Luận Đại Thừa Trăm Pháp | Bách Pháp Minh Môn Luận

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 20 янв 2025

Комментарии • 5

  • @tony95341
    @tony95341 Год назад

    Cái này căn cái kia trần. Cái này ý cái kia thức... rồi trăm pháp. Rõ pháp rồi vô pháp. Vô pháp cũng là pháp. Còn dính cái gì nữa?

  • @ThuyNguyen-ie4dr
    @ThuyNguyen-ie4dr Год назад

    Tác ý phải đứng đầu mới sanh ra xúc, thọ, tưởng và tư. Vì vậy cho nên, đức Phật dạy: "Ý dẫn đầu các pháp. Ý là chủ tạo tác. Nếu nói hay hành động. Hệ quả liền theo sau. Như bò kéo xe sát". Cũng vậy, sáu căn là :"Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và bộ óc" chứ không phải ý, mà ý là thuộc về thức.

    • @TổSưThiền
      @TổSưThiền  Год назад

      Ý ở đây là nói tắt, hàm ý nói Ý căn. Không phải ý thức. Hiểu là được.

    • @ThuyNguyen-ie4dr
      @ThuyNguyen-ie4dr Год назад

      @@TổSưThiền Nếu nói ý căn (mạt na) thì thuộc về đêm mộng mơ; ngày tơ tưởng (tác ý, xúc, thọ, tưởng, tư) thì thuộc ý thức thứ 6. Tưởng và tư thuộc về ý thức thứ 6, nên trong Tăng chi bộ kinh đức Phật dạy: "Này các Tỷ kheo, cái gì chúng ta tư niệm, chúng ta tư lường, chúng ta có thầm ý, cái ấy trở thành (sở duyên) cho thức an trú. Do sở duyên có mặt nên thức có an trú. Do thức ấy an trú và tăng trưởng nên có sự hạ sanh danh sắc. Do duyên danh sắc nên có sáu xứ. Do duyên sáu xứ nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ, do duyên thọ nên có ái, do duyên ái nên có nắm giữ (thủ), do duyên chấp giữ nên có tình chấp (hữu), do duyên tình chấp nên có sanh, do duyên sanh nên có già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
      *Này các Tỷ kheo, nếu chúng ta không tư niệm, không tư lường nhưng có thầm ý, thời cái ấy trở thành sở duyên cho thức an trú. Do sở duyên có mặt nên thức có an trú. Do thức ấy an trú và tăng trưởng nên có sự hạ sanh danh sắc.
      Do duyên danh sắc nên có sáu xứ (gồm 6 nội xứ và 6 ngoại xứ); như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
      *Này các Tỷ kheo, nếu chúng ta không tư niệm, không tư lường, không có thầm ý, thời không có sở duyên cho thức an trú. Do sở duyên không có mặt nên thức không an trú. Do thức ấy không an trú và không tăng trưởng, nên danh sắc không hạ sanh. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt; như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này".
      Tác ý, xúc, thọ, tưởng, tư khi tương tác giữa căn và trần mới hình thành pháp trần và kiến phần; rồi ý căn mới lưu giữ pháp trần và kiến phần vào kho a lại da. Vì vậy cho nên, hướng đến nhất niệm vô minh thì mới tạm thời dừng thọ và tưởng; đủ lực NGHI mới đập tan nhất niệm vô minh. Khi ấy mới khởi lực vô công dụng hành phá tiếp hầm sâu vô minh của ý căn; nên NGHI hiện thì TÌNH mất, nên nói bất động địa. Bạn có hành Tổ sư thiền mới thấy rõ.