Cực kì đồng tình với quan điểm của tác giả, xưa thấy mẹ mình thờ cúng Phật thường xuyên và hay bảo mình phải thành tâm niệm Phật cho dù trong tâm mình ko cảm thấy thay đổi gì, mãi sau này nghiên cứu về Phật giáo thì mình mới đổi góc nhìn về nó như một triết lí thay vì chỉ là một tôn giáo. Đồng ý rằng ai cũng cần có một thứ để khiến tâm hồn mình an yên như tôn giáo nhưng đó không phải lí do để ta tôn sùng, thờ cúng nó một cách mù quáng mà cần phải hiểu bản chất thực sự của nó để biết cách sống. Tóm lại là Phật trong tâm mỗi người, không phải là ở việc cúng dường bạc tỷ hay xây những ngôi chùa khang trang tráng lệ
Thì vốn phật truyền dạy chỉ là những triết lí như đạo nho thời xưa thôi, những triết lí đó là do phật sau khi du hành ngộ ra được. Do mấy ông sư làm thần thánh lên thôi, để kiếm tiền, chứ thực chất coi phật như một triết gia là hợp lí
Đúng rồi bạn, bạn đã theo tôn giáo nào thì phải đào sâu tìm hiểu kinh điển. Theo một tôn giáo mà không tiến hành họp tập thì kiểu như người mù sờ voi mà thôi. Phật giáo là một hệ thống triết học toàn vẹn để cải đổi con người. Người không tìm hiểu kĩ thì chỉ vướng vào mê tín dị đoan mà thôi.
Đi chùa, ăn chay, đi lễ nhà thờ, thiền....Những điều trên điều chỉ là công cụ để giúp bản thân tiếp cận và rèn luyện cái tâm, cái chánh niệm của bản thân. Nhiều người chỉ chăm chăm làm những điều trên mà quên mất làm với bản chất cốt lõi là gì?
@@minhangang9271 nhưng thật sự ăn chay vẫn tốt mà , giảm sát hại những con vật hơn,khi thấu về nổi đau đồng cảm thì bạn cũng k muốn giết hại vô bổ để ăn đâu
Đúng rồi. Nhiều người làm những việc trên và nghĩ rằng chỉ vậy là đủ, đã tích đức. Nhưng thực tế là dù có cúng dường nhiều như thế nào cũng đều là vô nghĩa nếu sống thiếu đạo đức.
Tu là giải thoát khổ đau niết bàn muốn được niết bàn phải tu 2 loại tuệ là viên thành thực tánh và thiền minh sát muốn tự 2 loại tuệ này phải qua tứ thiền và phi phi tưởng định nên là có ai làm được
Chỉ có thánh vô lậu mới là bậc chân sư thôi còn mấy ông thầy tư đó không giảng từ tập đâu nói 1 vòng hồi lại nói tiếp nói mãi chẳng dính gì hết nên xem lại nghe như không nghe ai nghe mấy chương trình đó nên đọc kinh điển đồ trước
Cảm ơn tác giả đã ra bài viết này , t luôn thắc mắc như vậy mà cứ nói ra ý kiến là bị chửi và vẫn luôn muốn có giải pháp giải quyết nạn buôn Thần bán Thánh như này , nói thật gia đình t tín ngưỡng đạo Phật nhưng mà xã hội cứ lấy thực hành tôn giáo qua loa như tình trạng này , lấy tôn giáo để thoả mãn cái tôi , chùa giờ thì nhiều sư qd với thầy chùa lửa làm đạo Phật trong mắt t hơi xấu mặc dù biết tôn giáo không có lỗi mà lỗi ở con người , điều này làm t thích mấy người bên đạo Thiên Chúa hơn vì thấy mấy người ấy thực hành tôn giáo một cách nghiêm túc hơn .
Mẹ ck mình chuyên đi chùa nhưng sống thì vô cùng sân si, độc ác vs con cái họ hàng, nhưng vô cùng xởi lởi vs người ngoài, miệng lúc nào cũng nam mô nam mô
Tâm đắc nhất với ý người ta đến với Phật giáo bằng nỗi sợ thay vì bằng sự hiểu biết. Thật có quá nhiều người theo đạo Phật với cái gốc là nỗi sợ nghiệp báo và lòng tham tích đức, và để tích đức và tránh nghiệp thì dùng tiền để cúng dường nghe có vẻ là cách làm khả thi nhất, trong khi cái cốt lõi của đạo Phật là hiểu để giải thoát khỏi nỗi khổ, khỏi tham sân si thì người ta lại bỏ qua. Tham sân si vẫn là thứ gì đó mà người ta phải đến chùa mới bỏ lại được, thay vì tu tập ngay trong chính đời sống của mình.
có nhiều lý do mà mình từ nhỏ (tầm 15-16 trở đi) khá ko thích đi chùa vào dịp năm mới. Tự hỏi sao cứ phải dịp này mới đi và sao phải đi đủ chùa ở qua khu vực mình sống. sau khi nghiên cứu về phương pháp sống của phật giáo thì mới hiểu phần lớn đi chùa chỉ để cầu may, sức khỏe, tiền, vv.. mà ko nhiều thực sự làm việc khiến cho mình nhận đc những cái đó. Cho dù chỉ là về tâm linh khiến mọi người lạc quan hơn nhưng thực sự không nên chỉ chăm chăm đi chùa mong muốn những gì mình ko làm ra.
Rất rất nhiều ng cả năm lao vào mưu sinh chỉ những ngày lễ tết mới thảnh thơi thăm viếng chùa chiềng đc bạn ơi, mà những ng đó ko có ai chỉ chăm chăm mong muốn những thứ ko làm ra đc, họ đi chùa cầu may mắn gia đạo bình an, bạn nói ôm đồm hết như vậy ko đc đâu, tư duy ngược thì cũng tùy trường hợp bạn à, nếu ko nó cũng rất độc hại. Những ng mà bạn nói chăm chăm mong muốn những thứ vô lý thì bạn nên tìm kiếm ở những cô đồng bà toán xin số may mê tín đồ đó
@@leuleu8067cầu gia đạo bình an, may mắn trong khi gia đình thì cãi nhau, đánh đề thì cũng như không. Phật chỉ dạy có nhân tất có quả, chứ không dạy đi chùa đi là được may mắn, bình an, đó là bóp méo lời dạy rồi
@@nguyenphuocbaocm bạn vớ vẫn nó cũng vừa thôi, tất nhiên nhân quả thì điều ai cũng biết, nhưng ng ta tín ngưỡng thì nhân dịp rãnh rỗi lễ tết thì đi chùa có gì sai? T ko nói cứ đi chùa cầu khẩn rồi sống sai cũng đc đâu, đó là tín ngưỡng của ng ta ng ta tin cầu vậy thôi, bạn chưa bao giờ ngửa mặt lên trời cầu xin điều gì à? T chỉ nói là bạn kia bảo sao ko đi ngày bth mà chờ lễ tết, là vì chir những ngày đó là có nhiều ng ko phải lao vào mưu sinh nhất, nên thấy họ đi đông như vậy thôi chứ ko phải ai cunhx rãnh mỗi ngày để chờ ngày vắng mà đi chùa...
Trên thực tế các triết lý của Phật giáo rất mâu thuẫn với nhau. Nếu tách các triết lý ra thì có thể tìm thấy vẻ đẹp của nó. Nếu ghép vào tổng triết lý nó có thể khiến cho các tín đồ bị nhầm lẫn và sa vào mâu thuẫn. Bằng chứng là các sư đã giảng và dẫn dụ tín đồ vào mê tín, u mê, nhưng chắc bản thân họ cũng nghĩ là họ đúng. Cuối cùng thì suy diễn kiểu gì cũng được, luân hồi, kiếp trước, sau, nhân quả, quả báo, nghiệp, niết bàn… lộn tùng phèo…
8:14 Mấy tranh kiểu đấy t cũng thấy nhiều và nó rất phiến diện kiểu dư đe dọa và dùng những biện pháp so sánh kiểu cường điệu hóa 1 cách thái quá như những nhận thức thời phong kiến, kiểu như: ăn cắp thì chặt tay, xúc phạm Phật như khi quân phạm thượng, nó trái với tinh thần của Phật là nghiệp quả rất khách quan chứ k sáo rỗng vậy. Tư tưởng kiểu vậy Phật học gọi là Thường Kiến, kiểu chỉ có trắng và đen, đúng và sai, trên và dưới, Phật học không nông cạn và nhị nguyên như vật, Phật học đa chiều và thâm sâu hơn
Chùa giờ khuyến khích cúng dường là chính, dạy tu tập là phương tiện huy động cúng dường thui. Giờ nhiều người nghĩ cúng dường như loopy xoá nghiệp, mua duyên vậy, tu kiểu tu hú. Danh sách người đề cập trong clip này hơi nhiều nhỉ
Mình thấy có ý kiến như này: "Ở VN, càng giàu, càng có quyền lại càng mê tín càng tâm linh. Là vì với phần lớn con đường đi đến tiền và quyền của họ có yếu tố bất chính và do đó là bất ổn. Nên họ càng phải dựa vào tâm linh, mong được phù hộ." Các bạn nghĩ sao về điều này?
hoan hỷ đi vì những ng như thế này đi chùa tu tập mà cái miệng đã vậy rồi. ko đi chùa tu tập nữa thì cái miệng đi tới đâu. nghiệp cái miệng ko phải đi chùa mà hết đc
Cảm ơn tác giả về bài viết. Qua đây mình cũng hy vọng rằng nhữg ai có hiểu biết và thực hành Phật Pháp chân chính sẽ có thể lên tiếng khai mở cho bà con chòm xóm họ hàng đang gặp thực trạg tương tự, biết đâu đánh thức được người ta 😊 Nay là ngày đánh dấu Đức Phật thành Đạo, cũg là sự nhắc nhở chúng ta luôn tin tưởng vào Đạo trong mình để Giác Ngộ. Nguyện cho Phật Pháp được lưu truyền với bản tâm thiện lành và trí tuệ thuần khiết. Nguyện cho chúng sanh tỉnh giác hướng thiện và ai cũng tìm thấy đường trở về với vị Phật bên trong mình. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Xin cảm ơn ❤
Phật pháp là chân lí rồi. Kể cả có bị xóa sạch khỏi lịch sử thì một ngày nào đó có người lại tìm ra nó thôi 😂. Đây không phải là tin hay không tin mà đúng hơn là biết nó là chân lí như kiểu 1+1=2 vậy.
công nhận nha! lúc nào gđ cũng bảo đến kì thi là phải cúng bái xin đc điểm cao . Tôi mới thắc mắc nếu ai cũng làm như thế thì người chăm với lười bằng nhau hả . Có ai có quan điểm giống tôi không ?
Tôi cũng thấy thế, nhiều người đi chùa không phải tìm kiếm sự bình an mà nói thẳng đến để xin có thêm tiền, lộc vs nhiều thứ khác, không biết thần phật có quan tâm tới lạm phát không chứ ai cũng cho tý thì cũng bằng hòa =))
Thì bây h ví dụ bạn học bài nhưng mà chắc chắn sẽ có đề dễ đề khó. Nhiều khi đề dễ với người này lại là đề khó với người kia nên là cúng để tăng phần may mắn. Tư duy của họ lúc này là có thờ có thiêng có kiêng có lành, đây là một loại tư duy từ bao đời rồi gọi là truyền thống cũng được. Nó không tốt cũng chẳng xấu tùy theo cách bạn áp dụng thôi. Nó đâu có quyết định việc học chăm học lười là như nhau đâu. Học chăm mà may mắn thì điểm cao mà học lười mà may mắn thì không bị tạch thế thôi.
Mình rất rất đồng tình quan điểm của bài viết này. Thật sự đi mấy Chùa mới xây và kinh doanh cảm thấy Tâm trống rỗng và ko thấy Phật ở đâu trong những bức tượng nào khổng lồ hay là mĩ miều. Và cũng thấy rất nhiều người chăm tụng kinh Phật, nhưng sau đó vẫn chửi chồng chửi vợ. Hay những nhà sư đi làm dịch vụ đòi hỏi đưa đón và phí phải cao. Liệu thời đại này có phải Đức Phật đang không còn nhiều ngay trong những nơi thờ tụng hay không. Mình chỉ thấy yên lòng khi đọc và nghe những gì của thầy Thích Nhất Hạnh:).
Tôi thấy bạn thông minh, sáng suốt, có góc nhìn chuẩn mực và khá đầy đủ. Tiếc là vì bản chất vô thần của chúng ta quá lớn, theo đạo Phật, lễ chùa chỉ như 1 việc cứu rỗi sai lầm về mặt tâm linh chứ ko hề hiểu biết chút gì về đạo Phật. Có khi đọc cả hàng trăm kinh kệ, làu làu tất cả nhưng vẫn ko hiểu để làm gì.
Tu mà ko có căn cơ thấu hiểu Thì có tu bao nhiêu kiếp cũng vô dụng Ko tri thức => ko thấu hiểu => ai nói gì nghe đó ko tư duy nhận xét Hãy nhìn lại bản thân mình trước đừng theo số đông đứng bên ngoài xem sét và suy nghĩ thấu hiểu 1 ngày nào đó ta sẽ Hiếu và tự tìm con đường cho bản thân của chính chúng ta Đó gọi bậc giác ngộ Kinh sách toàn tiếng phạn bao nhiều kiếp truyền đời này sang đời khác chỉnh sửa ngôn ngữ còn chưa thông nói gì học từ luyện Chỉ có mình tự tìm con đường cho riêng mình hiểu đc rủi ác sẽ có kiếp sau giác ngộ
Cảm ơn bạn đã dành thời gian và công sức để tạo ra video này, mình thấy tư duy của bạn khá nhạy bén, nếu bạn dành thêm thời gian để học, tìm hiểu sâu hơn về "Đạo Phật" thì clip này của bạn sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều. Vì để hiểu mộtt vấn đề, ít nhất chúng ta cũng phải có Kiến thức - Kinh nghiệm và Trải nghiệm. Giống như bạn đi vào rừng tìm lõi cây vậy, cho dù bạn đã đi vào giữa khu rừng thì chưa chắc bạn đã lấy được lõi cây để đem về. Một lần nữa cảm ơn bạn. A di đà phật!
Miệng nói lời ái ngữ Tâm suy nghĩ thiện lành Mắt chọn nhìn điều đẹp Sống, dặn lòng không tranh Những khổ đau hiện tại Do nhân quả luân hồi Phải dặn lòng nhẫn nại Chuyện gì cũng qua thôi Bởi khi lòng rộng mở Nhìn đâu cũng thênh thang Hoa tàn cho nụ nở Sau khổ, sẽ an nhàn Sưu tầm 🌿🌷🌺 Chúc bạn những điều thiện lành
Buồn cười là thời nay mà hỏi các Phật tử về Phật giáo nguyên thủy có khi họ lại tưởng là nhánh mới của nhà họ cơ(mà quan trọng gì với họ, cứ thấy tượng thì lạy vội cho được phúc là ổn rồi). Chùa chiềng thì mọc lên không phải làm một nơi trú cho những người muốn tìm kiếm giác ngộ mà là dùng để kinh doanh, kinh doanh tín ngưỡng. Sư thầy thì không giảng về cái cốt lõi, có sự tự giác ngộ mà cứ tụng ba cái nghiệp chướng nghe nhứt cả đầu, càng nghe chỉ càng thấy sợ, thấy u mê. Từng tranh cãi với một phật tử và những gì người đó có thể nói mỗi khi lâm vào thế bí(hiển nhiên rồi, vì có tý gì trong đầu đâu, chỉ toàn mấy đoạn kinh tiếng Phạn không hiểu nổi nghĩa thôi), mặc nhiên với những người cùng phe rằng nếu người khác không nghe lời họ giảng thì là người đó không có duyên với họ, người đó còn phải chịu nghiệp dài dài, chứ không bao giờ tự tự vấn lại có phải là do mình không có tý gì trong đầu không.
Mình cũng đang bắt đầu phải đặt lại những vấn đề để phản biện lại một số các vấn đề trong chính niềm tin về phật pháp mà mình đang nghiên cứu, thậm chí là tin sái cổ đến mức có thể cao ngạo mà nghĩ rằng mình hơn người, thì riết như vậy có khả năng mình theo đạo ma chứ không phải đạo chính thống nữa, phải tự chính mình nghiên cứu kỹ lại từ sách vở chính thống chứ không chỉ đơn thuần nghe một người nào đó ngồi giảng đạo mà mình dựa theo đó mà tin hoàn toàn!
Bài viết này nhiều sạn quá tác giả ạ, qua bài viết này mình tin rằng tác giả chưa có tìm hiểu nhiều về Phật Pháp, góp nhặt kiến thức rời rạc mỗi nơi một chút. Tác giả chưa nắm rõ về Tứ Diệu Đế là gì qua việc cho rằng Tứ Diệu Đế là từ bi, bi tráng hỷ xả, đồng nhất là sai, Tứ Diệu Đế chính là Bốn Chân Lý gồm Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Tác giả cho rằng cốt lõi của Đạo Phật là giúp chúng sinh giác ngộ và giải thoát bằng thực hành Phật Pháp Tăng ( Tam Bảo ), không ai nói là thực hành Phật Pháp Tăng mà phải là Kính trọng Tam Bảo ( tức là Phật Pháp Tăng ). Mình cũng xin phản biện điều nữa đó là suốt cuộc đời giáo hóa của Đức Phật, Ngài đã luôn giảng giải về Nhân Quả - Nghiệp Báo của chúng sinh, đặc biệt là những người chưa có duyên sâu, chưa có niềm tin nhiều thì Ngài sẽ giảng về Nhân Qủa cho người đó thấm nhuần rồi mới bắt đầu giảng giải những đạo lý cao siêu khác. Ví dụ về trường hợp của Ngài Mục Kiền Liên là rõ nhất, dù Ngài đã chứng A La Hán rồi nhưng vẫn phải chịu nghiệp báo từ đời trước gây nên bằng một cái chết rất thảm thương. Cho nên việc các giảng sư nói nhiều về Nhân quả - Nghiệp báo, 3 cõi 6 đường là một điều bình thường, đó chính là học theo Đức Phật ngày xưa mà thôi.
Tu đó là một điều mà nếu ai hiểu được thì mới làm được. Nếu không có đạo đức, không có trí thông tuệ, không biết đối nhân xử thế thì tu được hay sao?..tu là ở tâm mình chứ đâu phải tu cho người khác hay chỉ biết nói bằng miệng. Cuộc sống này nhiều lúc tham, sân si còn quá nhiều, nên chỉ ai sống có đạo đức thì sẽ gặp được những điều tốt, còn những người sống không có đạo đức, ăn có nói ko, đơm đặc, nói xấu hại người.., thì không bao giờ có cái kết tốt đẹp. Và nhiều người không tin tưởng Phật giáo còn chửi bới, bôi xấu đều tín ngưỡng ấy, phật giáo cho ta hiểu nếu đời sống này sống mà cứ tham , sân, si thì không bao giờ tồn tại được, phật cũng cho ta được sự hộ mệnh và phù hộ cho cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Còn ai không tin tưởng thì cũng đừng nói những lời tội lỗi làm gì.
Họ thực tế hiểu đạo Phật nhưng không thực hành đạo Phật vì còn nghiệp tham sân si nặng , họ chỉ đang gieo duyên với Phật pháp ở kiếp này thôi . Giống như nghiệp tham sân si khiến họ nói dối cho dù Phật dạy là hãy thành thật , đơn giản vậy đó. Con người ai cũng có tham sân si và khi họ vào chùa thì họ mang tham sân si đó theo , nếu từ bỏ tham sân si dễ dàng thì ai cũng thành Phật được cả .
Đức Phật từ bỏ cung vàng điện ngọc tất cả gia đình vợ con để tìm Giác Ngộ và Giải Thoát, thế mà các Phật tử vô minh lại đi cầu xin tiền bạc công danh. Đúng là vô minh 🤣😂
một đoạn "nhận thức về Tứ Thánh Đế" mới đúng ngữ nghĩa là "nhận thức bốn cái khổ của bậc thánh" góp ý để Nhện lưu ý những cách gọi như vậy để có bài tương tự hiệu đính và diễn đọc.
bữa mới xem clip tu sĩ nhôm nhựa cổ và tay đeo đầy tràng hạt khoe chiếc biệt thự nhỏ cùng vài con siêu xe trăm tỷ bọ xong 😂rất dễ thương và thân thiện nha mọi người 🤣
Dù là dân theo đạo Phật nhưng mình cũng thấy tiếc cho vụ của chùa ba vàng mấy tuần vừa rồi nhưng mình thông cảm cho tác giả nhiều hơn vì nhiều người coi phật giáo là 1 công cụ mà ko có góc nhìn về phật giáo thật sự đúng là ko hay chút nào cả!
mình thực sự tin rằng thế giới bên kia là có thật mình sinh ra trong 1 gia đình ko trọn vẹn , cha mẹ mình đã ko cạnh mình suốt quảng thời gian mình phát triển và lớn lên , ba mình thực sự ko làm tròn nghĩa vụ của 1 người cha nhưng khi ông bạo bệnh và mất , mình đã rất ấm ức vì ông ấy đã ko cạnh mình suốt gần 18 năm qua ko chuộc lỗi mà bỏ đi như vậy ... và đêm đó mình đã mơ thấy ba mình , dù rất mờ ảo mang màu xanh lục u tối mặc áo tà trắng sương nhưng mình chắc chắn đó là ba mình... ông ấy đã dẫn mình đến 1 nơi tựa như công viên giải trí ở thế giới bên kia vậy và 2 cha con mình thật sự rất vui khi tỉnh dậy 2 hàng nước mắt mình cứ chảy dài dù mình đã ko thể khóc trong đám tang của ông ấy , có lẽ ba mình giây phút cuối cùng cũng nhận ra rằng ông ấy nên dành thời gian bên cạnh mình nhìu hơn ... dù mình cũng đã ko làm tròn chữ hiếu vs ba mình đi nữa và chắc chắn nếu có mình sẽ sang nơi của ba và mình muốn đc ôm ông ấy điều mình chưa từng làm đc khi ông còn sống dù có trong biển lửa đi nữa , mình đều chấp nhận
Lý do của vấn nạn này nó nằm ở 2 phía: - Tăng tài ngày càng lụn bại về trình độ tu học. Bởi việc xuất gia bây giờ là dễ dàng, các bậc Thầy giỏi dần khuất bóng, việc đào tạo tăng sĩ ngày càng mai một. Điều này hiện nay thấy rõ các sư đa phần giảng nhiều về các vấn đề thế tục. Dẫn đến nghiêng về hướng tâm lý trị liệu hơn là giải thoát. Họ cho rằng đây là cách giúp chúng sanh thời đại này tiếp cận đạo Phật, nhưng chính bản thân các sư cũng hạn chế trong việc chứng ngộ giáo lý của Phật thì cùng lắm chỉ giúp người khác bước chân vào đạo mà thôi, ko tiến lên được. - Con người ngày càng bị tham sân si lấn át và dẫn dắt. Vật chất ngày càng phát triển nhằm thỏa mãn tham dục của con người, nó khiến lòng tham tăng trưởng, kéo theo đó là lòng sân để tranh đoạt và cuối cùng là si mê điên đảo ko nhận ra lẽ thật. Khi có vị sư nào giảng giáo lý giải thoát của Phật thì hầu như ko có ai có thể lĩnh ngộ, cũng ko có sự ham thích lắng nghe. Họ chỉ muốn nghe những gì khiến họ giảm stress, hoặc đảm bảo cho một kiếp sau ko bị đọa lạc để hưởng phước. Tóm lại, con người ngày nay: Họ càng ngày càng thông minh và càng ngày càng thiếu trí tuệ!
Mỗi lần mình cùng đám bạn đi chùa hay đến những nơi thờ phụng thần linh mình hay ngồi ở ngoài chờ tụi nó đi thắp nhang vái lạy, tụi nó hỏi thì mình hay nói đùa rằng " Thôi tha cho mấy ổng đi, 1 ngày ko biết có bao nhiều ng như tụi bây đến cầu xin mấy ổng ko biết mấy ổng chạy kpi kịp độ cho tụi bây ko nên thôi coi như t giúp mấy ổng bớt đi 1 chút gánh nặng" :v
Chùa chiền bây h đa phần thương mại hoá hết rồi , cứ phải xây to , xây thật rộng thật đẹp, khói hưong nghi ngút , tổ chức các lễ đàn thì linh đình , người thì đông như chảy hội chen lấn xô đẩy nhau. Bên ngoài bạn mỏ hỗn , bạn sân si với đời với người vì chúng ta đang sống đúng với một con người bình thường của xã hội, chỉ cần trong tâm chúng ta hướng thiện , ko rắp tâm làm những điều xấu xa thì điều tốt sẽ đến với mk . Còn bên ngoài đối nhân xử thế có khéo léo , mà trong lòng thì tìm mọi cách để trục lợi cho mk , hại người thì chả phật nào độ đk
1:55 chú Minh Nhựa hay sao ấy. mình có xem trên kênh Nhà To. mình cũng thấy sai sai, người thực sự tu rồi thì người ta lại không bị mấy cái đam mê lôi cuốn nữa hoặc là có lôi cuốn nhưng không đáng kể
Thật ra là do người truyền giáo thôi. Ban đầu mình hay nghe người ta nhắc đến thầy pháp hòa. Mình cũng nghĩ thầy cũng bình thương như mấy thầy khác. Nhưng đến khi mình thử nghe thầy giảng. Mình mới biết được là cái người mà người ta tu tập đúng nó khác lắm. Đâu phải ai cũng có thể trở thành phật
Phật là một khái niệm, kiểu như 1 dạng tinh thần, đạo đức mà hướng đến ấy. Phật truyền dạy kiểu như một vị triết gia đáng kính dạy những triết lí cuộc đời thôi. Mấy người truyền đạo làm quá lên
Có trí tuệ ( trí tuệ bát nhã) mới có thể buông bỏ “ tham sân si” nhé bạn. Không có “ trí tuệ” thì “ tham sân si vẫn” vẫn còn nguyên, hoặc tăng thêm thôi. Đi chùa hay đi toilet mà không có trí tuệ thì cũng như nhau thôi
Tam quy, ngũ giới, bát chánh đạo! Anh viết bài ạ, mong anh tìm hiểu kỹ. Cuộc sống đúng là đen trắng ko phân minh vì người có 2 mắt nhưng mà lại nhìn cùng 1 hướng đó!
Lần đầu tiên coi clip mà thấy đầu clip nhắc tới tên tác giả mà này là tác giả có tiếng. Như kiểu nhắc nhở khéo chúng ta phải coi hết clip này =))))) Nhưng clip chất lượng thiệt.
Mình mong team nên có sự nghiên cứu đầy đủ hơn, trong đó có lịch sử và quy định phát triển Đạo Phật ở VN hiện nay, hay lý do 1 vị như thiền sư Thích Nhất Hạnh lại không thể về VN. Để có cái nhìn đúng và đủ về nguyên nhân, hơn là chỉ đọc vài bài báo, nghe vài bài thuyết rồi đánh giá phiến diện, sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến người nghe về những giá trị tốt đẹp của Đạo Phật.
Nói thật luôn tui ko bao giờ tinh ba cái vụ nghiệp tích đức gì gì đó miễn sống sao cho lòng cảm thấy bình yên tui vì mình chỉ sống đc 1 lần quan trọng gì mấy cái kiếp sao chứ:))
Có một sự thật là mấy tay anh chị chuyên cho vay nóng thì lại thường đi chùa. Có cô diễn viên suốt ngày pose hình sexy mông má nhưng vẫn chìm nghỉm, chẳng ai quan tâm. Thế rồi cô vào chùa, chụp hình tu tập, đánh bóng lại danh dự thế là cũng gỡ gạc được phần nào. Còn có cô ca sĩ nào đó, chấp nhận làm tiểu tam một anh đại gia đã có vợ con. Rồi chuyện vỡ lẽ, cô bị tảy chay, không cho hát nữa. Thế là cô và ê kíp nhanh trí đưa cô vào chùa, chụp vài kiểu ảnh tẩy trắng cho bản thân. Ôi cái chùa là nơi thanh tịnh để tăng sĩ tu tập, thế mà nơi thanh tịnh như vậy thì càng là nơi chất chứa những dục vọng, mưu cầu riêng của con người. Thật là đúng với triết lý của đạo gia với hình tượng thái cực đồ đầy thâm thúy: trong âm có dương, trong dương có âm.
Người bệnh đi bệnh viện, có người hết, người không hết. Mình thấy việc đi chùa cũng na ná vậy, có người được đạo đức, có người vẫn sân si, âu cũng là bình thường. À mà đó là nếu như những người kia đi chùa để học pháp, tu tập, giữ giới chứ không phải chỉ để vào cầu khấn với tụng kinh cho Phật nghe.
nhiều người lấy lý do đi chùa để sám hối, xin phật tha tội để hồi lại phước báu, rồi về nhà lại thực hiện tội rồi vòng tuần hoàn lại dc lặp lại, với lại dân ta cũng mê tín cứ thấy chùa lại đi, rồi bọn này biết điều đó, nó lại thành 1 việc kinh doanh trên tình thần mê tín
Cách đây hơn 40 năm tôi cũng có suy nghĩ người nào đi chùa sẽ thật thà k bao giờ gian xảo ,vì mẹ cứ muốn tôi đi chùa cho bớt ngổ nhẹ căn nên tôi có đi 1 tối tham gia đủ trò đồng cốt và 1 bữa ăn góp tiền hội sau về tôi bù loa kể mọi việc nom thấy mẹ tôi hiền lành hay nín nhịn thấy tôi vậy nên sợ mấy mụ lừa mắng vốn nên bảo tôi kệ họ đi con cốt mình k thế từ đó tôi k tin gì miệng mấy kẻ đi chùa mà chỉ nom việc họ làm thôi
Nhiều người chấp pháp vào hình tướng hiện tượng bên ngoài mà quên xây dựng lõi nội tâm của chính mình để có cuộc sống an yên.đó mới là gốc của phật muốn con người đi và đến
đây chính xác là câu hỏi mà t đang thắc mắc đầu tháng này, nhiều khi thấy tụi bạn tham gia khoá tu hè mà cách cư xử không cải thiện theo hướng tích cực lắm
Tu tức là sửa. Cái gì cần sửa, tức cái đó hỏng. Hỏng nặng thì cần đại tu.❤
Год назад
Tu là sửa khi đi chung trong cụm từ tu sửa, tu là dưỡng khi đi chung trong cụm từ tu dưỡng... Chúng ta không nên bó buộc vào định kiến khái niệm "tu tức là sửa"
Год назад
Trong kinh Phật giáo nguyên thủy vẫn có nhắc đến các chư Thiên chư Thần, và Đức Phật cũng độ hoá một số vị chư Thiên chư Thần ấy.
hay lắm ad Mình thấy khi nào còn cái chuyện cúng giường thì nghĩa là chùa còn tư tưởng ăn bám phật tử ai mà thực sự tu thì phải tự đảm bảo cuộc sống bản thân trước đã.
Theo mình biết thì nhà sư tu hành nghiêm túc không cần nhận cúng dường họ vẫn tu được. Bạn mình thử xuất gia gieo duyên bên Nam Tông kể lại thì bạn mình đi khất thực nhận đồ ăn thừa người ta bỏ đi mà ăn. Nhận đồ ăn cúng dường cũng không được phép lựa mà khi ăn phải trộn lộn xộn lên như cám heo rồi ăn để tránh tâm tham. Cúng dường trực tiếp cho các nhà sư thì chỉ nên cúng dường 3 thứ căn bản là cái ăn, cái mặc, chỗ ở. Không nên cúng dường tiền. Như một số nơi như Myanmar thì tiền của các chùa do ban hộ tự nắm giữ. Tiền có được thì cũng chỉ dùng để phục vụ ngược lại phật tử như sửa sang lại chùa, tù thiện, tổ chức khóa tu hoặc có thể là mua vật dụng lo cái ăn, cái mặc, chỗ ở cho các nhà sư. Ban hộ tự do các cư sĩ họ quản lý công khai chứ nhà sư không can thiệp vào và quản lý tiền thì lại càng không. Theo giáo lý nguyên thủy thì việc cúng dường tiền trực tiếp cho nhà sư là sai giới luật.
@@minhdang1987như bạn nói vậy đúng nè. chứ cúng dường bằng tiền thì mới sinh ra cái việc kinh doanh tôn giáo Kiểu như chùa Ba Vàng, thực sự trụ trì trong đầu lo tính toán thu chi sao năm nay xây được thêm cái khu nhà, thêm cái tượng nữa Những cái lo đó quanh quẩn trong đầu thì tư tưởng đâu mà tịnh tâm với tu tập nữa
Mình nghĩ cúng giường là tốt . Vì sao, vì tiền đó sẽ đem chia sẽ cho hoàn cảnh khó khăn, một phần tu sữa chùa. Nó cũng giống như quỹ hỗ trợ an sinh. Còn ăn uống của các sư sẽ do các sư lao động Còn bạn nói trên là đúng thực tế. Cúng giường nay chỉ vỗ béo thầy tu
Nghe thì có vẻ vô lý nhưng ko có gì khó hiểu hết. Lấy ví dụ ở trường học, không phải cứ đi học là ngoan ngoãn - lễ phép - chăm chỉ - ý thức được nghĩa vụ con ngoan trò giỏi - xây dựng đất nước bla bla... Thành phần lý tưởng như vậy ít lắm, đó là chưa xét tới yếu tố bên ngoài như trường ngon, thầy hay, bạn tốt... Cũng vậy, tuỳ theo mục đích đi chùa, không phải ai cũng muốn tới chùa để học hỏi giúp mình tốt hơn. Có người đi với bạn cho vui, có người thích không khí yên tĩnh ở chùa, có người tụng kinh cầu phước, thậm chí có người đi một ngôi chùa đó chỉ vì thích ông thầy thôi. Ba bốn cái lý do như vậy thì chuyện đi chùa mà sao "vẫn nguyên xi" không gì lạ, chưa kể tới yếu tố bên ngoài như ngôi chùa có chương trình tu học phù hợp không, thầy ở đó có tài đức không, bạn đồng tu có bảo ban nhau không nữa. Còn có chịu thay đổi hay không thì đó là cái chướng ngại tinh thần của con người rồi, giống như ai cũng biết thể dục thể thao là tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng làm, đợi tới lúc bệnh mới la làng 🙄
Xuất phát từ cái gọi là sám hối, hồi hướng của nhà Phật. Những người ác, họ sẽ lại dựa vào đó để cúng dường, sám hối. Ác càng nhiều thì sám hối, công đức, bỏ tiền ra mua chuộc lại :)))
Không phải ai đi chùa thì cũng thất đức, nhưng đa số kẻ thất đức thì thường đi chùa, phàm ở đời, có những kẻ sống thiếu cái gì thì lại mong có được cái đấy. Người tử tế thật thì chả cần đi chùa họ cũng sống tử tế thôi, kẻ sống lỗi thì có đi chùa cả đời cũng chả khá lên được, mà hoạ chăng thì cũng phải làm cái gì thất đức thì mới đi chùa mong tránh được nghiệp chướng mà mình tạo ra mà quên mất rằng đây là đạo phật chứ có phải thiên chúa giáo đâu mà nhờ Jesus chịu tội thay?
Đi chùa toàn là sân si rồi, đi để xin này xin nọ sức khỏe tiền bạc làm ăn trúng số đề... đi chùa làm việc tốt cũng để kiếm điểm đức sau dồn nhiều điểm đổi quà như điểm siêu thị toàn học thói tư lợi vì cá nhân thì còn sân si hơn người thường là phải thôi.
Phật chưa bao giờ dạy các môn đệ của mình rằng bản thân là thánh thần, thay vào đó Phật chỉ đóng vai trò là người thầy, người dẫn dắt con người vượt qua mọi khổ đau, cám dỗ trần tục mà thôi
Cực kì đồng tình với quan điểm của tác giả, xưa thấy mẹ mình thờ cúng Phật thường xuyên và hay bảo mình phải thành tâm niệm Phật cho dù trong tâm mình ko cảm thấy thay đổi gì, mãi sau này nghiên cứu về Phật giáo thì mình mới đổi góc nhìn về nó như một triết lí thay vì chỉ là một tôn giáo. Đồng ý rằng ai cũng cần có một thứ để khiến tâm hồn mình an yên như tôn giáo nhưng đó không phải lí do để ta tôn sùng, thờ cúng nó một cách mù quáng mà cần phải hiểu bản chất thực sự của nó để biết cách sống. Tóm lại là Phật trong tâm mỗi người, không phải là ở việc cúng dường bạc tỷ hay xây những ngôi chùa khang trang tráng lệ
Thì vốn phật truyền dạy chỉ là những triết lí như đạo nho thời xưa thôi, những triết lí đó là do phật sau khi du hành ngộ ra được. Do mấy ông sư làm thần thánh lên thôi, để kiếm tiền, chứ thực chất coi phật như một triết gia là hợp lí
Đúng rồi bạn, bạn đã theo tôn giáo nào thì phải đào sâu tìm hiểu kinh điển. Theo một tôn giáo mà không tiến hành họp tập thì kiểu như người mù sờ voi mà thôi. Phật giáo là một hệ thống triết học toàn vẹn để cải đổi con người.
Người không tìm hiểu kĩ thì chỉ vướng vào mê tín dị đoan mà thôi.
Đi chùa, ăn chay, đi lễ nhà thờ, thiền....Những điều trên điều chỉ là công cụ để giúp bản thân tiếp cận và rèn luyện cái tâm, cái chánh niệm của bản thân. Nhiều người chỉ chăm chăm làm những điều trên mà quên mất làm với bản chất cốt lõi là gì?
Chỉ có cái cuối cùng mới thật sự tu tâm. Còn lại làm màu thì nhiều hơn. Đi chùa , ăn chay , đi lễ không giúp mấy cả
@@minhangang9271 nhưng thật sự ăn chay vẫn tốt mà , giảm sát hại những con vật hơn,khi thấu về nổi đau đồng cảm thì bạn cũng k muốn giết hại vô bổ để ăn đâu
Đúng rồi. Nhiều người làm những việc trên và nghĩ rằng chỉ vậy là đủ, đã tích đức. Nhưng thực tế là dù có cúng dường nhiều như thế nào cũng đều là vô nghĩa nếu sống thiếu đạo đức.
Tu là giải thoát khổ đau niết bàn muốn được niết bàn phải tu 2 loại tuệ là viên thành thực tánh và thiền minh sát muốn tự 2 loại tuệ này phải qua tứ thiền và phi phi tưởng định nên là có ai làm được
Chỉ có thánh vô lậu mới là bậc chân sư thôi còn mấy ông thầy tư đó không giảng từ tập đâu nói 1 vòng hồi lại nói tiếp nói mãi chẳng dính gì hết nên xem lại nghe như không nghe ai nghe mấy chương trình đó nên đọc kinh điển đồ trước
Cảm ơn tác giả đã ra bài viết này , t luôn thắc mắc như vậy mà cứ nói ra ý kiến là bị chửi và vẫn luôn muốn có giải pháp giải quyết nạn buôn Thần bán Thánh như này , nói thật gia đình t tín ngưỡng đạo Phật nhưng mà xã hội cứ lấy thực hành tôn giáo qua loa như tình trạng này , lấy tôn giáo để thoả mãn cái tôi , chùa giờ thì nhiều sư qd với thầy chùa lửa làm đạo Phật trong mắt t hơi xấu mặc dù biết tôn giáo không có lỗi mà lỗi ở con người , điều này làm t thích mấy người bên đạo Thiên Chúa hơn vì thấy mấy người ấy thực hành tôn giáo một cách nghiêm túc hơn .
👍👍👍
Mẹ ck mình chuyên đi chùa nhưng sống thì vô cùng sân si, độc ác vs con cái họ hàng, nhưng vô cùng xởi lởi vs người ngoài, miệng lúc nào cũng nam mô nam mô
Tâm đắc nhất với ý người ta đến với Phật giáo bằng nỗi sợ thay vì bằng sự hiểu biết. Thật có quá nhiều người theo đạo Phật với cái gốc là nỗi sợ nghiệp báo và lòng tham tích đức, và để tích đức và tránh nghiệp thì dùng tiền để cúng dường nghe có vẻ là cách làm khả thi nhất, trong khi cái cốt lõi của đạo Phật là hiểu để giải thoát khỏi nỗi khổ, khỏi tham sân si thì người ta lại bỏ qua. Tham sân si vẫn là thứ gì đó mà người ta phải đến chùa mới bỏ lại được, thay vì tu tập ngay trong chính đời sống của mình.
có nhiều lý do mà mình từ nhỏ (tầm 15-16 trở đi) khá ko thích đi chùa vào dịp năm mới. Tự hỏi sao cứ phải dịp này mới đi và sao phải đi đủ chùa ở qua khu vực mình sống. sau khi nghiên cứu về phương pháp sống của phật giáo thì mới hiểu phần lớn đi chùa chỉ để cầu may, sức khỏe, tiền, vv.. mà ko nhiều thực sự làm việc khiến cho mình nhận đc những cái đó. Cho dù chỉ là về tâm linh khiến mọi người lạc quan hơn nhưng thực sự không nên chỉ chăm chăm đi chùa mong muốn những gì mình ko làm ra.
Rất rất nhiều ng cả năm lao vào mưu sinh chỉ những ngày lễ tết mới thảnh thơi thăm viếng chùa chiềng đc bạn ơi, mà những ng đó ko có ai chỉ chăm chăm mong muốn những thứ ko làm ra đc, họ đi chùa cầu may mắn gia đạo bình an, bạn nói ôm đồm hết như vậy ko đc đâu, tư duy ngược thì cũng tùy trường hợp bạn à, nếu ko nó cũng rất độc hại. Những ng mà bạn nói chăm chăm mong muốn những thứ vô lý thì bạn nên tìm kiếm ở những cô đồng bà toán xin số may mê tín đồ đó
@@leuleu8067cầu gia đạo bình an, may mắn trong khi gia đình thì cãi nhau, đánh đề thì cũng như không. Phật chỉ dạy có nhân tất có quả, chứ không dạy đi chùa đi là được may mắn, bình an, đó là bóp méo lời dạy rồi
@@nguyenphuocbaocm bạn vớ vẫn nó cũng vừa thôi, tất nhiên nhân quả thì điều ai cũng biết, nhưng ng ta tín ngưỡng thì nhân dịp rãnh rỗi lễ tết thì đi chùa có gì sai? T ko nói cứ đi chùa cầu khẩn rồi sống sai cũng đc đâu, đó là tín ngưỡng của ng ta ng ta tin cầu vậy thôi, bạn chưa bao giờ ngửa mặt lên trời cầu xin điều gì à? T chỉ nói là bạn kia bảo sao ko đi ngày bth mà chờ lễ tết, là vì chir những ngày đó là có nhiều ng ko phải lao vào mưu sinh nhất, nên thấy họ đi đông như vậy thôi chứ ko phải ai cunhx rãnh mỗi ngày để chờ ngày vắng mà đi chùa...
Một video mà mình mong muốn được xem nhất từ trước tới nay, giải đáp được nhiều thắc mắc. Cảm ơn tác giả !
Cuối cùng cũng có video nói ra nỗi lòng của mình, thank kênh rất nhiều
Chim cut
Bài viết của tác giả như nói lên tiếng lòng của tôi ! Cảm ơn Tác giả 😊
Trên thực tế các triết lý của Phật giáo rất mâu thuẫn với nhau. Nếu tách các triết lý ra thì có thể tìm thấy vẻ đẹp của nó. Nếu ghép vào tổng triết lý nó có thể khiến cho các tín đồ bị nhầm lẫn và sa vào mâu thuẫn. Bằng chứng là các sư đã giảng và dẫn dụ tín đồ vào mê tín, u mê, nhưng chắc bản thân họ cũng nghĩ là họ đúng. Cuối cùng thì suy diễn kiểu gì cũng được, luân hồi, kiếp trước, sau, nhân quả, quả báo, nghiệp, niết bàn… lộn tùng phèo…
Mình cũng có bà cô hàng xóm đối diện nhà, mồm thì nói xấu buôn chuyện khắp cả xóm nhưng lúc nào rảnh là cũng thấy nghe kinh phật
8:14
Mấy tranh kiểu đấy t cũng thấy nhiều và nó rất phiến diện kiểu dư đe dọa và dùng những biện pháp so sánh kiểu cường điệu hóa 1 cách thái quá như những nhận thức thời phong kiến, kiểu như: ăn cắp thì chặt tay, xúc phạm Phật như khi quân phạm thượng, nó trái với tinh thần của Phật là nghiệp quả rất khách quan chứ k sáo rỗng vậy. Tư tưởng kiểu vậy Phật học gọi là Thường Kiến, kiểu chỉ có trắng và đen, đúng và sai, trên và dưới, Phật học không nông cạn và nhị nguyên như vật, Phật học đa chiều và thâm sâu hơn
Chùa giờ khuyến khích cúng dường là chính, dạy tu tập là phương tiện huy động cúng dường thui. Giờ nhiều người nghĩ cúng dường như loopy xoá nghiệp, mua duyên vậy, tu kiểu tu hú. Danh sách người đề cập trong clip này hơi nhiều nhỉ
Cái này thì từ thời xa sưa rồi ông. Vua chúa ngày sưa cũng có tư duy sây chùa để đổi lại tích đức.
❤❤❤ Tác giả viết bài này là số 1 👍👍👍
Mình thấy có ý kiến như này: "Ở VN, càng giàu, càng có quyền lại càng mê tín càng tâm linh. Là vì với phần lớn con đường đi đến tiền và quyền của họ có yếu tố bất chính và do đó là bất ổn. Nên họ càng phải dựa vào tâm linh, mong được phù hộ."
Các bạn nghĩ sao về điều này?
hoan hỷ đi vì những ng như thế này đi chùa tu tập mà cái miệng đã vậy rồi. ko đi chùa tu tập nữa thì cái miệng đi tới đâu. nghiệp cái miệng ko phải đi chùa mà hết đc
Cảm ơn tác giả về bài viết. Qua đây mình cũng hy vọng rằng nhữg ai có hiểu biết và thực hành Phật Pháp chân chính sẽ có thể lên tiếng khai mở cho bà con chòm xóm họ hàng đang gặp thực trạg tương tự, biết đâu đánh thức được người ta 😊 Nay là ngày đánh dấu Đức Phật thành Đạo, cũg là sự nhắc nhở chúng ta luôn tin tưởng vào Đạo trong mình để Giác Ngộ. Nguyện cho Phật Pháp được lưu truyền với bản tâm thiện lành và trí tuệ thuần khiết. Nguyện cho chúng sanh tỉnh giác hướng thiện và ai cũng tìm thấy đường trở về với vị Phật bên trong mình.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Xin cảm ơn ❤
Phật pháp là chân lí rồi. Kể cả có bị xóa sạch khỏi lịch sử thì một ngày nào đó có người lại tìm ra nó thôi 😂. Đây không phải là tin hay không tin mà đúng hơn là biết nó là chân lí như kiểu 1+1=2 vậy.
Căn bản các đạo ko dạy ta điều xấu mà điều xấu thì thường vì ta hiểu sai lời dạy. Và người ta muốn làm sai chứ ko phải là vô tình làm sai
công nhận nha! lúc nào gđ cũng bảo đến kì thi là phải cúng bái xin đc điểm cao . Tôi mới thắc mắc nếu ai cũng làm như thế thì người chăm với lười bằng nhau hả . Có ai có quan điểm giống tôi không ?
Tôi cũng thấy thế, nhiều người đi chùa không phải tìm kiếm sự bình an mà nói thẳng đến để xin có thêm tiền, lộc vs nhiều thứ khác, không biết thần phật có quan tâm tới lạm phát không chứ ai cũng cho tý thì cũng bằng hòa =))
nó là 1 cách để đảm bảo tinh thần thôi, chứ còn phải chăm thì điểm mới cao
Thì bây h ví dụ bạn học bài nhưng mà chắc chắn sẽ có đề dễ đề khó. Nhiều khi đề dễ với người này lại là đề khó với người kia nên là cúng để tăng phần may mắn. Tư duy của họ lúc này là có thờ có thiêng có kiêng có lành, đây là một loại tư duy từ bao đời rồi gọi là truyền thống cũng được. Nó không tốt cũng chẳng xấu tùy theo cách bạn áp dụng thôi. Nó đâu có quyết định việc học chăm học lười là như nhau đâu. Học chăm mà may mắn thì điểm cao mà học lười mà may mắn thì không bị tạch thế thôi.
Mình rất rất đồng tình quan điểm của bài viết này. Thật sự đi mấy Chùa mới xây và kinh doanh cảm thấy Tâm trống rỗng và ko thấy Phật ở đâu trong những bức tượng nào khổng lồ hay là mĩ miều. Và cũng thấy rất nhiều người chăm tụng kinh Phật, nhưng sau đó vẫn chửi chồng chửi vợ. Hay những nhà sư đi làm dịch vụ đòi hỏi đưa đón và phí phải cao. Liệu thời đại này có phải Đức Phật đang không còn nhiều ngay trong những nơi thờ tụng hay không. Mình chỉ thấy yên lòng khi đọc và nghe những gì của thầy Thích Nhất Hạnh:).
Tôi thấy bạn thông minh, sáng suốt, có góc nhìn chuẩn mực và khá đầy đủ.
Tiếc là vì bản chất vô thần của chúng ta quá lớn, theo đạo Phật, lễ chùa chỉ như 1 việc cứu rỗi sai lầm về mặt tâm linh chứ ko hề hiểu biết chút gì về đạo Phật. Có khi đọc cả hàng trăm kinh kệ, làu làu tất cả nhưng vẫn ko hiểu để làm gì.
Bài viết rất hay và ý nghĩa. Xin cảm ơn đến tác giả và spiderum.
Tu mà ko có căn cơ thấu hiểu Thì có tu bao nhiêu kiếp cũng vô dụng Ko tri thức => ko thấu hiểu => ai nói gì nghe đó ko tư duy nhận xét
Hãy nhìn lại bản thân mình trước đừng theo số đông đứng bên ngoài xem sét và suy nghĩ thấu hiểu 1 ngày nào đó ta sẽ Hiếu và tự tìm con đường cho bản thân của chính chúng ta Đó gọi bậc giác ngộ Kinh sách toàn tiếng phạn bao nhiều kiếp truyền đời này sang đời khác chỉnh sửa ngôn ngữ còn chưa thông nói gì học từ luyện Chỉ có mình tự tìm con đường cho riêng mình hiểu đc rủi ác sẽ có kiếp sau giác ngộ
Cảm ơn bạn đã dành thời gian và công sức để tạo ra video này, mình thấy tư duy của bạn khá nhạy bén, nếu bạn dành thêm thời gian để học, tìm hiểu sâu hơn về "Đạo Phật" thì clip này của bạn sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều. Vì để hiểu mộtt vấn đề, ít nhất chúng ta cũng phải có Kiến thức - Kinh nghiệm và Trải nghiệm. Giống như bạn đi vào rừng tìm lõi cây vậy, cho dù bạn đã đi vào giữa khu rừng thì chưa chắc bạn đã lấy được lõi cây để đem về. Một lần nữa cảm ơn bạn. A di đà phật!
Miệng nói lời ái ngữ
Tâm suy nghĩ thiện lành
Mắt chọn nhìn điều đẹp
Sống, dặn lòng không tranh
Những khổ đau hiện tại
Do nhân quả luân hồi
Phải dặn lòng nhẫn nại
Chuyện gì cũng qua thôi
Bởi khi lòng rộng mở
Nhìn đâu cũng thênh thang
Hoa tàn cho nụ nở
Sau khổ, sẽ an nhàn
Sưu tầm
🌿🌷🌺
Chúc bạn những điều thiện lành
Buồn cười là thời nay mà hỏi các Phật tử về Phật giáo nguyên thủy có khi họ lại tưởng là nhánh mới của nhà họ cơ(mà quan trọng gì với họ, cứ thấy tượng thì lạy vội cho được phúc là ổn rồi). Chùa chiềng thì mọc lên không phải làm một nơi trú cho những người muốn tìm kiếm giác ngộ mà là dùng để kinh doanh, kinh doanh tín ngưỡng. Sư thầy thì không giảng về cái cốt lõi, có sự tự giác ngộ mà cứ tụng ba cái nghiệp chướng nghe nhứt cả đầu, càng nghe chỉ càng thấy sợ, thấy u mê. Từng tranh cãi với một phật tử và những gì người đó có thể nói mỗi khi lâm vào thế bí(hiển nhiên rồi, vì có tý gì trong đầu đâu, chỉ toàn mấy đoạn kinh tiếng Phạn không hiểu nổi nghĩa thôi), mặc nhiên với những người cùng phe rằng nếu người khác không nghe lời họ giảng thì là người đó không có duyên với họ, người đó còn phải chịu nghiệp dài dài, chứ không bao giờ tự tự vấn lại có phải là do mình không có tý gì trong đầu không.
Mình cũng đang bắt đầu phải đặt lại những vấn đề để phản biện lại một số các vấn đề trong chính niềm tin về phật pháp mà mình đang nghiên cứu, thậm chí là tin sái cổ đến mức có thể cao ngạo mà nghĩ rằng mình hơn người, thì riết như vậy có khả năng mình theo đạo ma chứ không phải đạo chính thống nữa, phải tự chính mình nghiên cứu kỹ lại từ sách vở chính thống chứ không chỉ đơn thuần nghe một người nào đó ngồi giảng đạo mà mình dựa theo đó mà tin hoàn toàn!
Thứ nhất tu tại gia, tu tâm, tu tính, đừng đi tu chùa.
1 người tốt tự biết là mình không phải lúc nào mình cũng tốt.
Bài phân tích thật hay và chính xác
Mình mong chờ thêm 1 video clip cũng giống như vậy về các tôn giáo khác.
Bài viết này nhiều sạn quá tác giả ạ, qua bài viết này mình tin rằng tác giả chưa có tìm hiểu nhiều về Phật Pháp, góp nhặt kiến thức rời rạc mỗi nơi một chút. Tác giả chưa nắm rõ về Tứ Diệu Đế là gì qua việc cho rằng Tứ Diệu Đế là từ bi, bi tráng hỷ xả, đồng nhất là sai, Tứ Diệu Đế chính là Bốn Chân Lý gồm Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Tác giả cho rằng cốt lõi của Đạo Phật là giúp chúng sinh giác ngộ và giải thoát bằng thực hành Phật Pháp Tăng ( Tam Bảo ), không ai nói là thực hành Phật Pháp Tăng mà phải là Kính trọng Tam Bảo ( tức là Phật Pháp Tăng ). Mình cũng xin phản biện điều nữa đó là suốt cuộc đời giáo hóa của Đức Phật, Ngài đã luôn giảng giải về Nhân Quả - Nghiệp Báo của chúng sinh, đặc biệt là những người chưa có duyên sâu, chưa có niềm tin nhiều thì Ngài sẽ giảng về Nhân Qủa cho người đó thấm nhuần rồi mới bắt đầu giảng giải những đạo lý cao siêu khác. Ví dụ về trường hợp của Ngài Mục Kiền Liên là rõ nhất, dù Ngài đã chứng A La Hán rồi nhưng vẫn phải chịu nghiệp báo từ đời trước gây nên bằng một cái chết rất thảm thương. Cho nên việc các giảng sư nói nhiều về Nhân quả - Nghiệp báo, 3 cõi 6 đường là một điều bình thường, đó chính là học theo Đức Phật ngày xưa mà thôi.
Tu đó là một điều mà nếu ai hiểu được thì mới làm được. Nếu không có đạo đức, không có trí thông tuệ, không biết đối nhân xử thế thì tu được hay sao?..tu là ở tâm mình chứ đâu phải tu cho người khác hay chỉ biết nói bằng miệng. Cuộc sống này nhiều lúc tham, sân si còn quá nhiều, nên chỉ ai sống có đạo đức thì sẽ gặp được những điều tốt, còn những người sống không có đạo đức, ăn có nói ko, đơm đặc, nói xấu hại người.., thì không bao giờ có cái kết tốt đẹp. Và nhiều người không tin tưởng Phật giáo còn chửi bới, bôi xấu đều tín ngưỡng ấy, phật giáo cho ta hiểu nếu đời sống này sống mà cứ tham , sân, si thì không bao giờ tồn tại được, phật cũng cho ta được sự hộ mệnh và phù hộ cho cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Còn ai không tin tưởng thì cũng đừng nói những lời tội lỗi làm gì.
Ông đi tu và cái tâm ông đi tù, ranh giới giữa thiện và ác nó rất mong manh và chúng ta thường hay nhầm lẫn về nó 🙂
Đến chùa để thấy tâm mình thanh thản, để xám hối. Chứ đến chùa mà cứ xin cái này cái kia🤡. Phật dạy nhân quả chứ không dạy không làm mà vẫn có ăn
Mấy thằng sư nói phét mà thừa cái ăn 😢
Đồng cảm với tác giả vì gia đình tôi cũng có bà bác như vậy nên tôi rất hiểu.
Họ thực tế hiểu đạo Phật nhưng không thực hành đạo Phật vì còn nghiệp tham sân si nặng , họ chỉ đang gieo duyên với Phật pháp ở kiếp này thôi . Giống như nghiệp tham sân si khiến họ nói dối cho dù Phật dạy là hãy thành thật , đơn giản vậy đó. Con người ai cũng có tham sân si và khi họ vào chùa thì họ mang tham sân si đó theo , nếu từ bỏ tham sân si dễ dàng thì ai cũng thành Phật được cả .
đi chùa thì để cầu tài, cầu lộc, cầu sức khoẻ, buôn may bán đắt...
Cũng như việc cứ Tết đến là lại đi chùa thắp hương khấn Phật để cầu mong đạt được thành công, giàu sang phú quý vậy
Đức Phật từ bỏ cung vàng điện ngọc tất cả gia đình vợ con để tìm Giác Ngộ và Giải Thoát, thế mà các Phật tử vô minh lại đi cầu xin tiền bạc công danh. Đúng là vô minh 🤣😂
Đúng rồi. Chỗ nào đông quá không vào được thì vo tờ 500k ném vào trong. để mà cầu thành công cho cả năm!!!
một đoạn "nhận thức về Tứ Thánh Đế" mới đúng ngữ nghĩa là "nhận thức bốn cái khổ của bậc thánh" góp ý để Nhện lưu ý những cách gọi như vậy để có bài tương tự hiệu đính và diễn đọc.
Tác giả có bài viết rất hay.👍
Vãi cả ông V với tập đoàn đa ngành nghề bao gồm bđs và ô tô 😅
spiderum có ý gì nhể 😂
Là ông nào thế bn 🤔🤔
Thật, trong bao nhiêu chữ cái tại sao lại chọn nhân vật tên V.
@@khaitamdaoông tác giả chứ có phải Spiderum đâu
@@justaaccount9311ông husky này ko ưa doanh nghiệp Vin
rất hay, cảm ơn Huskywannafly
bữa mới xem clip tu sĩ nhôm nhựa cổ và tay đeo đầy tràng hạt khoe chiếc biệt thự nhỏ cùng vài con siêu xe trăm tỷ bọ xong 😂rất dễ thương và thân thiện nha mọi người 🤣
Dù là dân theo đạo Phật nhưng mình cũng thấy tiếc cho vụ của chùa ba vàng mấy tuần vừa rồi nhưng mình thông cảm cho tác giả nhiều hơn vì nhiều người coi phật giáo là 1 công cụ mà ko có góc nhìn về phật giáo thật sự đúng là ko hay chút nào cả!
mình thực sự tin rằng thế giới bên kia là có thật
mình sinh ra trong 1 gia đình ko trọn vẹn , cha mẹ mình đã ko cạnh mình suốt quảng thời gian mình phát triển và lớn lên , ba mình thực sự ko làm tròn nghĩa vụ của 1 người cha nhưng khi ông bạo bệnh và mất , mình đã rất ấm ức vì ông ấy đã ko cạnh mình suốt gần 18 năm qua ko chuộc lỗi mà bỏ đi như vậy ... và đêm đó mình đã mơ thấy ba mình , dù rất mờ ảo mang màu xanh lục u tối mặc áo tà trắng sương nhưng mình chắc chắn đó là ba mình... ông ấy đã dẫn mình đến 1 nơi tựa như công viên giải trí ở thế giới bên kia vậy và 2 cha con mình thật sự rất vui khi tỉnh dậy 2 hàng nước mắt mình cứ chảy dài dù mình đã ko thể khóc trong đám tang của ông ấy , có lẽ ba mình giây phút cuối cùng cũng nhận ra rằng ông ấy nên dành thời gian bên cạnh mình nhìu hơn ... dù mình cũng đã ko làm tròn chữ hiếu vs ba mình đi nữa và chắc chắn nếu có mình sẽ sang nơi của ba và mình muốn đc ôm ông ấy điều mình chưa từng làm đc khi ông còn sống dù có trong biển lửa đi nữa , mình đều chấp nhận
Câu chuyện của bạn thật cảm động, ba bạn chắc chắn rất tự hào vì bạn ❤
Chữ “chấp nhận” rất hay! Chúc bạn an yên!
Vậy thì sang thế giới bên kia sớm đi😊
Sang càng sơdm cang tot ba b đang chờ đó😊
Chấp là ngã chấp mình không phải thầy tu nhưng rất mà giáo lí thế giới bên kia là bạn sống thế nào đó
Lý do của vấn nạn này nó nằm ở 2 phía:
- Tăng tài ngày càng lụn bại về trình độ tu học.
Bởi việc xuất gia bây giờ là dễ dàng, các bậc Thầy giỏi dần khuất bóng, việc đào tạo tăng sĩ ngày càng mai một. Điều này hiện nay thấy rõ các sư đa phần giảng nhiều về các vấn đề thế tục. Dẫn đến nghiêng về hướng tâm lý trị liệu hơn là giải thoát. Họ cho rằng đây là cách giúp chúng sanh thời đại này tiếp cận đạo Phật, nhưng chính bản thân các sư cũng hạn chế trong việc chứng ngộ giáo lý của Phật thì cùng lắm chỉ giúp người khác bước chân vào đạo mà thôi, ko tiến lên được.
- Con người ngày càng bị tham sân si lấn át và dẫn dắt.
Vật chất ngày càng phát triển nhằm thỏa mãn tham dục của con người, nó khiến lòng tham tăng trưởng, kéo theo đó là lòng sân để tranh đoạt và cuối cùng là si mê điên đảo ko nhận ra lẽ thật.
Khi có vị sư nào giảng giáo lý giải thoát của Phật thì hầu như ko có ai có thể lĩnh ngộ, cũng ko có sự ham thích lắng nghe. Họ chỉ muốn nghe những gì khiến họ giảm stress, hoặc đảm bảo cho một kiếp sau ko bị đọa lạc để hưởng phước.
Tóm lại, con người ngày nay: Họ càng ngày càng thông minh và càng ngày càng thiếu trí tuệ!
"Ở đâu thiếu vắng đạo đứng thì ở đó thiếu tôn giáo, ở đâu đạo đức xuống cấp thì ở đó tôn giáo bị tha hoá." - Umehara Takeshi
Vì tất cả chỉ là hình thức, tu tâm mới là điều chính yếu. Không thầy không bà không sư không mục sư, chỉ có ta và phật, ta và thượng đế.
không có nút save nhỉ
Mỗi lần mình cùng đám bạn đi chùa hay đến những nơi thờ phụng thần linh mình hay ngồi ở ngoài chờ tụi nó đi thắp nhang vái lạy, tụi nó hỏi thì mình hay nói đùa rằng " Thôi tha cho mấy ổng đi, 1 ngày ko biết có bao nhiều ng như tụi bây đến cầu xin mấy ổng ko biết mấy ổng chạy kpi kịp độ cho tụi bây ko nên thôi coi như t giúp mấy ổng bớt đi 1 chút gánh nặng" :v
Video ấn tượng nhất 🎉🎉🎉🎉
Chỗ e có ôg làm bên hải quan , tài trợ xây nguyên cái chùa vs vài cái đình . Tiền lương cũng cao ha?
Chùa chiền bây h đa phần thương mại hoá hết rồi , cứ phải xây to , xây thật rộng thật đẹp, khói hưong nghi ngút , tổ chức các lễ đàn thì linh đình , người thì đông như chảy hội chen lấn xô đẩy nhau. Bên ngoài bạn mỏ hỗn , bạn sân si với đời với người vì chúng ta đang sống đúng với một con người bình thường của xã hội, chỉ cần trong tâm chúng ta hướng thiện , ko rắp tâm làm những điều xấu xa thì điều tốt sẽ đến với mk . Còn bên ngoài đối nhân xử thế có khéo léo , mà trong lòng thì tìm mọi cách để trục lợi cho mk , hại người thì chả phật nào độ đk
1:55 chú Minh Nhựa hay sao ấy. mình có xem trên kênh Nhà To. mình cũng thấy sai sai, người thực sự tu rồi thì người ta lại không bị mấy cái đam mê lôi cuốn nữa hoặc là có lôi cuốn nhưng không đáng kể
Đúng rồi đấy bạn:) Trước trên FB của Husky có nói về ông này từ nguồn cafef
Thật ra là do người truyền giáo thôi. Ban đầu mình hay nghe người ta nhắc đến thầy pháp hòa. Mình cũng nghĩ thầy cũng bình thương như mấy thầy khác. Nhưng đến khi mình thử nghe thầy giảng. Mình mới biết được là cái người mà người ta tu tập đúng nó khác lắm. Đâu phải ai cũng có thể trở thành phật
Phật là một khái niệm, kiểu như 1 dạng tinh thần, đạo đức mà hướng đến ấy. Phật truyền dạy kiểu như một vị triết gia đáng kính dạy những triết lí cuộc đời thôi. Mấy người truyền đạo làm quá lên
như sư thầy nào đó đã nói: cúng dường càng nhiều càng nhiều phước😂
Sư chùa ba vàng 😂
Có trí tuệ ( trí tuệ bát nhã) mới có thể buông bỏ “ tham sân si” nhé bạn.
Không có “ trí tuệ” thì “ tham sân si vẫn” vẫn còn nguyên, hoặc tăng thêm thôi. Đi chùa hay đi toilet mà không có trí tuệ thì cũng như nhau thôi
Tam quy, ngũ giới, bát chánh đạo! Anh viết bài ạ, mong anh tìm hiểu kỹ. Cuộc sống đúng là đen trắng ko phân minh vì người có 2 mắt nhưng mà lại nhìn cùng 1 hướng đó!
Lần đầu tiên coi clip mà thấy đầu clip nhắc tới tên tác giả mà này là tác giả có tiếng. Như kiểu nhắc nhở khéo chúng ta phải coi hết clip này =))))) Nhưng clip chất lượng thiệt.
Bài viết hay, nếu bạn tìm hiểu một chút so sánh về phước đức và công đức sẽ rõ hơn về việc cúng dường.
Mình mong team nên có sự nghiên cứu đầy đủ hơn, trong đó có lịch sử và quy định phát triển Đạo Phật ở VN hiện nay, hay lý do 1 vị như thiền sư Thích Nhất Hạnh lại không thể về VN. Để có cái nhìn đúng và đủ về nguyên nhân, hơn là chỉ đọc vài bài báo, nghe vài bài thuyết rồi đánh giá phiến diện, sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến người nghe về những giá trị tốt đẹp của Đạo Phật.
Nói thật luôn tui ko bao giờ tinh ba cái vụ nghiệp tích đức gì gì đó miễn sống sao cho lòng cảm thấy bình yên tui vì mình chỉ sống đc 1 lần quan trọng gì mấy cái kiếp sao chứ:))
Kênh nói rất đúng
Có một sự thật là mấy tay anh chị chuyên cho vay nóng thì lại thường đi chùa.
Có cô diễn viên suốt ngày pose hình sexy mông má nhưng vẫn chìm nghỉm, chẳng ai quan tâm. Thế rồi cô vào chùa, chụp hình tu tập, đánh bóng lại danh dự thế là cũng gỡ gạc được phần nào.
Còn có cô ca sĩ nào đó, chấp nhận làm tiểu tam một anh đại gia đã có vợ con. Rồi chuyện vỡ lẽ, cô bị tảy chay, không cho hát nữa. Thế là cô và ê kíp nhanh trí đưa cô vào chùa, chụp vài kiểu ảnh tẩy trắng cho bản thân.
Ôi cái chùa là nơi thanh tịnh để tăng sĩ tu tập, thế mà nơi thanh tịnh như vậy thì càng là nơi chất chứa những dục vọng, mưu cầu riêng của con người. Thật là đúng với triết lý của đạo gia với hình tượng thái cực đồ đầy thâm thúy: trong âm có dương, trong dương có âm.
Người bệnh đi bệnh viện, có người hết, người không hết. Mình thấy việc đi chùa cũng na ná vậy, có người được đạo đức, có người vẫn sân si, âu cũng là bình thường.
À mà đó là nếu như những người kia đi chùa để học pháp, tu tập, giữ giới chứ không phải chỉ để vào cầu khấn với tụng kinh cho Phật nghe.
Trong bệnh viện thì chắn chắn là bác sĩ thật, trong chùa thì k chắc là sư thật hay k.
nhiều người lấy lý do đi chùa để sám hối, xin phật tha tội để hồi lại phước báu, rồi về nhà lại thực hiện tội rồi vòng tuần hoàn lại dc lặp lại, với lại dân ta cũng mê tín cứ thấy chùa lại đi, rồi bọn này biết điều đó, nó lại thành 1 việc kinh doanh trên tình thần mê tín
Cách đây hơn 40 năm tôi cũng có suy nghĩ người nào đi chùa sẽ thật thà k bao giờ gian xảo ,vì mẹ cứ muốn tôi đi chùa cho bớt ngổ nhẹ căn nên tôi có đi 1 tối tham gia đủ trò đồng cốt và 1 bữa ăn góp tiền hội sau về tôi bù loa kể mọi việc nom thấy mẹ tôi hiền lành hay nín nhịn thấy tôi vậy nên sợ mấy mụ lừa mắng vốn nên bảo tôi kệ họ đi con cốt mình k thế từ đó tôi k tin gì miệng mấy kẻ đi chùa mà chỉ nom việc họ làm thôi
Nhiều người chấp pháp vào hình tướng hiện tượng bên ngoài mà quên xây dựng lõi nội tâm của chính mình để có cuộc sống an yên.đó mới là gốc của phật muốn con người đi và đến
Nghe ví dụ giống vượng vin nhỉ?
đây chính xác là câu hỏi mà t đang thắc mắc đầu tháng này, nhiều khi thấy tụi bạn tham gia khoá tu hè mà cách cư xử không cải thiện theo hướng tích cực lắm
Nhiều cháu tham gia khoá tu xong đánh nhau. Chịu luôn á.
Vậy mới phải đi tu
Ứ ừ ở trong đấy luôn
@@choicoinchovui tu huyền tù
Tiêu đề thấm thật. Giờ đi chùa khấn vái các thứ những về nhà nguyễn y vân thì đi làm gì?😅😅😅
Bài viết rất hay. Cảm ơn tác giả
ở ngoài đời sân si mỏ hỗn nên mới phải đi chùa cho thư giãn chứ
Tu tức là sửa. Cái gì cần sửa, tức cái đó hỏng. Hỏng nặng thì cần đại tu.❤
Tu là sửa khi đi chung trong cụm từ tu sửa, tu là dưỡng khi đi chung trong cụm từ tu dưỡng... Chúng ta không nên bó buộc vào định kiến khái niệm "tu tức là sửa"
Trong kinh Phật giáo nguyên thủy vẫn có nhắc đến các chư Thiên chư Thần, và Đức Phật cũng độ hoá một số vị chư Thiên chư Thần ấy.
hay lắm ad
Mình thấy khi nào còn cái chuyện cúng giường thì nghĩa là chùa còn tư tưởng ăn bám phật tử
ai mà thực sự tu thì phải tự đảm bảo cuộc sống bản thân trước đã.
Dường như bạn chỉ biết cúng dường tức là mang tiền cho chùa thôi. Mong bạn tìm hiểu kỹ ạ
@@datwithyou9578 thì tạm thời mình bik vậy. có nguồn nào tìm hiểu kỹ hơn bạn cho mình xem với nhé
Theo mình biết thì nhà sư tu hành nghiêm túc không cần nhận cúng dường họ vẫn tu được. Bạn mình thử xuất gia gieo duyên bên Nam Tông kể lại thì bạn mình đi khất thực nhận đồ ăn thừa người ta bỏ đi mà ăn. Nhận đồ ăn cúng dường cũng không được phép lựa mà khi ăn phải trộn lộn xộn lên như cám heo rồi ăn để tránh tâm tham. Cúng dường trực tiếp cho các nhà sư thì chỉ nên cúng dường 3 thứ căn bản là cái ăn, cái mặc, chỗ ở. Không nên cúng dường tiền. Như một số nơi như Myanmar thì tiền của các chùa do ban hộ tự nắm giữ. Tiền có được thì cũng chỉ dùng để phục vụ ngược lại phật tử như sửa sang lại chùa, tù thiện, tổ chức khóa tu hoặc có thể là mua vật dụng lo cái ăn, cái mặc, chỗ ở cho các nhà sư. Ban hộ tự do các cư sĩ họ quản lý công khai chứ nhà sư không can thiệp vào và quản lý tiền thì lại càng không. Theo giáo lý nguyên thủy thì việc cúng dường tiền trực tiếp cho nhà sư là sai giới luật.
@@minhdang1987như bạn nói vậy đúng nè.
chứ cúng dường bằng tiền thì mới sinh ra cái việc kinh doanh tôn giáo
Kiểu như chùa Ba Vàng, thực sự trụ trì trong đầu lo tính toán thu chi sao năm nay xây được thêm cái khu nhà, thêm cái tượng nữa
Những cái lo đó quanh quẩn trong đầu thì tư tưởng đâu mà tịnh tâm với tu tập nữa
Mình nghĩ cúng giường là tốt . Vì sao, vì tiền đó sẽ đem chia sẽ cho hoàn cảnh khó khăn, một phần tu sữa chùa. Nó cũng giống như quỹ hỗ trợ an sinh. Còn ăn uống của các sư sẽ do các sư lao động
Còn bạn nói trên là đúng thực tế. Cúng giường nay chỉ vỗ béo thầy tu
Chủ thớt có những phát hiện rất hay. Thực sự thời nay ít ai ngẫm được như vậy, đa số đều chuộng hình tướng hình thức và ham muốn
Môi trường toxic thì tự nhiên hỗn , cho nên trước khi Đấng Cứu Thế đến , trái đất phải có đợt thanh lọc, toxic quá ai cứu nổi
ông V là ông Vượng Vin ah😂
Đi phải chùa quốc doanh rồi bác ơi.
Nghe thì có vẻ vô lý nhưng ko có gì khó hiểu hết. Lấy ví dụ ở trường học, không phải cứ đi học là ngoan ngoãn - lễ phép - chăm chỉ - ý thức được nghĩa vụ con ngoan trò giỏi - xây dựng đất nước bla bla... Thành phần lý tưởng như vậy ít lắm, đó là chưa xét tới yếu tố bên ngoài như trường ngon, thầy hay, bạn tốt... Cũng vậy, tuỳ theo mục đích đi chùa, không phải ai cũng muốn tới chùa để học hỏi giúp mình tốt hơn. Có người đi với bạn cho vui, có người thích không khí yên tĩnh ở chùa, có người tụng kinh cầu phước, thậm chí có người đi một ngôi chùa đó chỉ vì thích ông thầy thôi. Ba bốn cái lý do như vậy thì chuyện đi chùa mà sao "vẫn nguyên xi" không gì lạ, chưa kể tới yếu tố bên ngoài như ngôi chùa có chương trình tu học phù hợp không, thầy ở đó có tài đức không, bạn đồng tu có bảo ban nhau không nữa. Còn có chịu thay đổi hay không thì đó là cái chướng ngại tinh thần của con người rồi, giống như ai cũng biết thể dục thể thao là tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng làm, đợi tới lúc bệnh mới la làng 🙄
Trong " Tây du ký " có một ngôi chùa của yêu tinh, quỷ quái...Giờ, chúng ta có nhiều chùa như vậy....
Video rất hay ạ
4:06 ông V có phải ông Vươ...?
phát hiện ad lấy nhạc nền của BLASPHEMOUS =))) khúc nhạc này ở cung Mercy Dream thì phải
Alo alo thầy Thích Trúc Thái Minh aka đơn vị hành chính sự nghiệp Chùa Ba Vàng ơiiii 🤌🤟
Hay nổi cả da gà 😮
Xuất phát từ cái gọi là sám hối, hồi hướng của nhà Phật.
Những người ác, họ sẽ lại dựa vào đó để cúng dường, sám hối. Ác càng nhiều thì sám hối, công đức, bỏ tiền ra mua chuộc lại :)))
RẤT HAY
Xưa tu để tâm tịnh nay tu để startup 😂
bạn có cách phân tích rất hay nhưng mình thấy cách nhìn của bạn có gì đó nó còn hơi phiến diện chưa thực sự hiểu rõ về Đạo Phật cho lắm
Không phải ai đi chùa thì cũng thất đức, nhưng đa số kẻ thất đức thì thường đi chùa, phàm ở đời, có những kẻ sống thiếu cái gì thì lại mong có được cái đấy.
Người tử tế thật thì chả cần đi chùa họ cũng sống tử tế thôi, kẻ sống lỗi thì có đi chùa cả đời cũng chả khá lên được, mà hoạ chăng thì cũng phải làm cái gì thất đức thì mới đi chùa mong tránh được nghiệp chướng mà mình tạo ra mà quên mất rằng đây là đạo phật chứ có phải thiên chúa giáo đâu mà nhờ Jesus chịu tội thay?
video này có dùng nhạc nền của game blasphemous con đường diệt thần nhé =))))
Giới trẻ bây giờ nhiều bạn có cái nhìn thật sâu sắc.🎉🎉🎉
Có cùng suy nghĩ với tác giả .
Bài viết hay quá
Điều này hoàn toàn đúng, nhưng vs xã hội vật chất luật la có tiền thì nói j cũng đúng
Tôi nghĩ đó là nhân quả cắn trả, cái nhân nó tạo ra quả cắn lại mình
Đi chùa toàn là sân si rồi, đi để xin này xin nọ sức khỏe tiền bạc làm ăn trúng số đề... đi chùa làm việc tốt cũng để kiếm điểm đức sau dồn nhiều điểm đổi quà như điểm siêu thị toàn học thói tư lợi vì cá nhân thì còn sân si hơn người thường là phải thôi.
Phật chưa bao giờ dạy các môn đệ của mình rằng bản thân là thánh thần, thay vào đó Phật chỉ đóng vai trò là người thầy, người dẫn dắt con người vượt qua mọi khổ đau, cám dỗ trần tục mà thôi
Ông V là ông nào. Trang này có vẻ như đang áp đặt chủ quan hơi nhiều