Cá Cánh Buồm Lam Tía màu tự nhiên, nuôi càng lâu màu càng đậm đẹp.

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 18 окт 2024
  • Các loại cá Cánh Buồm được lại tạo với nhiều màu sắc khác nhau (Có 10 màu Xanh Táo và Xanh lá chuối dạ quang, Đỏ, Vàng, Tím, Tiger Xanh/ Vàng/ Đỏ, Lam Tía và màu truyển thống là Trắng Đen V.v…) sống rất khỏe, lanh lợi và sống dai, không cần cung cấp bơm sục khí Ôxy hoặc bơm lọc nước trong hồ cá, chỉ cần kiểm soát lượng thức ăn cho vừa đủ không dư thừa làm cá ăn quá no sình bụng, nước bị thối và cá bị nhiễm vi sinh gây bệnh ngoài da và chiếm mất nguồn Ôxy trong nước của cá.
    Vì nuôi không cần bơm sục khí hoặc bơm lọc nước để cung cấp ôxy trong nước cho cá nên số lượng cá nuôi trong hồ không nên quá nhiều và mật độ cá bơi che kín hết mặt thoáng của bề mặt hồ cá. Nếu thấy có tình trạng cá bơi trên bề mặt nước đớp thở bóng nước (trừ trường hợp cá bệnh cần điều trị riêng bằng nước có pha muối hột hoặc thuốc kháng nấm và vi sinh bám trên cá ví dụ như thuốc Tetra Nhật có bán tại các tiệm cá cảnh) có nghĩa lượng ôxy cần thiết cho cá đã bị thiếu thì nên thay ngay nước mới vào hồ cá và sau 1 tiếng đồng hồ cá vẫn bơi lờ đờ trên mặt nước đớp bóng nước không cải thiện thì phải vớt bớt cá riêng ra hồ khác đến khi nào thấy số lượng cá trong hồ bơi khỏe mạnh và chỉ bơi ở tầng giữa hoặc dưới đáy nước và lâu lâu mới bơi lên mặt nước để thở không khí thì lúc này hồ cá đã ổn định với số lượng cá vừa đủ để tự hô hấp mà không cần bơm sục khí hoặc lọc nước.
    1- Nước nuôi cá phải luôn trong sạch nhưng không nên thay nước hằng ngày. Khoảng 3-4 ngày thay một lần hoặc khi thấy nước bị đục do nhiễm bẩn và vi sinh. Khi thay chỉ rút bỏ 1/3 lượng nước hiện có trong hồ.
    2- Cho cá ăn vừa phải vừa đủ no hoặc còn đói, không nên cho ăn quá no, nhất là thức ăn cám dạng hạt viên nhỏ, cá ăn quá nhiều vào bụng, tinh bột sẽ nở ra từ từ và làm cá bị sình bụng bỏ ăn và chết. Quy cách hạt thức ăn cho cá nên chọn loại có kích thước nhỏ hơn miệng cá đang nuôi để cá dễ dàng đớp gọn thức ăn và nuốt được ngay. Cá phải ăn trong vòng 1 phút là phải hết lượng thức ăn vừa cho thì mới cho lượng tiếp theo để thức ăn dư thừa không bị lắng xuống đáy hồ và bị nước đẩy vào các khe đá hoặc các vật trang trí hay cây thủy sinh trong hồ mà cá khó có thể chui vào lấy thức ăn được, thức ăn đó sẽ gây thối nước và ô nhiễm chéo là môi trường vi sinh vật trong nước phát triển chiếm mất Oxy trong nước và làm cá bệnh và mau chết.
    3- Không nên dùng nước trực tiếp từ vòi nước thủy cục cho vào hồ cá mà phải hứng nước ra vật chứa để thoáng bề mặt cho lượng Clo dư trong nước bay hết trong vòng 24 giờ thì mới có thể dùng nước đó cho vào hồ cá.
    Đây là các loài cá hiền nhưng đôi khi vẫn hay cắn đuôi cá khác đặc biệt là những loại cá cảnh hiền lành, đuôi và vây vi dài, bơi chậm chạp vì vậy các loại cá dữ này chỉ có thể nuôi chung với nhau mà thôi chứ không nên nuôi ghép với các loại cá hiền lành có đuôi và vây vi dài, bơi chậm chạp khác. Cần chọn lựa các loại cá phù hợp nếu muốn nuôi ghép nhiều loại cá với nhau.
    Tuy nhiên các loại cá này vẫn có thể nuôi ghép sống hòa bình với các loại cá dữ và hiền khác như Huyết Anh Đào, Hồng Nhung, Cẩm Thạch, Hắc Kỳ, Ngân Bình, Secan, Sặc, Gấm, Sặc Lữa, Nana, Phượng Hoàng, …v.v.
    Cá có thể ăn thức ăn bột hạt nhỏ, ăn bo bo hay trùng chỉ, lăng quăng và cũng có thể ăn các rong/ rêu bám trên cây thủy sinh và thành hồ.
    Cá sẽ lên màu đẹp nếu sử dụng thức ăn tăng màu của cá KOI và cán nhỏ hạt cám cho vừa kích cỡ miệng cá để cho cá có thể ăn dễ dàng được thì màu sắc sẽ ngày càng đậm và đẹp sặc sỡ.

Комментарии •