em là 2k6, hiện tại nghe bài thơ này làm em nhớ để quãng thời gian thi tuyển sinh gian nan, áp lực nhưng kết quả vô cùng xứng đáng. Cảm ơn cô đã giúp em nhớ lại những kỷ niệm gắn liền với bài thơ này cùng với tháng ngày nỗ lực ấy! Các em 2k7 hãy tin tưởng vào chính bản thân mình nhé!
NÓI VỚI CON (Y Phưong) A, Kiến thức cần nhớ 1. Tác giả: -Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương ra nhập ngũ ngăm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981, chuyển công tác về Sở văn hoá Thông tin Cao Bằng. Từ năm 1993, ông được bầu là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng. Thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân thật, mạch mẽ và trong sáng, cách tư duy hình ảnh của con người miền núi. 2.Tác phẩm: - Bài thơ “Nói với con” rất tiêu biểu cho hồn thơ Y Phương: yêu quê hương, làng bản, tự hào và gắn bó với dân tộc mình. - Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. - Bố cục: + Đoạn 1: ( từ đầu đến “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”): Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương. + Đoạn 2: (phần còn lại): Lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy. => Với bố cục này, bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi mà nâng lên thành lẽ sống. Bài thơ đã vượt ra khỏi phạm vi gia đình để mang một ý nghĩa khái quát: Nói với con nhưng cũng là để nói với mọi người về một tư thế, một cách sống. 3.Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. + Xây dựng các hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ. Các hình ảnh đều gắn với núi rừng và cuộc sống của “người đồng mình” nơi núi rừng: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh”, “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”… + Bố cục hợp lí, dẫn dắt tự nhiên, ý thơ ngày càng được mở rộng và nâng cao. + Giọng điệu thiết tha, trìu mến, lại trang nghiêm, tâm huyết, đầy trách nhiệm của một người cha thương con nhưng luôn mong muốn cho con được nên người, nối tiếp truyền thống quê hương. Lời dặn con ở cuối bài thơ rất tiêu biểu cho giọng điệu này: “Con ơi tuy thô sơ da thịt - Lên đường - Không bao giờ nhỏ bé được - Nghe con” + Nhịp điệu lúc nhanh, lúc chậm, chậm trong kể tả, nhanh đến dồn dập thiết tha trong khát vọng làm người. Đặc biệt mật độ mau thưa không đều của câu nói về “người đồng mình” như một nốt nhấn, tạo nên một tiết tấu tự nhiên phụ thuộc vào cảm xúc và ý nghĩ của người cha trong cuộc đối thoại đơn phương (hình tượng đưa con không xuất hiện)- một tiếng nói thiết tha vừa yêu thương vừa hi vọng. + Thể thơ tự do, không gò bó độ dài, ngắn của từng câu thơ thích hợp với cách trò chuyện hàng ngày, phù hợp với một lối tư duy bình dị, hồn nhiên không cần đến sự cầu kì, gọt đẽo. + Những biện pháp tu từ (điệp từ, ẩn dụ, đối lập) nhằm làm nổi bật ý thơ (như: Người đồng mình thô sơ da thịt - Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” 4. Gợi ý phân tích bài thơ: A Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Cội nguồn của hạnh phúc con người chính là gia đình và quê hương - cái nôi êm để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn. *. Tình yêu thương của cha mẹ. -Ngay từ bốn câu thơ đầu tiên người cha đã gợi ra một hình ảnh đầm ấm của gia đình qua cách nói thật lạ: Chân phải/ bước tới cha Chân trái/ bước tới mẹ Một bước / chạm tiếng nói Hai bước / tới tiếng cười. Nhịp thơ 2/ 3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại, tạo ra một âm điệu tươi vui, quấn quýt: chân phải - chân trái , rồi một bước - hai bước , rồi lại “tiếng nói - tiếng cười”…. Cả ngôi nhà như rung lên trong “tiếng nói, tiếng cười” của cha, của mẹ, của con. Điệp ngữ “bước tới” và động từ “chạm” được dùng rất khéo, làm nổi bật cái hồn bức tranh về gia đình hạnh phúc. Câu thơ tưởng như chỉ là kể, tả mà xiết bao trìu mến, thân thương. Đằng sau lời nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát một điều lớn hơn: con sinh ra trong hạnh phúc (cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới. Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời) và lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón, vỗ về, dìu dắt của cha mẹ. Hình ảnh ấm lòng này muôn thuở vẫn là khát vọng hạnh phúc của con người. Đó sẽ là hành trang quý báu đối với cuộc đời, tâm hồn con.
*Sự đùm bọc của quê hương. Quê hương thơ mộng nghĩa tình và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên. - Cuộc sống lao động, cần cù và tươi vui của “người đồng mình” được gợi lên qua các hình ảnh đẹp, đậm màu sắc dân tộc “Người đồng mình yêu lắm con ơi! Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát.” + Y Phương có cách gọi rất độc đáo : “người đồng mình”, một cách gọi rất gần gũi và thân thương. Cách gọi ấy gắn liền với lời đối thoại tha thiết “con ơi” và bộc lộc trực tiếp cảm xúc “yêu lắm con ơi!”. + Người cha đã có cách lí giải sự đáng yêu của “người đồng mình” bằng lối diễn đạt của chính người dân tộc miền núi, xây dựng hình ảnh thơ vừa rất cụ thể lại vừa mang tính khái quát cao, giàu chất thơ bay bổng về vẻ đẹp trong cuộc sống của người dân tộc miền núi. Họ làm một cách nghệ thuật từ các dụng cụ lao động để bắt cá thường ngày : “đan lờ cài nan hoa”. Trong căn nhà của họ, lúc nào cũng vang lên tiếng hát: “vách nhà ken câu hát”- vách nhà đâu chỉ được ken bằng gỗ mà còn ken bằng tiếng hát. Những động từ “đan, ken, cài” rất gợi cảm bên cạnh giúp cho người đọc hình dung được những công việc cụ thể của con người trên quê hương còn gợi ra tính chất gắn bó, hoà quyện, quấn quýt của con người và của quê hương, xứ sở. - Rừng núi quê hương giàu đẹp, thơ mộng và nghĩa tình. “Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng”. Nếu như hình dung về một vùng núi cụ thể, chắc hẳn mỗi người có thể gắn nó với những hình ảnh khác cách nói của Y Phương: là thác lũ, là bạt ngàn cây hay rộn rã tiếng chim thú hoặc cả những âm thanh “gió gào ngàn, giọng nguồn thét núi”, những bí mật của rừng thiêng….. Nhưng Y Phương chỉ chọn một hình ảnh thôi, hình ảnh “hoa” để nói về cảnh quan của rừng. Nhưng hình ảnh ấy có sức gợi rấ lớn, gợi về những gì đẹp đẽ và tinh tuý nhất. Hoa trong “Nói với con” có thể là hoa thực - như một đặc điểm của rừng - và khi đặt trong mạch của bài thơ, hình ảnh này là một tín hiệu thẩm mĩ góp phần diễn đạt điều tác giả đang muốn khái quát: chính những gì đẹp đẽ của quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao đẹp của con người ở đó. Quê hương còn hiện diện trong những gì gần gũi, thân thương với con. Đó cũng chính là một nguồn mạch yêu thương vẫn tha thiết chảy trong tâm hồn mỗi người, bởi “con đường cho những tấm lòng”. Điệp từ “cho” mang nặng nghĩa tình. Con đường đâu chỉ để đi ngược về xuôi, lên non xuống biển mà còn nhân hậu bao dung, con đường tình nghĩa. => Quả thực, thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn cũng như lối sống của con người.Quê hương ấy chính là cái nôi để đưa con vào cuộc sống êm đềm. b. Lòng tự hào về quê hương và mong ước của người cha. Qua việc ngợi ca những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” - con người của quê hương, nhà thơ dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương. - Đoạn thơ bắt đầu bằng cảm xúc “thương lắm con ơi”, đó là tình cảm yêu thương, yêu thương một cách xót xa. Người cha đã lần lượt ngợi ca những phẩm chất dễ thương của “người đồng mình”với cách nói vừa rất cụ thể của người dân miền núi: “Cao đo nỗi buồn. Xa nuôi chí lớn” vừa mang sức khái quát. Lấy sự từng trải (buồn) để đo chiều cao, lấy chí lớn để đánh giá độ xa. Các từ ngữ “cao đo”, “xa nuôi” đã thể hiện một bản lĩnh sống đẹp của dân tộc Tày, của con người Việt Nam. -Bản lĩnh sống đẹp ấy là: Người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo: Sống trong đá không chê đá gập ghềnh. Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc. + Vấn đề về lẽ sống được nói tới trong những hình ảnh cụ thể của thiên nhiên như : “sông, suối, thác, ghềnh” đã được người cha dùng với tính chất biểu trưng cho khó khăn, gian khổ- đó là cái đói, cái nghèo, cái khó vây quanh, là những thử thách rất khó vượt qua nhưng lại nhất thiết bằng sức mạnh của nghị lực phải vượt qua. + Trong bao gian khổ khó khăn, thử thách, bao niềm vui nỗi buồn cuộc đời, trải dài theo năm tháng, bao con quê hương mình đã rèn luyện, đã hun đúc chí khí nâng cao tâm thế đẹp. Sự chấp nhận gian khổ ấy thể hiện trong điệp ngữ “không chê”, “không lo” và cách nói tha thiết: “vẫn muốn”. Và ông đã tự ví “người đồng mình”mạnh mẽ, hồn nhiên như sông như suối qua các hình ảnh cụ thể “đá, thung, những thác những ghềnh …, dù có lên thác, xuống ghềnh vẫn không nhụt chí khí. Cặp từ trái nghĩa “lên, xuống” đã làm mạnh thêm sự diễn đạt này. Và phải chăng chính cuộc sống nhọc nhằn đầy nỗi khổ đau ấy lại khiến cho “chí lớn” thêm lên, thêm mãnh liệt? Một lần nữa, quê hương hiện lên như một nguồn tiếp sức, nhưng không phải như thời bé thơ chỉ có an ủi, vỗ về, mà là tư thế thẳng bước mà đi, nhằm thảng mục tiêu mà tiến. - Gửi trong những lời tự hào không dấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải yêu quý, tự hào với truyền thống đó của quê hương để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ chung với quê hương đồng thời muốn con biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng chí khí, niềm tin của mình. Nhuyễn vào lời thơ là những ẩn dụ so sánh, những thành ngữ dân gian. Điệp ngữ “sống” ba lần vang lên đã khẳng định một tâm thế, một bản lĩnh, một dáng đứng, điều mà cha “vẫn muốn”, cha mong con, hi vọng ở con. Lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay động, thấm thía.
- “Người đồng mình” mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. + Cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong nhưng rất đúng với người miền núi: “ Người đồng mình thô sơ đa thịt. Chẳng mấy ai nhỏ bé được đâu con” + Nếu người Kinh dùng lối nói “ăn chắc mặc bền, chém to kho mặn, chân đất lưng trần, liêu cơm quả cà, mần răng nói rứa”, để phản ánh bản chất giản dị, mộc mạc của người dân quê chân lấm tay bùn quanh năm, thì Y Phương cũng dùng cách nói cụ thể của bà con dân tộc Tày để ngợi ca tinh thần cần cù, chịu khó trong lao động, sống giản dị chất phác thật thà, không hề “nhỏ bé”, tầm thường trước thiên hạ. Họ là những con người sống giản dị mà mạnh mẽ, hồn nhiên mà mộc mạc. Người miền núi tuy có thể mộc mạc, thô sơ da thịt, có thể không biết nói khéo, không biết nói hay… nhưng ý nghĩ của họ, phẩm chất của họ thì thật là cao đẹp. + Chính cái hồn nhiên mộc mạc ấy lại chứa đựng sức sống mạnh mẽ của dân tộc ; giầu chí khí, niềm tin, không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Ý chí và mong ước ấy được cô đúc trong hai câu thơ vừa có hình ảnh cụ thể lại vừa hàm chứa ý nghĩa sâu sắc: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục. + Việc “ đục đá” là khó, là đòi hỏi nghị lực, nhưng người quê hương ta đã làm,vẫn làm dể làm rạng rỡ quê hương. Chính những đức tính tốt đẹp cùng với sự lao động cần cù, nhẫn nại hàng ngày đã tạo nên sức mạnh để làm nên quê hương với truyền thống với phong tục tập quán tốt đẹp. - Người cha đã tâm sự với con về tất cả những gì tốt đẹp nhất của người quê hương, nơi con đang sinh sống, cái nôi đang nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Cha nói với con cũng là khuyên con bài học đạo lí làm người. Quê hương sau những năm dài chiến tranh, chưa giàu chưa đẹp, con phải biết gắn bó với quê hương. Trước những thử thách khó khăn, con không được sống tầm thường, sống hèn kém, sống “nhỏ bé”. Phải lao động, sáng tạo để xây dựng, “kê cao” quê hương. - Lời cuối “nói với con” càng trở nên tha thiết trong lời thủ thỉ dặn dò con thiết tha, chân tình, trìu mến, trong tiếng gọi “con ơi!” và lời nhắn nhủ “nghe con”. Song cái điều người cha nói với con thì thật là ngắn gọn, hàm súc mà sâu sắc, đồng thời lại có chút nghiêm nghị của mệnh lệnh trái tim: “Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. Câu thơ ngắn lại như khắc sâu, có câu chỉ có hai tiếng. Điều mà người cha muốn khuyên con qua cách nhắc lại một phẩm chất của người đồng mình đã nêu ở trên: nghĩa là phải sống cho cao đẹp, không bao giờ được sống tầm thường, sống “nhỏ bé” trước thiên hạ, phải biết giữ lấy cốt cách giản dị, mộc mạc của “người lao động. Con cần tự tin mà vững bước trên đường đời, tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương yêu dấu. Hai tiếng “nghe con” là cả một tấm lòng cha bao la. Tổng kết: Qua bài thơ “Nói với con”, bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. B. Luyện tập. Câu 1: Nêu cảm nhận về những câu thơ mở đầu bài: “Nói với con”của Y Phương: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ. Một bước chạm tiếng nói Hai bước chạm tiếng cười. Câu 2: Cha muốn nói với con điều gì trong những dòng thơ sau: Đan lờ cài nan hoa. Vách nhà ken câu hát … Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. Câu 3: Nhà thơ Y Phương muốn nói với con điều gì trong những dòng thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi ….. không lo cực nhọc” Câu 4: Viết đoạn văn ngắn có dùng lời dẫn trực tiếp để nêu suy nghĩ của em về những điều người cha nói với con trong các câu thơ sau: "Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé được đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục. Câu 5: Cảm nhận về tình cảm của người cha đối với con, rút ra điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con. - Tình cảm của người cha đối với con: yêu thương thiết tha, mong muốn con nên người, tin tưởng con sẽ tiếp nối được truyền thống của quê hương - Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con chính là lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời. Đây là những điều quan trọng nhất giúp cho con nên người và phải chăng cũng là những bài học bổ ích thiết thực đối với mỗi chúng ta? Nói với con nhưng cũng là để nói với mọi người là như vậy. Câu 6: Phân tích đoạn thơ sau để thấy nghĩa tường minh và hàm ý ẩn chứa trong đó: “Người đồng mình thô sơ da thịt….. Không bao giờ nhỏ bé được……………..Nghe con”. ************************************
Chúc các em thi tốt nhé ❤ anh dù sắp lên 12 rồi nhưng vẫn muốn tìm nghe lại vì khi anh lớn lên và cũng thông qua các bài giảng của chị Trang thì anh lại có cái nhìn rất khác về những bài thơ mà hồi đó anh thấy mệt mỏi khi học, nhận ra được nhiều bài học về cách làm người. Anh nói vậy thôi cũng mong sẽ có người giống như mình sẽ yêu và trân trọng văn học nước nhà hơn. Vậy thôi! P/s:Hơi buồn vì có lẽ thế hệ sau sẽ có thể không biết về những bài thơ này.
Biết ơn chị rất nhiều ạ, nghe chị phân tích xong bài thơ, em càng hiểu được những ý mà tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ hơn, nhận thức được những gì ba, mẹ đã phải hi sinh vì mình, cho mình những gì. Xem xong video không chỉ học được kiến thức mà em còn có cơ hội nhìn lại chính mình nữa chị ạ. Lúc sáng e có đọc được bài hiến máu của chị, cảm ơn chị rất nhiều vì những giá trị mà chị mang lại cho xã hội, nhất là thế hệ trẻ bọn em, định hướng chúng em thành những con người tốt hơn, sống ý nghĩa hơn. Chúc chị thành công và hạnh phúc trên con đường của chị, và sống khỏe mạnh cùng gia đình ạ. 🌷🌷
Mai là em đi nhận phòng rồi cảm ơn chị vì đã truyền cảm hứng học tập cho em, những bài giảng của chị thật sự rất dễ hiểu và thẩm thấu. Nên dù kết quả có ra sao em cũng sẽ chấp nhận bởi em đã cố gắng hết sức mình rồi 😊
Em rất thích cách mà chị truyền thụ môn Văn đến mn,bất cứ một tác phẩm nào trong các vd chị phân tích đều in đậm trong trái tim của e.Nó để lại rung động thật sâu sắc và càng khiến e yêu Văn nhìu hơn🥰Cảm ơn chị rất nhìu💞
cảm ơn cô ạ đáng tiếc là dù đã thấy qua bài giảng của cô nhiều lần nhưng chưa một lần nào click vào để nghe trọn vẹn thật sự em đã lĩnh hội được kiến thức qua bài giảng của cô, em cảm ơn cô nhiều lắm
Thật sự em đang rất lười, nhưng sau khi xem video của chị, em cảm thấy có động lực học tập liền ạ và lại càng thấm thía hơn những gì Y Phương đã ủy thác qua bài thơ❤
Đúng là “Văn là đời, học văn là học làm người” 11:02 khi mà học đến đoạn này, em xúc động lắm chị ạ. Em nhớ rằng, một vài lần, bố từng nới với em rằng :”Sinh được hai đứa con gái như các con là bố mẹ cảm thấy mãn nguyện lắm rồi.”. Bố là người con trai duy nhất của ông bà nội, nhưng bố không đòi hỏi phải là một đứa con trai (như một số gia đình vẫn còn lạc hậu), gia đình thì không mấy khá giả, nhưng lúc nào bố cũng lo cho em đầy đủ, sáng nào cũng hỏi em ăn gì, uống sữa chưa… Mỗi khi mà khó chịu với bố, nghĩ lại những gì bố đã dành cho mình lại thấy hối hận lắm… Để đây một lời nhắn gửi, phải nói câu này khi còn có thể: CON CẢM ƠN BỐ! CON YÊU BỐ RẤT NHIỀU!
E cảm ơn video của chị mỗi lần chán nản học văn e xem video của chị lại có nguồn động lực muốn học văn ạ YÊU CHỊ NHÌU 🥰 (mong chị ra thêm phần nghị luận xã hội ạ ) .
Cố gắng thêm chút nx nhé 2k8 , hãy nhớ rằng món quà bạn thích rất đắc đỏ , người bạn thích rất ưu tú , thế giới rộng lớn , đẹp đẽ đến như v bố mẹ bn xứng đáng được ngắm nhìn 1 lần vì vậy hãy cố gắng lên nhé , tôi tin bạn làm được !
cảm ơn cô nhờ cô mà con có định hướng, nhờ cô mà con biết tư duy mình luôn phải linh hoạt nhìn về mọi thứ, các bạn 2008 ơi:33 cùng nhau đỗ cấp ba, nguyện vọng 1 nhaaa , còn 1 tháng nữa thôi chúng mình cố thêm xíu nữa nhé
báo kết quả cả cô đây ạ, lần đầu tiên em thi viết trọn 2 trang giấy thi, từ nội dung tới nghệ thuật, em ôm 8.25 về bên mình, tuy không nhiều nhưng là tuyển sinh được nhân 2, cảm ơn cô cùng đồng hành với em🌷
Thực sự cảm ơn chị rất nhiều!!! Bài nói với con và đoàn thuyền đánh cá là hai bài mà em khó tiếp thu và khó hiểu nhất nhưng nhờ chị mà em đã có cái nhìn khác hơn về hai bài này. Em sau khi cảm nhận, tự diễn đạt câu thơ bằng lời của mình cũng với những ý sâu sắc mà chị đưa ra thì em tự tin hơn hai bài đó. Thực sự biết đến chị là điều tốt nhất đối với em ☺️💞
Còn 1 ngày nữa là thi tuyển sinh 10 rồi, em cảm thấy lo lắng mông lung với kiến thức của mình may mà nhờ có chị làm em hiểu thêm đc phần nào của bài thơ này. Em cảm ơn chị rất nhìu ạ ❤ 💖
học cảm nhận theo mẫu cô cho mãi k vào và quyết định đúng đắn là lên youtube. Cảm ơn chị đã làm những video như này, nó rất có ích cho các bạn 2007 bây giờ
Em đội ơn chị em định bỏ bài naỳ rồi nma sáng em thấy video của chị , em coi 3 lần xong vào thi y chang bài đó lun em làm đc 5 trang , ý của chị hay và dễ nhớ thật sự biết ơn chị , coi video của chị xong em mới biết học văn k nên học vẹt , hiểu ý và ghi theo ý mình rất hay❤
em cảm ơn chị nhiều , gia đình của em thì không được trọn vẹn nên khi học về bài này trên trường và từ những nguồn khác thì em thật sự kh cảm thụ được, nhưng sau này xem được video này của chị em đã thật sự hiểu được và có một góc nhìn khác về gđ của mình , thật sự em cảm ơn chị rất nhiều ạ 🥰
Với em , là một HS lớp chọn thì học để hiểu là một chuyện quá xa vời , nhưng sau khi nghe chị giảng thì em thấy ko còn quá nặng nề với việc học thuộc nữa vì mỗi một tác phẩm văn học cô giáo thường cho 4 , 5 mặt giấy A4
20/11 e chúc cô luôn vv thành công trg công việc trồng người nhé và chúc cô trang ngày càng xinh đẹp có tht nhiều sk để có được giảng dậy cho chúng e những bài hc bổ ích và đáng dấu lun cho e cúi năm e ôn để thi đỗ cấp 3 ạ❤
Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con.
2k9 cùng cố gắng để đậu nv1 nhé🍀❤️
🎉🎉🎉
Tiếp bước 2k8, mình mong các bạn 2k9 đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới và đỗ NV1 nha 🐃📝📚
Cám ơn mn
chắc chắnn
Thank..
2k9 cố gắng đậu NV1 nhé! Cùng nhau cố gắng nào các bạn ơi !!!
Vâng ạ 🥰
Còn 3 tháng nữa thôi! 2k9 cố lên nhé các bạn ❤
❤
🎉🎉
Okeeeee❤❤❤❤❤❤
Oke oke
đếm ngược 2th
con tầm 50 ngày nữa thôi 2k9 chúng ta cố lên nhé (19/4/2024)
💝💝❣
Còn 3 tháng nữa thôi, 2k8 chúng mình cùng cố lên nhé🐭🍀
đúng vậy , hãy cố lên 2k8 mãi đỉnh .
Chỗ tui điểm cao quá:((
@@vanhieuinh4197 k saooo, cố lên nè
@@vanhieuinh4197 tui khác chi tp đà nẵng nek
@@vanhieuinh4197 bao nhiêu
Còn 50 ngày nữa thôi ! Chúng mình cùng nhau cố lên nhâ .Chúc 2k8 đỗ NV1 🎊🍀
Cảm ơn bạn. Chúc bạn cx sẽ đố cấp 3 nhé
2/6 và 3/6 tui thi
Tui đỗ cấp 3 sẽ quay lại đây thông báo cho mn
chúc cậu đỗ nv1 nha
@@Mkhoaitay bà ở hưng yên hả
em là 2k6, hiện tại nghe bài thơ này làm em nhớ để quãng thời gian thi tuyển sinh gian nan, áp lực nhưng kết quả vô cùng xứng đáng. Cảm ơn cô đã giúp em nhớ lại những kỷ niệm gắn liền với bài thơ này cùng với tháng ngày nỗ lực ấy! Các em 2k7 hãy tin tưởng vào chính bản thân mình nhé!
hiihii em lên lớp 10 mà vẫn vào xem lại video à ^_^
ok'
cảm ơn đã động viênc ho 2k7 nhó :))
Cảm ơn chị
e cảm ơn ạ
NÓI VỚI CON
(Y Phưong)
A, Kiến thức cần nhớ
1. Tác giả:
-Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương ra nhập ngũ ngăm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981, chuyển công tác về Sở văn hoá Thông tin Cao Bằng. Từ năm 1993, ông được bầu là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng. Thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân thật, mạch mẽ và trong sáng, cách tư duy hình ảnh của con người miền núi.
2.Tác phẩm:
- Bài thơ “Nói với con” rất tiêu biểu cho hồn thơ Y Phương: yêu quê hương, làng bản, tự hào và gắn bó với dân tộc mình.
- Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.
- Bố cục:
+ Đoạn 1: ( từ đầu đến “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”): Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.
+ Đoạn 2: (phần còn lại): Lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
=> Với bố cục này, bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi mà nâng lên thành lẽ sống. Bài thơ đã vượt ra khỏi phạm vi gia đình để mang một ý nghĩa khái quát: Nói với con nhưng cũng là để nói với mọi người về một tư thế, một cách sống.
3.Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
+ Xây dựng các hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ. Các hình ảnh đều gắn với núi rừng và cuộc sống của “người đồng mình” nơi núi rừng: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh”, “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”…
+ Bố cục hợp lí, dẫn dắt tự nhiên, ý thơ ngày càng được mở rộng và nâng cao.
+ Giọng điệu thiết tha, trìu mến, lại trang nghiêm, tâm huyết, đầy trách nhiệm của một người cha thương con nhưng luôn mong muốn cho con được nên người, nối tiếp truyền thống quê hương. Lời dặn con ở cuối bài thơ rất tiêu biểu cho giọng điệu này: “Con ơi tuy thô sơ da thịt - Lên đường - Không bao giờ nhỏ bé được - Nghe con”
+ Nhịp điệu lúc nhanh, lúc chậm, chậm trong kể tả, nhanh đến dồn dập thiết tha trong khát vọng làm người. Đặc biệt mật độ mau thưa không đều của câu nói về “người đồng mình” như một nốt nhấn, tạo nên một tiết tấu tự nhiên phụ thuộc vào cảm xúc và ý nghĩ của người cha trong cuộc đối thoại đơn phương (hình tượng đưa con không xuất hiện)- một tiếng nói thiết tha vừa yêu thương vừa hi vọng.
+ Thể thơ tự do, không gò bó độ dài, ngắn của từng câu thơ thích hợp với cách trò chuyện hàng ngày, phù hợp với một lối tư duy bình dị, hồn nhiên không cần đến sự cầu kì, gọt đẽo.
+ Những biện pháp tu từ (điệp từ, ẩn dụ, đối lập) nhằm làm nổi bật ý thơ (như: Người đồng mình thô sơ da thịt - Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
4. Gợi ý phân tích bài thơ:
A Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.
Cội nguồn của hạnh phúc con người chính là gia đình và quê hương - cái nôi êm để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn.
*. Tình yêu thương của cha mẹ.
-Ngay từ bốn câu thơ đầu tiên người cha đã gợi ra một hình ảnh đầm ấm của gia đình qua cách nói thật lạ:
Chân phải/ bước tới cha
Chân trái/ bước tới mẹ
Một bước / chạm tiếng nói
Hai bước / tới tiếng cười.
Nhịp thơ 2/ 3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại, tạo ra một âm điệu tươi vui, quấn quýt: chân phải - chân trái , rồi một bước - hai bước , rồi lại “tiếng nói - tiếng cười”…. Cả ngôi nhà như rung lên trong “tiếng nói, tiếng cười” của cha, của mẹ, của con. Điệp ngữ “bước tới” và động từ “chạm” được dùng rất khéo, làm nổi bật cái hồn bức tranh về gia đình hạnh phúc. Câu thơ tưởng như chỉ là kể, tả mà xiết bao trìu mến, thân thương. Đằng sau lời nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát một điều lớn hơn: con sinh ra trong hạnh phúc (cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới. Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời) và lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón, vỗ về, dìu dắt của cha mẹ. Hình ảnh ấm lòng này muôn thuở vẫn là khát vọng hạnh phúc của con người. Đó sẽ là hành trang quý báu đối với cuộc đời, tâm hồn con.
*Sự đùm bọc của quê hương.
Quê hương thơ mộng nghĩa tình và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên.
- Cuộc sống lao động, cần cù và tươi vui của “người đồng mình” được gợi lên qua các hình ảnh đẹp, đậm màu sắc dân tộc
“Người đồng mình yêu lắm con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát.”
+ Y Phương có cách gọi rất độc đáo : “người đồng mình”, một cách gọi rất gần gũi và thân thương. Cách gọi ấy gắn liền với lời đối thoại tha thiết “con ơi” và bộc lộc trực tiếp cảm xúc “yêu lắm con ơi!”.
+ Người cha đã có cách lí giải sự đáng yêu của “người đồng mình” bằng lối diễn đạt của chính người dân tộc miền núi, xây dựng hình ảnh thơ vừa rất cụ thể lại vừa mang tính khái quát cao, giàu chất thơ bay bổng về vẻ đẹp trong cuộc sống của người dân tộc miền núi. Họ làm một cách nghệ thuật từ các dụng cụ lao động để bắt cá thường ngày : “đan lờ cài nan hoa”. Trong căn nhà của họ, lúc nào cũng vang lên tiếng hát: “vách nhà ken câu hát”- vách nhà đâu chỉ được ken bằng gỗ mà còn ken bằng tiếng hát. Những động từ “đan, ken, cài” rất gợi cảm bên cạnh giúp cho người đọc hình dung được những công việc cụ thể của con người trên quê hương còn gợi ra tính chất gắn bó, hoà quyện, quấn quýt của con người và của quê hương, xứ sở.
- Rừng núi quê hương giàu đẹp, thơ mộng và nghĩa tình.
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”.
Nếu như hình dung về một vùng núi cụ thể, chắc hẳn mỗi người có thể gắn nó với những hình ảnh khác cách nói của Y Phương: là thác lũ, là bạt ngàn cây hay rộn rã tiếng chim thú hoặc cả những âm thanh “gió gào ngàn, giọng nguồn thét núi”, những bí mật của rừng thiêng….. Nhưng Y Phương chỉ chọn một hình ảnh thôi, hình ảnh “hoa” để nói về cảnh quan của rừng. Nhưng hình ảnh ấy có sức gợi rấ lớn, gợi về những gì đẹp đẽ và tinh tuý nhất. Hoa trong “Nói với con” có thể là hoa thực - như một đặc điểm của rừng - và khi đặt trong mạch của bài thơ, hình ảnh này là một tín hiệu thẩm mĩ góp phần diễn đạt điều tác giả đang muốn khái quát: chính những gì đẹp đẽ của quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao đẹp của con người ở đó. Quê hương còn hiện diện trong những gì gần gũi, thân thương với con. Đó cũng chính là một nguồn mạch yêu thương vẫn tha thiết chảy trong tâm hồn mỗi người, bởi “con đường cho những tấm lòng”. Điệp từ “cho” mang nặng nghĩa tình. Con đường đâu chỉ để đi ngược về xuôi, lên non xuống biển mà còn nhân hậu bao dung, con đường tình nghĩa.
=> Quả thực, thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn cũng như lối sống của con người.Quê hương ấy chính là cái nôi để đưa con vào cuộc sống êm đềm.
b. Lòng tự hào về quê hương và mong ước của người cha.
Qua việc ngợi ca những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” - con người của quê hương, nhà thơ dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương.
- Đoạn thơ bắt đầu bằng cảm xúc “thương lắm con ơi”, đó là tình cảm yêu thương, yêu thương một cách xót xa. Người cha đã lần lượt ngợi ca những phẩm chất dễ thương của “người đồng mình”với cách nói vừa rất cụ thể của người dân miền núi: “Cao đo nỗi buồn. Xa nuôi chí lớn” vừa mang sức khái quát. Lấy sự từng trải (buồn) để đo chiều cao, lấy chí lớn để đánh giá độ xa. Các từ ngữ “cao đo”, “xa nuôi” đã thể hiện một bản lĩnh sống đẹp của dân tộc Tày, của con người Việt Nam.
-Bản lĩnh sống đẹp ấy là: Người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo:
Sống trong đá không chê đá gập ghềnh.
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.
+ Vấn đề về lẽ sống được nói tới trong những hình ảnh cụ thể của thiên nhiên như : “sông, suối, thác, ghềnh” đã được người cha dùng với tính chất biểu trưng cho khó khăn, gian khổ- đó là cái đói, cái nghèo, cái khó vây quanh, là những thử thách rất khó vượt qua nhưng lại nhất thiết bằng sức mạnh của nghị lực phải vượt qua.
+ Trong bao gian khổ khó khăn, thử thách, bao niềm vui nỗi buồn cuộc đời, trải dài theo năm tháng, bao con quê hương mình đã rèn luyện, đã hun đúc chí khí nâng cao tâm thế đẹp. Sự chấp nhận gian khổ ấy thể hiện trong điệp ngữ “không chê”, “không lo” và cách nói tha thiết: “vẫn muốn”. Và ông đã tự ví “người đồng mình”mạnh mẽ, hồn nhiên như sông như suối qua các hình ảnh cụ thể “đá, thung, những thác những ghềnh …, dù có lên thác, xuống ghềnh vẫn không nhụt chí khí. Cặp từ trái nghĩa “lên, xuống” đã làm mạnh thêm sự diễn đạt này. Và phải chăng chính cuộc sống nhọc nhằn đầy nỗi khổ đau ấy lại khiến cho “chí lớn” thêm lên, thêm mãnh liệt? Một lần nữa, quê hương hiện lên như một nguồn tiếp sức, nhưng không phải như thời bé thơ chỉ có an ủi, vỗ về, mà là tư thế thẳng bước mà đi, nhằm thảng mục tiêu mà tiến.
- Gửi trong những lời tự hào không dấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải yêu quý, tự hào với truyền thống đó của quê hương để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ chung với quê hương đồng thời muốn con biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng chí khí, niềm tin của mình. Nhuyễn vào lời thơ là những ẩn dụ so sánh, những thành ngữ dân gian. Điệp ngữ “sống” ba lần vang lên đã khẳng định một tâm thế, một bản lĩnh, một dáng đứng, điều mà cha “vẫn muốn”, cha mong con, hi vọng ở con. Lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay động, thấm thía.
- “Người đồng mình” mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin.
+ Cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong nhưng rất đúng với người miền núi:
“ Người đồng mình thô sơ đa thịt.
Chẳng mấy ai nhỏ bé được đâu con”
+ Nếu người Kinh dùng lối nói “ăn chắc mặc bền, chém to kho mặn, chân đất lưng trần, liêu cơm quả cà, mần răng nói rứa”, để phản ánh bản chất giản dị, mộc mạc của người dân quê chân lấm tay bùn quanh năm, thì Y Phương cũng dùng cách nói cụ thể của bà con dân tộc Tày để ngợi ca tinh thần cần cù, chịu khó trong lao động, sống giản dị chất phác thật thà, không hề “nhỏ bé”, tầm thường trước thiên hạ. Họ là những con người sống giản dị mà mạnh mẽ, hồn nhiên mà mộc mạc. Người miền núi tuy có thể mộc mạc, thô sơ da thịt, có thể không biết nói khéo, không biết nói hay… nhưng ý nghĩ của họ, phẩm chất của họ thì thật là cao đẹp.
+ Chính cái hồn nhiên mộc mạc ấy lại chứa đựng sức sống mạnh mẽ của dân tộc ; giầu chí khí, niềm tin, không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Ý chí và mong ước ấy được cô đúc trong hai câu thơ vừa có hình ảnh cụ thể lại vừa hàm chứa ý nghĩa sâu sắc:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.
+ Việc “ đục đá” là khó, là đòi hỏi nghị lực, nhưng người quê hương ta đã làm,vẫn làm dể làm rạng rỡ quê hương. Chính những đức tính tốt đẹp cùng với sự lao động cần cù, nhẫn nại hàng ngày đã tạo nên sức mạnh để làm nên quê hương với truyền thống với phong tục tập quán tốt đẹp.
- Người cha đã tâm sự với con về tất cả những gì tốt đẹp nhất của người quê hương, nơi con đang sinh sống, cái nôi đang nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Cha nói với con cũng là khuyên con bài học đạo lí làm người. Quê hương sau những năm dài chiến tranh, chưa giàu chưa đẹp, con phải biết gắn bó với quê hương. Trước những thử thách khó khăn, con không được sống tầm thường, sống hèn kém, sống “nhỏ bé”. Phải lao động, sáng tạo để xây dựng, “kê cao” quê hương.
- Lời cuối “nói với con” càng trở nên tha thiết trong lời thủ thỉ dặn dò con thiết tha, chân tình, trìu mến, trong tiếng gọi “con ơi!” và lời nhắn nhủ “nghe con”. Song cái điều người cha nói với con thì thật là ngắn gọn, hàm súc mà sâu sắc, đồng thời lại có chút nghiêm nghị của mệnh lệnh trái tim:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
Câu thơ ngắn lại như khắc sâu, có câu chỉ có hai tiếng. Điều mà người cha muốn khuyên con qua cách nhắc lại một phẩm chất của người đồng mình đã nêu ở trên: nghĩa là phải sống cho cao đẹp, không bao giờ được sống tầm thường, sống “nhỏ bé” trước thiên hạ, phải biết giữ lấy cốt cách giản dị, mộc mạc của “người lao động. Con cần tự tin mà vững bước trên đường đời, tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương yêu dấu. Hai tiếng “nghe con” là cả một tấm lòng cha bao la.
Tổng kết:
Qua bài thơ “Nói với con”, bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
B. Luyện tập.
Câu 1: Nêu cảm nhận về những câu thơ mở đầu bài: “Nói với con”của Y Phương:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ.
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước chạm tiếng cười.
Câu 2: Cha muốn nói với con điều gì trong những dòng thơ sau:
Đan lờ cài nan hoa.
Vách nhà ken câu hát
…
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Câu 3: Nhà thơ Y Phương muốn nói với con điều gì trong những dòng thơ sau:
Người đồng mình thương lắm con ơi
….. không lo cực nhọc”
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn có dùng lời dẫn trực tiếp để nêu suy nghĩ của em về những điều người cha nói với con trong các câu thơ sau:
"Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé được đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.
Câu 5: Cảm nhận về tình cảm của người cha đối với con, rút ra điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con.
- Tình cảm của người cha đối với con: yêu thương thiết tha, mong muốn con nên người, tin tưởng con sẽ tiếp nối được truyền thống của quê hương
- Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con chính là lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời. Đây là những điều quan trọng nhất giúp cho con nên người và phải chăng cũng là những bài học bổ ích thiết thực đối với mỗi chúng ta? Nói với con nhưng cũng là để nói với mọi người là như vậy.
Câu 6: Phân tích đoạn thơ sau để thấy nghĩa tường minh và hàm ý ẩn chứa trong đó:
“Người đồng mình thô sơ da thịt…..
Không bao giờ nhỏ bé được……………..Nghe con”.
************************************
có file không ạ ? cho mình xin với ạ :(
có file kh cho e xin vs ạ
@@khanhhuyen9021 có file của tất cả văn bản lớp 9 k bn minh xin với ạ
lớp mình 2k9 sắp thi rồi các bạn cùng cố gắng nhé
Cảm ơn chị đã làm những video yêu lại từ đầu này.2007 thật sự rất cần sự ngắn gọn, xúc tích mà video của chị mang đến🥰🥰🥰
Mình 2k7 nè☺☺
2k7 ơi người ta có con rồi nha mình phải gọi bằng cô đó 😉😉😉😉😉😉😊
@@tuanluong9308 mình sẽ chú ý ngôn từ, cảm ơn bạn
@@tuanluong9308 sn 95 thì gọi chị là đroi
@@vuminhhuyen3792 à ok cảm ơn bạn
còn gần 100 ngày nx thôi k9 chúng ta cố lên nhé và chuc mng vô đc môi trường mình mong muốn
Chúc các em thi tốt nhé ❤
anh dù sắp lên 12 rồi nhưng vẫn muốn tìm nghe lại vì khi anh lớn lên và cũng thông qua các bài giảng của chị Trang thì anh lại có cái nhìn rất khác về những bài thơ mà hồi đó anh thấy mệt mỏi khi học, nhận ra được nhiều bài học về cách làm người. Anh nói vậy thôi cũng mong sẽ có người giống như mình sẽ yêu và trân trọng văn học nước nhà hơn. Vậy thôi!
P/s:Hơi buồn vì có lẽ thế hệ sau sẽ có thể không biết về những bài thơ này.
em cũng vậy tiếc cho mấy bé 2k10 quá không được học những bài thơ hay như này.
Biết ơn chị rất nhiều ạ, nghe chị phân tích xong bài thơ, em càng hiểu được những ý mà tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ hơn, nhận thức được những gì ba, mẹ đã phải hi sinh vì mình, cho mình những gì. Xem xong video không chỉ học được kiến thức mà em còn có cơ hội nhìn lại chính mình nữa chị ạ.
Lúc sáng e có đọc được bài hiến máu của chị, cảm ơn chị rất nhiều vì những giá trị mà chị mang lại cho xã hội, nhất là thế hệ trẻ bọn em, định hướng chúng em thành những con người tốt hơn, sống ý nghĩa hơn.
Chúc chị thành công và hạnh phúc trên con đường của chị, và sống khỏe mạnh cùng gia đình ạ. 🌷🌷
Con nghe Cô giảng mà con đã nắm ý rõ bài này, 15 ngày nữa con thi, con momg sẽ ra bài này. Bởi vì lời Cô giảng rất hay và dễ tiếp thu
Chúc các bạn 2007 sẽ thi thật tốt nhé☘❤
💪💪
Oci thấy bảo có khả năng zô bài này nên zô nghe cụa cô 😻😻😻❤️❤️❤️❤️
Cảm ơn ạ😙😙
ok
mong đỗ đc
ở đây vì muốn bản thân nỗ lực không ngừng để đậu nguyện vọng 1❤Phan Châu Trinh❤
cảm ơn chị vì đã cống hiến cho các thế hệ học sinh^^
Mai là em đi nhận phòng rồi cảm ơn chị vì đã truyền cảm hứng học tập cho em, những bài giảng của chị thật sự rất dễ hiểu và thẩm thấu. Nên dù kết quả có ra sao em cũng sẽ chấp nhận bởi em đã cố gắng hết sức mình rồi 😊
Em rất thích cách mà chị truyền thụ môn Văn đến mn,bất cứ một tác phẩm nào trong các vd chị phân tích đều in đậm trong trái tim của e.Nó để lại rung động thật sâu sắc và càng khiến e yêu Văn nhìu hơn🥰Cảm ơn chị rất nhìu💞
cảm ơn cô ạ đáng tiếc là dù đã thấy qua bài giảng của cô nhiều lần nhưng chưa một lần nào click vào để nghe trọn vẹn thật sự em đã lĩnh hội được kiến thức qua bài giảng của cô, em cảm ơn cô nhiều lắm
Thật sự em đang rất lười, nhưng sau khi xem video của chị, em cảm thấy có động lực học tập liền ạ và lại càng thấm thía hơn những gì Y Phương đã ủy thác qua bài thơ❤
Cố gắng lên em nhé!!!!
Cố lên nào 2k8 chỉ còn có 36 ngày nữa thôi🍀💪
bài giảng của cô đã chạm đến trái tim con, con cảm ơn cô rất nhiều.
bài chị giảng hay quá, ngắn gọn ,súc tích ,hay, ko hề nhàm chán.
Đúng là “Văn là đời, học văn là học làm người”
11:02 khi mà học đến đoạn này, em xúc động lắm chị ạ. Em nhớ rằng, một vài lần, bố từng nới với em rằng :”Sinh được hai đứa con gái như các con là bố mẹ cảm thấy mãn nguyện lắm rồi.”. Bố là người con trai duy nhất của ông bà nội, nhưng bố không đòi hỏi phải là một đứa con trai (như một số gia đình vẫn còn lạc hậu), gia đình thì không mấy khá giả, nhưng lúc nào bố cũng lo cho em đầy đủ, sáng nào cũng hỏi em ăn gì, uống sữa chưa… Mỗi khi mà khó chịu với bố, nghĩ lại những gì bố đã dành cho mình lại thấy hối hận lắm…
Để đây một lời nhắn gửi, phải nói câu này khi còn có thể:
CON CẢM ƠN BỐ! CON YÊU BỐ RẤT NHIỀU!
bây giờ vẫn học à bn
45dayss nữa 2k9 cố lên nhé❤
2k9 cùng cố gắng đạt NV1 nhaa 💪
Cô giảng hay quá ạ! Chúng con biết ơn cô, 2k9 sẽ cố gắng hết mình ạ
Hhihi chúc con sẽ giữ được động lực học tập và thi đỗ ngôi trường yêu thích nhé!
E cảm ơn video của chị mỗi lần chán nản học văn e xem video của chị lại có nguồn động lực muốn học văn ạ YÊU CHỊ NHÌU 🥰 (mong chị ra thêm phần nghị luận xã hội ạ ) .
Cố gắng thêm chút nx nhé 2k8 , hãy nhớ rằng món quà bạn thích rất đắc đỏ , người bạn thích rất ưu tú , thế giới rộng lớn , đẹp đẽ đến như v bố mẹ bn xứng đáng được ngắm nhìn 1 lần vì vậy hãy cố gắng lên nhé , tôi tin bạn làm được !
cảm ơn cô nhờ cô mà con có định hướng, nhờ cô mà con biết tư duy mình luôn phải linh hoạt nhìn về mọi thứ, các bạn 2008 ơi:33 cùng nhau đỗ cấp ba, nguyện vọng 1 nhaaa , còn 1 tháng nữa thôi chúng mình cố thêm xíu nữa nhé
Mai thi rồi chúc các bạn 2k9 đỗ NV1 nhé!🍀🍀
Cảm ơn chị đã làm video giúp cho bổ xung kiến thức bị rỗng
em ôn văn cấp tốc, cần sự gọn gẽ mà vẫn đầy đủ, video chị đã đáp ứng và làm rất tốt điều đó ạ!
Chúc các sĩ tử 2k8 thi thật tốt và gặt hái được nhiều kết quả tốt
còn 4 ngày nữa 2k8 sễ thi rồi chúc các bạn thi đỗ nv1🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀
báo kết quả cả cô đây ạ, lần đầu tiên em thi viết trọn 2 trang giấy thi, từ nội dung tới nghệ thuật, em ôm 8.25 về bên mình, tuy không nhiều nhưng là tuyển sinh được nhân 2, cảm ơn cô cùng đồng hành với em🌷
10 ngày nữa thôi chúc 2k8 sẽ hoàn thành kì thi thật tốt và đậu nv1
Cảm ơn chị rất nhiều🙏🏿🔥 Nhờ chị mà giờ em đã đủ tự tin để sẵn sàng trước 4 ngày thi rồi ạ. Và chúc cho tất cả 2k8 ĐỖ HẾT NV1❤🎉✍️💪🔥
Cô lên nhé🎉💪✍️
Tiến lên✍️💪🔥🔥
Cảm ơn chị đã cố gắng ạ , 2k7 chúng em rất cần những video như vậy.
Thực sự cảm ơn chị rất nhiều!!! Bài nói với con và đoàn thuyền đánh cá là hai bài mà em khó tiếp thu và khó hiểu nhất nhưng nhờ chị mà em đã có cái nhìn khác hơn về hai bài này. Em sau khi cảm nhận, tự diễn đạt câu thơ bằng lời của mình cũng với những ý sâu sắc mà chị đưa ra thì em tự tin hơn hai bài đó. Thực sự biết đến chị là điều tốt nhất đối với em ☺️💞
Còn 19 ngày ❤ chúc tất cả 2k8 đỗ NV1
thật sự là em rất thích list "văn học - yêu lại từ đầu" của chị, cảm ơn chị vì những video này đã giúp bọn em rất nhiều trong việc học văn
Còn 1 ngày nữa là thi tuyển sinh 10 rồi, em cảm thấy lo lắng mông lung với kiến thức của mình may mà nhờ có chị làm em hiểu thêm đc phần nào của bài thơ này. Em cảm ơn chị rất nhìu ạ ❤ 💖
học cảm nhận theo mẫu cô cho mãi k vào và quyết định đúng đắn là lên youtube. Cảm ơn chị đã làm những video như này, nó rất có ích cho các bạn 2007 bây giờ
cám ơn cô đã cho e kiến thức quan trọng để chuẩn bị tinh thần cho ts10 ạ🥰
Cảm ơn chị nhiều lắm ạ bài giảng rất hay, rất dễ hiểu.
Chị giảng em khóc luônnn 😖, bài giảng hay quá ạ . Cảm ơn chị 💖
Em đội ơn chị em định bỏ bài naỳ rồi nma sáng em thấy video của chị , em coi 3 lần xong vào thi y chang bài đó lun em làm đc 5 trang , ý của chị hay và dễ nhớ thật sự biết ơn chị , coi video của chị xong em mới biết học văn k nên học vẹt , hiểu ý và ghi theo ý mình rất hay❤
Sắp đến ngày thi r .2k9 cố lênnnn👍👍💪💪🤟🫶🏻🫶🏻🌟🌟bạn sẽ đỗ NV1 màaa🎉
2k9 cố gắng đỗ nv1 nha!!!
countdown 20 ngày cuối⏳
2k9 thi tốt nhaaaa ❤ còn có 1 tháng nữa thuii ấyyy🎉😊
Cảm ơn chị đã làm những video có ích . Nhờ xem video của chị mà em được 9 điểm ngữ văn trong lần thi thử lần 1 của phòng
Cảm ơn chị🥰🥰🥰
vải, buff bẩn hay gì mà ghê v
Đâu ra má
@@HoangHuy-xv5zc xin vía
@@Hataro-xu1pl chúc bạn thi tốt
ui mình cũng thế á, từ 6.8đ lên 9đ này 😁
em cảm ơn chị nhiều , gia đình của em thì không được trọn vẹn nên khi học về bài này trên trường và từ những nguồn khác thì em thật sự kh cảm thụ được, nhưng sau này xem được video này của chị em đã thật sự hiểu được và có một góc nhìn khác về gđ của mình , thật sự em cảm ơn chị rất nhiều ạ 🥰
cô giảng hay thật sự ngày hôm nay thật may mắn khi tìm được bài giảng của cô
Với em , là một HS lớp chọn thì học để hiểu là một chuyện quá xa vời , nhưng sau khi nghe chị giảng thì em thấy ko còn quá nặng nề với việc học thuộc nữa vì mỗi một tác phẩm văn học cô giáo thường cho 4 , 5 mặt giấy A4
Mai em Thi Nhưng không hiểu gì về bài này , nghe xong gần như hiểu hết , em sẽ cố nghe lại thêm 2, 3 lần nữa , cảm ơn chị rất nhiều ạ💕
Mai là thi rồi.cảm ơn mọi người
09-06-2023
sao rồi bạn
Video của cô là 1 cái gì đấy để em vững dậy tinh thần và em sẽ cố gắng chăm chỉ hơn. Cảm ơn cô 🥰
14 ngay nua mong bản thân làm bài tốt nhất 🥰🍀
Dạo này thi nv2 rồi đau đầu quá, cj là người tiếp sức cho em để bước tiếp dễ hiểu đối vs em cảm ơn cj rất nhiều ạ ❤
20/11 e chúc cô luôn vv thành công trg công việc trồng người nhé và chúc cô trang ngày càng xinh đẹp có tht nhiều sk để có được giảng dậy cho chúng e những bài hc bổ ích và đáng dấu lun cho e cúi năm e ôn để thi đỗ cấp 3 ạ❤
yêu quá ^^ cảm ơn em nhiều
Đang tự ti mình ko bằng ai nhưng xem video này tự tin hẳn 👍👍👍 cảm ơn cô
Năm nay tới 2k9 thi tuyển sinh 10,video hay quá ạ cảm ơn cô ❤
Vậy còn tròn 2 tháng nữa là thi rồi.You can do it 💪
mai đã thi rồi chúc các bạn 2k9 đỗ nv1 nhé
2k9 cố lên nha
Quyết tâm đạt được nguyện vọng 1 🍀🍀🍀
Có ai 2k9 đăng xem video ko
có mình nè
Em cảm ơn chị vì đã đem lại niềm động lực cho em trong việc học và những tư tưởng đúng về cuộc sống
Hihi nếu thấy ý nghĩa, em có thể share cho bạn bè cùng biết nha ^^
Cta cùng cố gắng đỗ NV1 nhé mn❤
mới đọc câu ngày đầu câu ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời cái e liên tưởng đến Đức Phúc luôn😂
còn 2 ngày nữa chúc ai lướt đến đây đậu nv1 hết nhaaaaaaaaaaaaa
em cảm cô ạ em đang lớp 9 mà học văn thấy nản quá nhờ những video của cô mà đã truyền cảm hứng cho em đó ạ
Cố lên 2k9, còn 97 ngày nx thui>
vẫn rất mê giọng của chị 💞 nghe nó trào dâng qaaaa
Còn 6 ngày e thi rồi c.ơn chị đã giảng e hỉu đỡ lúng túng ạ 😢
😢
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
2k9 cố lên nha 3thang nữa thoii; nv1🍀❤
Cô lên các 2 k9. Đặt được NV1 nhé🎉
Chị hướng dẫn dàn bài để phân tích thơ và văn đi ạ
Còn 12 ngày nữa thôi😊😊😊 2k9 ơi cố lên
giá như em biết đến cô sớm hơn..thật sự video của cô rất cuốn
cảm ơn chị nhiềuuu, nhưng mà chị nhớ giữ gìn sức khỏe nhé ạ, đừng cố quá ạaaaa
còn tháng nữa thoi, chúc các bạn 08 đỗ nv1 nhée☘
Còn 2 tuần nữa thôi, 2k9 ơi cố lên nhé:3❤
14 ngày nữa thôi! Làm ơn, cố lên!
yêu chị nhiều nhé, nhờ xem video của chị em được giải nhì hsg tỉnh ạ, hihi. Em sẽ chăm cày video cho kì thi chuyên sắp tới
Uầy! Bạn giỏi zị
Phải công nhận em coi những video của chị như được khai sáng luôn í😍😘😊💕
em cảm ơn chị nhiều.Tuyệt vời quá
Văn là đời , giá trị ,nét đẹp của truyện kiều nằm ở trong chữ Nôm, cô giáo mà có tài liệu về chữ Nôm giới thiệu cho mình nhé
2k9 vươn lên cùng nhau nhá❤❤❤❤❤
còn 1 tháng nữa thôi 2k8 chúng mình cùng cố lên nhé, chúng các đồng chí 2k8 đỗ nv1
chị ơi , chị có thể làm video hướng dẫn phần xác định tình cảm , thái độ của tác giả (qua 1 văn bản ) đi ạ :(
Thích quá e cx đg ôn bài này nè mà thấy nó hơi khó khó ạ e cảm ơn chị nhiều 🤩🌺🍀🌻🌼
Đậu vào ngôi trường mà mình mơ ước hết nhéeeeee💓
Còn đúng 4tuần cuối cùng thôi chúc mn 2k9 đậu nv1 🍀🍀
2 ngày nữa.NHẤT ĐỊNH PHẢI LÀM ĐƯỢC NHÉ!🍀🍀🍀
cô giảng dễ hiểu quá
chời ơi tui mà bt chj này sớm hơn là đc 8đ văn luôn rồi giảng dễ hiểu quá tr luônn
2k9 mai làm bài thi thật tốt nhé!!🍀