Это видео недоступно.
Сожалеем об этом.

Kỹ thuật nhiếp ảnh Time Blending

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 18 авг 2024
  • GIAI ĐOẠN TIỀN KỲ
    Những người sống ở gần biển có thể nghĩ tới góc chụp với những con sóng, những người sống gần miền núi có thể nghĩ tới dải ngân hà, còn chúng ta sống ở đô thị sẽ định hướng những góc chụp có một chủ thể rõ ràng cho tiền cảnh hoặc trung cảnh như một tòa nhà có kiến trúc đẹp, một cây cầu cổ hoặc thậm chí là một cái cây (ở ví dụ này là đoàn tàu điện) để kết hợp với trung cảnh hoặc tiền cảnh như một cái hồ nước soi bóng cùng những tòa nhà sẽ lên đèn lúc chạng vạng và hậu cảnh thường là một bầu trời với khung cảnh ráng chiều rực lửa, thậm chí có thể nghĩ tới cả lúc hoàng hôn khi mặt trời xuống thấp gác mái các tòa nhà xòe ra những tia nắng trải dài v.v… Để có một tầm nhìn với không gian rộng lớn, chúng ta có thể nghĩ tới việc có vị trí máy cao như trèo lên nóc các tòa nhà hoặc chụp với drone thì càng tuyệt vời. Nói chung, tiền kỳ là giai đoạn mang tính sáng tạo và khó nhất trong các giai đoạn và để có một góc ảnh độc đáo, chúng ta cần liên tục suy nghĩ và tìm kiếm hàng ngày, hàng giờ. Bức ảnh minh họa hôm nay được chụp trên tầng 6 quán café Skyview Hoàng Cầu ngay đầu phố Mai Anh Tuấn, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây có thể coi là một trong những góc quốc dân đẹp nhất để chụp cảnh hoàng hôn ở Hà Nội. Tấm ảnh hòa trộn thời gian ở đây có 3 nhân tố chính sẽ cần được chụp ở 3 thời điểm khác nhau tính theo thời gian từ sớm tới muộn gồm chủ thể là đoàn tàu điện, sau đó tới hậu cảnh là bầu trời soi bóng xuống mặt hồ; và muộn nhất là các tòa nhà ở trung cảnh lên đèn.
    GIAI ĐOẠN TRUNG KỲ
    Để chụp ảnh hòa trộn thời gian, chúng ta cần một khung hình cố định trong suốt thời gian chụp để Photoshop có thể xếp chồng khít nhiều tấm ảnh chính xác và hòa trộn giữa các lớp khi hậu kỳ. Do đó chúng ta cần có một chân máy vững chắc trong suốt tiến trình chụp. Tùy vào vị trí máy với bối cảnh cũng như thẩm mỹ của từng người mà quyết định tiêu cự ống kính được sử dụng.
    - Bước 1 - Chụp đoàn tàu điện: Với khung hình đã được cố định, tôi muốn chụp đoàn tàu được đóng băng chuyển động ở góc 1/3 bên trái. Tuy nhiên, để có vị trí đoàn tàu đẹp nhất có thể, tôi đã chụp ở chế độ chụp liên tiếp tốc độ thấp CL với tốc độ chụp 1/500” sẽ được một chuỗi 6 ảnh để lựa chọn.
    - Bước 2 - Chụp bầu trời: Thường thì bầu trời đẹp nhất vào lúc ráng chiều tức là sau khi mặt trời lặn khỏi đường chân trời khoảng 15 phút và xảy ra ngay trước giờ xanh. Tùy theo mùa và mỗi buổi chiều cụ thể và đôi khi không có ráng chiều thì thời điểm mặt trời gần xuống tới đường chân trời cũng rất đẹp. Chúng ta nên chụp 1 tấm đẹp nhất ở thời điểm này để “bảo hiểm” nếu ráng chiều không xảy ra hoặc ráng chiều không đẹp bằng.
    - Bước 3 - Chụp các tòa nhà lúc lên đèn: Lưu ý khi chụp để lấy thêm ánh sáng từ những tòa nhà thì mức độ chênh sáng của ánh sáng đèn với môi trường bên ngoài là rất lớn nên tốt nhất là chụp thiếu sáng từ 1-3 stops tùy theo kiểu đo sáng để có thể lấy được nhiều chi tiết phần ánh sáng nhất có thể. Trường hợp này tôi đã giảm sáng đi tới 2,3 khẩu.
    GIAI ĐOẠN HẬU KỲ
    Tôi chọn được tất cả 5 files gồm 1 file ảnh đoàn tàu, 3 tấm chụp bù trừ phơi sáng cho tấm ảnh toàn cảnh với bầu trời đẹp nhất hôm đó, và 1 file ảnh những tòa nhà lên đèn. Trước tiên tôi xử lý hòa trộn 3 tấm bù trừ để có 1 tấm ảnh tối ưu nhất về dải tương phản động. Tiếp theo tôi xử lý ảnh đoàn tàu sơ bộ với ánh sáng phù hợp nhất rồi dán sang tấm ảnh 1 để trở thành 1 lớp, và cuối cùng xử lý sở bộ ảnh ánh sáng đèn và cũng tạo thành 1 layer trong ảnh 1. Lưu ý là nếu muốn sử dụng giả lập màu của Fujifilm thì phải áp chung 1 giả lập thống nhất và áp trong Camera Raw ngay ban đầu vì khi đã mở trong PTS mà quay lại Camera Raw là không thể áp được nữa.
    Tôi sẽ sắp xếp các lớp lần lượt từ dưới lên trên theo thời gian và đặt tên là “tàu điện”, “hoàng hôn” và “lên đèn”. Sắp xếp 3 lớp này cho thẳng hàng bằng cách chọn tất cả các lớp và chọn chức năng “Auto-Align Layers”
    - Bước 1: Chọn đoàn tàu ở lớp “tàu điện” bằng công cụ “select” rồi chọn sang lớp “hoàng hôn” để tạo mặt nạ trắng nhằm hiện đoàn tàu trên lớp ảnh “hoàng hôn”.
    - Bước 2: Chọn lớp “lên đèn” và chọn blending mode là lighten để tự động chỉ hiển thị các vùng sáng hơn của lớp “lên đèn” so với lớp bên dưới. Bật tắt lớp này cho thấy ảnh bị ảnh hưởng một số vùng không mong muốn và sẽ cần tạo một mặt nạ trắng và dùng cọ màu đen vẽ vào những vùng không mong muốn hiển thị.
    - Bước 3: Chỉnh sửa ánh sáng của đoàn tàu ở lớp “tàu điện” cho phù hợp hơn với ánh sáng của lớp “hoàng hôn” bằng công cụ Curve hoặc bất kỳ công cụ nào khác và thực hiện điều tương tự với lớp “lên đèn” phù hợp hơn nếu thấy cần thiết.
    - Bước 4: Tạo một lớp mới ở trên cùng để hòa trộn toàn bộ các lớp hiển thị bằng tổ hợp Ctr+Alt+Shift+E. Sử dụng Camera Raw để chỉnh phối cảnh của tấm ảnh cho các trục dọc thẳng đứng. Crop ảnh phù hợp nhất rồi chỉnh sửa một số chi tiết khác nếu thấy cần thiết.
    0:00 Đặt vấn đề
    2:33 Giới thiệu kênh
    2:52 Giai đoạn tiền kỳ
    4:29 Giai đoạn trung kỳ
    7:36 Giai đoạn hậu kỳ
    #photography #fujifilm #postproduction #timeblending

Комментарии • 12

  • @Caotuyen07
    @Caotuyen07 3 месяца назад

    Hay lam rat cong phu

  • @khanhieunguyen9470
    @khanhieunguyen9470 Месяц назад

    Kỹ thuật này đòi hỏi nhiều kỹ thuật quá ạ :D. Quá kỳ công hehe

  • @tinhoc6a
    @tinhoc6a Месяц назад +1

    khó quá, căng quá 😢

  • @hoduong4503
    @hoduong4503 9 месяцев назад

    kĩ thuật này e hay thấy ở những nhiếp ảnh gia chuyên chụp dải ngân hà, cảm ơn a đã hướng dẫn chi tiết từng bước ạ

  • @duytran8719
    @duytran8719 9 месяцев назад

    Cảm ơn anh Bá Thắng, em đã xem nhiều video của anh và những hình của anh trên facebook. Em sắp mua X-T5 để em áp dụng những lý thuyết của anh vào thực tế. Cảm ơn anh.

  • @quoccules1236
    @quoccules1236 9 месяцев назад

    kỹ thuật hay quá ạ, lần đầu cháu được nghe

  • @tho7mau315
    @tho7mau315 9 месяцев назад

    Thấy bài đăng anh bên fb qua xem luôn

  • @sonthai6921
    @sonthai6921 9 месяцев назад

    Hay quá ạ. Em cảm ơn ạ

  • @lamvinhkhiem782
    @lamvinhkhiem782 9 месяцев назад

    Uầy không nghĩ là để ra bức ảnh này cầu kì vậy luôn bác

  • @whitelion204
    @whitelion204 9 месяцев назад

    Bác có thể convert layer sang smart object là sẽ sử dụng được Camera Raw trên layer đó, vì smart object sẽ coi layer đó như một file raw bình thường.

    • @ThangFujifilm
      @ThangFujifilm  9 месяцев назад

      Smart object hay layer đều có thể sử dụng CR, vấn đề là không đổi được các giả lập màu phim của Fujifilm sau khi mở bằng PTS kể cả dưới dạng Smart Object!

  • @PhungbangCb
    @PhungbangCb 9 месяцев назад

    E nghe nó kiểu giống ghép HDR nhưng xử lý bằng pts chi tiết hơn