(1) Hồi ký: Hà Minh Sơn - nam trinh bắc chiến

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 9 окт 2024
  • Kênh ký ức chiến tranh, trân trọng giới thiệu hồi ký.
    Mang tên: Nam Trinh bắc chiến. tác giả Hà Minh Sơn.
    Tôi sinh năm Quý Tỵ 1953 trong một gia đình có truyền thống cách mạng, nhưng hoàn cảnh lại khó khăn, việc học tập của tôi bắt đầu muộn. Rất tiếc, tôi không được học hành đầy đủ. Trong thời gian ở quân ngũ, tôi cũng có cơ hội học tập tại ba trường khác nhau, nhưng đều là các trường quân sự. Từ nhỏ, tôi đã yêu thích văn chương, văn nghệ, nên đọc rất nhiều sách báo, nhờ đó những ký ức từ thời thơ ấu đến giờ vẫn còn rõ nét trong tôi, như một cuốn phim quay chậm mỗi khi nhớ lại.
    Tôi đã trải qua thời kỳ bao cấp, đặc biệt là trong thời gian quân ngũ, với rất nhiều kỷ niệm vui buồn không thể quên, nhất là những đồng chí, đồng đội từng cùng tôi sống và chiến đấu. Tôi đã chứng kiến nhiều sự hy sinh, mất mát của biết bao người để đất nước có thể toàn thắng và hòa bình như ngày hôm nay. Chính vì thế, tôi luôn khát khao làm điều gì đó để tri ân đồng đội, những người đã cùng tôi trưởng thành dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, trân trọng giá trị của Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.
    Chúng tôi sống trong một xã hội đoàn kết, bình đẳng, nhân ái, không có sự bóc lột, không có sự phân chia giàu nghèo. Cả nước vừa chiến đấu, vừa sản xuất, tiếp viện sức người, sức của cho tiền tuyến với tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người,” quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước. Đồng thời, chúng tôi còn làm tròn nghĩa vụ quốc tế với hai nước bạn Lào và Campuchia.
    Ngày 10 tháng 5 năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ vào giai đoạn quyết liệt nhất, tôi đang học lớp 7. Dù chỉ còn 10 ngày nữa là thi tốt nghiệp, tôi vẫn xung phong lên đường nhập ngũ khi có lệnh. Sau 6 tháng huấn luyện, đơn vị tôi hành quân vượt Trường Sơn để đến chiến trường miền Đông Nam Bộ vào tháng tư năm 1972. Tôi được bổ sung vào Đại đội Trinh sát 21, Trung đoàn 1 6 5, Sư đoàn 7, tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ và chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam vào ngày 30 tháng tư năm 1975.
    Từ năm 1977 đến 1978, tôi lại tiếp tục tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam, đánh quân Khmer Đỏ và Pol Pot ở Campuchia. Tôi cũng tham gia chiến dịch giải phóng Phnom Penh, giúp nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ và hồi sinh đất nước. Đến tháng 3 năm 1979, tôi quay về Bắc tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc chống quân Trung Quốc tại Vị Xuyên, Hà Tuyên từ năm 1979 đến 1989. Sau khi Sư đoàn 3 14 giải thể vào năm 1989, tôi được làm trợ lý Phòng Khoa học Quân sự, Bộ Tham mưu Quân khu 2, và đến năm 1991 thì nghỉ hưu theo chế độ.
    Trong suốt ba năm qua, tôi đã cố gắng viết cuốn hồi ký "Nam chinh Bắc Chiến" này. như một nén tâm nhang tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trên các chiến trường, trong đó có cả anh trai tôi. Hàng vạn người vẫn chưa tìm được hài cốt và danh tính, họ vẫn còn nằm đâu đó trên khắp ba nước Đông Dương. Tôi cầu mong linh hồn các anh được siêu thoát và phù hộ cho quốc thái dân an. Đồng thời, cuốn sách cũng là cách tôi muốn để thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về những gì mà thế hệ trước đã trải qua, hun đúc tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần "uống nước nhớ nguồn".
    Góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng chí, đồng đội trong quân ngũ đã cùng chung chiến hào, đánh giặc và sống sót trở về đời thường. Anh đã giúp tôi giữ gìn bản chất của Bộ đội Cụ Hồ, nhiều người đã hỗ trợ tôi về thông tin, tư liệu và cách trình bày để hoàn thành cuốn sách này.
    Trong quá trình thực hiện, dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng do trình độ năng lực có hạn và thời gian đã trải qua hàng chục năm, nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Có thể một số tư liệu, số liệu chưa thật chính xác. Tôi rất mong quý vị độc giả cùng các đồng chí đồng đội tham gia bổ sung, góp ý để tôi có thể chỉnh sửa tốt hơn. Xin trân trọng cảm ơn.

Комментарии • 2

  • @NguyenSales-jj8rq
    @NguyenSales-jj8rq 3 часа назад

    Xem lại tiêu đề ? Chinh chiến hay trinh chiến?

  • @duyenduongvan4660
    @duyenduongvan4660 4 часа назад +1

    Đọc không hiểu mà đọc Nguyễn Chí Thanh thành Nguyễn Chí Thành. Đọc quá chán.