Cảm ơn HNP . Cảm ơn cháu Duy đã ra nhiều video , đã tìm được nhiều tư liệu quý khẳng định về công lao to lớn hơn 250 năm , dựng nước , giữ nước , mở mang bờ cõi , an nước an dân của các triều Chúa Trịnh . Luôn ủng hộ kênh vì luôn có nhiều tư liệu quý và trung thực .❤❤❤❤❤❤❤❤❤🎉🎉🎉🎉🎉🎉🎉
HNP của Duy chọn mảng đề tài lịch sử đã giúp ích cho nhiều người ( trong đó có mình ) hiểu biết hơn về lịch nước nhà và nếu không có điều kiện đi đến địa danh đó cũng có thể chiêm ngưỡng và biết được các di tích đó ở nơi đâu , cảm ơn Duy và Duy tiếp cung câp các vidio khác lạ cho khán thính giả nha !
Giọng thuyết minh về lịch sử trân trọng truyền cảm rất hay . Lịch sử Việt Nam hay và vô cũng hào sảng .. Cảm ơn cháu đã giúp cho khán giả hiểu và công tâm với các vị chúa ..!
Cảm Ơn Hà Nội Phố Đã Chia sẻ Nhiều Câu Chuyện Lịch Sử Hay , Nhưng Cái Thời Phú Quý Sinh Lễ Nghĩa Nay !Họ Nào Cũng Muốn Tôn Vinh Sử Họ Mình Nên Bung Lung Rất Nhiều ,Khó Có Thể Tin Đâu Là Chính Sử Cổ Chân Như .
Tôi đồng quan điểm với hnp. Chúng ta phải nhìn nhận một cách khách quan giữa công và tội để có cái nhìn một cách công bằng với người một đời xây dựng bảo vệ và mở mang bờ cõi như chúa trinh sâm
Bạn họ Nguyễn nhưng lại có cái nhìn công tâm hơn về Chúa Trịnh Sâm, cũng phải thừa nhận họ Trịnh có được danh vọng cũng nhờ công đầu tiên của họ Nguyễn đó là Nguyễn Kim bạn ạ.
Clip có tính phản biện lịch sử rất sâu và hấp dẫn về nhân vật lịch sử nổi tiếng - Chúa Trịnh Sâm! chứng tỏ Duy đã đầu tư nghiên cứu tư liệu lịch sử rất công phu. Cảm ơn cháu!
rat cam on ha noi ph ban da bo xung nhieu ve lich su dan toc doi luc co nhieu bien co cua thoi gian mong ban ve den kiep bac .hai duong que toi lam clip lich su cac doi vua nha tran de the he tre mai sau khong lang quen qua khu hao hung cua cac the he con chau doi nha tran rat cam on ha noi pho.hay va bo ich✌
Cám ơn anh đã làm video nay để cho mọi người hiểu rõ hơn về lịch sử cũng như hiểu dõ hơn về chúa trịnh sâm. Có nhiều bài viết trên mạng phê phán chúa trịnh sâm và phê phan họ trịnh e đọc mà thấy sót xa về lịch sử. Đã hiểu sai về các chúa. Công lao thi không được tôn vinh mà lại đi soi mói cái xấu để phê phán
Bạn yên tâm, hiện nay Đảng và Nhà nước đã quan tâm hơn và đúng mực hơn rồi bạn, thời gian tới sẽ cho chỉnh sửa lại sách giao khoa để cho đúng hơn với những gì họ Trịnh đã cống hiến. Các tuyến đường trong Thành phố Thanh Hóa đã đc đặt tên các Chúa Trịnh, Phủ Chúa Trịnh đã đc quy hoạch 14Ha với kinh phí đầu tư gần 800 tỉ.
Tên đường phố mang tên các Chúa Trịnh ở Thành phố Thanh Hóa 1. Đường Trịnh Kiểm dài 8,040m rộng 34m 2. Phố Trịnh Tùng: Từ đường Nguyễn Huy Tự đến hết MBQH 790, dài 898m, rộng 10,5m. 3. Phố Trịnh Doanh: Từ Sông Nhà Lê đến đường Trịnh Khả, dài 680m, rộng 7,5m. 4. Phố Trịnh Cương: Từ Sông Nhà Lê đến đường Trịnh Khả, dài 680m, rộng 7,5m. 5. Phố Trịnh Căn: Từ đường Trịnh Kiểm đến đường Âu Cơ, dài 505m, rộng 7,5m. 6. Phố Trịnh Tạc: Từ đường Trịnh Kiểm đến đường Âu Cơ, dài 358m, rộng 7,5m. 7. Phố Trịnh Tráng: Từ đường Trịnh Kiểm đến đường Âu Cơ, dài 505m, rộng 7,5m.
Việt nam ngàn năm hiến. Cảm ơn duy và trường trình. Đúng là một bề giày lịch sử của Việt nam ngày nay.chúc em và các bạn sức khỏe dẻo dai để tìm về lich sự của nước mình nha !
Duy đi nhiều nói lắm như vậy chắc cũng ảnh hưởng đến sức khỏe Cháu chú ý giữ sức khỏe nhé Cảm ơn cháu và kênh Hà nội phố đã giúp mọi người biết thêm nhiều nơi chưa biết trên đất nước hiểu thêm nhiều điều về lịch sử mà từ trước đến chưa hiểu hoặc hiểu rất ít Cảm ơn rất nhiều
Chúc mừng Hà Nội Phố, hướng đi tìm hiểu về lịch sử này rất bền vững và chính xác. Sau lịch sử, có thể thêm về các khu du lịch để tìm hướng đi mới. Thân chào./.
Cảm ơn Duy, theo mình Duy sơ lược lịch sử bằng sơ đồ trước khi vào nội dung; và điểm thêm trong giai đoạn lịch sử ví như nhà Trịnh có gì nổi bật, ảnh hưởng đến lịch sử dân tộc.
Chào Duy HNP video rất hay hơi khác với nhiêù tình tiết trong phim anh xem phim rồi xem video này càng hiểu thêm về thân thế chúa Trịnh Sâm cám ơn Duy nhé
Anh Duy em thấy chuyển sang mảng này khá hay ! Lịch sử là 1 cái đang thiếu trong nền giáo dục nước nhà. Các đời vua, triều đại Trung Hoa thì dân mình thuộc vanh vách vì xem phim quá nhiều
Thời nào cũng thế thôi. Cứ họ nào có 🤣 người viết sử 🤗 là họ nhà mình có tội. Cũng phải 🤣 nách luật viết là. Có công với quê hương tổ quốc đất nước. Để 🤗 con cháu chắt chít ngay sau. Mát mặt. Mát cả tâm hồn não bộ
Không có một triều đại nào là tồn tại mãi mãi,sẽ có lúc thịnh lúc suy '''!!!chỉ có người quân vương nào sống hợp với lòng dân, hợp lẽ đạo thì mới được khắc nghi muôn đời '!@
Chúa Trịnh thì không thể gọi là một Triều đại được. Một triều đại tức là phải xưng đế nghiêp. Còn Chúa Trịnh là chế độ lũng đoạn triều đình, cậy thế thiên tử áp bức quần thần. Chúa Trịnh nó gian hùng không khác gì Tào Tháo thời Tam Quốc.
Ko phải tôi cũng mang họ Trịnh mà bênh vực các đời chúa Trịnh nhưng theo các sách giáo khoa tôi đã được học thì phần lớn phê phán các chúa Trịnh nhiều hơn là thừa nhận công lao của họ, cũng như các đời chúa Nguyễn khi đó các chúa Trịnh cũng góp phần ổn định giang sơn phò tá vua Lê, ko vì một vài đời chúa suy đồi mà đánh đồng tất cả, rất cảm ơn Duy đã nói lên sự thực,video rất ý nghĩa...
Bạn nói đúng, hiện tại dòng họ Trịnh cũng như các nhà sử học đang có ý kiến để sửa đổi sách giáo khoa rồi bạn nhé. Mình thấy đây là việc làm cần thiết để tôn vinh công lao của các chúa Trịnh đã lãnh đạo và bảo vệ vững chắc bờ cõi gần 250 năm.
Thiên hạ thiếu gì người giỏi? Đâu phải cứ giỏi là tôn vinh? Trịnh Sâm tuy có công lao trong giai đoạn đầu nhưng chủ yếu là dẹp những cuộc khởi nghĩa. Sự kiêu ngạo thôi thì nói gì, cuối đời ông nước nhà nát như tương. Tôn vinh nhưng cũng phê phán
tôi cho rằng chúa Trịnh sâm... là một cơ mưu quả quyết cả quân sự và chính trị... xứng đáng một bậc quân vương anh kiệt.. việc có các tuyên truyền nói rằng...chúa Trịnh sâm.. ăn chơi trác táng... là không công bằng.. ông có tư chất... học Cao... biết dùng người có học.. tài học...thơ phú rất hay...
Những tuyên truyền đó chỉ mục đích phục vụ mục đích chính trị thời kỳ đó thôi. Chỉ dân đen ko hiểu biết về chính trị mới nghe theo. Chứ nếu chế đội mục nát như tuyên truyền thì làm sao tồn tại được hơn 200 năm bên cạnh nhà Thanh.
Quy kết một nhân vật Lịch sử là ăn chơi trác táng, say đắm tửu sắc... thử hỏi một con người mà chỉ biết trác táng và tửu sắc , thì có thể nào có được tâm hồn cao thượng , nhân văn và những áng văn , thơ trong sáng , đẹp đẽ, đầy ý nghĩa như vậy được chăng ?
Tuyệt vời, tôi đồng ý. Tuy nhiên là bậc quân vương quyền hành trong tay có thể ăn chơi thì cũng là chuyện thường tình, nhưng không phải vì thế mà thêu dệt quá mức mà làm mất đi bao công lao đóng góp của Chúa@@sonphamngoc1366
Tôi đồng quan điểm với bạn, cũng có thể là ăn chơi thật nhưng không phải vì đó mà đánh giá Chúa Trịnh Sâm một cách phiến diện, quên đi cái công lao xây dựng đất nước.
Duy-Hà Nội phố về xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá có nguồn gốc họ Thiều Việt Nam. Ở trong thôn Triệu Tiền, nơi đây thờ ông Thiều Kim Tinh (gốc họ Thiều Việt Nam). Qua thôn Nhuận Thạch có di tích lịch sử quốc gia thờ Thiều Thốn (con trai ông Thiều Kim Tinh) và mộ ông dưới chân núi Bản Thạch. Ông Thiều Thốn là một tướng quân ngăn thư biên ải phía Bắc, đánh Chiêm Thành phía Nam đất nước; ông được vua Trần gả con gái làm vợ.
Xem quá hấp dẫn ạ... Hi vọng sẽ có nhiều video hơn nữa ạ.... Giọng đọc của a nghe rất hấp dẫn ạ.... Nghe rất hay giống như giọng dẫn bác BTV Lê Phong của VTV ạ....
MỘT NHÀ THƠ YÊU ĐẤT NƯỚC - MỘT NGƯỜI BIẾT THƯƠNG DÂN - MỘT TRÍ TUỆ THÀNH KÍNH TÍN NGƯỠNG PHẬT: Không chỉ giỏi cầm quân, võ nghệ, Trịnh Sâm còn là một thi nhân rất yêu danh lam thắng cảnh, đạo Phật và đã góp phần làm thăng hoa thi tứ, văn chương ở rất nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước bằng những bài thơ khắc đá (thạch thi) của ông. Chỉ riêng Chùa Hương, ông có cả một chùm thơ, có những câu thơ nhiều thi nhân mơ ước, đến nay còn lay động lòng người: "Kìa kìa quy phượng ngong kinh bối/ Nọ nọ lân long lắng giáo Thiền/ Cảnh lạ thú màu khôn kể xiết/ Thanh kỳ đệ nhất chốn Nam thiên" (Trích Chơi động Hương Tích). Những câu thơ ông tả về núi Hinh Bồng ở Chùa Hương cũng thật tài tình: “... Sườn non phơ phất cây lồng bóng/ Khe suối long lanh nước lộn trời/ Ráng đỏ nghìn lần như gấm dệt/ Mầm non muôn nhũ tưởng châu rơi/ Sự vui chốn đó đâu bay đến/ Cảnh đẹp khôn đem họa hết lời". “Khôn văn tế, dại văn bia”, người đời từ lâu đã đúc kết như vậy. Thế nhưng từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến Ninh Bình, Nghệ An..., có biết bao bài thơ khắc đá của chúa Trịnh Sâm để lại cho muôn đời hậu thế, chứng tỏ ông phải có một tầm nhìn thiên thu, một tâm hồn đôn hậu, một trí tuệ siêu việt và một bản lĩnh phi thường, biết cảm thụ cái đẹp, yêu đất nước lắm mới làm được các trước tác như vậy. Những bài thơ này thường là sản phẩm của các cuộc tuần du kinh lý, khảo sát sự kiện của ông, như Đại Việt sử ký tục biên từng chép: "Xem núi sông, coi trấn sở, xét quan lại, thăm hỏi ân tình đến nhân dân...". Ví như, năm Giáp Ngọ (1774), Trịnh Sâm tuần hành ở biên giới trở về, đến xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) nhìn non nước xanh tươi, ông đã đặt tên cho ngôi chùa ở đây là Bích Động (Động Ngọc Xanh) và giao cho Nguyễn Nghiễm viết hai chữ Hán "Bích Động" khắc trên vách núi Chùa Trung. Thăm ngôi chùa trong hang động thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn có nhiều nhũ đá đẹp lung linh, Trịnh Sâm đã đặt tên là Chùa Địch Lộng (sáo thổi nghe lộng gió thiêng). Đến thăm chùa Bàn Long ở xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, thấy trong động có nhũ đá dáng hình như con rồng ngồi nên đề ba chữ lớn trên cửa động: "Bàn Long tự" - bệ đá rồng ngồi. Từ đó đến nay chùa có tên là "Bàn Long". Hang Luồn được ông đặt tên cho là "Động Xuyên Sơn", lại còn làm một bài thơ, cho khắc trên vách núi kể rõ sự tình: "Mùa Đông năm Canh Dần (1770), ta đi tuần thú cõi Tây, lúc quay thuyền trở về, đi tắt tới đất Tràng An thăm cảnh Hoa Lư. Ngoảnh nhìn bốn phía núi xanh, một dòng nước biếc, cửa khoá mấy lần, từng bước đều là thành vàng và hào nước nóng. Non sông của ta hùng tráng, hình thắng to lớn này thật là do trời đất tạo nên vậy đáng ân, đáng quý. Xem dấu vết của triều Đinh thì tường đổ miếu hoang lạnh lùng xơ xác… khiến ta cảm khái làm một bài thơ để tả nỗi lòng: "Quay thuyền về tới bến Trường Yên, Nhác thấy Hoa Lư cũng thuận miền. Như tấm lụa chăng, hang giội nước, Có từng núi mọc, cửa chồng then. Cố đô đã mấy hồi thay đổi, Thiên phủ còn nguyên dấu vững bền. Hưng phế xưa nay bao chuyện cũ Lòng dân đáng sợ chớ nên quên." Nhật Nam Nguyên chủ đề Bề tôi là Cao Đàm vâng mệnh viết chữ (Đinh Gia Thuyết dịch). Thử hỏi, nếu không được giáo dục đào tạo bài bản, có ý thức trách nhiệm cao, tinh thần yêu nước, yêu cái đẹp mãnh liệt, chỉ biết sống sa đoạ hưởng lạc, liệu ông có làm được những bài thơ để đời như thế?
Hiện nay Đảng và Nhà nước đã quan tâm hơn nhiều rồi. Thực tế họ Trịnh cầm quyền gần 250 năm có rất nhiều công lao, đặc biệt không có giặc ngoại xâm, nhưng ở nước ta từ ngàn đời nay không coi trọng việc tiếm quyền và lấn át vua nên ít đc nhắc đến. Hiện nay thế hệ hiện đại đang có cái nhìn công tâm hơn về vai trò và công lao của các Chúa Trịnh.
Tên đường phố mang tên các Chúa Trịnh ở Thành phố Thanh Hóa 1. Đường Trịnh Kiểm dài 8,040m rộng 34m 2. Phố Trịnh Tùng: Từ đường Nguyễn Huy Tự đến hết MBQH 790, dài 898m, rộng 10,5m. 3. Phố Trịnh Doanh: Từ Sông Nhà Lê đến đường Trịnh Khả, dài 680m, rộng 7,5m. 4. Phố Trịnh Cương: Từ Sông Nhà Lê đến đường Trịnh Khả, dài 680m, rộng 7,5m. 5. Phố Trịnh Căn: Từ đường Trịnh Kiểm đến đường Âu Cơ, dài 505m, rộng 7,5m. 6. Phố Trịnh Tạc: Từ đường Trịnh Kiểm đến đường Âu Cơ, dài 358m, rộng 7,5m. 7. Phố Trịnh Tráng: Từ đường Trịnh Kiểm đến đường Âu Cơ, dài 505m, rộng 7,5m.
Đúng vậy bạn ơi, Chúa Trịnh Sâm dưới trướng có rất nhiều tướng giỏi, trực tiếp Chúa đêm quân cùng danh tướng Hoàng Ngũ Phúc đánh chiếm Phú Xuân, quân Nguyễn và Tây Sơn cũng xin đầu hàng
Chào anh trần Duy nhé! Tôi là cường,họ TRẦN KHẮC ( hậu duệ HOÀI ĐỨC VƯƠNG TRẦN BÀ LIỆT, ỏ thị trấn từ sơn bắc Ninh,phía sau trường đại học thể thao đi vào). Lối đi là phố TRANG LIỆT , Duy tìm vào đó làm video giới thiệu về đền thờ cụ thủy tổ 5 dòng họ Trần là 5 chi phái tách ra từ cụ thủy tổ BÀ LIỆT nhé.
Dẫu biết rằng đã là quân vương thì phải tranh giành, đổ máu, là cai trị và hưởng thụ theo đúng bản ngã của một con người khi trên đỉnh cao của quyền lực và danh vọng. Tuy vậy, đánh giá một triều đại thì phải xét một cách khách quan và tổng quan những thành tựu. Thời đại đó có nền kinh tế ra sao, có nạn cướp bóc không. Có bị nước lớn lăm le gây chiến và áp đặt không. Các cải cách về mọi mặt đời sống nhất là bộ máy cai trị có tiến bộ hơn không (giảm bớt những tiêu cực về nhân dân không). Có mở rộng tầm ảnh hưởng và bờ cõi quốc gia không...đó mới là cách nhìn nhận lịch sử khách quan. Chứ ko thể dựa vào những quan điểm và xu hướng chính trị mang cá nhân hóa, kể cả bộ sử Hoàng Lê nhất thống chí. Trước giờ, từ khi học lịch sử từ cấp 2, tôi đã được nghe và truyền dẫn vào tâm trí rằng Chúa Trịnh là tiếm quyền và không tốt đẹp. Vậy thử hỏi như thế nào mới gọi là tốt đẹp, Chúa Trịnh vẫn để nguyên cả dòng Vua Lê suốt hơn 200 năm là điều thuận trời và biết đối xử lắm rồi. Và cũng phải chăng những sản phẩm điện ảnh đang khai thác 1 vài khía cạnh nghệ thuận lại vô tình làm xiên đi những ảnh hưởng tốt đẹp của một đời Chúa. Xưa kia, Tần Thủy Hoàng là một bạo chúa với các quốc gia lân bang, nhưng lại là một ng có công thống nhất Trung Hoa và khai thác điện ảnh với hình hài quân vương có mối tình say đắm với A Phòng. Bỗng nó đẹp hơn và đáng quý. Vậy Tuyên phi Đặng Huệ và Chúa Trịnh Sâm có được khai thác rằng: mối tình của đấng tối cao và một nữ nhân có địa vị tầm thường, vậy sao không bảo Chúa là người vượt lên nghịch cảnh và bảo vệ ng mình yêu...do vậy, mọi phỏng đoán và xu hướng yêu ghét đang làm chubgs ta nhìn nhận chưa đầy đủ. Và đặc biệt hơn là điện ảnh, một loại hình truyền thông cao nhất cho toàn dân lại chưa có đầy đủ, khách quan. Đôi lời suy xét của cá nhân mình.
Bạn có ý kiến khá sâu sắc và lý thú. Bạn đánh giá như thế nào về thành tựu các chúa Trịnh đã tồn tại song hành cùng nhà Lê gần 250 năm mà không có chiến tranh với phương Bắc?
@@dongkinhHD có nhiều cách thức, đối sách khác nhau để một quốc gia được bình yên. Tại thời Lê Trung Hưng này, theo phán đoán của mình thì các Chúa Trịnh đã áp dụng đường lối ngoại giao cây tre mà ngày nay các lãnh đạo đang tiếp tục thực hiện. Cụ thể là, Chúa Trịnh một mặt vẫn thần phục phương Bắc và không thể hiện sự chống đối nhất là trong những vấn đề chính trị lớn, bao gồm cả việc xây dựng ai là người nhận ngôi Chúa, Vua...Mặt khác, tích cực xây dựng kinh tế, ổn định xã hội, cải cách các vấn đề quản lý nhà nước, nâng cao sức mạnh quân đội sẵn sàng đối phó với các cuộc xung đột từ Nhà Mạc hay từ phía Nam của Chúa Nguyễn. Đồng thời vẫn giữ nguyên nhôi vị Hoàng đế đối với Nhà Lê. Điều này nghe có vẻ không vui nhưng họ Trịnh đã tính toán rất kỹ lưỡng, không cần thiết xưng đế trong khi vẫn nắm thực quyền. Không làm nóng mặt phương Bắc. Như vậy, suốt gần 250 năm không bị chiến tranh đó đã chứng minh sự ưu việt của đường lối ngoại giao mềm dẻo, cứng rắn.
@@TANMANOFFI Tôi tán thành quan điểm, hiện nay chỉ có một vấn đề mà tôi đang quan tâm đó là chưa có tên đường của chúa Trịnh ở HN, còn Thanh Hoá có 7 chúa có tên đường rồi.
E có kiến thức sâu rộng giọng thuyết minh khá hấp dẫn. Chú ý để k ngọng. Ví dụ 75 em phải đọc là bảy lăm chứ bảy năm thì sang nghĩa là bảy năm (năm tháng)
Bài viết hay, giọng đọc hay. Cho tôi xin số điện thoại liên hệ.tôi co nhu cầu quảng bá một đền thờ ở làng Si xã Định Bình huyện Yên định xin anh Duy giúp đỡ có đươcj không? Ông Trịnh Thiết Trường người đầu tiên trong khoa bảng Việt Nam 2 lần ghi danh trong văn bia Quốc Tử Giám. Công bộ thượng thư
Duy chân chất, có giọng nói truyền cảm cùng ekip hanoipho làm clips về lịch sử là điều đáng trân trọng, đáng quý và có rất nhiều ý nghĩa khi thành công song đây là lĩnh vực khó đòi hỏi công phu tỉ mỉ, chính xác nhất về cứ liệu lịch sử cũng như sự khách quan của nội dung. lời bình từng clip. Xin có một vài góp ý theo hiểu biết và cảm nhận cá nhân. Trịnh Sâm là tiền nhân người Việt chúng ta, nhân vật lịch sử của VN đó là hiển nhiên, cũng không thể qua bộ phim 'Đêm hội Long Trì' mà cho đến nay rất ít người Việt còn nhớ tới để đánh giá đầy đủ về vai trò lịch sử của ông ta với VN. Bằng các cứ liệu lịch sử Trịnh Sâm giỏi thơ văn là điều không phủ nhận, có yêu nước hay không và vai trò của ông cũng như toàn bộ các đời chúa Trịnh với sự phát triển của VN còn phức tạp và nhiều tranh cãi. Sự thật hiển nhiên cho đến nay rất nhiều chúa Nguyễn cũng như con cháu họ: 03 vua Nguyễn là Minh Mạng, Duy Tân, Hàm Nghi được vinh danh đặt tên cho các đường ở nhiều thành phố VN. Tới nay con cháu chúa Trịnh cùng chính quyền VN đã mở nhiều hội thảo đề nghị đặt tên phố cho các chúa Trịnh xuất sắc đó là Trịnh Tùng, tổ phụ 8 đời mất trước 144 năm Trịnh Sâm nắm quyền, là Trịnh Cương, ông nội Trịnh Sâm mất trước 38 năm ông ta cầm quyền. Các hội thảo cũng tạm dừng từ năm 2015, tới nay báo chí chưa đề cập tới. Ngược dòng lịch sử thời kỳ VNCH ở nam Việt họ vinh danh rất nhiều tiền nhân kiệt xuất như Lý Thường Kiệt,Trần Hưng Đạo, Quang Trung... và nhiều vua chúa và con cháu Nguyễn khác nhưng chưa có cá nhân nào thuộc chúa Trịnh. Qua đó có thể thấy nhìn nhận, đánh giá vai trò của Trịnh Sâm vào lịch sử Việt qua các thời kỳ, qua các chế độ và chính đánh giá của con cháu họ Trịnh về ông so với các chúa Trịnh khác là không cao, có thể nói là mờ nhạt. Duy và ekip cũng khiêm tốn học hỏi tự cho là còn nhiều thiếu sót hy vọng đây là góp ý nho nhỏ và không muốn nhận gạch đá từ cộng đồng.
Bạn có ý kiến rất hay, mình thêm chút bổ xung từ ý kiến của bạn. Thực tế các Chúa Trịnh đã cầm quyền lãnh đạo đất nước gần 250 năm, một con số ấn tượng so với các triều đại liên tục chứ không gián đoạn. Trong thời cầm quyền không có giặc ngoại xâm, lấy lại đc đất và mỏ đồng Tụ Long trong thời Chúa Trịnh Cương, dẹp yên các cuộc khởi nghĩa, thi cử, buôn bán và đời sống nhân dân đc nâng cao. Nếu không cai trị giỏi, ko trọng nhân tài, ko vì dân, ko ngoại giao giỏi thì sao tồn tại lâu như vậy được? Công lao của các Chúa Trịnh nói riêng và họ Trịnh nói chung là hiển nhiên rồi. Nhưng sách giáo khoa và các tư liệu chưa đề cập chưa đúng hoặc có phần phiến diện vì ngàn đời nay nước ta không giáo dục và đề cao việc lấn án, tiếm quyền. Nên họ Trịnh ko đc giáo dục nhiều để nhân dân biết, còn bây giờ mọi người có đc cái nhìn đa chiều từ các kênh và các bộ Quốc sử, hậu thế rồi sẽ cái nhìn công tâm hơn. Trong 12 đời Chúa Trịnh thì sách vở hay nhắc đến là Chúa Trịnh Sâm và Trịnh Giang thôi, các Chúa khác đều rất giỏi cai trị và yêu nước.
Hiện nay Đảng và Nhà nước quan tâm rất nhiều về những gì họ Trịnh đã làm đc cho đất nước. Ví dụ như đã đặt tên đường 7 Chúa Trịnh ở TP. Thanh Hóa, Phủ Chúa Trịnh và Nghè Vẹt là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Riêng Phủ Chúa Trịnh đã quy hoạch 14Ha và kinh phí phục dựng là gần 800 tỉ. Lăng mộ của các Chúa đã đc quy hoạch hàng Ha rất trang nghiêm và uy nghi. Tên đường phố mang tên các Chúa Trịnh ở Thành phố Thanh Hóa 1. Đường Trịnh Kiểm dài 8,040m rộng 34m 2. Phố Trịnh Tùng: Từ đường Nguyễn Huy Tự đến hết MBQH 790, dài 898m, rộng 10,5m. 3. Phố Trịnh Doanh: Từ Sông Nhà Lê đến đường Trịnh Khả, dài 680m, rộng 7,5m. 4. Phố Trịnh Cương: Từ Sông Nhà Lê đến đường Trịnh Khả, dài 680m, rộng 7,5m. 5. Phố Trịnh Căn: Từ đường Trịnh Kiểm đến đường Âu Cơ, dài 505m, rộng 7,5m. 6. Phố Trịnh Tạc: Từ đường Trịnh Kiểm đến đường Âu Cơ, dài 358m, rộng 7,5m. 7. Phố Trịnh Tráng: Từ đường Trịnh Kiểm đến đường Âu Cơ, dài 505m, rộng 7,5m.
Còn 1 nội dung nữa đó là: Lịch sử do người chiến thắng viết nên, sau khi họ Trịnh bị nhà Tây Sơn lật đổ và tiếp theo là nhà Nguyễn thì những di tích lịch sử và sử sách viết về công lao họ Trịnh cũng bị xóa bỏ rất nhiều, các sử gia thời đó là bề tôi nên cũng phải vâng lệnh vua viết sử theo ý của nhà vua, nên có thể có rất nhiều tình tiết đc nhân cách hóa lên. Mình không sống thời đó và cũng có gì làm bằng chứng đâu. Hiện nay nhờ có công nghệ Internet mà giới trẻ đc học đa chiều và nhiều thông tin nên rồi dần dần mọi người sẽ có cái nhìn công tâm hơn.
Bằng chứng lớn nhất cho việc đánh giá công lao của các chúa Trịnh là Đảng và Nhà nước đã đặt tên đường các chúa Trịnh trong Thành phố Thành Hóa quê hương của các chúa
Rất cám ơn HNP C Duy Đưa Chúng Tôi Biết Nhiều Di Tích Lịch Sử Đất Nước Việt 🇻🇳🇻🇳🇻🇳💖💖💖👍👍👍
Cảm ơn HNP . Cảm ơn cháu Duy đã ra nhiều video , đã tìm được nhiều tư liệu quý khẳng định về công lao to lớn hơn 250 năm , dựng nước , giữ nước , mở mang bờ cõi , an nước an dân của các triều Chúa Trịnh . Luôn ủng hộ kênh vì luôn có nhiều tư liệu quý và trung thực .❤❤❤❤❤❤❤❤❤🎉🎉🎉🎉🎉🎉🎉
HNP của Duy chọn mảng đề tài lịch sử đã giúp ích cho nhiều người ( trong đó có mình ) hiểu biết hơn về lịch nước nhà và nếu không có điều kiện đi đến địa danh đó cũng có thể chiêm ngưỡng và biết được các di tích đó ở nơi đâu , cảm ơn Duy và Duy tiếp cung câp các vidio khác lạ cho khán thính giả nha !
Cám ơn bác đã ủng hộ ạ
Một cách nhìn mới mẻ , khách quan, công bằng
Nhất trí quan điểm@@binhtrinh9395
Nhờ công nghệ mà mọi người được tiếp cận thông tin đa chiều hơn@@binhtrinh9395
Rất hay . Cảm ơn HNP
Cảm ơn HNP cho mình học hiểu thêm vể lịch sử nước nhà mà thời đi học mình cũng chưa được thầy giảng và tìm hiểu kĩ được!
Cám ơn 👍Hà Nội Phố rất rất nhiều nhé.
Giọng thuyết minh về lịch sử trân trọng truyền cảm rất hay . Lịch sử Việt Nam hay và vô cũng hào sảng .. Cảm ơn cháu đã giúp cho khán giả hiểu và công tâm với các vị chúa ..!
Cháu cám ơn bác Thủy! Chúc bác luôn mạnh khỏe và bình an
Bạn chọn đúng đường đi rồi đấy
Truong trình này rất hay giúp mọi người hiểu thêm về ls VN
Cảm Ơn Hà Nội Phố Đã Chia sẻ Nhiều Câu Chuyện Lịch Sử Hay , Nhưng Cái Thời Phú Quý Sinh Lễ Nghĩa Nay !Họ Nào Cũng Muốn Tôn Vinh Sử Họ Mình Nên Bung Lung Rất Nhiều ,Khó Có Thể Tin Đâu Là Chính Sử Cổ Chân Như .
Tôi đồng quan điểm với hnp. Chúng ta phải nhìn nhận một cách khách quan giữa công và tội để có cái nhìn một cách công bằng với người một đời xây dựng bảo vệ và mở mang bờ cõi như chúa trinh sâm
Bạn họ Nguyễn nhưng lại có cái nhìn công tâm hơn về Chúa Trịnh Sâm, cũng phải thừa nhận họ Trịnh có được danh vọng cũng nhờ công đầu tiên của họ Nguyễn đó là Nguyễn Kim bạn ạ.
Tuyệt vời
Đồng quan điểm
rất thích kênh của Duy vì em nói với cái nhìn thực tê biết ta biết người
C ơn HNP, tôi rất yêu thích các video của c bạn
H N P của Duy như nhiều người bl đã giúp nhiều người hiểu sự thật về lịch sử
Nghe quá hay cảm ơn
và còn cái kết quả của lịch sử nữa nó cười ra nước mắt ấy đau nhói trong tim ấy không thể cười nói được ngậm ngùi ngậm tăm luôn
Một video chất lượng, cảm ơn Duy nhiều!
nhờ có các bạn này mà mình hiểu thêm được lịch sử của đất việt và các bậc tiền nhân từ những thế kỉ trước chứ lúc đi học chả hiểu gì
Clip có tính phản biện lịch sử rất sâu và hấp dẫn về nhân vật lịch sử nổi tiếng - Chúa Trịnh Sâm! chứng tỏ Duy đã đầu tư nghiên cứu tư liệu lịch sử rất công phu. Cảm ơn cháu!
rat cam on ha noi ph ban da bo xung nhieu ve lich su dan toc doi luc co nhieu bien co cua thoi gian mong ban ve den kiep bac .hai duong que toi lam clip lich su cac doi vua nha tran de the he tre mai sau khong lang quen qua khu hao hung cua cac the he con chau doi nha tran rat cam on ha noi pho.hay va bo ich✌
Bạn có nhận xét rất công tâm
Cảm ơn người sưu tầm LSu
Cám ơn anh đã làm video nay để cho mọi người hiểu rõ hơn về lịch sử cũng như hiểu dõ hơn về chúa trịnh sâm. Có nhiều bài viết trên mạng phê phán chúa trịnh sâm và phê phan họ trịnh e đọc mà thấy sót xa về lịch sử. Đã hiểu sai về các chúa. Công lao thi không được tôn vinh mà lại đi soi mói cái xấu để phê phán
Lịch sử rồi sẽ có cái nhìn khách quan hơn, tuy nhiêu dòng họ Trịnh nhà ta cũng đc đánh giá rất cao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước bạn nhé
Đúng vậy, đồng ý nhé
Bạn yên tâm, hiện nay Đảng và Nhà nước đã quan tâm hơn và đúng mực hơn rồi bạn, thời gian tới sẽ cho chỉnh sửa lại sách giao khoa để cho đúng hơn với những gì họ Trịnh đã cống hiến. Các tuyến đường trong Thành phố Thanh Hóa đã đc đặt tên các Chúa Trịnh, Phủ Chúa Trịnh đã đc quy hoạch 14Ha với kinh phí đầu tư gần 800 tỉ.
Tên đường phố mang tên các Chúa Trịnh ở Thành phố Thanh Hóa
1. Đường Trịnh Kiểm dài 8,040m rộng 34m
2. Phố Trịnh Tùng: Từ đường Nguyễn Huy Tự đến hết MBQH 790, dài 898m, rộng 10,5m.
3. Phố Trịnh Doanh: Từ Sông Nhà Lê đến đường Trịnh Khả, dài 680m, rộng 7,5m.
4. Phố Trịnh Cương: Từ Sông Nhà Lê đến đường Trịnh Khả, dài 680m, rộng 7,5m.
5. Phố Trịnh Căn: Từ đường Trịnh Kiểm đến đường Âu Cơ, dài 505m, rộng 7,5m.
6. Phố Trịnh Tạc: Từ đường Trịnh Kiểm đến đường Âu Cơ, dài 358m, rộng 7,5m.
7. Phố Trịnh Tráng: Từ đường Trịnh Kiểm đến đường Âu Cơ, dài 505m, rộng 7,5m.
bn nên bt cái xấu đs lớn đến mức n, Trịnh Sâm lm sụp đổ cơ nghiệp chúa Trinh đấy
Quá tuyệt vời và bổ ích bạn. Lịch sử học mãi không nhớ nhưng xem xong video này là tương đối ổn rồi.
Chúc mừng bạn
Việt nam ngàn năm hiến. Cảm ơn duy và trường trình. Đúng là một bề giày lịch sử của Việt nam ngày nay.chúc em và các bạn sức khỏe dẻo dai để tìm về lich sự của nước mình nha !
Mình ở Quảng Ninh có lăng mộ vua trần nhé
Ngoài ra còn khu di tích chùa yên tử và đền Cửa Ông
Duy nói sử rất hay và hiểu hơn các sử gia Việt Nam
Bạn nói quá đấy kênh chắc không dám nhận thế đâu.
Cảm ơn kênh nhé
Duy đi nhiều nói lắm như vậy chắc cũng ảnh hưởng đến sức khỏe Cháu chú ý giữ sức khỏe nhé Cảm ơn cháu và kênh Hà nội phố đã giúp mọi người biết thêm nhiều nơi chưa biết trên đất nước hiểu thêm nhiều điều về lịch sử mà từ trước đến chưa hiểu hoặc hiểu rất ít Cảm ơn rất nhiều
Chào bác Lê Ngọc Bích! Cảm ơn bác đã xem và ủng hộ, chúc bác và gia đình luôn mạnh khỏe hạnh phúc
Cám ơn Duy đã hay quay chương trình lịch sử nhé và các món ăn nữa nhé
Rất thích xem, cám ơn bạn nhiều lắm nhe
TIỆM BẠC THÀNH TÂN
NHÀ LỒNG chợ TÂN CHÂU AN GIANG
Y học cổ truyền và nhiều phong tục nét riêng của nước Việt được nhà Trịnh gìn giữ và phát huy . giữ lại cho hậu thế ngày nay đó .
mình xem những video của HN phố mà nhớ lại kỹ hơn về lịch xử VN rất nhiều ! cảm ơn cháu Duy nhé !
Cảm ơn duy nhé duy giúp cho ngườ xem hiểu hơn về lịch sử
Bài phân tích rất hay, vị Chúa là người cùng huyện nên tôi nhất định sẽ thăm viếng lăng mộ ông.
Ngưỡng một bạn luôn ghi nhớ tiền nhân cho dù chúa Trịnh Sâm cũng có những sai lầm trong sự nghiệp của mình
Chúc mừng Hà Nội Phố, hướng đi tìm hiểu về lịch sử này rất bền vững và chính xác. Sau lịch sử, có thể thêm về các khu du lịch để tìm hướng đi mới. Thân chào./.
Cám ơn bác Vũ Quang Chuyên đã ủng hộ! Chúc bác và gia đình luôn mạnh khỏe và bình an
Cảm ơn Duy, theo mình Duy sơ lược lịch sử bằng sơ đồ trước khi vào nội dung; và điểm thêm trong giai đoạn lịch sử ví như nhà Trịnh có gì nổi bật, ảnh hưởng đến lịch sử dân tộc.
Chào Duy HNP video rất hay hơi khác với nhiêù tình tiết trong phim anh xem phim rồi xem video này càng hiểu thêm về thân thế chúa Trịnh Sâm cám ơn Duy nhé
Chào anh Dinh Toan! Cám ơn bác đã chia sẻ ạ
rất hay cảm ơn hnp
Quá hay luôn
Mình thích kênh của bạn quá. Mình rất thích lịch sử Việt mình
Cám ơn anh đã ủng hộ ạ
Tuyệt Vòi lắm 🎉🎉🎉❤❤
Giọng đọc truyền cảm!
Ha noi pho rat gioi ve lich su xem rat hay
Tuyệt vời anh Duy❤
Anh Duy em thấy chuyển sang mảng này khá hay ! Lịch sử là 1 cái đang thiếu trong nền giáo dục nước nhà. Các đời vua, triều đại Trung Hoa thì dân mình thuộc vanh vách vì xem phim quá nhiều
Cám ơn Đức Long đã ủng hộ nhé! Chúc em thành công
Thời nào cũng thế thôi. Cứ họ nào có 🤣 người viết sử 🤗 là họ nhà mình có tội. Cũng phải 🤣 nách luật viết là. Có công với quê hương tổ quốc đất nước. Để 🤗 con cháu chắt chít ngay sau. Mát mặt. Mát cả tâm hồn não bộ
Đúng đó bạn ạ
Rất hay,, cháu Duy,,,
Cám ơn bác Thắng ạ
Duy đọc thơ nôm.rat hay, ủng hộ Duy nhé, chú chúc Duy khỏe mạnh và phát huy nhé
Cám ơn bác! Chúc bác và gia đình luôn mạnh khỏe và bình an
Nghìn năm Văn Hiến Việt Nam chúng ta trải qua bao nhiêu là đời vua chúa
Không có một triều đại nào là tồn tại mãi mãi,sẽ có lúc thịnh lúc suy '''!!!chỉ có người quân vương nào sống hợp với lòng dân, hợp lẽ đạo thì mới được khắc nghi muôn đời '!@
Chúa Trịnh thì không thể gọi là một Triều đại được. Một triều đại tức là phải xưng đế nghiêp. Còn Chúa Trịnh là chế độ lũng đoạn triều đình, cậy thế thiên tử áp bức quần thần. Chúa Trịnh nó gian hùng không khác gì Tào Tháo thời Tam Quốc.
Ko phải tôi cũng mang họ Trịnh mà bênh vực các đời chúa Trịnh nhưng theo các sách giáo khoa tôi đã được học thì phần lớn phê phán các chúa Trịnh nhiều hơn là thừa nhận công lao của họ, cũng như các đời chúa Nguyễn khi đó các chúa Trịnh cũng góp phần ổn định giang sơn phò tá vua Lê, ko vì một vài đời chúa suy đồi mà đánh đồng tất cả, rất cảm ơn Duy đã nói lên sự thực,video rất ý nghĩa...
Bạn nói đúng, hiện tại dòng họ Trịnh cũng như các nhà sử học đang có ý kiến để sửa đổi sách giáo khoa rồi bạn nhé. Mình thấy đây là việc làm cần thiết để tôn vinh công lao của các chúa Trịnh đã lãnh đạo và bảo vệ vững chắc bờ cõi gần 250 năm.
Tôi đồng quan điểm, rất may với công nghệ hiện nay mọi người đc tiếp cận thông tin đa chiều nên phần nào đó cũng đc hậu thế đánh giá công tâm hơn
Trịnh sâm là một chúa giỏi.tuy chúa có phần kiêu ngạo.nhưng tóm lại vẫn là một chúa giỏi đáng được tôn vinh
VN vì phê phán chúa Trịnh chuyên quyền mà lờ đi biết bao tác phẩm văn học rồi lại đi học sử tàu
Thiên hạ thiếu gì người giỏi? Đâu phải cứ giỏi là tôn vinh?
Trịnh Sâm tuy có công lao trong giai đoạn đầu nhưng chủ yếu là dẹp những cuộc khởi nghĩa. Sự kiêu ngạo thôi thì nói gì, cuối đời ông nước nhà nát như tương. Tôn vinh nhưng cũng phê phán
Đúng vậy bạn ạ
Rất đúng bạn ạ@@canhvm3074
@@canhvm3074 Chuẩn quá
tôi cho rằng chúa Trịnh sâm... là một cơ mưu quả quyết cả quân sự và chính trị... xứng đáng một bậc quân vương anh kiệt..
việc có các tuyên truyền nói rằng...chúa Trịnh sâm.. ăn chơi trác táng... là không công bằng.. ông có tư chất... học Cao... biết dùng người có học.. tài học...thơ phú rất hay...
Những tuyên truyền đó chỉ mục đích phục vụ mục đích chính trị thời kỳ đó thôi. Chỉ dân đen ko hiểu biết về chính trị mới nghe theo. Chứ nếu chế đội mục nát như tuyên truyền thì làm sao tồn tại được hơn 200 năm bên cạnh nhà Thanh.
Quy kết một nhân vật Lịch sử là ăn chơi trác táng, say đắm tửu sắc... thử hỏi một con người mà chỉ biết trác táng và tửu sắc , thì có thể nào có được tâm hồn cao thượng , nhân văn và những áng văn , thơ trong sáng , đẹp đẽ, đầy ý nghĩa như vậy được chăng ?
Cảm ơn bạn đã đưa ra nhận xét rất sâu sắc @@sonphamngoc1366
Tuyệt vời, tôi đồng ý. Tuy nhiên là bậc quân vương quyền hành trong tay có thể ăn chơi thì cũng là chuyện thường tình, nhưng không phải vì thế mà thêu dệt quá mức mà làm mất đi bao công lao đóng góp của Chúa@@sonphamngoc1366
Tôi đồng quan điểm với bạn, cũng có thể là ăn chơi thật nhưng không phải vì đó mà đánh giá Chúa Trịnh Sâm một cách phiến diện, quên đi cái công lao xây dựng đất nước.
Hay ý nghĩa
Cam on Duy
Cảm ơn em
Kênh rất hay...mọi ng nên xem để hiểu rõ hơn ls việt nam
Duy-Hà Nội phố về xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá có nguồn gốc họ Thiều Việt Nam. Ở trong thôn Triệu Tiền, nơi đây thờ ông Thiều Kim Tinh (gốc họ Thiều Việt Nam).
Qua thôn Nhuận Thạch có di tích lịch sử quốc gia thờ Thiều Thốn (con trai ông Thiều Kim Tinh) và mộ ông dưới chân núi Bản Thạch. Ông Thiều Thốn là một tướng quân ngăn thư biên ải phía Bắc, đánh Chiêm Thành phía Nam đất nước; ông được vua Trần gả con gái làm vợ.
Duy làm kênh về Lich Sử thông thạo và rât hay ,chúc Cháu vui khỏe và hạnh phúc.
Cháu chào bác Chau My!
Hay quá
Cám ơn bác ạ
Quê mình cũng có một khu mộ gọi là Voi đá , Ngựa đá nhưng không biết là của ai bạn nên về tìm hiểu , giờ bỏ hoang ngoài cánh đồng
Cảm ơn
trông bác tìu tụy đi rất nhiều, làm về lịch sử cũng được, chúc bác mạnh khỏe!
Mộ chúa táng ở huyệt kết này Hỏa tinh vượng khí
Sao bạn có nhận định như vậy? Có thể giải thích để mình học hỏi thêm
Bạn nhìn vào đâu để biết điều đó?
ủng hộ hà nội phố
Cám ơn bác nhiều ạ
Bài này a đánh giá nhận định hay
Cảm ơn bạn có góc nhìn công tâm hơn với Chúa Trịnh Sâm
Tuyệt vời
Nhà Trịnh cũng có rất nhiều người xuất chúng.
Cảm ơn bạn rất nhiều, các dòng họ hay các đời vua chúa lúc đầu mạnh nhưng sau suy dần. Âu nó cũng là quy luật của lịch sử
Nhưng cũng nhờ phúc của họ Nguyễn nên họ Trịnh mới có đc công danh, cảm ơn bạn!
Em họ Trịnh, Thanh Hóa Đây ạ. Điểm Danh ạ
Chào người anh em
Xem quá hấp dẫn ạ... Hi vọng sẽ có nhiều video hơn nữa ạ.... Giọng đọc của a nghe rất hấp dẫn ạ.... Nghe rất hay giống như giọng dẫn bác BTV Lê Phong của VTV ạ....
lịch sữ hay nha
Quá hay
Người đời vẫn có câu sướng như vua nhưng thực sự thì vua là khổ nhất.
Đúng bạn ạ, nếu nhìn bình thường nghĩ rằng họ sướng nhưng thực tế rất áp lực công việc và thanh trừng chính trị, nên ai cũng yểu mệnh.
MỘT NHÀ THƠ YÊU ĐẤT NƯỚC - MỘT NGƯỜI BIẾT THƯƠNG DÂN - MỘT TRÍ TUỆ THÀNH KÍNH TÍN NGƯỠNG PHẬT:
Không chỉ giỏi cầm quân, võ nghệ, Trịnh Sâm còn là một thi nhân rất yêu danh lam thắng cảnh, đạo Phật và đã góp phần làm thăng hoa thi tứ, văn chương ở rất nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước bằng những bài thơ khắc đá (thạch thi) của ông. Chỉ riêng Chùa Hương, ông có cả một chùm thơ, có những câu thơ nhiều thi nhân mơ ước, đến nay còn lay động lòng người: "Kìa kìa quy phượng ngong kinh bối/ Nọ nọ lân long lắng giáo Thiền/ Cảnh lạ thú màu khôn kể xiết/ Thanh kỳ đệ nhất chốn Nam thiên" (Trích Chơi động Hương Tích).
Những câu thơ ông tả về núi Hinh Bồng ở Chùa Hương cũng thật tài tình: “... Sườn non phơ phất cây lồng bóng/ Khe suối long lanh nước lộn trời/ Ráng đỏ nghìn lần như gấm dệt/ Mầm non muôn nhũ tưởng châu rơi/ Sự vui chốn đó đâu bay đến/ Cảnh đẹp khôn đem họa hết lời".
“Khôn văn tế, dại văn bia”, người đời từ lâu đã đúc kết như vậy. Thế nhưng từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến Ninh Bình, Nghệ An..., có biết bao bài thơ khắc đá của chúa Trịnh Sâm để lại cho muôn đời hậu thế, chứng tỏ ông phải có một tầm nhìn thiên thu, một tâm hồn đôn hậu, một trí tuệ siêu việt và một bản lĩnh phi thường, biết cảm thụ cái đẹp, yêu đất nước lắm mới làm được các trước tác như vậy. Những bài thơ này thường là sản phẩm của các cuộc tuần du kinh lý, khảo sát sự kiện của ông, như Đại Việt sử ký tục biên từng chép: "Xem núi sông, coi trấn sở, xét quan lại, thăm hỏi ân tình đến nhân dân...". Ví như, năm Giáp Ngọ (1774), Trịnh Sâm tuần hành ở biên giới trở về, đến xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) nhìn non nước xanh tươi, ông đã đặt tên cho ngôi chùa ở đây là Bích Động (Động Ngọc Xanh) và giao cho Nguyễn Nghiễm viết hai chữ Hán "Bích Động" khắc trên vách núi Chùa Trung. Thăm ngôi chùa trong hang động thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn có nhiều nhũ đá đẹp lung linh, Trịnh Sâm đã đặt tên là Chùa Địch Lộng (sáo thổi nghe lộng gió thiêng). Đến thăm chùa Bàn Long ở xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, thấy trong động có nhũ đá dáng hình như con rồng ngồi nên đề ba chữ lớn trên cửa động: "Bàn Long tự" - bệ đá rồng ngồi. Từ đó đến nay chùa có tên là "Bàn Long". Hang Luồn được ông đặt tên cho là "Động Xuyên Sơn", lại còn làm một bài thơ, cho khắc trên vách núi kể rõ sự tình: "Mùa Đông năm Canh Dần (1770), ta đi tuần thú cõi Tây, lúc quay thuyền trở về, đi tắt tới đất Tràng An thăm cảnh Hoa Lư. Ngoảnh nhìn bốn phía núi xanh, một dòng nước biếc, cửa khoá mấy lần, từng bước đều là thành vàng và hào nước nóng. Non sông của ta hùng tráng, hình thắng to lớn này thật là do trời đất tạo nên vậy đáng ân, đáng quý. Xem dấu vết của triều Đinh thì tường đổ miếu hoang lạnh lùng xơ xác… khiến ta cảm khái làm một bài thơ để tả nỗi lòng:
"Quay thuyền về tới bến Trường Yên,
Nhác thấy Hoa Lư cũng thuận miền.
Như tấm lụa chăng, hang giội nước,
Có từng núi mọc, cửa chồng then.
Cố đô đã mấy hồi thay đổi,
Thiên phủ còn nguyên dấu vững bền.
Hưng phế xưa nay bao chuyện cũ
Lòng dân đáng sợ chớ nên quên."
Nhật Nam Nguyên chủ đề
Bề tôi là Cao Đàm vâng mệnh viết chữ
(Đinh Gia Thuyết dịch).
Thử hỏi, nếu không được giáo dục đào tạo bài bản, có ý thức trách nhiệm cao, tinh thần yêu nước, yêu cái đẹp mãnh liệt, chỉ biết sống sa đoạ hưởng lạc, liệu ông có làm được những bài thơ để đời như thế?
Cảm ơn Duy H N P đã cho cộng đồng biết 1 cách trung thực về chúa Trịnh Sâm ,môn sử trong sgk chỉ phê phán luận tội các đời chúa
Đồng quan điểm, thực chất các Chúa Trịnh có rất nhiều công lao đặc biệt là gần 250 năm cai trị mà không có giặc ngoại xâm.
Hiện nay Đảng và Nhà nước đã quan tâm hơn nhiều rồi. Thực tế họ Trịnh cầm quyền gần 250 năm có rất nhiều công lao, đặc biệt không có giặc ngoại xâm, nhưng ở nước ta từ ngàn đời nay không coi trọng việc tiếm quyền và lấn át vua nên ít đc nhắc đến. Hiện nay thế hệ hiện đại đang có cái nhìn công tâm hơn về vai trò và công lao của các Chúa Trịnh.
Tên đường phố mang tên các Chúa Trịnh ở Thành phố Thanh Hóa
1. Đường Trịnh Kiểm dài 8,040m rộng 34m
2. Phố Trịnh Tùng: Từ đường Nguyễn Huy Tự đến hết MBQH 790, dài 898m, rộng 10,5m.
3. Phố Trịnh Doanh: Từ Sông Nhà Lê đến đường Trịnh Khả, dài 680m, rộng 7,5m.
4. Phố Trịnh Cương: Từ Sông Nhà Lê đến đường Trịnh Khả, dài 680m, rộng 7,5m.
5. Phố Trịnh Căn: Từ đường Trịnh Kiểm đến đường Âu Cơ, dài 505m, rộng 7,5m.
6. Phố Trịnh Tạc: Từ đường Trịnh Kiểm đến đường Âu Cơ, dài 358m, rộng 7,5m.
7. Phố Trịnh Tráng: Từ đường Trịnh Kiểm đến đường Âu Cơ, dài 505m, rộng 7,5m.
Nếu có nói cũng chỉ nói Trịnh Giang và Trịnh Sâm thôi
Chua rat gioi
Đồng quan điểm nhé
Đúng vậy bạn ơi, Chúa Trịnh Sâm dưới trướng có rất nhiều tướng giỏi, trực tiếp Chúa đêm quân cùng danh tướng Hoàng Ngũ Phúc đánh chiếm Phú Xuân, quân Nguyễn và Tây Sơn cũng xin đầu hàng
Thanh hoá toàn vua chúa
Đúng vậy
Cách nhường ngôi cho con cháu quả là hiện đại
Bạn có thể tìm ra ngôi mộ của chúa Trịnh Giang không?
Chào anh trần Duy nhé! Tôi là cường,họ TRẦN KHẮC ( hậu duệ HOÀI ĐỨC VƯƠNG TRẦN BÀ LIỆT, ỏ thị trấn từ sơn bắc Ninh,phía sau trường đại học thể thao đi vào). Lối đi là phố TRANG LIỆT , Duy tìm vào đó làm video giới thiệu về đền thờ cụ thủy tổ 5 dòng họ Trần là 5 chi phái tách ra từ cụ thủy tổ BÀ LIỆT nhé.
Oai hùng đấy bạn , nhưng bạn lại thích mông Nguyên nhề :))
Họ Trần có rẩt nhiều người nổi tiếng và có công lao với đất nước. Chúc mừng bạn họ Trần nhé!
Anh làm tiếp về mục ẩm thực nữa được không ạ
Ước 1 lần đi thăm các vị vua chúa nước Việt
Bạn ở tỉnh nào?
Chú Trịnh có công mở cõi ? Là mở cõi nào anh Duy ơi - chỉ dẫn em với, em chưa rõ chỗ này ạ ?
Khu di tích danh lam thắng cảnh đẹp quá nha mn ơi
Bạn Duy về đền phạm ngũ lão và đền quan tuần tranh ở hải dương làm video ở đó mình thấy cũng có nhiều tích hay gắn liền với lịch sử của đất nước
Dạ vâng, cám ơn bác có dịp em sẽ qua ạ
bạn này tìm đc các di tích hay nhỉ. nếu.bạn tìm đc mộ Vua Quang Trung thì tuyệt
HAY QUA CỨ TƯỞNG ĐÃ BỊ LỊCH SỬ LÃNG QUÊN
Rất may là thời kỳ hiện đại công nghệ 5G mà mọi người đc tiếp cận thông tin nhiều hơn
Cảm ơn bạn đã nhớ tới Chúa Trịnh Sâm
đời cha ăn mặn con khát nước trẻ cậy cha dạy đến già cậy con báo hiếu
Không ý nghĩa
Mày hiểu đ gì ls mà phát biểu láo lếu
Trong tập Thượng kinh kí sự Thầy LÃN ÔNG có đoạn kể về chữa bệnh cho chúa .
Đúng rồi bạn ạ
Làm về 3 xã Gò Nổi,Điện Bàn,Quảng Nam đi bạn.Đây là đất địa linh nhân kiệt.
Mong chú 1 lần về quay khu di tích mai an tiêm nơi sinh ra trái dưa hấu ở nga sơn thanh hóa
Dạ, em sẽ qua đó ạ, cám ơn anh nhiều nhé
Tập đoàn họ Trịnh cực kì đỉnh đấy
😂
Thời kỳ hiện đại bay giờ mình thấy dòng họ nào cũng có người đỉnh
Tập đoàn nào cũng có người nọ người kia thôi bạn
@@trungtrinhbdsyb Bây giờ không có dòng họ nào áp đảo như họ Trịnh bấy giờ đâu bạn.
@@canhtrinh3442 Thời điểm đó thì lịch sử đã chứng mình rồi đó
Mình là đi duệ đời thứ 28 của : TRUNG THÀNH VƯƠNG- TRẦN THÔNG( CON TRƯỞNG CỤ HOÀI ĐỨC VƯƠNG ĐẤY ).
Chúc mừng bạn
Dẫu biết rằng đã là quân vương thì phải tranh giành, đổ máu, là cai trị và hưởng thụ theo đúng bản ngã của một con người khi trên đỉnh cao của quyền lực và danh vọng. Tuy vậy, đánh giá một triều đại thì phải xét một cách khách quan và tổng quan những thành tựu. Thời đại đó có nền kinh tế ra sao, có nạn cướp bóc không. Có bị nước lớn lăm le gây chiến và áp đặt không. Các cải cách về mọi mặt đời sống nhất là bộ máy cai trị có tiến bộ hơn không (giảm bớt những tiêu cực về nhân dân không). Có mở rộng tầm ảnh hưởng và bờ cõi quốc gia không...đó mới là cách nhìn nhận lịch sử khách quan. Chứ ko thể dựa vào những quan điểm và xu hướng chính trị mang cá nhân hóa, kể cả bộ sử Hoàng Lê nhất thống chí. Trước giờ, từ khi học lịch sử từ cấp 2, tôi đã được nghe và truyền dẫn vào tâm trí rằng Chúa Trịnh là tiếm quyền và không tốt đẹp. Vậy thử hỏi như thế nào mới gọi là tốt đẹp, Chúa Trịnh vẫn để nguyên cả dòng Vua Lê suốt hơn 200 năm là điều thuận trời và biết đối xử lắm rồi. Và cũng phải chăng những sản phẩm điện ảnh đang khai thác 1 vài khía cạnh nghệ thuận lại vô tình làm xiên đi những ảnh hưởng tốt đẹp của một đời Chúa. Xưa kia, Tần Thủy Hoàng là một bạo chúa với các quốc gia lân bang, nhưng lại là một ng có công thống nhất Trung Hoa và khai thác điện ảnh với hình hài quân vương có mối tình say đắm với A Phòng. Bỗng nó đẹp hơn và đáng quý. Vậy Tuyên phi Đặng Huệ và Chúa Trịnh Sâm có được khai thác rằng: mối tình của đấng tối cao và một nữ nhân có địa vị tầm thường, vậy sao không bảo Chúa là người vượt lên nghịch cảnh và bảo vệ ng mình yêu...do vậy, mọi phỏng đoán và xu hướng yêu ghét đang làm chubgs ta nhìn nhận chưa đầy đủ. Và đặc biệt hơn là điện ảnh, một loại hình truyền thông cao nhất cho toàn dân lại chưa có đầy đủ, khách quan. Đôi lời suy xét của cá nhân mình.
Bạn có ý kiến khá sâu sắc và lý thú. Bạn đánh giá như thế nào về thành tựu các chúa Trịnh đã tồn tại song hành cùng nhà Lê gần 250 năm mà không có chiến tranh với phương Bắc?
@@dongkinhHD có nhiều cách thức, đối sách khác nhau để một quốc gia được bình yên. Tại thời Lê Trung Hưng này, theo phán đoán của mình thì các Chúa Trịnh đã áp dụng đường lối ngoại giao cây tre mà ngày nay các lãnh đạo đang tiếp tục thực hiện. Cụ thể là, Chúa Trịnh một mặt vẫn thần phục phương Bắc và không thể hiện sự chống đối nhất là trong những vấn đề chính trị lớn, bao gồm cả việc xây dựng ai là người nhận ngôi Chúa, Vua...Mặt khác, tích cực xây dựng kinh tế, ổn định xã hội, cải cách các vấn đề quản lý nhà nước, nâng cao sức mạnh quân đội sẵn sàng đối phó với các cuộc xung đột từ Nhà Mạc hay từ phía Nam của Chúa Nguyễn. Đồng thời vẫn giữ nguyên nhôi vị Hoàng đế đối với Nhà Lê. Điều này nghe có vẻ không vui nhưng họ Trịnh đã tính toán rất kỹ lưỡng, không cần thiết xưng đế trong khi vẫn nắm thực quyền. Không làm nóng mặt phương Bắc. Như vậy, suốt gần 250 năm không bị chiến tranh đó đã chứng minh sự ưu việt của đường lối ngoại giao mềm dẻo, cứng rắn.
@@TANMANOFFI Tôi tán thành quan điểm, hiện nay chỉ có một vấn đề mà tôi đang quan tâm đó là chưa có tên đường của chúa Trịnh ở HN, còn Thanh Hoá có 7 chúa có tên đường rồi.
Cam on ah co công noi kê lich sử vê chua trinh
Duy cho mình biết năng mộ của chúa trịnh côii nhé. Luôn chúc duy mạnh khỏe .
Trịnh Cối là con trưởng của Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm nhưng không làm Chúa bạn nhé
Hay
E có kiến thức sâu rộng giọng thuyết minh khá hấp dẫn. Chú ý để k ngọng. Ví dụ 75 em phải đọc là bảy lăm chứ bảy năm thì sang nghĩa là bảy năm (năm tháng)
Cảm ơn chị nhiều ạ
hay để học mà dở để tránh không nên vùi lấp
chưa thấy sử sách nào ghi Nhà Trịnh có công mở mang bờ cõi, để nước ta có hình dạng chữ S bao giờ. ad có bị nhầm ko???
Mình củng là 1 hậu duệ của chúa trịnh đây
Tuyệt vời nhé, phát huy những gì cha ông đã dày công xây dựng đất nước
Tuyệt vời
Bài viết hay, giọng đọc hay. Cho tôi xin số điện thoại liên hệ.tôi co nhu cầu quảng bá một đền thờ ở làng Si xã Định Bình huyện Yên định xin anh Duy giúp đỡ có đươcj không? Ông Trịnh Thiết Trường người đầu tiên trong khoa bảng Việt Nam 2 lần ghi danh trong văn bia Quốc Tử Giám. Công bộ thượng thư
Tuyệt vời ạ, Trịnh Thiết Trường đỗ đến Bảng nhãn đó
Lâu rồi mới thấy có người đánh giá khách quan về họ Trịnh
Cảm ơn bạn rất nhiều
Cảm ơn bạn có ý kiến công tâm
Tuyệt vời
ta chỉ cần khéo nhìn là thấy tất cả thôi và nên đi theo long mạch việt nam là hơn tất cả vì đất nước và dân tộc việt
Mở mang bờ cõi xuống phía nam là gio chúa Nguyễn người tiền tiền về nam là Nguyễn Hoàng và các đối vua nhà Nguyễn chúa Trịnh ở phía bắc thơ vua Lê
Duy chân chất, có giọng nói truyền cảm cùng ekip hanoipho làm clips về lịch sử là điều đáng trân trọng, đáng quý và có rất nhiều ý nghĩa khi thành công song đây là lĩnh vực khó đòi hỏi công phu tỉ mỉ, chính xác nhất về cứ liệu lịch sử cũng như sự khách quan của nội dung. lời bình từng clip. Xin có một vài góp ý theo hiểu biết và cảm nhận cá nhân.
Trịnh Sâm là tiền nhân người Việt chúng ta, nhân vật lịch sử của VN đó là hiển nhiên, cũng không thể qua bộ phim 'Đêm hội Long Trì' mà cho đến nay rất ít người Việt còn nhớ tới để đánh giá đầy đủ về vai trò lịch sử của ông ta với VN.
Bằng các cứ liệu lịch sử Trịnh Sâm giỏi thơ văn là điều không phủ nhận, có yêu nước hay không và vai trò của ông cũng như toàn bộ các đời chúa Trịnh với sự phát triển của VN còn phức tạp và nhiều tranh cãi. Sự thật hiển nhiên cho đến nay rất nhiều chúa Nguyễn cũng như con cháu họ: 03 vua Nguyễn là Minh Mạng, Duy Tân, Hàm Nghi được vinh danh đặt tên cho các đường ở nhiều thành phố VN. Tới nay con cháu chúa Trịnh cùng chính quyền VN đã mở nhiều hội thảo đề nghị đặt tên phố cho các chúa Trịnh xuất sắc đó là Trịnh Tùng, tổ phụ 8 đời mất trước 144 năm Trịnh Sâm nắm quyền, là Trịnh Cương, ông nội Trịnh Sâm mất trước 38 năm ông ta cầm quyền. Các hội thảo cũng tạm dừng từ năm 2015, tới nay báo chí chưa đề cập tới.
Ngược dòng lịch sử thời kỳ VNCH ở nam Việt họ vinh danh rất nhiều tiền nhân kiệt xuất như Lý Thường Kiệt,Trần Hưng Đạo, Quang Trung... và nhiều vua chúa và con cháu Nguyễn khác nhưng chưa có cá nhân nào thuộc chúa Trịnh. Qua đó có thể thấy nhìn nhận, đánh giá vai trò của Trịnh Sâm vào lịch sử Việt qua các thời kỳ, qua các chế độ và chính đánh giá của con cháu họ Trịnh về ông so với các chúa Trịnh khác là không cao, có thể nói là mờ nhạt.
Duy và ekip cũng khiêm tốn học hỏi tự cho là còn nhiều thiếu sót hy vọng đây là góp ý nho nhỏ và không muốn nhận gạch đá từ cộng đồng.
Chào bác! Cám ơn bác rất nhiều đã chia sẻ những thông tin này, chúc bác và gia đình luôn mạnh khỏe bình an
Bạn có ý kiến rất hay, mình thêm chút bổ xung từ ý kiến của bạn. Thực tế các Chúa Trịnh đã cầm quyền lãnh đạo đất nước gần 250 năm, một con số ấn tượng so với các triều đại liên tục chứ không gián đoạn. Trong thời cầm quyền không có giặc ngoại xâm, lấy lại đc đất và mỏ đồng Tụ Long trong thời Chúa Trịnh Cương, dẹp yên các cuộc khởi nghĩa, thi cử, buôn bán và đời sống nhân dân đc nâng cao. Nếu không cai trị giỏi, ko trọng nhân tài, ko vì dân, ko ngoại giao giỏi thì sao tồn tại lâu như vậy được? Công lao của các Chúa Trịnh nói riêng và họ Trịnh nói chung là hiển nhiên rồi. Nhưng sách giáo khoa và các tư liệu chưa đề cập chưa đúng hoặc có phần phiến diện vì ngàn đời nay nước ta không giáo dục và đề cao việc lấn án, tiếm quyền. Nên họ Trịnh ko đc giáo dục nhiều để nhân dân biết, còn bây giờ mọi người có đc cái nhìn đa chiều từ các kênh và các bộ Quốc sử, hậu thế rồi sẽ cái nhìn công tâm hơn. Trong 12 đời Chúa Trịnh thì sách vở hay nhắc đến là Chúa Trịnh Sâm và Trịnh Giang thôi, các Chúa khác đều rất giỏi cai trị và yêu nước.
Hiện nay Đảng và Nhà nước quan tâm rất nhiều về những gì họ Trịnh đã làm đc cho đất nước. Ví dụ như đã đặt tên đường 7 Chúa Trịnh ở TP. Thanh Hóa, Phủ Chúa Trịnh và Nghè Vẹt là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Riêng Phủ Chúa Trịnh đã quy hoạch 14Ha và kinh phí phục dựng là gần 800 tỉ. Lăng mộ của các Chúa đã đc quy hoạch hàng Ha rất trang nghiêm và uy nghi.
Tên đường phố mang tên các Chúa Trịnh ở Thành phố Thanh Hóa
1. Đường Trịnh Kiểm dài 8,040m rộng 34m
2. Phố Trịnh Tùng: Từ đường Nguyễn Huy Tự đến hết MBQH 790, dài 898m, rộng 10,5m.
3. Phố Trịnh Doanh: Từ Sông Nhà Lê đến đường Trịnh Khả, dài 680m, rộng 7,5m.
4. Phố Trịnh Cương: Từ Sông Nhà Lê đến đường Trịnh Khả, dài 680m, rộng 7,5m.
5. Phố Trịnh Căn: Từ đường Trịnh Kiểm đến đường Âu Cơ, dài 505m, rộng 7,5m.
6. Phố Trịnh Tạc: Từ đường Trịnh Kiểm đến đường Âu Cơ, dài 358m, rộng 7,5m.
7. Phố Trịnh Tráng: Từ đường Trịnh Kiểm đến đường Âu Cơ, dài 505m, rộng 7,5m.
Còn 1 nội dung nữa đó là: Lịch sử do người chiến thắng viết nên, sau khi họ Trịnh bị nhà Tây Sơn lật đổ và tiếp theo là nhà Nguyễn thì những di tích lịch sử và sử sách viết về công lao họ Trịnh cũng bị xóa bỏ rất nhiều, các sử gia thời đó là bề tôi nên cũng phải vâng lệnh vua viết sử theo ý của nhà vua, nên có thể có rất nhiều tình tiết đc nhân cách hóa lên. Mình không sống thời đó và cũng có gì làm bằng chứng đâu. Hiện nay nhờ có công nghệ Internet mà giới trẻ đc học đa chiều và nhiều thông tin nên rồi dần dần mọi người sẽ có cái nhìn công tâm hơn.
Bằng chứng lớn nhất cho việc đánh giá công lao của các chúa Trịnh là Đảng và Nhà nước đã đặt tên đường các chúa Trịnh trong Thành phố Thành Hóa quê hương của các chúa
Làm về An Giang đi A. Thoại ngọc hầu. Đào kênh Vĩnh tế . Và vùng đất tâm linh An Giang
Hi em! Cám ơn em đã góp ý! có dịp anh sẽ vào