14:24 hậu chu thế tông trọng văn trọng võ...có thể nói cái chết của ông đáng tiếc nhất..khi đang tấn công gần giành lại được yên vân thập lục châu và quân liêu đang suy yếu và hoảng sợ thì bất ngờ bị bệnh buộc phải rút lui và qua đời ngay sau đó 😢😢😢
@@huyquang7433 hậu chu thế tông khá khôn ngoan áp dụng chính sách bắc trước nam sau ,ông tấn công phía bắc trước vì phương nam chẳng có thế lực nào có thể đe doạ ,sớm muộn gì cũng quy phục , còn tống thái tổ lại áp dụng chính sách nam trước bắc sau và mất tới 15 năm mới chinh phục xong miền nam(nhưng vẫn không chiếm được vân nam trung quốc) trong lúc đó thì nhà liêu đã cũng cố lại đất nước và quân đội nên việc chiếm lại yên vân thập lục châu trở nên khó khăn và cuối cùng thất bại, tính ra hậu chu thế tông là giỏi nhất thời đó luôn vừa giỏi văn vừa giỏi võ chỉ tiếc là ông mất sớm , ngay cả tống thái tổ ban đầu cũng chỉ là tướng của ông 😁
@@ucchau173Về vấn đề này thì mình nghĩ rằng sáng kiến "tiên Bắc, hậu Nam" của Hậu Chu Thế Tông cũng không phải là không có vấn đề. Cụ thể, chiến lược này phụ thuộc rất nhiều vào tình hình chính trị xã hội của Bắc Hán và nhà Liêu. Đúng là vào thời của Hậu Chu Thế Tông thì việc theo đuổi "tiên Bắc, hậu Nam" là rất hợp lẽ vì giống như bạn đã đề cập: nhà Liêu chưa thực sự vững mạnh => khả năng chi viện cho Bắc Hán cũng như can thiệp vào tình hình Trung Nguyên không thể lớn bằng thời điểm Tống Thái Tổ lên ngôi. Tuy nhiên, chỉ cần Liêu có thêm thời gian để củng cố thế lực hoặc Bắc Hán tỏ ra dựa dẫm nhiều hơn vào Liêu triều thì khả năng hoàn thành "tiên Bắc, hậu Nam" sẽ khó hơn nhiều. Mặt khác, vào thời điểm Tống Thái Tổ lên ngôi thì cục diện cũng đã thay đổi ít nhiều. Đại Liêu lúc này đã không còn là Đại Liêu ở thời Hậu Chu Thế Tông nữa mà là một Đại Liêu với vị thế là bá chủ trên thực tế của Đông Á và Đông Bắc Á. Để nhà Tống vào thời kỳ đầu đối diện trực tiếp với thế lực trên thì thật sự rất khó. Ngoài ra, vào thời điểm này thì các thế ực miền Nam lại yếu hơn rất nhiều so với Bắc Tống, Thái Tổ có thể thu phục miền Nam trước để ổn định Trung Nguyên, gia tăng tiềm lực quốc giá rồi đánh Bắc Hán + Liêu sau thì sẽ hợp lẽ hơn.
@@d.dante_vergilchiến lược tiên bắc hậu nam luôn là phương châm của các triều đại thống nhất được trung hoa, như tấn đánh liêu đông, đột quyết, lâu lan xong mới quay qua đánh thục ngô, bắc chu cũng thống nhất phía bắc tạo cơ sở cho tùy đánh phía nam, đường thái tông lí thế dân lại càng tích cực muốn bình định phương bắc, thậm chí kéo quân về phía nam toàn là tân binh vs chiêu hàng tí là dẹp xong, phía bắc luôn là mối nguy của tàu chứ phía nam trước sau gì cũng thu lại được, tống thái tổ rõ ràng là tham cái dễ nên mất cái lớn
@@Leduyanime Ví dụ của bạn về những lần triều đại phía Bắc tập trung ổn định tình hình ngoài biên cương (nhà Tấn) hay là chấm dứt nạn quân phiệt, nội chiến (Bắc Chu) thì đều đang có một lợi thế mà thời Bắc Tống (hay thậm chí là Hậu Chu) đều không có - ĐỊA CHÍNH TRỊ. Có thể thấy, đối với nhà Tấn thì việc vẫn nắm giữ phần lãnh thổ mà sau này được thời Đường-Tống gọi là "Yên Vân Thập Lục Châu" đã cho dòng họ nhà Tư Mã một lợi thế "sân nhà" cũng như "nhân lực" trước du mục phương Bắc. Việc nhà Tấn nắm trong tay vùng lãnh thổ này, trong khi Hậu Chu và Tống thì không, khiến cho triều đình họ Tư Mã có được một vùng lãnh thổ "quan ải" thiên về phòng thủ trước những cuộc xâm lấn của Nhung Địch (Đông thì là Hoàng Hải và bán đảo Triều Tiên, Tây thì có điều kiện xây dựng/phát triển "đoạn trường thành"). Mặt khác, khu vực này còn là nơi cung cấp ngựa để phục vụ cho việc xây dựng lực lượng kỵ binh, một lực lượng nòng cốt trong chiến lược phòng thủ trước du mục thảo nguyên của mọi nền văn minh. Ngược lại, việc Hậu Chu và Tống không quản lý khu vực này đã khiến những chiến dịch Bắc Phạt của họ trở nên khó khăn hơn rất nhiều (đánh Bắc Hán thì Đại Liêu chi viện, đánh Liêu thì không tiến nhanh/đạt được hiệu quả cao vì hoạt động trong lãnh thổ địch). Thời Bắc Chu cũng tương tự như vậy. Sau khi diệt Bắc Tề thì lợi thế địa chính trị của Bắc Chu trong khu vực Đông Á và Đông Bắc Á là thuộc hàng tốt nhất so với các đối thủ (so với Nhung Địch thì có 16 châu Yên Vân, so với Nam Triều thì có lợi thế nhân khẩu + kinh tế + nông nghiệp do nắm giữ Đồng Bằng Hoa Bắc). Việc Bắc Chu và sau này là Tùy dễ dàng ổn định tình hình phương Bắc rồi mới Nam hạ là một phần vì những yếu tố trên. Ngược lại, Hậu Chu và Tống một lần nữa, vẫn không có những lợi thế kể trên. TÓM LẠI: TIÊN BẮC HẬU NAM ĐÚNG LÀ KẾ SÁCH ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU NHẤT BỞI CÁC TRIỀU ĐẠI THỐNG NHẤT. TUY NHIÊN, NHÀ TỐNG LÀ NGOẠI LỆ VÌ ===> các triều đại THỐNG NHẤT của Trung Hoa đều thành công khi thực hiện chiến lược trên là vì chúng đã mang tính "thống nhất từ trước" (Lợi thế địa chính trị khi nắm giữ những phần lãnh thổ xung yếu). Còn nhà Tống không thể trở thành triều đại thống nhất "đúng nghĩa" (ít nhất là khi so với Hán, Tấn, Tùy Đường, Minh) là vì ngay từ đầu tính "thống nhất" xét trên phương diện lợi thế địa chính trị của nó cũng đã ko bằng các triều đại kia.
Nào giờ chưa thấy ai tóm tắt lịch sử các nước triều đại phía bắc trung quốc, khiết đan, liêu vvv hung nô vv. Mình tin ai muốn được xem thì cho mình 1 like để AD biết mà review nào. Mình tin chắc rẩ nhiểu người muốn xem mở mang kiến thức. Ai từng xem phim kiếm hiệp cũng muốn hiểu về các nước đó
Thấy một “sạn” nhỏ là, bản đồ lãnh thổ của Tĩnh Hải quân, nhiều kênh để có chút xíu, hoặc ko có luôn. Trong khi lãnh thổ của người Việt kéo dài đến tận Bắc Miền Trung 😂
Ngũ Đại Thập Quốc hỗn chiến 72 năm từ 907 tới 972. Nhưng trong giai đoạn này các triều đại ở Ngũ Đại vẫn còn gốc gác người tộc Sa Đà. Như thời Ngũ Hồ thì tộc Tung, Tiên Ti, Ô hoàn thậm chí có cả gốc gác hung nô. Nhà Tống khai quốc nhưng họ vẫn phải đối mặt với các tộc này, điển hình là Liêu, Kim, Mông Cổ, Thổ Phồn
@@hoanggia3896 yên vân thập lục châu là nơi cung cấp ngựa tốt, nhưng vì Thạch Kính Đường cắt nhượng để đổi việc được Đại Hãn Khiết Đan trợ giúp nên mới mất. Về sau bạn thấy kỵ binh quân Tống quá yếu ớt so với các nơi khác. Đời sau chửi rủa nhà Hậu Tấn vì chuyện này
Cái này do tên nước nhỏ thời xuân thu chiến quốc, về sau các triều đại hay sứ quân cứ lấy tên nước như thời đó nên mới có kiểu, tiền, hậu, đông, nam, tây, bắc ...
Mình phải xo xánh Nhà Tiền Tần thời Ngũ Hồ và Nhà Hậu Đường và Hậu chu xấp thống nhất dc đất nước nguyên nhân thất bại là do không tôn trọng Phật giáo nên thất bại. Nhà Bắc Chu cũng vậy
3 года назад
@@LinhNguyen-df3fp Bắc Chu khá ngắn bác ạ, hai thời ấy ấn tượng không có nhiều vậy
Trước đó TQ cũng trải qua nhiều cuộc loạn như Tam Quốc, Ngũ Hồ Thập Lục Quốc, Nam - Bắc Triều, nhưng thời nào thì team miền nam cũng vẫn đông đảo hùng mạnh nên VN mình chưa ly khai được. Phải tới thời này miền nam TQ tan tác, đối thủ nguy hiểm nhất của VN chỉ là một Nam Hán ko quá mạnh thì VN mới có một cơ hội vàng để giành độc lập, và chúng ta đã ko bỏ qua cơ hội ngàn năm có một đó.
Nhà Hậu Đường đã lấy được 1 nữa Giang Sơn. Nguyên nhân thất bại 1 điều là giết tướng giỏi nên mới xảy ra Nội loạn và Nhà Hậu Đường mới bị chia ba xe bảy giống như Nhà Tiền Tần thời Ngũ Hồ.
Người TQ đến giờ vẫn cay Thạch Kính Đường giao Yên Vân thập lục châu cho Liêu, hậu quả sau này nhà Tống chỉ có thể chường mặt cho Liêu, Kim, Tây Hạ vả sấp mặt.
Sở dĩ Đại Tống bị các nước khác hành cho ra bã trong đó có VN là bởi vì Nhà Tống theo chính sách trọng văn khinh võ, cái này nhiều phim cổ trang cũng có nói đến
Thời nhà Đường có những võ tướng mạnh không thua gì Quan Vũ, Lữ Bố thậm trí nhỉnh hơn như Tần Thúc bảo đầu thời Đường, Tiết Nhân Quý giữa thời Đường , Lý Tồn Hiếu cuối thời Đường
nên chỉnh lại nhịp, hơi nhanh, ví dụ mỗi sự kiện xảy ra kết thúc thì nên dừng lại lâu hơn, để chuyển đoạn, ví dụ giết "xoẹt" cái, dừng lại 4-5 s mới kể tiếp chứ, chứ như bây giờ gần như liền tù tì nghe hơi loạn
@@russianfederation1986 Đoạn cuối ad kết thúc cụt thật. Chiến công quan trọng nhất của nhà Tống là diệt các nước còn lại để thống nhất Trung Nguyên thì ad làm cái roẹt chưa tới 5s.
Lý Khắc Dụng là gốc Sa Đà, Thạch Kính Đường đời sau chửi rủa Hậu Tấn vì tiếp tay cho Khiết đan (Liêu), Lưu Tri Viễn cũng dạng Sa Đà. Vì thời đó Hoàng đế nhà Đường trong cậy các tiết độ sứ các nơi để cứu giá nên rất nhiều nơi toàn là tộc người Hồ. Giống như loạn An Sử An Lộc Sơn đâu phải người Hán đâu. Thật ra tộc này xâm chiếm mạnh nhất là lúc nhà Tấn thiên đô về phía nam sông Trường Giang. Theo sử cũ thì quân Tấn rất sợ quân ngũ hồ vì họ rất thiện chiến. Ngay cả tộc sa đà thời NĐTQ này họ cũng thiện chiến
3 года назад
Em tập trung vào nội biến ạ, nên bỏ qua mất xin lỗi bác
Làm Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ từ Khúc Thừa Dụ đến Ngô Vương Ngô Quyền. Phần 2 là từ Dương Bình Vương Dương Tam Kha đoạt ngôi đến Đinh Tiên Hoàng Đế thống nhất 12 sứ quân nhé bác. Cũng nhiều sự kiện lắm đó.
@ Lý Bý (Lý Bôn), tức Lý Nam Đế là vị vua nước Vạn Xuân giành độc lập cho dân tộc từ nhà Lương (thời Nam - Bắc triều trung quốc). Thời kỳ nước Vạn Xuân có thể xem là thời kỳ thành lập nhà nước đầu tiên của nước ta từ thời bắc thuộc. Qua các đời Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, hậu Lý Nam Đế. Thời kỳ này rất hay, nhưng đòi hỏi phải là một người am hiểu lịch sử Việt Nam một cách chuyên sâu mới làm được.
Mình có gợi ý về mặt tổng thể thời gian lịch sử Việt Nam như sau: 1. Thời tiền Bắc Thuộc: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc 2. Thời Bắc thuộc lần 1: nhà Triệu, thời Hán, Ngô, Tấn, Nam Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, Lương 2. Thời nhà nước Vạn Xuân: Lý Nam Đế, Lý Đào Lang Vương, Triệu Việt Vương, Hậu Lý Nam Đế 3. Thời Bắc Thuộc lần 2: Thời Tùy, Đường Trung Quốc 4. Thời Tĩnh Hải quân tiết độ sứ: Khúc Thừa Dụ, Khúc Thừa Hạo, Khúc Thừa Mỹ, Dương Đình Nghệ 5. Thời Ngô vương: Ngô Vương Ngô Quyền, Dương Bình Vương Dương Tam Kha, Hậu Ngô Vương (thời kỳ có 2 vua cùng nắm quyền) 6: Thời kỳ loạn 12 sứ quân 7: Thời Đinh - tiền Lê: Đinh Tiên hoàng, Đinh Toàn, Lê Đại Hành, Lê Long Việt, Lê Long Đĩnh. 8: Thời lý: Lý thái tổ, thái tông, thánh tông, nhân tông, thần tông, anh tông 9: Thời mạc Lý: Lý cao tông, huệ tông, chiêu hoàng 10: Thời Trần chống Nguyên - Mông: Trần thái tông, thánh tông, nhân tông 11: Thời Thịnh Trần: Trần anh tông, minh tông, hiến tông 12: Thời mạc trần: Trần dụ tông, dương nhật lễ, trần huệ tông, duệ tông, phế đế, thuận tông, thiếu đế Trước mắt là vậy.
@ à thì cũng chẳng nói trc 100 % nhưng lúc đấy các nước xung quanh đều yếu cả r còn có nhà Liêu là đối trọng . Mà Thế Tông cũng đã có những chiến thắng trước quân liêu và bắc hán r
@@quanghuyo6405 Hậu chu Thế Tông mất là do : Hậu chu thế tông không tin vào Phât Giáo, Hậu chu thế Tông Đã lấy đao chém vào Ngực Của Phât và Hậu chu thế Tông Cũng bị 1 vết thương ngay Ngực nên Mất cả Giang Sơn vào tay triệu khuông Dẫn. Bạn có thể tìm hiểu nguyên nhân vì sao hậu chu mất nước và không thống nhất được trung hoa trên Google.
@ nước Kỳ ko dám tham chiến vì họ đang ở đất Lương hiểm trở, dễ thủ khó công, vả lại ngoài mặt thì ko thuần phục nhưng cũng ko dám đánh hậu lương vì ko dám mạo hiểm
3 года назад+1
Đúng rồi bác ạ, cái này cũng do em chủ quan, nên xin lỗi bác nhé, tại về sau Kỳ nằm yên chịu chết nên em không tính vào cùng
@ Ngũ Hồ Thập Lục Quốc ấy hả, ad có thể đã biết người mời người Hồ vào chính là Tư Mã Dĩnh, khi ông bị Tư Mã Việt dồn vào chân tường nên phải triệu tướng quân người Hung Nô tới giúp phong làm Bắc Thiền Vu, sau cải hiệu thành Hán Vương, cát cứ vùng Thiểm Tây tự ý phát triển lực lượng. Sau con Lưu Thông đem binh đánh phía Đông Lạc Dương nhà Tấn rồi Công hạ 2 kinh đô khiến 2 vua là Tấn Hoài đế và Tấn Mẫn đế bị giết.
Ngũ Đại Thập Quốc tổng hợp đây các bác, xin mời thưởng thức nhé
14:24 hậu chu thế tông trọng văn trọng võ...có thể nói cái chết của ông đáng tiếc nhất..khi đang tấn công gần giành lại được yên vân thập lục châu và quân liêu đang suy yếu và hoảng sợ thì bất ngờ bị bệnh buộc phải rút lui và qua đời ngay sau đó 😢😢😢
Hậu Chu Thế Tông là vị hoàng đế giỏi nhất thời này nói thật là còn hơn 2 vua đầu thời Tống chỉ là k gặp thời mất sớm thôi
@@huyquang7433 hậu chu thế tông khá khôn ngoan áp dụng chính sách bắc trước nam sau ,ông tấn công phía bắc trước vì phương nam chẳng có thế lực nào có thể đe doạ ,sớm muộn gì cũng quy phục , còn tống thái tổ lại áp dụng chính sách nam trước bắc sau và mất tới 15 năm mới chinh phục xong miền nam(nhưng vẫn không chiếm được vân nam trung quốc) trong lúc đó thì nhà liêu đã cũng cố lại đất nước và quân đội nên việc chiếm lại yên vân thập lục châu trở nên khó khăn và cuối cùng thất bại, tính ra hậu chu thế tông là giỏi nhất thời đó luôn vừa giỏi văn vừa giỏi võ chỉ tiếc là ông mất sớm , ngay cả tống thái tổ ban đầu cũng chỉ là tướng của ông 😁
@@ucchau173Về vấn đề này thì mình nghĩ rằng sáng kiến "tiên Bắc, hậu Nam" của Hậu Chu Thế Tông cũng không phải là không có vấn đề. Cụ thể, chiến lược này phụ thuộc rất nhiều vào tình hình chính trị xã hội của Bắc Hán và nhà Liêu. Đúng là vào thời của Hậu Chu Thế Tông thì việc theo đuổi "tiên Bắc, hậu Nam" là rất hợp lẽ vì giống như bạn đã đề cập: nhà Liêu chưa thực sự vững mạnh => khả năng chi viện cho Bắc Hán cũng như can thiệp vào tình hình Trung Nguyên không thể lớn bằng thời điểm Tống Thái Tổ lên ngôi. Tuy nhiên, chỉ cần Liêu có thêm thời gian để củng cố thế lực hoặc Bắc Hán tỏ ra dựa dẫm nhiều hơn vào Liêu triều thì khả năng hoàn thành "tiên Bắc, hậu Nam" sẽ khó hơn nhiều. Mặt khác, vào thời điểm Tống Thái Tổ lên ngôi thì cục diện cũng đã thay đổi ít nhiều. Đại Liêu lúc này đã không còn là Đại Liêu ở thời Hậu Chu Thế Tông nữa mà là một Đại Liêu với vị thế là bá chủ trên thực tế của Đông Á và Đông Bắc Á. Để nhà Tống vào thời kỳ đầu đối diện trực tiếp với thế lực trên thì thật sự rất khó. Ngoài ra, vào thời điểm này thì các thế ực miền Nam lại yếu hơn rất nhiều so với Bắc Tống, Thái Tổ có thể thu phục miền Nam trước để ổn định Trung Nguyên, gia tăng tiềm lực quốc giá rồi đánh Bắc Hán + Liêu sau thì sẽ hợp lẽ hơn.
@@d.dante_vergilchiến lược tiên bắc hậu nam luôn là phương châm của các triều đại thống nhất được trung hoa, như tấn đánh liêu đông, đột quyết, lâu lan xong mới quay qua đánh thục ngô, bắc chu cũng thống nhất phía bắc tạo cơ sở cho tùy đánh phía nam, đường thái tông lí thế dân lại càng tích cực muốn bình định phương bắc, thậm chí kéo quân về phía nam toàn là tân binh vs chiêu hàng tí là dẹp xong, phía bắc luôn là mối nguy của tàu chứ phía nam trước sau gì cũng thu lại được, tống thái tổ rõ ràng là tham cái dễ nên mất cái lớn
@@Leduyanime Ví dụ của bạn về những lần triều đại phía Bắc tập trung ổn định tình hình ngoài biên cương (nhà Tấn) hay là chấm dứt nạn quân phiệt, nội chiến (Bắc Chu) thì đều đang có một lợi thế mà thời Bắc Tống (hay thậm chí là Hậu Chu) đều không có - ĐỊA CHÍNH TRỊ. Có thể thấy, đối với nhà Tấn thì việc vẫn nắm giữ phần lãnh thổ mà sau này được thời Đường-Tống gọi là "Yên Vân Thập Lục Châu" đã cho dòng họ nhà Tư Mã một lợi thế "sân nhà" cũng như "nhân lực" trước du mục phương Bắc. Việc nhà Tấn nắm trong tay vùng lãnh thổ này, trong khi Hậu Chu và Tống thì không, khiến cho triều đình họ Tư Mã có được một vùng lãnh thổ "quan ải" thiên về phòng thủ trước những cuộc xâm lấn của Nhung Địch (Đông thì là Hoàng Hải và bán đảo Triều Tiên, Tây thì có điều kiện xây dựng/phát triển "đoạn trường thành"). Mặt khác, khu vực này còn là nơi cung cấp ngựa để phục vụ cho việc xây dựng lực lượng kỵ binh, một lực lượng nòng cốt trong chiến lược phòng thủ trước du mục thảo nguyên của mọi nền văn minh. Ngược lại, việc Hậu Chu và Tống không quản lý khu vực này đã khiến những chiến dịch Bắc Phạt của họ trở nên khó khăn hơn rất nhiều (đánh Bắc Hán thì Đại Liêu chi viện, đánh Liêu thì không tiến nhanh/đạt được hiệu quả cao vì hoạt động trong lãnh thổ địch). Thời Bắc Chu cũng tương tự như vậy. Sau khi diệt Bắc Tề thì lợi thế địa chính trị của Bắc Chu trong khu vực Đông Á và Đông Bắc Á là thuộc hàng tốt nhất so với các đối thủ (so với Nhung Địch thì có 16 châu Yên Vân, so với Nam Triều thì có lợi thế nhân khẩu + kinh tế + nông nghiệp do nắm giữ Đồng Bằng Hoa Bắc). Việc Bắc Chu và sau này là Tùy dễ dàng ổn định tình hình phương Bắc rồi mới Nam hạ là một phần vì những yếu tố trên. Ngược lại, Hậu Chu và Tống một lần nữa, vẫn không có những lợi thế kể trên. TÓM LẠI: TIÊN BẮC HẬU NAM ĐÚNG LÀ KẾ SÁCH ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU NHẤT BỞI CÁC TRIỀU ĐẠI THỐNG NHẤT. TUY NHIÊN, NHÀ TỐNG LÀ NGOẠI LỆ VÌ ===> các triều đại THỐNG NHẤT của Trung Hoa đều thành công khi thực hiện chiến lược trên là vì chúng đã mang tính "thống nhất từ trước" (Lợi thế địa chính trị khi nắm giữ những phần lãnh thổ xung yếu). Còn nhà Tống không thể trở thành triều đại thống nhất "đúng nghĩa" (ít nhất là khi so với Hán, Tấn, Tùy Đường, Minh) là vì ngay từ đầu tính "thống nhất" xét trên phương diện lợi thế địa chính trị của nó cũng đã ko bằng các triều đại kia.
hi
Ok
Ae nào xem hoạ giang hồ vào đây coi k
Nào giờ chưa thấy ai tóm tắt lịch sử các nước triều đại phía bắc trung quốc, khiết đan, liêu vvv hung nô vv. Mình tin ai muốn được xem thì cho mình 1 like để AD biết mà review nào. Mình tin chắc rẩ nhiểu người muốn xem mở mang kiến thức. Ai từng xem phim kiếm hiệp cũng muốn hiểu về các nước đó
Chắc mấy dân tộc du mục , thiểu số đấy chắc nó k phát triển về việc ghi chép sử sách nên chắc ít tài liệu
Đọc được tên máy triều đại này, chắc cũng méo người và sử chép cũng sơ sài lắm bác, dịch cả tiếng trung ra thì tư liệu cũng ít ah
Ông bạn mà xem đa số phim cổ trang từ năm 2000 về trước của Trung Quốc và Hong Kong là ông bạn rõ ngay.
đợi mãi
Xem và góp ý chúng em với nhé
Thấy một “sạn” nhỏ là, bản đồ lãnh thổ của Tĩnh Hải quân, nhiều kênh để có chút xíu, hoặc ko có luôn. Trong khi lãnh thổ của người Việt kéo dài đến tận Bắc Miền Trung 😂
Làm về chiến tranh diadochi đi.
Cảm ơn bạn đã góp ý nhé, team mình sẽ cố gắng làm những video hay nhất ạ❤️
@ cảm ơn ad, sự kiện sau khi alexander đại đế chết chả mầy ai để ý, mặc dù nếu làm phim nó sẽ khá tiềm năng đấy.
@@ducminhnguyen4866 cảm ơn góp ý của bạn nhé. đừng quên đăng kí kênh ủng hộ mình nha
hay
Thời này rối lắm!
Cái này đáng mong chờ nhất. Thời đại trước khi tống khai quốc. Nó cho bik vương triều tống khai quốc khó khăn thế nào.
Ngũ Đại Thập Quốc hỗn chiến 72 năm từ 907 tới 972. Nhưng trong giai đoạn này các triều đại ở Ngũ Đại vẫn còn gốc gác người tộc Sa Đà. Như thời Ngũ Hồ thì tộc Tung, Tiên Ti, Ô hoàn thậm chí có cả gốc gác hung nô. Nhà Tống khai quốc nhưng họ vẫn phải đối mặt với các tộc này, điển hình là Liêu, Kim, Mông Cổ, Thổ Phồn
@@russianfederation1986 chuẩn đấy bạn. Nặng nề nhất chắc vụ mất 16 châu yên vân.
@@hoanggia3896 yên vân thập lục châu là nơi cung cấp ngựa tốt, nhưng vì Thạch Kính Đường cắt nhượng để đổi việc được Đại Hãn Khiết Đan trợ giúp nên mới mất. Về sau bạn thấy kỵ binh quân Tống quá yếu ớt so với các nơi khác. Đời sau chửi rủa nhà Hậu Tấn vì chuyện này
@@hoanggia3896 ở trên là 907-979 nhé bạn, mình ghi nhầm năm kết thúc
M* thằng Thạch Kính Đường bác nhỉ ?
ad làm về sự nghiệp của nhạc phi và nhạc gia quân đi
Nhạc Phi thời Nam Tống, lúc đó Tống cũng có cơ hội mà nghe lời nịnh thần làm lỡ cơ hội tấn công Khai Phong (Biện Châu, Biện Lương)
@@russianfederation1986 mình cũng chưa tìm hiểu kĩ về giai đoạn này, chỉ thấy Nhạc Phi là người trí dũng song toàn, lại có tài về dụng binh
Để em tìm lại nhé
@@russianfederation1986 có cơ hội thì sau này Hốt Tất Liệt cũng đồ sát hết thôi
Ngày xưa tưởng nước nam hán là nguyên Trung Quốc ai dè cũng là một nmột nước nhỏ hahhah
Phân chia chục nước nhiều thời kia mà bác
Nam Hán đánh mình để có lực ăn nước Sở với bình định với Nam Đường. Nam Hán thì sao là trung quốc to đc, nó là vùng lưỡng quảng á
Cái này do tên nước nhỏ thời xuân thu chiến quốc, về sau các triều đại hay sứ quân cứ lấy tên nước như thời đó nên mới có kiểu, tiền, hậu, đông, nam, tây, bắc ...
@@daohaison Mấy cái tên này để phân biệt các triều đại thôi chữ không phải tên của nước đấy
tôi thích video về nhà tống và đường nhất
Cảm ơn bác nhiều ạ
Mình phải xo xánh Nhà Tiền Tần thời Ngũ Hồ và Nhà Hậu Đường và Hậu chu xấp thống nhất dc đất nước nguyên nhân thất bại là do không tôn trọng Phật giáo nên thất bại. Nhà Bắc Chu cũng vậy
@@LinhNguyen-df3fp Bắc Chu khá ngắn bác ạ, hai thời ấy ấn tượng không có nhiều vậy
@@LinhNguyen-df3fp Thời Hán, Tống, Minh có trọng phật giáo méo đâu vẫn tồn tại lâu đó thôi
Thiếu trận Bạch Đằng năm 938 rồi ad
Để em kiểm tra lại nhé
Trước đó TQ cũng trải qua nhiều cuộc loạn như Tam Quốc, Ngũ Hồ Thập Lục Quốc, Nam - Bắc Triều, nhưng thời nào thì team miền nam cũng vẫn đông đảo hùng mạnh nên VN mình chưa ly khai được. Phải tới thời này miền nam TQ tan tác, đối thủ nguy hiểm nhất của VN chỉ là một Nam Hán ko quá mạnh thì VN mới có một cơ hội vàng để giành độc lập, và chúng ta đã ko bỏ qua cơ hội ngàn năm có một đó.
Đúng rồi bạn
Lâu quá rồi mới nghe anh Đức Phúc hát, thích quá đi thôi.
Nhà Hậu Đường đã lấy được 1 nữa Giang Sơn.
Nguyên nhân thất bại 1 điều là giết tướng giỏi nên mới xảy ra Nội loạn và Nhà Hậu Đường mới bị chia ba xe bảy giống như Nhà Tiền Tần thời Ngũ Hồ.
đúng vậy bác
Người TQ đến giờ vẫn cay Thạch Kính Đường giao Yên Vân thập lục châu cho Liêu, hậu quả sau này nhà Tống chỉ có thể chường mặt cho Liêu, Kim, Tây Hạ vả sấp mặt.
Làm gì cay cha nội! Người TQ hiện nay mới có, giờ họ tự hào à.
Sở dĩ Đại Tống bị các nước khác hành cho ra bã trong đó có VN là bởi vì Nhà Tống theo chính sách trọng văn khinh võ, cái này nhiều phim cổ trang cũng có nói đến
Hoàng đệ họ Đường??? Tôn thất nhà Đường là họ Lý. Làm gì có chuyện hoàng đệ họ Đường.
Thời nhà Đường có những võ tướng mạnh không thua gì Quan Vũ, Lữ Bố thậm trí nhỉnh hơn như Tần Thúc bảo đầu thời Đường, Tiết Nhân Quý giữa thời Đường , Lý Tồn Hiếu cuối thời Đường
Thời ấy Hán Hóa được buff nhiều thôi bác
Quan Vũ ,Lã Bố về thời Đường thì có vẹo gì mà đặc sắc đâu 🤣
Không thấy nói đến nước Việt thời kỳ này
thời này là Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ,
nên chỉnh lại nhịp, hơi nhanh, ví dụ mỗi sự kiện xảy ra kết thúc thì nên dừng lại lâu hơn, để chuyển đoạn, ví dụ giết "xoẹt" cái, dừng lại 4-5 s mới kể tiếp chứ, chứ như bây giờ gần như liền tù tì nghe hơi loạn
Ad đẩy nhịp độ chiến tranh nhanh quá thành ra có vài chi tiết trở nên lộn xộn, nhưng đoạn cuối vẫn kết thúc quá nhanh :)))).
Em kể theo kiểu sao đánh, ai thắng ai thua nên hơi nhanh, xin lỗi các bác
@@russianfederation1986 Đoạn cuối ad kết thúc cụt thật. Chiến công quan trọng nhất của nhà Tống là diệt các nước còn lại để thống nhất Trung Nguyên thì ad làm cái roẹt chưa tới 5s.
Cái này coi bên tóm tắt rồi mà ko đc đầy đủ như này :))
Cảm ơn bạn nhiều nhé
nên nhắc đến tình tiết: Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán là của người Sa Đà...giai đoạn đầu thời Lý Khắc Dụng còn mang nhiều nét du mục...
Lý Khắc Dụng là gốc Sa Đà, Thạch Kính Đường đời sau chửi rủa Hậu Tấn vì tiếp tay cho Khiết đan (Liêu), Lưu Tri Viễn cũng dạng Sa Đà. Vì thời đó Hoàng đế nhà Đường trong cậy các tiết độ sứ các nơi để cứu giá nên rất nhiều nơi toàn là tộc người Hồ. Giống như loạn An Sử An Lộc Sơn đâu phải người Hán đâu.
Thật ra tộc này xâm chiếm mạnh nhất là lúc nhà Tấn thiên đô về phía nam sông Trường Giang. Theo sử cũ thì quân Tấn rất sợ quân ngũ hồ vì họ rất thiện chiến. Ngay cả tộc sa đà thời NĐTQ này họ cũng thiện chiến
Em tập trung vào nội biến ạ, nên bỏ qua mất xin lỗi bác
Thế Tộc Sa Đà có từ Thời Tấn, Qua Tùy Đường, đến thời NDTQ lại xưng bá ạ
Video này t thấy đang còn hơi sợ sài
Xin lỗi bác, em lược bớt đi nhiều phần nên có thể hơi quá tay ạ
đến năm 938 và năm 965 thì Việt Nam không phải tĩnh hải mà là Đại Cồ Việt nhé ad
vâng cảm ơn lời góp ý của bạn nhiều lắm ạ
Đại Cồ Việt hay Đại Việt chỉ dùng trong nước thôi. Với Trung Quốc thì vẫn dùng Tĩnh Hải hay An Nam hay Giao Chỉ
@@gaconc1sao biết bạn ơi
Làm Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ từ Khúc Thừa Dụ đến Ngô Vương Ngô Quyền. Phần 2 là từ Dương Bình Vương Dương Tam Kha đoạt ngôi đến Đinh Tiên Hoàng Đế thống nhất 12 sứ quân nhé bác. Cũng nhiều sự kiện lắm đó.
Em tưởng từ Lý Bí nhỉ ?
@ Lý Bí là Hoàng đế đầu tiên của Đại Việt, nước ta khi đó tên là Vạn Xuân và kinh đô đóng ở thành Long Biên
@ Lý Bý (Lý Bôn), tức Lý Nam Đế là vị vua nước Vạn Xuân giành độc lập cho dân tộc từ nhà Lương (thời Nam - Bắc triều trung quốc). Thời kỳ nước Vạn Xuân có thể xem là thời kỳ thành lập nhà nước đầu tiên của nước ta từ thời bắc thuộc. Qua các đời Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, hậu Lý Nam Đế. Thời kỳ này rất hay, nhưng đòi hỏi phải là một người am hiểu lịch sử Việt Nam một cách chuyên sâu mới làm được.
Mình có gợi ý về mặt tổng thể thời gian lịch sử Việt Nam như sau:
1. Thời tiền Bắc Thuộc: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
2. Thời Bắc thuộc lần 1: nhà Triệu, thời Hán, Ngô, Tấn, Nam Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, Lương
2. Thời nhà nước Vạn Xuân: Lý Nam Đế, Lý Đào Lang Vương, Triệu Việt Vương, Hậu Lý Nam Đế
3. Thời Bắc Thuộc lần 2: Thời Tùy, Đường Trung Quốc
4. Thời Tĩnh Hải quân tiết độ sứ: Khúc Thừa Dụ, Khúc Thừa Hạo, Khúc Thừa Mỹ, Dương Đình Nghệ
5. Thời Ngô vương: Ngô Vương Ngô Quyền, Dương Bình Vương Dương Tam Kha, Hậu Ngô Vương (thời kỳ có 2 vua cùng nắm quyền)
6: Thời kỳ loạn 12 sứ quân
7: Thời Đinh - tiền Lê: Đinh Tiên hoàng, Đinh Toàn, Lê Đại Hành, Lê Long Việt, Lê Long Đĩnh.
8: Thời lý: Lý thái tổ, thái tông, thánh tông, nhân tông, thần tông, anh tông
9: Thời mạc Lý: Lý cao tông, huệ tông, chiêu hoàng
10: Thời Trần chống Nguyên - Mông: Trần thái tông, thánh tông, nhân tông
11: Thời Thịnh Trần: Trần anh tông, minh tông, hiến tông
12: Thời mạc trần: Trần dụ tông, dương nhật lễ, trần huệ tông, duệ tông, phế đế, thuận tông, thiếu đế
Trước mắt là vậy.
@@thanhnguyen-mi5mj Thời Tùy Đường là Bắc thuộc lần 3 nhé
Hậu Đường Minh Tông là một minh quân, nên được nói tới nhiều hơn mới phải
Vua thì quay được 3-4 đời còn em thấm sau là xuống cấp dần ạ
Nhờ có thời này cộng với văn hoá người Việt đã phát triển nên mới độc lập được.
người việt từ trung quốc tách ra tèo
Học sử Việt do bọn Tàu hay tay sai Tàu cộng viết ra ah !
Hậu Chu Thế Tông mà không mất sớm có lẽ đã thống nhất Trung Nguyên
Chưa chắc bác ơi
@ à thì cũng chẳng nói trc 100 % nhưng lúc đấy các nước xung quanh đều yếu cả r còn có nhà Liêu là đối trọng . Mà Thế Tông cũng đã có những chiến thắng trước quân liêu và bắc hán r
@@quanghuyo6405 Tống Thái Tổ từng là tướng của Hậu Chu Thế Tông á. Thái úy Hậu chu á
@@russianfederation1986 à thì Thế Tông chết thì Tống Thái Tổ mới nhân lúc vua nhỏ tuổi binh biến cướp ngôi mà
@@quanghuyo6405 Hậu chu Thế Tông mất là do : Hậu chu thế tông không tin vào Phât Giáo, Hậu chu thế Tông Đã lấy đao chém vào Ngực Của Phât và Hậu chu thế Tông Cũng bị 1 vết thương ngay Ngực nên Mất cả Giang Sơn vào tay triệu khuông Dẫn. Bạn có thể tìm hiểu nguyên nhân vì sao hậu chu mất nước và không thống nhất được trung hoa trên Google.
Ad ơi, nước Kỳ ko thuần Phục Hậu Lương nhé ad. Kỳ là cùng phe của Tấn, Ngô với Sở.
Không thần phục, nhưng không dám đánh, không gì luôn bác ạ, nước kỳ yếu nhất lúc ấy nên chỉ dám hắng giọng không giám ho
@ nước Kỳ ko dám tham chiến vì họ đang ở đất Lương hiểm trở, dễ thủ khó công, vả lại ngoài mặt thì ko thuần phục nhưng cũng ko dám đánh hậu lương vì ko dám mạo hiểm
Đúng rồi bác ạ, cái này cũng do em chủ quan, nên xin lỗi bác nhé, tại về sau Kỳ nằm yên chịu chết nên em không tính vào cùng
@ ko sao bạn
Cuối cùng đã có
Phải có chứ bác, chuẩn bị có cái ngũ nữa cơ bác
@ Ngũ Hồ Thập Lục Quốc ấy hả, ad có thể đã biết người mời người Hồ vào chính là Tư Mã Dĩnh, khi ông bị Tư Mã Việt dồn vào chân tường nên phải triệu tướng quân người Hung Nô tới giúp phong làm Bắc Thiền Vu, sau cải hiệu thành Hán Vương, cát cứ vùng Thiểm Tây tự ý phát triển lực lượng. Sau con Lưu Thông đem binh đánh phía Đông Lạc Dương nhà Tấn rồi Công hạ 2 kinh đô khiến 2 vua là Tấn Hoài đế và Tấn Mẫn đế bị giết.
@@russianfederation1986 ngũ đại thập quốc toàn có ít vua 🤴 à
@@minhquannguyen5689 Các bác đoán xem
@@minhquannguyen5689 ừa, triều đại toàn đoản mệnh thiên tử
Kênh kể chuyện hay nhưng mình thấy lược bỏ hơi nhiều. Dù sao cũng Mong kênh ngày càng phát triển😀
thanks b, mình tóm tắt nên giảm bớt nhiều sự kiện :D sau mình sẽ làm bản chi tiết hơn mong b ủng hộ
Ad lên làm 1 list video tóm tắt theo thời gian lịch sử diễn ra thì hay hơn. M.n sẽ biết hết sự kiện này sẽ đến sự kiện nào và sẽ cuốn hút hơn
Để mình sắp lại list ạ