| Truyện ngắn: Sông Gành Hào | Nhà văn Sơn Nam | Người đọc: Phong Thái |

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 13 сен 2024

Комментарии • 10

  • @ThuThuyNguyen-vt2wq
    @ThuThuyNguyen-vt2wq 4 месяца назад +1

    Giọng đọc chân phương miền Nam hay ghê.

  • @tanha8178
    @tanha8178 Год назад +14

    Comment này tôi viết lúc nghe truyện trên máy tính thôi, tôi không phải nhà văn hay phê bình gì cả.
    Truyện này lúc nhỏ đọc chỉ thấy cũng được, hấp dẫn đoạn gây cấn là bắt sấu, lúc đó tôi còn nít cấp 2 mà, thích đoạn hành động thôi, chứ đoạn rao giảng đọc đức, đọc bắt mệt.
    Ấy là hồi nhỏ.
    Nhưng giờ lớn lên thấy nhà văn Sơn Nam viết hay quá:
    Thứ nhất. HỢP LÝ
    Truyện rất hợp bối cảnh của Việt Nam bấy giờ, đậm chất miền Nam, và đậm chất một miền quê hẻo lánh ở miền Nam.
    Nghĩa là sao?
    - Bối cảnh VN
    Cũng là chuyện đời sống người lao động chốn rừng rú, mà Đăm-săn thì có sử thi, Tư Đức thay bà con diệt quái thú sao lại không thành sử thi? Hay là nhà văn Sơn Nam viết Sông Gành Hào cho đao to búa lớn lên có hay không?
    Bối cảnh VN trong truyện là bị Pháp đô hộ. Trung Quốc bị Nhật chiếm đóng, mà làm phim thì toàn 1 lính TQ giết 5 tên Nhật. Người ta cười cho kìa.
    Nên tầm câu truyện viết khiêm tốn là hợp lý.
    Tức làm nhân vật làm được chuyện đại sự thì cái đại sự đó cũng... vừa vừa thôi. Giết con xấu thì tốt cho bà con, chứ không phải "chặt đầu Tay" hay nổ banh kho xăng.
    Bối cảnh một miệt xa xôi của miền Nam thì sao?
    Cái này liên quan đến việc chọn công cụ giải quyết mâu thuẫn là con sấu, là bắt sấu, về tính tình ông Rob. Chứ không phải tôi ra rả khen cái kiểu ai cũng hay viết cho có là "đậm không khí miền Tây" :))
    (tạm dừng viết)

    • @tanha8178
      @tanha8178 Год назад

      Thứ hai.
      Kết cấu của câu truyện gọn gàng, đơn giản mà có mâu thuẫn, cao trào giải quyết mâu thuẫn, rồi đến hồi kết rõ ràng.
      Lối viết truyện rất bài bản y sách giáo khoa nếu ai còn nhớ.
      Cái này có thể nói không chỉ là "liệu cơm gắp mắm" mà thực sự là biết mình đang làm gì.
      Việc Sơn Nam sáng tác truyện này giống như ông thay vì làm một nổi lẩu thập cẩm bào ngư vi cá, cái khỉ gió gì cũng có mà chẳng ra gì, kết quả ăn chẳng được chỉ bằng 1/10 điểm,
      thì ông làm một món chè đơn giản mà nó ra hồn, đạt 8/10 điểm! (còn nhớ ông viết truyện về Bảy đưa đò làm món thịt luộc đơn giản mà lại ngon không?)
      Truyện viết gọn gàng, vừa đủ, quá trình sáng tác truyện tập trung vào mâu thuẫn và công cụ giải quyết mâu thuẫn.
      Nghĩa là sao?
      Tức là mâu thuẫn chính của truyện không phải là chuyện con sấu, mà chính là sự khinh thường của ông kiểm lâm Rốp (chắc "Rob", mà người Pháp hay rút gọn của Robert?) và nguyên câu truyện xoay quanh chuyện đó, không khí miền quê, các tính miền Nam được thể hiện trong truyện đầy đủ, nhưng không xa đà vào miêu tả và tự sự quá nhiều.
      Này nhé
      - Người dân mà ông Rob cai trị thấy ông cũng là người có đức.
      - Hóa ra. Chú Tư Đức tiếp xúc mời dần hiểu hóa ra ông ta nhát chứ không phải hiền.
      - Rồi chú Tư choáng vàng, và ghét, khi chú nhận ra ông Rob ngoài hợm người lại còn khinh rẻ dân tộc ông.
      Cụ thể, sau mấy chuyện căn bản như cho ăn, cho mặc, cho thuốc.
      Kế đến, ông Rob tu khẩu nhưng tâm tu chưa xong, học đạo Phật mà hợm mình so trên so dưới phân biệt trình độ.
      kế nữa, và cũng là tệ nhất là cái tư duy coi thường người bản địa.
      Và tệ nhất là cái sự coi thường người bản xứ của ông ta là "nghiễm nhiên coi thường".
      Mặc định rằng mình cao hơn người ta là cái khinh thường rất lớn.

    • @tanha8178
      @tanha8178 Год назад

      p3 tiếp
      Có thể trong truyện đoạn ông ta chém gió về chuyện hồi xưa thiền xư nọ kia, nghe nhẹ nhàng tử tế, học thức,
      nhưng cơ bản vẫn là sự khinh người của kẻ có đi học mà thôi, kẻ có học mà nói trắng trợn ra "dân An Nam có gì mà phải nể" là nhổ vào mặt rồi.
      Ví như ông Rob là dân thất học thì sự khinh người của ông nó sẽ thể hiện bằng lời nói thu tục hơn; đây ông ta cũng là người hiền/nhát và tu tập tìm hiểu Phật pháp nên cách thể hiện có phần ôn hòa, nhưng ý khinh người thì chẳng hề thua những kẻ bậm trợn là bao nhiêu đâu nha!
      Tóm lại, ông ta NGHIỄM NHIÊN cho rằng người bản xứ chẳng có gì để phải học, y như thể một chàng trai/cô gái người Mỹ có học đại học mà cho rằng người da đen là hạ đẳng, cái sự lịch sự của họ với người nô lệ chỉ là vì họ cho rằng mình là người "tử tế" không nên đánh đập nô lệ thôi, nói thẳng ra ông Rob coi chú 4 như mọi, ông cho ăn cho áo cho thuốc ban đầu là đang ban phát ân đức với chú 4 Đức, ông Rob nghĩ ông là người tử tế thì nên làm vậy, chứ không phải sự tôn trọng gì.
      Có câu "Tu tẩu mà không tu tâm, cũng như cai sắc mà chẳng cai dâm.""
      ý rằng ngoài miệng nói lời hay mà trong tâm thì vẫn nhỏ mọn (chưa cần phải là ác muốn hại người)
      "Cai sắc" tức là bề ngoài ra vẻ không mặn mà với đàn bà, nhưng tâm vẫn mơ tưởng thèm thuồng.
      Ông Rob không phải ác, ông ta theo Phật pháp thì có thể nói là "đọc kinh nhưng vẫn còn vô minh", chứ "ý" hay cái tâm của ông thì hèn mọn, dốt nát.
      Mâu thuẫn của truyện là chỗ đó.
      Đại diện cho mẫu thuẫn không phải là hai thế lực siêu nhiên thần thánh như thoại Hy Lạp, hay phim siêu anh hùng Mỹ, mà là lai con người ở vị trí tương đối thấp ở hai dân tộc/đất nước khác nhau.
      Kiểm lâm thì chẳng to tát gì với hệ thống nhà nước thuộc địa Pháp, còn người đốn củi lậu thì là công việc lao động chân tay của người cùng đường nhưng còn sức vóc, có lá gan. Xem như một bên có chức còn một bên có gan, cũng gọi là cân xứng rồi. Giống như anh giang hồ lên phường làm giấy tờ thì bị chị cán bộ làm khó dễ vậy.
      Thế con sấu và bắt con sấu là cái gì? đóng vai trò gì trong truyện?
      Thì đóng vai trò là công cụ để giải quyết mâu thuẫn chứ gì nữa!
      Nói gọn: mâu thuẫn trong truyện là sự coi thường người Việt.
      Giải quyết mâu thuẫn Không phải chú 4Đ giải quyết, mà là nhà văn chọn một công cụ để giả quyết mâu thuẫn, và Sơn Nam chọn con sấu mắt lồng đèn/bắt nó là cách giải quyết mâu thuẫn, (1) nó đến từ bối cảnh là ở địa phương thì có con gì nguy hiểm ở miệt đó bằng cọp sấu? (2) người làm nghề rừng như chú 4 Đức thì cái tài hơn người nó nên gần gần với cái nghề, nghề ăn lộc rừng thì nên biết săn bắn; chứ như chú tối ngày lên rừng đốn củi lậu mà lại giỏi thuyết pháp thì mới thật là xạo của xạo
      (tác giả khéo léo cho cái sự "thấu đời hiểu đạo" của chú Tư là về bản chất chứ không phải hình thức; còn ông Rob chỉ được cái hình thức chứ không có bản chất; ông có cơ duyên được điểm hóa bởi chú Tư)
      và (3) phải hợp lý với một nhân vật như ông Rob, thì con sấu là thứ (a) ông ta sợ (b) ông ta đến từ Pháp, tuy nghề của ông là kiểm lâm, nhưng chưa chắc ông hiểu gì về tập tính của loài này, và của loài này ở tại miệt đó của VN, thực sự theo trong truyện ông Rob có biết giống đách gì đâu!
      Rõ ràng như vậy ta thấy về bố cục truyện và lối viết truyện thì Sơn Nam rất là chỉn chu và cái gì cũng hợp lý.
      Chê: đi vào tình tiết thì sai sai là chỗ con sấu và cái ghe. Sấu cỡ đó thì thực ra triệu hồi ông Cai Thoại về nhập may ra diệt con sấu đó được, không thì cả làng chèo ghe mang lao cũng chẳng giết nổi nó.
      Cái bè buộc bằng cây mới chặt và buộc bằng dây rừng thì... kiểu gì mà chống chọi được mấy ngày lại còn là với một con sấu khổng lồ!
      Làm lố quá thành ra thô.
      Tức chuyện bắt sấu Gành Hào không to tát xét về nguyên cốt truyện như người ta tưởng, sấu to, bắt sấu đọc thì nó hấp dẫn, nhưng trong "cơ cấu" truyện này thì việc một dân tộc bị coi thường nó to tát hơn.
      Tóm lại điểm trừ là: Chuyện kích thước con sấu, cái bè như tàu đi biển, như tàu ngầm... kỳ thực hơi ảo, thành ra truyện nó vô lý khó chấp nhận được.
      Tình tiết tâng bốc chiếc bè giống như mấy ông già người Việt nói tào lao khi uống ly trà chén rượu chưa biết trời cao đất rộng.
      Sẽ hay hơn nếu tác giả nêm nếm ít lại một xíu chõ này.
      Mấy cái sọ cá sấu ở các bảo tàng VN không lớn như con mà Sơn nam tả (dài 5 thước, đứa nhỏ ngồi lên chân hổng) mà nhìn mỗi cái sọ là tôi đã khiếp lắm rồi. Kỷ lục thời nay ở VN là con sấu dài 4,1 mét, nặng 300kg. Chỉ cần con sấu đó to gấp đôi con sấu đực trưởng thành bình thường, mắt nó chẳng cần lồng đèn, chỉ cần nó tinh ranh là được.
      Thời gian bắt sấu trên bè và đoạn phóng lao giữ nguyên, như cách Sơn Nam viết thấy vậy là gay cấn lắm rồi!
      Nói chung là chẳng cần con sấu quá to, cái bè thì cứ là cái bè thôi, có làm gì đi nữa thì cái bè thô sơ cũng chẳng như cái tàu chiến được. Phải nhớ là bè làm gấp và nguyên liệu chẳng được xịn đâu.
      2. Ông Rob này cũng nhát và dở quá đáng. Có lẽ vì vậy mà ông ta chỉ được giao làm kiểm lâm chứ không phải đồn trưởng (dù ông có thể từng tham gia thế chiến)
      Nhưng nếu gặp ông Rob mà tài cao học rộng gan to thì người như chú Tư Đức thì có gì để mà "đấu" khiến cho ông ta nể phục. Nên ông Rob đến thế cũng là đủ.
      Vậy nên sự kính nể ở đây của ông Rob với tài và lòng nhân nghĩa của chú Tư và chú Tư với cái lòng sẵn sàng công nhận tài đức của người khác ở ông Rob,ta biết truyện viết về sự hiểu nhau và kính trọng nhau như của hai anh thợ lành nghề trao đổi với nhau, người này nể người kia (có lẽ so thế thì chưa chuẩn, nhưng tôi tạm viết thế chứ không phải đang làm tập làm văn), chứ không phải như bậc đại anh hùng hào kiệt nể nhau. Tức là đọc xong thấy hay, chứ đừng có tán tụng như thể chuyện gì to tát. Vì suy cho cùng thì Sơn Nam viết những truyện "khiêm tốn" về bối cảnh và nhân vật thôi.
      Cuối cùng là đến hồi kết thì Sơn Nam viết cho bối cảnh êm ắng lại, hậu cảnh mờ dần và xoáy sát vào nhân vật chính rồi kết thúc bằng một đoạn suy tư.
      Không gian êm ái và thu hẹp dần chỉ còn nhân vật chính
      - Một cuộc chiến khốc liệt trên sông Gành Hào, người dân ồn ào gõ ầm ầm.
      - Bắt được con sấu, bà con thôi gõ ầm ầm, không khí vui tươi.
      - Còn lại 3 nhân vật nói chuyện.
      - Kết thúc với một trường suy niệm
      Còn lại chú 4 và ông Rob. Mâu thuẫn được giải quyết ở đây khi hai bên hiểu nhau hơn, thực ra là có mình ông Rob đại ngộ thôi.
      Chú Tư gieo suy tư cho độc giả khi nói ông sợ mình đi làm anh bếp thì dần thành tay sai cho Pháp hại đồng bào hồi nào không hay.
      Ông Rob thì suy nghĩ miên mang.
      Xong hai người bị kéo về thực tại với tiếng kêu về chuyện mổ con sấu, nó tương phản với không khi trước đó là hơi hướng bàn về Phật pháp - mà đỉnh cao là con người ta thấy bình đẳng, tôn trọng nhau.
      Sơn Nam sáng tác truyện có mở có kết, có thủy có chung thế thì có đỉnh không chứ?

    • @vulongwindydragon4367
      @vulongwindydragon4367 11 месяцев назад

      thì kiếm một thằng Tây hiền hiền để còn cho 2 người hiểu nhau, chứ thằng tây ác nó phằng một cái là hết rồi

  • @vulongwindydragon4367
    @vulongwindydragon4367 11 месяцев назад +1

    Hay quá cám ơn kênh

  • @Hoàn-v8r
    @Hoàn-v8r Год назад +1

    Thời Tây họ đô hộ nước mình mà họ còn biết bảo vệ rừng của nước mình, lại biết thương dân mình nữa

  • @ngocphucnguyen4788
    @ngocphucnguyen4788 Год назад +1

    Giọng hay quá Thầy ơi

  • @nghianguyen518
    @nghianguyen518 Год назад +1

    🎉 cảm ơn bạn ❤. Lâu lâu lại vào kênh coi có ra clip mới chưa hihi

  • @空來之音
    @空來之音 Месяц назад

    Giờ kiếm giọng nói, từ ngữ rặc miền nam khó, giờ giọng lai bắc kỳ nhiều rồi.