongangthi212
    @nuongangthi212 2 года назад

    Vậy cho hỏi thêm công ty cổ phần Kinh doanh bốn không của droppii có giấy phép kinh doanh không vậy

  • @NganThanh-yd6xy
    @NganThanh-yd6xy 2 года назад

    Thầy cho em hỏi thực trạng pháp luật về tổ chức lại công ty cổ phần là sao a có ưu điểm hay hạn chế như thế nào v ạ , mong thầy giải đáp thắc mắc giúp e

  • @hanhat5297
    @hanhat5297 3 года назад +1

    Phương pháp huy động vốn của công ty cổ phần Vốn góp ban đầu,Huy động vốn từ lợi nhuận không chia,Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu,Huy động vốn bằng tín dụng Ngân hàng,. Huy động vốn bằng tín dụng thương mại,Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu đúng không ạ theo luật mới nhất đúng không thầy mong thầy giúp em

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 года назад +1

      Chào bạn,
      Theo như nội dung bạn gửi, thì hiện tại có khoảng 6 hình thức huy động vốn như bạn đề cập. Thân

  • @thanhtrong2226
    @thanhtrong2226 3 года назад +2

    Xin phép hỏi Thầy đối với người lao động thì Tổng giám đốc/giám đốc ký hợp đồng lao động để làm việc. Vậy còn Tổng giám đốc/giám đốc có ký hợp đồng lao động không, hay chỉ cần quyết định bổ nhiệm? Hay là cả 2 vừa hdld vừa quyết định bổ nhiệm mới đúng quy định pháp luật?

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 года назад +2

      Chào bạn
      Liên quan đến nội dung của bạn. Ngoài nội dung quyết định bổ nhiệm như bạn đề cập. Về cơ bản các DN sẽ tiến hành bao gồm cả 2 luôn bạn nhé, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của TGĐ/GĐ không những trong hoạt động điều hành tại DN mà còn cả của cá nhân (ví dụ như vay tín dụng cho mục đích cá nhân chẳng hạn, phải chứng minh thu nhập và phải có HĐLĐ để gửi tổ chức tín dụng chẳng hạn). Mình chia sẻ thêm về trường hợp cần ký HĐLĐ thì thực hiện như sau:
      Thứ nhất: Theo Luật DN thì HĐTV/HĐQT sẽ bầu, bổ nhiệm TGĐ/GĐ hoặc theo quy định khác của điều lệ công ty. Và theo Luật dân sự khoản 3, điều 141 “Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”
      => Theo căn cứ trên thì cá nhân, pháp nhân không được nhân danh người được đại diện để xác lập thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó.
      Do đó, trong trường hợp của bạn, GĐ/TGĐ không thể đại diện cho công ty ký hợp đồng với chính mình được. Trong trường hợp này có các hướng để giải quyết:
      - Nếu Đại diện theo PL của công ty là Chủ tịch HĐQT/HĐTV thì có thể ký HĐLĐ với TGĐ/GĐ
      - TGĐ/GĐ có thể ủy quyền cho phó TGĐ/giám đốc hoặc 1 cá nhân khác đại diện cho công ty ký hợp đồng lao động với mình.
      - Thứ hai, TGĐ/GĐ có thể ủy quyền cho một người khác để đại diện cho TGĐ/GĐ với tư cách là người lao động ký hợp đồng với công ty
      Thứ hai, liên quan đến các quyền lợi về bảo hiểm. Tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về đối tượng áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội như sau: “1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động…”.
      Theo quy định trên, GĐ/TGĐ không được ký kết hợp đồng lao động với công ty nhưng sẽ được áp dụng theo các chế độ của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Do đó, GĐ/TGĐ sẽ tham gia đóng bảo hiểm xã hội như một người lao động bình thường.
      Hy vọng thông tin này giúp ích được cho bạn. Thân

    • @thanhtrong2226
      @thanhtrong2226 3 года назад

      @@phapluatonline7590 dạ cảm ơn Thầy!

    • @baonguyen5028
      @baonguyen5028 2 года назад

      1008¹

  • @AiLy-mv5mo
    @AiLy-mv5mo 3 года назад +1

    Dạ e chào thầy ạ, có chỗ em vẫn còn thắc mắc là "Vì sao luật quy định về hạn chế quyền tự do chuyển nhượng của Cổ đông phổ thông trong 3 năm đầu theo K3 Đ120 LDN 2020?". Mong thầy giải đáp giúp em với ạ. Em cảm ơn thầy nhìu.

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 года назад +10

      Chào em. Nội dung này cũng khá đơn giản thôi em. Mình hiểu như thế này:
      Pháp luật ban hành quy định này nhằm để bảo vệ lợi ích của những người đến mua cổ phần sau khi công ty thành lập. Nghĩa là, các cổ đông đã có ý tưởng sáng lập ra công ty thì phải có trách nhiệm gắn bó với công ty, không được tùy ý từ bỏ công ty, vì trong khoảng thời gian 3 năm đầu là khoảng thời gian bản lề, nền móng của 1 doanh nghiệp, thành hay bại là ở khởi điểm này, đi từ con số 0 đi lên mà.
      Khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần cho cá nhân khác dễ dẫn đến các bất ổn trong hoạt động của công ty vì họ là những người gắn bó với doanh nghiệp từ ngay những ngày đầu doanh nghiệp thành lập, cơ bản là họ hiểu nhau, cùng gắn kết với nhau để tạo dựng DN này, hay nói cách hàng cơ bản cùng chí hướng, bây giờ thêm 1 người mới vào, các khía cạnh từ định hướng lẫn quản lý sẽ xáo trộn. Do đó, Việc một cổ đông sáng lập rời khỏi công ty phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, tức là phải được sự đồng ý của các cổ đông khác.
      Một vài chia sẻ cùng em

  • @dilysle
    @dilysle 3 года назад

    thầy ơi cho em hỏi Khi CTY đc niêm yết trên sàn giao dịch giá của cp công ty do ai quyết định . Câu này trả lời sao vậy ạ

  • @phambaophuong9405
    @phambaophuong9405 2 года назад

    Dạ cho em hỏi hạn chế/ bất cập trong các quy định có liên quan của cổ đông ưu đãi biểu quyết là gì vậy ạ, em cảm ơn nhiều ạ

  • @tranvi5218
    @tranvi5218 2 года назад

    Dạ cho em có một câu hỏi là tại sao nói công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp thích hợp với mục tiêu kinh doanh quy mô lớn

    • @quynhminh1469
      @quynhminh1469 2 года назад

      Mk nghĩ do không giới hạn cổ đông,lại được phát hành chứng khoán

  • @NguyenHoa-nd6kx
    @NguyenHoa-nd6kx 3 года назад +1

    Cho e hỏi khi không cổ đông sáng lập không đủ tiền thanh toán số CP đã đăng kí thì công ty có thể bán lại số CP của đó cho người khác không phải là cổ đông sáng lập và rút tên ông ra khỏi danh sách cổ đông sáng lập không ạ

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 года назад +1

      Chào em.
      - Nếu như Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác.
      - Đối với Cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán em nhé (tức là áp dụng cho cả trường hợp chưa thanh toán và thanh toán 1 phần).
      - Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó”.
      Trên đây là một số thông tin chia sẻ cùng em. Em có thểm tham khảo thêm điều 113, điều 120 Luật DN
      Thân

  • @dilysle
    @dilysle 3 года назад +1

    cho em hỏi cổ phần nào được ưu tiên chia lợi tức trong công ty cổ phần vậy ạ

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 года назад +2

      Chào bạn, liên quan đến câu hỏi của bạn, mình xin chia sẻ như sau:
      Theo Luật DN 2020. Công ty Cổ phần sẽ có các loại cổ phần như sau:
      - Cổ phần phổ thông: Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty
      - Cổ phần ưu đãi cổ tức: cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
      - Cổ phần ưu đãi hoàn lại: là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu.
      - Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
      - Cổ phần ưu đãi khác nếu có tuỳ vào từng DN
      Như vậy, nhìn qua và theo quy định của Luật DN thì sẽ thấy rằng thứ tự ưu tiên chắc chắn là cổ phần ưu đãi cổ tức rồi. vì Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
      Một vài thông tin mình chia sẻ cùng bạn.

    • @dilysle
      @dilysle 3 года назад

      @@phapluatonline7590 Khi CTY đc niêm yết trên sàn giao dịch giá của cp công ty do ai quyết định . Câu này trả lời sao vậy ạ

  • @NguyenHoa-nd6kx
    @NguyenHoa-nd6kx 3 года назад +1

    Em cảm ơn thầy vì bài giảng hữu ích ạ. Thầy cho e hỏi khi mà cổ đông sáng lập chỉ mới thanh toán được 1/2 số CP mà mình đã đăng kí thì việc thanh toán như vậy có phù hợp với Pháp luật không ạ?

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 года назад +1

      Chào em
      Liên quan đến câu hỏi của em. Mình chia sẻ như sau: Với trường hợp này, về mặt quy định pháp luật thì anh này không vi phạm mà chỉ có là không thực hiện đầy đủ theo cam kết của công ty, điều lệ công ty. Và dĩ nhiên với việc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ này thì quyền của thành viên này cũng sẽ bị ảnh hưởng. Liên đới thêm đó sẽ phát sinh các nghĩa vụ khác của công ty đối với Nhà nước như phải thay đổi lại điều lệ, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký KD, và chậm trễ có thể bị phạt....
      - Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
      - Cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán...
      Các nội dung này, em có thể tham khảo thêm tại điều 113 Luật DN cũng như Điều 28 nghị định 50/2016 xử phạt vi phạm các quy định về thành lập DN.
      Thân

  • @Chau1511
    @Chau1511 2 года назад +1

    Dạ cho em hỏi công ty cổ phần được hành chứng khoáng không ạ ?

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  2 года назад +1

      Chào bạn. Được bạn nhé. CTCP là loại hình DN có đầy đủ nhất các quyền này. Tuy nhiên, đó chỉ mới điều kiện cần. Còn điều kiện đủ thì phải đáp ứng các điều kiện khác theo Luật chứng khoán bạn nhé. Thân ái

  • @thingocnguyen5347
    @thingocnguyen5347 2 года назад

    cơ cấu tổ chức quản lý có giống bộ máy quản lý không ạ

  • @VyNguyen-ox7iu
    @VyNguyen-ox7iu 3 года назад +1

    Thầy ơi cho em hỏi công ty cổ phần luôn luôn có ban kiểm soát là sai đúng không thầy. Thầy giải thích hộ e với ạ e cảm ơn thầy

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 года назад +2

      Chào em
      Nhận định này là sai em nhé. Vì theo quy định tại điều 137 Luật DN. Có đề cập: Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
      Em đọc kỹ sẽ hiểu nhé.
      Điều 137. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
      1. Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
      a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
      b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

    • @VyNguyen-ox7iu
      @VyNguyen-ox7iu 3 года назад

      @@phapluatonline7590 dạ e cảm ơn thầy ạ em hiểu rồi ạ

  • @ucsangle5752
    @ucsangle5752 Год назад

    66-2020

  • @diemquyentran1838
    @diemquyentran1838 2 года назад

    Thầy ơi cho em hỏi, theo khoản 2 Điều 127 LDN 2020. Nếu như điều lệ cty chỉ quy định rằng có 1 người làm đại điện mà kh quy định cụ thể là ai thì người đó mặc nhiên là Chủ tịch HĐQT hay cũng có thể là TGĐ/GĐ ạ?
    Em xin cảm ơn!

    • @angvien2198
      @angvien2198 Год назад

      Người đại diện theo pháp luật có thể là Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ căn cứ theo Điều lệ cty.

  • @Sambui1308
    @Sambui1308 2 года назад

    Dạ thầy ơi thầy có thể làm thêm video về luật lao động, luật bảo hiểm hihi

  • @Chau1511
    @Chau1511 3 года назад +1

    Cho em hỏi cổ đông sáng lập có thể là nhà nước không ạ

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 года назад +1

      Chào bạn
      - Theo quy định tại điều 120 của Luật DN 2020: Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.
      Quy định này chỉ đề cập trường hợp không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập đối với trường hợp chuyển đổi, chia tách hợp nhất,... còn đối với trường hợp công ty mới thành lập thì bắt buộc phải có cổ đông sáng lập, Như vậy, đối với trường hợp công ty mới thành lập và có cổ đông là tổ chức, cá nhân đại diện cho vốn nhà nước thì vẫn có rồi bạn nhé. Dĩ nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ do điều lệ công ty quy định. Nhưng cơ bản câu trả lời trường hợp bạn hỏi là có.
      Một vài chia sẻ cùng bạn

  • @ucsangle5752
    @ucsangle5752 Год назад

    66