Thăm nơi an nghỉ của cố Đại tá tình báo Phạm Ngọc Thảo và ngôi mộ thật của nhà tình báo huyền thoại.

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 30 июн 2024
  • Trong Hồ sơ phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân của Đại tá Phạm Ngọc Thảo đã đề cập ngắn gọn về cuộc đời như huyền thoại của ông:
    “Đồng chí Phạm Ngọc Thảo (tức Phạm Thao), sinh năm 1922, tại tỉnh Long Xuyên, dân tộc Kinh. Tham gia cách mạng năm 1945, nhập ngũ 1946. Lúc hy sinh, đồng chí là Đại tá, cán bộ Cục Nghiên cứu, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Cuối năm 1947, được trên giao làm Trưởng phòng Mật vụ Nam Bộ.
    Năm 1949, được trên điều sang làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 410 chủ lực Khu 9,
    Khi hiệp định Genever được ký kết, Đại tá tình báo Phạm Ngọc Thảo được đích thân Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn chỉ định ở lại miền Nam, dựa vào thế lực là một gia đình trí thức, theo Thiên Chúa giáo, thân cận với gia đình họ Ngô, ở lại miền nam với nhiệm vụ chiến lược là thâm nhập vào hàng ngũ cấp cao của chính quyền Sài Gòn để “phục vụ cho mục tiêu thống nhất đất nước”.
    Từ đầu năm 1957, ông tham gia biên tập nguyệt san Bách Khoa (ấn phẩm của nhóm trí thức của đảng Cần Lao),
    Những bài báo của ông đã thu hút được sự chú ý của giới quân sự Sài Gòn lúc đó, thậm chí của cả tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu...
    Sau đó, Phạm Ngọc Thảo bắt đầu được trọng dụng qua sự tiến cử của Tổng Giám mục Ngô Đình Thục với Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu
    Ông được chính quyền Ngô Đình Diệm trọng dụng. Ông gia nhập vào Ban Tuyên huấn của Đảng Cần Lao. Sau khi được thăng quân hàm thiếu tá, ông rút về làm việc tại Sở Nghiên cứu chính trị - xã hội (cơ quan mật vụ Phủ Tổng thống) do Trần Kim Tuyến làm Giám đốc.
    Năm 1956, được phong Đại úy, Tỉnh trưởng Bảo an Vĩnh Long.
    Năm 1958, được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre).
    Trong thời gian được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre), với bình phong bất lợi nhưng ông đã cung cấp được nhiều tin tức, tài liệu liên quan đến các cuộc hành quân của địch trong tỉnh và quân khu, đã ngăn chặn và hạn chế thiệt hại do các cuộc hành quân quy mô lớn của địch gây ra.
    Cuối năm 1961, do bị nghi ngờ là nội tuyến của chính quyền cách mạng, nên địch điều ông đi học nước ngoài, đến giữa năm 1962 về đảm nhiệm chức Tham vụ chuyên môn Phủ Tổng thống. Ông bí mật móc nối tổ chức lực lượng, kéo tướng Lâm Văn Phát và hàng chục sĩ quan khác tiến hành cuộc đảo chính ngày 19/2/1965.
    Cuộc binh biến do tướng Lâm Văn Phát cầm đầu về danh nghĩa, thực tế do Phạm Ngọc Thảo tổ chức và chỉ huy, vì vậy người ta còn gọi ông là “Tư lệnh hành quân 19/2”.
    Ngày 16/7/1965, Phạm Ngọc Thảo bị quân đội Việt Nam Cộng hòa bắt đưa về Tam Hiệp, Biên Hòa. Bị tra tấn dã man, đêm 17/7/1965, Đại tá Phạm Ngọc Thảo đã hi sinh, khi ông mới 43 tuổi.
    ---------------------------
    🎙Ngôn Ngữ Video : tiếng Anh, tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nga , Tiếng Ý, Tiếng Hàn, Tiếng Nhật, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Bồ Đào Nha, Tiếng Thái Lan, Tiếng Indonesia, Tiếng Ả Rập, Tiếng Hindi ...
    "Cám ơn các bạn đã ủng hộ và đón xem video của MrVu
    Nhấn Đăng Ký và Like để theo dõi video mới nhất .
    ❇ Facebook :
    -------------------------
    📫 Liên hệ :
    ☎️ Di Động:
    ----------------------
    ©️ Bản quyền thuộc về "Vũ Lịch Sử - Tâm Linh"
    ©️ Copyright by "Vũ Lịch Sử - Tâm Linh" 👉 "Do not Reup"

Комментарии • 1