#592

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 2 окт 2024
  • Vì Sao Electron Không Rơi Về Phía Hạt Nhân?
    #VFacts, #electron,
    The Dream Tourbillon - Mô hình đồng hồ cơ khí cực chất "made in Vietnam"
    Nhanh tay sở hữu tại đây: tnemodels.com/...
    Vì sao electron mang điện âm, không rơi về phía hạt nhân nguyên tử, mang điện dương.
    Đây có lẽ là câu hỏi thường gặp khi người ta nghĩ về cấu trúc của một nguyên tử, một hạt nhân mang điện tích dương vây quanh bởi một đến một đám electron mang điện âm. Đến một đứa con nít cũng biết rằng hai điện tích trái dấu sẽ hấp dẫn nhau. Vậy thì tại sao, tại sao và tại sao, một thứ vô lý như nguyên tử lại có thể tồn tại một cách ổn định.
    Nếu đặt một electron đứng yên cạnh một hạt nhân, chắc chắn hạt nhân sẽ hút electron, electron sẽ di chuyển về phía hạt nhân cho đến khi nó…nói như nào nhờ, dính lấy hạt nhân. Đây chắc chắn không phải là mô hình đúng của nguyên tử. Electron không thể đứng yên gần hạt nhân. Nó chắc chắn phải di chuyển, và phải di chuyển rất nhanh.
    Một vận động viên bóng chày chuyên nghiệp có thể ném quả bóng với tốc độ lên đến 160 km/h. Sau hơn 100 mét, quả bóng chạm đất.
    baseball.
    Một viên đạn 9mm có thể rời nóng một khẩu súng lục ở vận tốc 370 m/s. Nếu được bắn ở góc 45 độ, nó có thể bay xa tới 2.300 mét, tuy nhiên, vẫn rơi trở lại mặt đất.
    Khẩu thần công Paris, được Đức chế tạo để bắn phá Paris trong thế chiến thứ nhất, có thể bắn một quả đạn năng hơn trăm cân đi xa 130 km. Để làm điều đó, viên đạn đã rời nòng tại vận tốc 1.640 m/s, gấp 5 lần vận tốc âm thanh.
    Có thể dễ dàng nhận ra là khi vận tốc tăng lên, quãng đường mà một vật di chuyển được trong không trung Trái Đất cũng tăng lên. Câu hỏi đặt ra là, sẽ thế nào nếu ta ném thứ gì đó về phía trước đủ nhanh?
    Câu trả lời, đó là nó sẽ bay vòng quanh Trái Đất. Bạn không tin tớ chứ gì, hãy ngửa mặt lên bầu trời vào ban đêm. Tại 7,78 km/s, trạm Vũ trụ Quốc tế mất 90 phút để bay trọn vẹn một vòng quanh Trái Đất. Và nếu cảm thấy chưa đủ thuyết phục, hãy bấm vào đường link chúng tớ để bên dưới để nhìn thấy quỹ đạo trong thời gian thực của hàng nghìn vệ tinh trong các quỹ đạo quanh Trái Đất.
    Sở dĩ các vệ tinh không rơi về phía Trái Đất là do chúng đang quay với một tốc độ đủ nhanh, đủ nhanh ở đây là đủ để lực hấp dẫn đang lôi chúng về phía Trái Đất và lực ly tâm đẩy chúng ra khỏi Trái Đất cân bằng với nhau. Sự cân bằng đó khiến các vệ tinh di chuyển trong một quỹ đạo ổn định quanh hành tinh của chúng ta.
    Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao Mặt Trăng không rơi về phía Trái Đất hay các hành tinh không bị nuốt chửng bởi Mặt Trời.
    Trở lại với electron, tớ đoán là nhiều bạn cho rằng sở dĩ electron không rơi về phía hạt nhân mang điện trái dấu là do chúng đang quay quanh nó cực nhanh. Thực tế thì nếu bạn google tốc độ của Electron, dễ là bạn sẽ tìm thấy con số 2.200 km/s giống tớ. Đó là chưa tới 1% vận tốc ánh sáng, nhưng đủ để đi hết một vòng quanh Trái Đất trong chỉ 18 giây.
    Và với quy mô của các nguyên tử, tốc độ này phải gọi là nhanh vãi cả chưởng.
    Bỏ qua chuyện con số 2.200 km/s có chính xác không, hay là nó có đủ nhanh để electron không bị rơi về phía hạt nhân nguyên tử hay không, đây vốn không phải là cách bạn giải thích cho việc electron không rơi về phía hạt nhân. Không, electron không hoạt động giống như các vệ tinh của Trái Đất.
    - -
    Những người thực hiện:
    Kịch bản: Đạt Nguyễn
    Thu âm: Đạt Nguyễn
    Biên tập video: Huệ Tây, Thúy Kiều
    Có thể bạn sẽ thích xem:
    ► Sự Thật Nổ Não Season 1: bit.ly/2Njpiau
    ► Sự Thật Nổ Não Season 2: bit.ly/2ElsgIK
    ► Sự Thật Nổ Não Season 3: bit.ly/2SPH2gQ
    ► Series Vũ Trụ by VFacts: bit.ly/2E3AROP
    ► VFacts Travel (Du Lịch 0đ): bit.ly/2tuTbvp
    ► VFacts Top 5/Top 10: bit.ly/2Va7HEQ
    ► Thế Giới Và Những Cái Nhất: bit.ly/2LQ2HoT
    ► Bạn Hỏi VFacts Trả Lời: bit.ly/2Pkqi35
    ► Súc Động Vật: bit.ly/372XnFu
    ► Con Người Fun Facts: bit.ly/2CDIXNQ
    ► Thông Não Series: bit.ly/3o3Umzj
    📣 Giúp VFacts đạt 2.000.000 Subscribers: bit.ly/DKVFacts
    📣 Fan Page chính thức: bit.ly/2VFacts
    📣 Group chính thức: bit.ly/VFactsC...
    Một số tư liệu được sử dụng trong video thuộc về các chủ sở hữu đáng kính. Mọi vấn đề liên quan đến bản quyền, vui lòng liên hệ: ads@vfacts.net
    Some of the materials used in the video belongs to the rightful owners. All Copyrights related issues should be sent to ads@vfacts.netMời ACE đăng ký VFacts Shorts: / @vfactskyan

Комментарии • 509

  • @VFacts
    @VFacts  Год назад +30

    The Dream Tourbillon - Mô hình đồng hồ cơ khí cực chất "made in Vietnam"
    Nhanh tay sở hữu tại đây: tnemodels.com/products/the-dream-tourbillon

    • @DanTMC5398
      @DanTMC5398 Год назад

      @lươn cuồng game
      Một nhân vật trong Star Wars Visions và...furry 💀💀💀

  • @harris-n
    @harris-n Год назад +17

    nói chung E nó không di chuyển, nó đứng một chỗ, nhưng đôi khi chỗ này đôi khi chỗ khác trong một vùng bao quanh hạt nhân. thời gian thoắt ẩn thoắt hiện của nó là 1/triệu triệu giây.
    Có nghĩa là nó ở đây 1/triệu triệu giây rồi nó lại ở chỗ khác. nó là hạt mang năng lượng, nó không phải vật chất. khi một vật chất giải phóng năng lượng thì sẽ sinh ra hạt, Đồng nghĩa với việc E tồn tại được là nhờ nguyên tử đã giải phóng năng lượng để nó hình thành, rồi mất đi. nguyên tử càng nhiều cặp thì sẽ giải phóng nhiều chùm năng lượng tạo thành nhiều E. điều này phải nói đến tần số sóng.
    một hạt nhân không có tần số rung động thì nó sẽ chết đi, vì nó không giải phóng năng lượng. đó là sự cọ sát của proton và notron. hạt proton luôn luôn có sẵn trong vũ trụ, đi đâu cũng có, nó cũng hiện ra và mất đi như Electron vậy. nhưng nếu đâu đó nó va trúng một hạt notron thì sẽ giải phóng năng lượng và tạo ra electron. từ đó hình thành nguyên tử điều đó lặp đi lặp lại mãi không có hồi kết.
    Nhưng câu hỏi cuối cùng ở đây là notron sinh ra ở đâu. Câu trả lời là:
    nơtron được cấu tạo bởi bộ 3 hạt quark, chúng là kết quả của lực hút điện từ mà 3 hạt quark đã giải phóng ra. nhưng trong vũ trụ 3 hạt này cũng không tự sinh ra và mất đi, cho nên nơtron cũng không tự sinh ra. nó như được ai đó thả vào vũ trụ này để sự kiện va chạm với proton tạo thành nguyên tử.
    Giống như một sinh mệnh cao cấp nào đó đã tạo ra vũ trụ này luôn luôn có sẵn môi trường điện tích +
    Sau đó chế tạo ra tỉ tỉ tỉ tỉ tỉ.... hạt nơtron rồi ném vào đây, sau đó vật chất hình thành một cách tự nhiên những có trật tự.

    • @bienlong1411
      @bienlong1411 Год назад

      chak 3 hạt kia do thằng ất ơ mô đó tạo ra 🤣🤣🤣🤣🤣

    • @thienphong2017
      @thienphong2017 Год назад

      Vật lý hiện đại ngày càng tiến dần đến câu trả lời mà những bậc giác ngộ đã nói hàng ngàn năm trước

    • @PheoChi-cc8jr
      @PheoChi-cc8jr 11 месяцев назад

      Vạn vật đều chuyển động không ngừng để duy trì sự cân bằng

    • @aoson8713
      @aoson8713 11 месяцев назад

      mình chỉ có 1 thắc mắc là nếu ở cấp độ nguyên tử , các hạt E nó vậy , luôn ẩn hiện k ngừng thì ở cấp độ vật chất , tinh cầu lại không như vậy , mặc dù vật chất nào cũng dc tạo thành từ nhiều nguyên tử .

    • @harris-n
      @harris-n 11 месяцев назад +2

      @@aoson8713 nếu cái qoạt nó đứng yên thì bạn có thể chọt tay xuyên qua khe của những cánh quạt để luồn ra sau. nhưng nếu qoạt quay thì bạn sẽ thấy là một hình tròn và bạn ko thể chọt tay xuyên qua nó. thực ra chưa có sự giải thích về việc E ẩn hiện để tạo nên đám mây điện tích âm phủ quanh nơtron. có nhiều giả thuyết cho rằng thực ra E không thoắt ẩn thoắt hiện mà nó di chuyển theo hình cầu trong không gian đa chiều. nhưng vì thế giới chúng ta đang ở là không gian 3D cho nên chỉ thấy được một lát cắt trong quy đạo di chuyển của nó. thành ra chúng ta thấy được sự thoắt ẩn thoắt hiện của nó.
      và proton cũng vậy nó là chuỗi năng lượng kéo dài vô tận trong không gian đa chiều nhưng ta chỉ thấy được lát cắt của nó.

  • @haile-ro2hx
    @haile-ro2hx Год назад +178

    Có thể sau này giảng viên vật lý dùng clip này của vfact thay vì nói cả năm trời tụi nó vẫn không hiểu gì 😂 vfact mãi đỉnh ❤

    • @duytatdt4884
      @duytatdt4884 Год назад +31

      Nói vậy thôi chứ hiểu chung chung ngắn gọn thì thì được, chứ để giải thích bản chất, diễn đạt lại được đầy đủ thì vẫn còn phải dạy nhiều :v

    • @duymelody3531
      @duymelody3531 Год назад +12

      Như nào là hiểu mới là vấn đề, hiểu được vật lý là phải hiểu sự vật hiện tượng biểu diễn trên đồ thị và toán học nó như thế nào. Còn không thì cũng chỉ sơ qua và coi như lờ mờ thôi chứ giảng dạy thì cười mệt lắm!

    • @khacdinhle7808
      @khacdinhle7808 Год назад +5

      Thầy người ta có công thức đàng hoàng chứ phần cơ bản này ngày xưa tôi học có 1 tiết.

    • @LDuongg
      @LDuongg Год назад +9

      Cái này chỉ giải quyết sự tò mò cho người ngoài ngành thôi. Người trong ngành họ có lối giảng dạy phù hợp cho mục đích nghiên cứu sâu hơn.

    • @kiddingjust5942
      @kiddingjust5942 Год назад +8

      Giáo viên dùng cái này để giới thiệu sơ qua tạo sự hứng thú cho học sinh thì đc, chứ dạy bằng cái này thì bị đuổi việc là cái chắc

  • @Daviddinh2508
    @Daviddinh2508 Год назад +8

    Thế giới hạ nguyên tử không đơn giản như chúng ta học trên trường lớp đâu. Các nhà soạn sách vở cố gắng đơn giản hóa nó cho chúng ta dễ hiểu thôi. Theo mình hiểu biết thì Electron chuyển động quanh hạt nhân theo một mặt cầu quỹ đạo, bản thân electron tồn tại dưới dạng trường dao động, giữa electron và hạt nhân đc liên kết với nhau bằng lực điện từ, do sự vận động nội tại của hạt nhân nên trường điện từ quanh hạt nhân cũng có sự thay đổi làm cho electron cũng giao động quanh mặt cầu quỹ đạo. Và chính hạt nhân cũng phát ra một lực bí ẩn đủ lớn để ngăn electron không rơi vào trong hạt nhân, đây là trạng thái bền nhất giữa cho nguyên tử tồn tại. Khi lực bí ẩn này bị trung hòa hay mất cân bằng thì electron sẽ rơi thẳng vào hạt nhân phá vỡ nguyên tử. Trạng thái này là trạng thái không bền. Trạng thái không bền tồn tại rất ngắn nên chúng ta rất khó nghiên cứu nó. Chúng ta mới chỉ là sơ khai trong quá trình nghiên cứu nguyên tử, nên nhà khoa học nào giải thích hợp lý hơn thì được ủng hộ nhiều hơn thôi.

    • @aquabill191
      @aquabill191 9 месяцев назад

      Mình nghĩ sách giáo khoa ko nên dạy rõ là các hạt electron quay quanh hạt nhân với quỹ đạo nhất định (như sgk hoá lớp 8) vì ngta vẫn chưa hiểu rõ về nó, 1 thứ chưa xác định ko nên đưa vào giảng dạy như thế. Thay vào đó sách nên ghi là "các hạt electron quay quanh hạt nhân như thế nào vẫn chưa đc hiểu cụ thể" để sách có cái nhìn minh bạch hơn

    • @Daviddinh2508
      @Daviddinh2508 9 месяцев назад +2

      @@aquabill191 chúng ta chưa xác định chính xác một cách khoa học, nhưng các nhà khoa học luôn nổ lực từng ngày tìm ra một cách chính xác khoa học, đó là nhiệm vụ khoa học. Tuy nó chưa hoàn toàn làm cho chúng ta thoã mãn nhưng chúng ta cần có cái gì đó để tưởng tượng và hiểu biết về nó. Nó là nền tảng để người đi sau dựa vào mà nghiên cứu để có thể đưa ra các chứng cứ. Nguyên tử được các nhà khoa học Hy Lạp đưa ra cách đây hơn 2000 năm, khi đó người ta cũng không hiểu được và thấy được kiểm chứng được. Mãi 2000 năm sau trải qua hàng trăm hàng ngàn nhà khoa học tìm hiểu đưa ra cách mô tả chính xác. Hay như Ptolemy đưa thuyết Địa Tâm thì nó cũng tồn tại hơn 1400 năm tới Copernicus nghiên cứu đưa ra thuyết Nhật Tâm, chúng ta mới hiểu rõ về hệ mặt trời và vũ trụ. Đưa kiến thức rộng rãi để tiếp cập nhiều người hơn và chúng ta hiểu được tự nhiên một cách khoa học hơn. Và vì vậy cũng sẽ có nhiều người nghiên cứu để đưa ra bằng chứng thuyết phục hơn.

    • @quangtruongam6419
      @quangtruongam6419 Месяц назад

      @@aquabill191 SGK ko dạy chi tiết được vì kiến thức đó quá khó hiểu vs tư duy phổ thông. Trước khi học môn cơ học lượng tử ở đại học, các thầy dạy rất kỹ về toán cao cấp và vật lý cơ bản trước, xong bắt đầu đá một chút sang cơ học giải tích rồi mới dám dạy cơ lượng tử, mà sinh viên nghe còn ù ù cạc cạc.

  • @phuongle2010
    @phuongle2010 Год назад +38

    Giài thích như thế là không sai nhưng thiếu chuần xác . Căn bàn cuà Cơ học lượng tử là "Lưỡng tính Sóng Hạt " cuà Vật chất-Năng lượng . Khi khối lượng cuà Hạt (Vật Chất ) càng Bé thì Tính Sóng (Không gian Bước sóng càng lớn ) (Củng như Photon điện từ (hạt Năng lượng ) ,năng lượng càng Lớn thì bước sóng càng ngắn ,tần số càng cao . Dù cho Electron muốn chui vào với Anh Proton trong nhân ,nhưng vì Cô nàng là sóng và không thề tự co Không gian bước sóng cuà mình bằng sức hút tĩnh điện cuà mấy anh P trong Nhân mà chì có thề ẻo lả ở các mức gọi là Mức Lượng tử . Có thề , Trong các điều kiện Vô cùng là Cực kỳ đặc biệt trong Vũ trụ , Cô nằng E có năng lượng vô cùng lớn (Bước sóng về gần Zerô ) sẽ va được vào anh P đề biến thành Thái giám Nơtron N và phóng các hạt năng lượng khác !

    • @trandang789
      @trandang789 Год назад +4

      điều kiện mà các lý thuyết đưa ra là áp suất tạo ra để nén đc e vào tới nhân của nguyên tử đó chỉ có thể sinh ra trong các vụ sụp đổ của các ngôi sao có khối gấp nhiều tỷ lần mặt trời. khi đó sẽ sinh ra các hạt quard khác [lý thuyết cho rằng có 6 loại quard (lý thuyết hạt hủy diệt)]. vụ sụp đổ này sẽ sinh ra các hành tinh siêu đặc có mật độ khủng khiếp hoặc hành tinh sụp đổ lớn hơn như vậy nữa thì sinh ra hố đen ( lý thuyết hố đen)

    • @jicreate
      @jicreate Год назад +3

      Chính xác, cách vfact giải thích về các vde cơ học lượng tử đa số chỉ là đưa thông tin chứ không nêu lên đc bản chất logic

    • @vinhle6868
      @vinhle6868 Год назад +5

      Thực ra thì bọn em xem kênh này thì cx chỉ là những kẻ ngoại lại xem để bt chút chứt. Chứ có thể xe ko giúp đc j. Cảm ơn anh đã đưa thêm kiến thức ạ

    • @hoangtru8202
      @hoangtru8202 3 месяца назад

      Sai hết

    • @tukyrer
      @tukyrer 2 месяца назад +1

      Anh bạn dùng từ "bình dân" hơn được không? 😅😅😅😅Khó hiểu quá.

  • @trithuclasucmanh189
    @trithuclasucmanh189 Год назад

    Đúng rồi tôi đã nghĩ như vậy.nó dầy đặt và ko di chuyển.nó chỉ di chuyển khi có tác động thanks you

  • @SundayTheKingPlays
    @SundayTheKingPlays Год назад +10

    từng là học sinh khá giỏi ở lớp chuyên lý, mình xem xong video này và đi ra với cái đầu trống rỗng

    • @justgame2814
      @justgame2814 Год назад

      Từng ở chuyên toán, chill bro

    • @hoanhphung7072
      @hoanhphung7072 Год назад +2

      Thực ra mô hình obital nguyên tử này nằm trong sách hóa:))

    • @phuchuyhuynhviet474
      @phuchuyhuynhviet474 Год назад

      Chuyên hoá có học

    • @future7748
      @future7748 Год назад

      Chủ đề này tui từng nghe bên kênh TVTV khá là lâu

    • @QuanNguyen-ok1dx
      @QuanNguyen-ok1dx Год назад

      Đây là kiến thức hoá nguyên tử cơ bản

  • @thathaiaivuong1202
    @thathaiaivuong1202 Год назад +6

    Hiểu luôn VFACT ơi, đỉnh quá 👍. Đề nghị VFACT nên ra nhiều nhiều video như thế này nữa, bổ ích lắm ạ

  • @Race-299
    @Race-299 Год назад +60

    Ad làm video về "động cơ lượng tử phản hấp dẫn" và so sánh "phản ứng nhiệt hạch lạnh với phản ứng nhiệt hạch thông thường" xem ai hiệu quả hơn ạ

    • @tunguyenminh5529
      @tunguyenminh5529 Год назад

      cút lên top cmt đi:))

    • @Khang-bf5wv
      @Khang-bf5wv Год назад +1

      lên luôn bạn êi

    • @kalasnicop
      @kalasnicop Год назад

      Theo mình hiểu thì phản ứng nhiệt hạch lạnh vẫn chưa được hiểu 1 cách rõ ràng.Nó chỉ được nhận biết trong 1 thí nghiệm mà năng lượng đầu ra thu đc cao hơn đầu vào nhưng ko đáp ứng đủ điều kiện để xảy ra phản ứng nhiệt hạch thông thường.Cho nên không thể so sánh giữa 1 thứ đc hiểu tương đối đầy đủ với 1 thứ vẫn trong màn bí ẩn được

    • @dang-x3n0t1ct
      @dang-x3n0t1ct Год назад

      ​@@kalasnicopphản ứng nhiệt hạch lạnh có thể xảy ra nếu ta thay các hạt electron trong nguyên tử bằng các hạt muon

    • @buicong9161
      @buicong9161 Год назад +1

      lên top đê bn êi

  • @Nguyenmanh11
    @Nguyenmanh11 5 месяцев назад +1

    Electron từ đâu sinh ra và nó có chết không hay là tồn tại mãi mãi

  • @yamisimenoc1378
    @yamisimenoc1378 Год назад

    Anh nói thêm về cơ học lượng tử đi ad
    Xem cuốn như vfact vũ trụ vậy á
    Hại não nhma cuốnnn kiểu gì ấy

  • @nguyenquangtuan828
    @nguyenquangtuan828 Год назад

    mong ad làm thêm nghe rất lú nhưng lại rất quấn

  • @MrQuan6789
    @MrQuan6789 11 месяцев назад +1

    Đây là các vi trần như trong Kinh Phật dạy , mà bản chất vi trần là tánh không nên nó tùy duyên mà lưu chuyển và chuyển đổi

  • @sonsung7498
    @sonsung7498 Год назад +1

    Vật lý hiện đại không giải thích được tại sao electron quanh hạt nhân không thể rơi vào hạt nhân, năng lượng nào để electron quanh hạt nhân để tạo ra cấu trúc hạt nhân nguyên tử. Cơ học lượng tử giải thích theo sụ bất định và va chạm không đúng bản chất cấu trúc hạt nhân nguyên tử. Tran Xuan Xanh

  • @trantrongnhan8202
    @trantrongnhan8202 Год назад +1

    Cho mình hỏi, nếu electron xuất hiện dưới dạng những đám mây xác suất thì có khả năng tại 1 vị trí xuất hiện 2 hạt e và xảy ra va chạm không ạ? Lúc đó sẽ ra sao ạ

    • @xuanphuc4305
      @xuanphuc4305 Год назад

      Trong cơ học lượng tử thì electron giống với sóng hơn là hạt bạn có thể bỏ qua khái niệm electron là hạt khi nghe về cơ học lượng tử 😊

    • @REDzMk
      @REDzMk Год назад

      Theo mình nghĩ thì electron không hẳn là hạt, kiểu như một cái vòng ngọc trai bị bạn lấy đi một viên ngọc sẽ để lại một lỗ trống, khi bạn di chuyển những viên ngọc khác thì lỗ trống đó cũng di chuyển theo, khi đặt hai chuổi ngọc chéo nhau, bạn tiếp tục di chuyển các viên ngọc thì hai lỗ hổng sẽ gặp nhau và vừa hợp lại thành một vừa cùng tồn tại nằm chồng lên nhau rồi khi tiếp dục di chuyển viên ngọc thì hai lỗ hổng lại xuất hiện riêng biệt. Có lẽ, theo sự hiểu của mình là vậy.

    • @quangtruongam6419
      @quangtruongam6419 Месяц назад

      Không bạn ơi, electron nó ở chồng chập trạng thái, xác suất lúc ở chỗ này, lúc ở chỗ kia, thế nhưng khi đưa máy đo vào đo thì lập tức các trạng thái khác bị "suy sập hàm sóng", khiến cho chỉ 1 trạng thái còn tồn tại. Giống như bạn lắc xúc xắc, trước khi mở ra thì chưa có kết quả, chỉ có xác suất các kết quả, nhưng khi mở ra rồi chỉ còn 1 kết quả duy nhất mà thôi.

  • @Durian1224
    @Durian1224 Год назад +1

    vừa ăn 1 mồm hành của hóa đại cương ở năm nhất xong nêm xem vid này hiểu đc kha khá :))

  • @anatolykarpov1821
    @anatolykarpov1821 Год назад +1

    Nhưng cuối cùng em vẫn không biết tại sao electron ko rơi vào hạt nhân, nếu nó ko quay thì chỉ có lực hấp dẫn tác dụng vào nó thôi, vậy sao nó ko bị hút ??? đúng là hại não mà :))

    • @NHChuuya
      @NHChuuya 9 месяцев назад

      Electron có tính chất lưỡng tính sóng hạt, Theo cơ học lượng tử thì electron là sóng được tồn tại dưới dạng một đám mây (không thể xác định vị trí cụ thể), mà nó là sóng thì không thể bị hút
      Để hiểu tại sao nó là sóng thì bạn xem video con mèo của schodinger á, trong đó có nói về việc một hạt có thể tồn tại ở 2 vị trí trong cùng một thời điểm

    • @anatolykarpov1821
      @anatolykarpov1821 9 месяцев назад

      @@NHChuuya Nếu vậy thì lực gì giữ electron không duy chuyển tự do ra khỏi nguyên tử ạ, tại sao electron vẫn nằm quanh hạt nhân ?

    • @quangtruongam6419
      @quangtruongam6419 Месяц назад

      @@anatolykarpov1821 Lực điện từ đó. Còn electron không bị hút vì năng lượng bị gián đoạn thành các mốc, electron sẽ không tự ý bị đẩy xuống mốc năng lượng thấp hơn đâu.

  • @TuongAn2022
    @TuongAn2022 Год назад +1

    Thế mới thấy Phật có trí tuệ siêu việt
    Ông ấy nói về khái niệm “hiện tại” và khái niệm “sát na”.
    Theo đó, vạn vật đang luôn biến chuyển và không có hình thái cố định và chỉ cơ hiện tại (ko quá khứ, ko tương lai). Để diễn tả 1 thực tại nào đó ông ấy dùng khái niệm “sát nan” - để đại diện cho 1 đợ vii thời gian nhỏ nhất (mặc dù nó ko có thật, chỉ là ý hiểu), khi đó ở 1 sát na nào đó, ta có 1 lát cắt được tái hiện gọi là “thực tại”.
    Điều này giống vật lý lượng tử, tại 1 khoảnh khắc chụp ảnh vị trí của E thì thấy nó ở đó, 1 khoảnh khắc khác ta chụp thì nó biến mất và xuất hiện ở chỗ khác. Đám mây là tập hợp của vô số ảnh chụp.
    Cũng như hình dung của chúng ta về thế giới là vô số thực tại được lắp ghép và ước định để tâm trí có thể hiểu theo cách nó muốn.
    Thật may mắn khi mình là người đi từ duy vật và sau đó thực hành thiền định và có trải nghiệm cũng như hiểu về thực tại là gì… tuy rất trừu tượng nhưng bất kỳ ai trải nghiệm sẽ có cái biết này

  • @huyennguyen705
    @huyennguyen705 Год назад +3

    Electron không rơi vào hạt nhân nguyên tử do tương quan giữa lực điện và lực từ trường. Hạt nhân nguyên tử dương điện tích dương cao và electron có điện tích âm, vì vậy lực điện giữa chúng làm cho chúng có xu hướng tương tác.
    Tuy nhiên, đồng thời electron cũng di chuyển theo quỹ đạo xác suất xung quanh hạt nhân. Điều này liên quan đến sự tồn tại của các mô hình lý thuyết như lý thuyết cấu trúc điện tử và nguyên lý không định thức của Heisenberg. Các mô hình này cho biết vị trí của electron chỉ có thể được xác định trong một phạm vi xác suất và không thể biết chính xác vị trí cụ thể của nó.
    Vì vậy, electron không rơi vào hạt nhân do sự cân bằng giữa lực điện và lực từ trường, và quỹ đạo xác suất xung quanh hạt nhân cho phép electron tồn tại trong vùng quanh nó mà không rơi vào hạt nhân.

    • @tungphan1990
      @tungphan1990 Год назад +1

      Nói chung là bạn vẫn k hiểu gì :)

    • @whitegoat1089
      @whitegoat1089 11 месяцев назад +2

      ​@@tungphan1990để giải thích dễ hiểu là do lực hạt nhân mạnh và lực hạt nhân yếu. Bạn tưởng tượng các hạt electron, neutron, proton luôn biến đổi từ dạng các hạt quartz sau đó tập hợp lại thành các hạt lớn hơn do tác động của lực hạt nhân mạnh rồi tan rã thành các hạt quartz do lực hạt nhân yếu, tạo thành một vòng lặp. Bởi vì luôn biến đổi nên là lực điện từ hầu như không có tác động lên cấu trúc của nguyên tử, nhưng nguyên tử cũng có tuổi thọ bởi ảnh hưởng của lực điện trường. Ví dụ là các nguyên tố phóng xạ có thời gian bán phân rã ngắn là bởi sự mất cân bằng của lực hạt nhân mạnh và yếu dẫn đến bị lực điện trường phá vỡ cấu trúc.

  • @thanhphong4531
    @thanhphong4531 Год назад

    cho e hỏi, nếu sau này con người có thể di chuyển đến 1 khoảng cách (n) năm ánh sáng, và khoảng cách đó nhìn về Trái đất thì có thể nhìn thấy quá khứ của (n) năm trước. Vậy thì có thể dần thu hẹp lại khoảng cách để tua nhanh quá trình nhìn về quá khứ đúng k....mọi thứ nhìn được từ khoảng cách (n) sẽ như 1 cuốn phim tua nhanh đúng k ?

    • @namhoang-dh2iu
      @namhoang-dh2iu Год назад

      Với điều kiện vừa quan sát vừa tiến dần tới trái đất n-1 mỗi bức chụp.

  • @NamNguyen-jm8co
    @NamNguyen-jm8co Год назад

    video rất hay và bổ não nhưng ad có thể trả lời câu hỏi này được ko. đoạn 7:17 làm sao người kiến có thể thở khi anh ta nhỏ hơn một nguyên tử oxy (o2)

    • @future7748
      @future7748 Год назад

      Có thể người kiến và các phân tử oxy trong bình oxy của anh ta đều bị thu nhỏ

    • @HieuNguyen-xm1ez
      @HieuNguyen-xm1ez Год назад +2

      Fim thì đừng hỏi hợp lý

  • @bentrinh1352
    @bentrinh1352 Год назад +2

    Cơ học cổ điển có trước nhưng khi nghiên cứu đến mức vi mô (nguyên tử và hạ nguyên tử) thì không giải thích được hành vi và tính chất của các hạt.Do đó các nhà khoa học đã đưa ra cơ học lượng tử.
    Trước đây cơ học cổ điển cho rằng electron trong nguyên tử là hạt nên xác định vị trí và quỹ đạo chuyển động của nó
    Sau này nghiên cứu thì người ta nhận ra các hạt hạ nguyên tử có tính chất là lưỡng tính sóng-hạt.
    Lưỡng tính sóng-hạt nhấn mạnh sự thiếu sót của các khái niệm cổ điển như "sóng" và "hạt" trong việc mô tả đầy đủ hành trạng của các thực thể vật chất ở các thang nguyên tử (nguyên tử và phân tử) và hạ nguyên tử (hạt nhân, proton, electron, photon...).
    Do đó cơ học lượng tử không nghiên cứu vị trí hay quỹ đạo chuyển động electron mà đưa ra mô hình đám mây electron.

    • @bathanhvu6336
      @bathanhvu6336 Год назад

      nó là 1 hàm số giữa khối lượng và động lượng, mỗi khi khối lượng đạt max thì ta nhìn thấy "hạt electron"

  • @Loichoi007
    @Loichoi007 Год назад +2

    E thấy mơ hồ quá, như thể cơ học lượng tử đã phủ nhận toàn bộ phần kiến thức lượng tử ánh sáng, hạt nhân nguyên tử của vật lí 12 vậy @@

    • @Vaura34
      @Vaura34 Год назад

      =))) thì hiện tại 12 vẫn học theo mẫu nguyên tử bo, việc giải thích vẫn dựa vào cơ học cổ điển nên mọi khái niệm nó khác là đúng rồi ông, kiểu ông vừa phát hiện ra các e nó vừa xuất hiện ở đây xong dịch chuyển sang vị trí khác ko có quỹ đạo, chu kì, còn ông học ở trong sách thì nó vẫn cho ông thấy để ông xác định rõ, nên Tesla đã từng nói với Einstein là ổng sẽ làm dòng điện của ổng đi nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng là vì ổng hiểu bản chất di chuyển của các hạt ấy

    • @quangtruongam6419
      @quangtruongam6419 Месяц назад

      Thì Bohr và Planck đều ứng dụng cơ học cổ điển để giải thích mà, nó chỉ đúng trong một giới hạn nào đó thôi. SGK vẫn dạy vì nó dễ hiểu, mà đừng nói SGK, sinh viên đại học như mình những bài đầu học cơ học lượng tử đều phải học các lý thuyết của Planck và Bohr.
      Lý thuyết cơ học lượng tử nó trừu tượng và khó hiểu hơn thế, dùng công thức toán học thì dễ hình dung hơn, nhưng đòi hỏi bạn phải có lượng kiến thức toán khổng lồ, phải lên đại học mới được học.

  • @TP-mp6wl
    @TP-mp6wl Год назад +1

    Nếu như áp dụng cơ học lượng tử để thay thế cho cơ học cổ điển trong môn vật lý thì các e học sinh sinh viên chuyên lý có thể sẽ "KHÓC THÉT" 😂😂

  • @quym373
    @quym373 11 месяцев назад +1

    nó có rơi vào proton và trở thành neutron

  • @RutGà-y4k
    @RutGà-y4k 12 дней назад

    hãy thử nghĩ điện tích của electron giống như hơi nước , nếu electron rơi vào hạt nhân thì điện tích sẽ tách ra khỏi electron khi đó electron chỉ còn khối lượng và không còn điện tích , như vậy ta có mô hình mới điện tích tách rời khỏi electron và mô hình điện tích giống như nước khi điện tích gần hạt nhân điện tích sẽ chịu áp lực đẩy và phải bốc hơi ==≥ điều này khiến electron không bao giờ có thể dính vào hạt nhân , và chỉ ở một khoảng cách nhất định nào đó electron mới có thể tích điện , mức năng lượng của electron chính là trạng thái tích điện của electron

  • @mskai6088
    @mskai6088 Год назад +1

    Z thì hạt nhân có thể đã dọn sạch những electron trong 1 vùng xung quanh hạt nhân. Thành ra thứ chúng ta thấy được là 1 khoảng trống giữa hạt nhân với đám mây electron đúng không nhỉ?

  • @aquabill191
    @aquabill191 9 месяцев назад +1

    8:36 ơ vậy nào giờ kiến thức mình học trong sách là sai hả anh, hay là ngta vẫn chưa khẳng định đc cái nào đúng cái nào sai

    • @quangtruongam6419
      @quangtruongam6419 Месяц назад

      Không bạn ơi, sách đang dạy mô hình Borh vì nó dễ hiểu cho các bạn dễ tiếp cận nếu muốn nghiên cứu sâu thêm thôi. Mô hình Borh chính là cầu nối giữa cơ học cổ điển và cơ học lượng tử, Bohr đang giải thích bằng cơ học cổ điển nên nó chỉ đúng với Hidro, còn vs nguyên tử nhiều hạt thì sai.
      Sau này cơ học lượng tử bổ sung chỗ thiếu sót cho Bohr. Mình học cơ học lượng tử, những bài đầu tiên thầy vẫn phải dạy mô hình Bohr hay thuyết lượng tử năng lượng của Planck, lượng tử ánh sáng của Einstein để tiếp cận đã.

  • @iepxuan9186
    @iepxuan9186 Год назад

    vậy ad giải thích thêm cho mọi ng biết, nếu hạ nhiệt độ về độ 0 tuyệt đối thì sao, e ko di chuyển nữa thì chuyện gì xảy ra ?

    • @HoaiNguyen-mn4lc
      @HoaiNguyen-mn4lc Год назад

      ko vật thể nào nào trong vũ trụ có thể đạt độ âm tuyệt đối

  • @Huynhkiwi
    @Huynhkiwi Год назад

    Anh ơi em có thắc mắt là khi em xem tivi thấy con vậy nào mà nó to hoặc rất to như voi di chuyển khá chậm vậy khi loài kiến nhìn thấy mình vậy nó có thấy mình gi chuyển chậm ko anh

    • @phucvuvan7522
      @phucvuvan7522 Год назад

      Hãy lấy ví dụ như 1 đoàn tàu hoả. Khi bạn đứng từ xa và tàu chưa chạy đến, bạn có cảm giác tàu chạy khá chậm và bạn hoàn toàn có thể "chơi đùa với tử thần" bằng cách nhảy zumba trên đường ray. Nhưng khi tàu chạy đến càng gần, bạn sẽ cảm thấy tàu chạy càng nhanh hơn và khi tàu đến chỗ bạn đứng, bạn mới biết thực ra nó chạy rất nhanh. Trường hợp tương tự áp dụng cho con kiến của bạn. Thêm 1 điều ảnh hưởng đến cảm giác nhanh chậm ở loài kiến, đó là tốc độ xử lý của não. Não càng xử lý thông tin nhanh thì bạn càng cảm thấy thời gian trôi chậm hơn. Nhìn chung là có vẻ các bộ phim tài liệu khoa học phản ánh đúng hiện tượng này dưới khía cạnh nào đó nhưng chưa thể đúng 100%

  • @PheoChi-cc8jr
    @PheoChi-cc8jr 11 месяцев назад +1

    Như vậy làm sao hiểu nổi. Có hàng tỷ electron quanh hạt nhân lại còn hàng nghìn hạt nhân xung quanh nữa, tác động lẫn nhau tạo nên sự cân bằng. chưa nói đến chuyện tách hạt nhân ra hàng triệu lần nữa thì lại có hàng triệu cấu trúc kiểu vậy nữa. Nếu cứ tiếp tục tách tiếp tách nhỏ nữa thì dẫn đến cái gì??? Chiều ngược lại ta cứ cộng thêm, cộng mãi, cộng tiếp nữa thì dẫn 🎉kết quả gì???. Ai mà tìm được kết quả cuối cùng thì biết được vũ trụ từ đâu mà có, vũ trụ rộng lớn tới đâu. Hjhjhj

  • @Kem_2022
    @Kem_2022 Год назад +1

    bởi vậy toàn bộ nền giáo dục thể giới cần cải cách về bộ môn Vật Lý Lượng Tử cho chính xác hơn với hiện tại. Cả lý thuyết và chương trình giảng dậy bằng video và mô phỏng, chứ toàn nói bằng lời rồi nhìn vào sách thì học sinh chỉ có biết ngồi ngáp 🥴

    • @huyle593
      @huyle593 Год назад

      Mõm vừa thôi

  • @hongvietnguyen3819
    @hongvietnguyen3819 3 месяца назад

    trả lời được tại sao các proton (cùng dấu) và các nơtron trong hạt nhân cụm lại được với nhau thì sẽ hiểu nguyên nhân tại sao các electron không bị hút vào các proton
    Vấn đề này liên quan đến LỰC TƯƠNG TÁC MẠNH và LỰC TƯƠNG TÁC YẾU
    Nhờ có LỰC TƯƠNG TÁC MẠNH giúp các proton liên kết chặt với nhau và cũng ngăn cản các electon không bị hút vào hạt nhân

  • @MinhCao-uy9be
    @MinhCao-uy9be 2 месяца назад

    1 phần là do các e cùng đt âm, và nó xuất hiện ngẫu nhiên nên nó sẽ đẩy nhau khi tới gần nhau

  • @tienthach9297
    @tienthach9297 Год назад

    Trạm vũ trụ quốc tế to cỡ nào lẫn a vfacts

  • @CuNguyenuc-ev8rk
    @CuNguyenuc-ev8rk Год назад +3

    Làm thêm nhiều video về cơ học lượng tử đi ad🥰

  • @thanhhongle7253
    @thanhhongle7253 3 месяца назад

    Có thấy link nào đâu

  • @ankhang8034
    @ankhang8034 Год назад

    Làm video về sự ngẫu nhiên đi ad
    - Sự ngẫu nhiên có thật sự tồn tại hay chúng ta chỉ đang thiếu thông tin
    - Nếu nắm bắt được tất cả kiến thức, thông tin cần thiết chẳng phải sẽ tính toán được hết tất cả mọi thứ: từ quỹ đạo các hành tinh, sự chuyển động của các nguyên tử,...
    - Liệu sau khi quay ngược thời gian về 13,8 tỷ năm trước mọi thứ vẫn diễn ra lần nữa hay không
    - Giả sử kết thúc của vũ trụ là vụ co lớn, sau tất cả lại co về 1 điểm kỳ dị. Rồi mọi thứ lại sảy ra 1 lần nữa(bigbang...) như 1 vòng luân hồi và chúng ta đã luân hồi (lặp lại)cả trăm ngàn lần mà không hế hay biết ?!
    Mình băn khoăn mãi mà vẫn chưa có lời giải hợp lý. Mong nhận được sự giải đáp của admin cũng như những bạn có hiểu biết về vấn đề này. Xin cảm ơn !!

    • @sonempro1
      @sonempro1 Год назад

      Nguyên lý bất định đã chứng minh cho sự ngẫu nhiên đấy. Có thể hiện tại chúng ta còn thiếu sót thông tin nào đấy nhưng với trình độ khoa học hiện tại thì sự ngẫu nhiên được các nhà khoa học công nhận.

    • @hainguyen-uy8so
      @hainguyen-uy8so Год назад

      Thuyết tất định đã bị bác bỏ bởi cơ học lượng tử. Điều này làm Anhxtanh rất cay cú

    • @duymelody3531
      @duymelody3531 Год назад

      Xem con lắc nhiều hơn 2 trục đi, quỹ đạo của nó k thể tính toán

  • @PeterKGaming
    @PeterKGaming 21 день назад

    Ơ vừa học bài này xong về RUclips đề xuất luôn 😂

  • @randomguyontheinternet0
    @randomguyontheinternet0 Год назад

    Thế thì người ta "đếm" ra số hạt electron hay tính ra số hạt electron của một nguyên tử
    vậy

  • @tungphan1990
    @tungphan1990 3 месяца назад

    Khi electron chuyển động lại gần hạt nhân thì thế năng nó giảm theo định luật bảo toàn năng lượng thì động năng nó sẽ tăng lên vận tốc của electron tăng lên gup nó k rơi vào hạt nhân!.

  • @silentnight7135
    @silentnight7135 Год назад +6

    Cấp 3 đã học về lai hoá Orbital nguyên tử chính là cái ad làm trong video. SGK cũng phổ cập cái này r mà hồi đấy học hơi khó hiểu. 😢

    • @vietdungnguyen9039
      @vietdungnguyen9039 Год назад +1

      Đám mây e hay nói cách khác chính là orbital nguyên tử - vùng có xác suất cao xuất hiện các e. Mình cảm giác sommerfeld đã cố gắng gth hình dạng các orbital. Các hình elip kia khá giống hình dạng của các orbital.

  • @RutGà-y4k
    @RutGà-y4k 12 дней назад

    Thế giới nên tồn tại 2 hạt cơ bản , và tương tác hai hạt sẽ tạo ra 3 trạng thái ( trạng thái đậm đặc , trạng thái bão hòa , trạng thái tách rời )

  • @LongKey
    @LongKey Год назад +3

    Mong ad làm nhiều hơn về vật lý lượng tử 😆

  • @thaihavnn07
    @thaihavnn07 Год назад +1

    Túm lại là cũng chưa biết được thật sự electron nó như thế nào!

  • @QuanNguyen-tf7qd
    @QuanNguyen-tf7qd 11 месяцев назад

    Tóm lại cơ học lượng tử vẫn mông lung, vẫn chỉ nói đó là một đám mây sắc xuất, chẳng có gì chắc chắn, chỉ là cơ học lượng tử đang lên ngôi thôi

  • @phamlongofficial7372
    @phamlongofficial7372 4 дня назад

    Có thể nhiều bạn xem rồi vẫn chưa hiểu, mình tóm gọn thế này (theo 1 cách nông dân nhất) cho ai cần: Electron là 1 đối tượng lượng tử, tức bản thân nó "là 1 đám mây, ko phải 1 hạt", thực ra "Hạt nhân đã hút Electron vào nó rồi", nó chính là "đám mây electron", bạn "tưởng rằng" electron không bị hạt nhân hút vào vì bạn "nhầm lẫn" electron là 1 "hạt" nhưng nó không phải.

  • @RutGà-y4k
    @RutGà-y4k 12 дней назад

    Hãy nghĩ đơn giản vì sự sống chỉ là việc sống để làm cho mình sống và đời sau mình cũng sống 😊

  • @dannkuruky3956
    @dannkuruky3956 Год назад

    1 video khiến việc ôn thi tuyển sinh của tui mệt hơn, ya

  • @AnhQuynh-nj5zf
    @AnhQuynh-nj5zf Год назад

    giọng này là đúng vfacts rồi này

  • @trung0307
    @trung0307 Год назад

    Vô tay. Não tui đang đơ nhưng tay tui đang vỗ. Kiến thức này đã được tiếp thu. Quá meetj mỏi

  • @songvu6929
    @songvu6929 Год назад

    Nếu các vệ tinh dùng lực li tâm quay quanh trái đất,thì vệ tinh bắt buộc phải có động cơ phản lực,thế vệ tinh có động cơ phản lực không ,và khi phóng lên có mang theo nhiên liệu để hoạt động quanh trái đất ko???? tôi nghĩ các vệ tinh và trạm vũ trụ ISS là hoạt động trên quỹ đạo địa tĩnh, tức các vệ tinh đứng yên ,còn trái đất sẽ quay quanh trục của nó

  • @PhatNguyen-he6pp
    @PhatNguyen-he6pp Год назад

    Lớp 10 hoá có cái này mà ko hiểu mỗi phần đám mây biến dạng h dễ hiểu rồi hay thật🎉

  • @DinhNguyen-to9mp
    @DinhNguyen-to9mp Год назад

    cho mình hỏi nhiệt độ có ảnh hưởng tới quỹ đạo của electron không, mình có nghe 1 nguồn khác nói là nếu nhiệt độ về độ 0 tuyệt đối thì electron sẽ rơi vào proton, không biết có đúng không

    • @kienlai8278
      @kienlai8278 Год назад

      Kh phải quỹ đạo mà là mức năng lượng, cũng cấp nhiệt là cung cấp năng lượng sẽ thây đổi mắc năng lượng của e, khi không cũng cấp nữa e sẽ trở về mức năng lượng ổn định hơn bằng cách phát ra các sóng điện từ

    • @journeypandora5265
      @journeypandora5265 Год назад

      ​@@kienlai8278 đã về khong tuyet đối thì làm sao phát ra bức xạ đc

    • @kienlai8278
      @kienlai8278 Год назад

      @@journeypandora5265 thực tế kh thể có độ 0 tuyệt đối vì vi phạm định luật bất định han-sen-bơ

    • @HoaiNguyen-mn4lc
      @HoaiNguyen-mn4lc Год назад

      ko phải, xác xuất để tìm thấy electron sẽ càng cao nếu nhiệt độ càng giảm tức là nó càng chậm hơn và khi đạt đến độ không tuyệt đối nó sẽ dừng lại tuy nhiên trong vũ trụ ko có vật nào có thể đạt độ 0 tuyệt đối cả

  • @coccoccoc....5736
    @coccoccoc....5736 3 месяца назад

    Tại sao các proton cùng dấu ko đẩy tách ra nhau mà liên kết với nhau cùng với neutron?

    • @hongvietnguyen3819
      @hongvietnguyen3819 3 месяца назад +1

      Bạn hỏi rất hợp lý
      trả lời được tại sao các proton (cùng dấu) và các nơtron trong hạt nhân cụm lại được với nhau thì sẽ hiểu nguyên nhân tại sao các electron không bị hút vào các proton
      Vấn đề này liên quan đến LỰC TƯƠNG TÁC MẠNH và LỰC TƯƠNG TÁC YẾU
      Nhờ có LỰC TƯƠNG TÁC MẠNH giúp các proton liên kết chặt với nhau và cũng ngăn cản các electon không bị hút vào hạt nhân

  • @warden1773
    @warden1773 Год назад +1

    Electron không hẳn là một hạt mà chỉ là một làn sóng xác xuất được mô tả bằng phương trình schrödinger

    • @animenwh
      @animenwh Год назад

      Electron là một hạt nha bạn, hãy xem kỹ định nghĩa.

  • @DatGiangChiaSe
    @DatGiangChiaSe Год назад +3

    Cách lý giải theo dạng đám mây rất hợp lý !

  • @quyvu9789
    @quyvu9789 11 месяцев назад

    Thực tế thì t vẫn k hiểu, clip vẫn k nói rõ electron là gì mà chỉ nói nó như là thế này hay như là thế kia,

  • @Fwn-goddevil
    @Fwn-goddevil 11 месяцев назад +1

    vụ trụ chúng ta đang sống có thể là giả lập 🤔

  • @iamnumber2iamnumber235
    @iamnumber2iamnumber235 Год назад +2

    Eletron tôi nghĩ nó k hẳn là hạt, mà nó giống đám mây như video đề cập. Tôi nghĩ nó giống đám tinh vân quay xq sao chủ. Các hạt bụi sẽ tập hợp lại như các hạt bụi vo lại thành hành tinh. Nhưng khác 1 chút là Các chấm nhỏ li ti này sẽ tập hợp dày đặc ở 1 số điểm, 1 số điểm các chấm li ti này lại k tập hợp nhiều. Chúng sẽ k hợp lại thành 1 cục giống như các hành tinh mà linh động hơn rất nhiều. Giống như những chiếc xe sẽ tụ tập đông lại ở 1 nút giao thông, hoăc tách ra phân bố mỏng đi khi có nhiều lối thoát.
    Và nó k giông mô hình mây tinh vân vi mô hình nguyên tử nhỏ hơn rất nhiều biến số k quá lớn. Vì thế chúng hình thành 1 sự ổn định,1 trật tự nhất định đáng kinh ngạc.
    Càng nhỏ sự bền vững trong mô hình hoạt động càng tốt.
    Tiếp theo tôi nghĩ rằng, electron k hẳn là hạt mà chúng ta vẫn nghĩ. Nó có thể chỉ là 1 kết quả của 1 hiện tượng nào đó. Ví dụ như vòng bảo vệ từ trường của trái đất đc tạo ra do nhân lỏng của Trái đất quay nhanh tạo ra từ trường Bắc Nam. Nếu nó dừng lại thì từ trường cũng sẽ bị biến mất. Từ trường kp là vật chất. Nó là hiện tượng là kết quả đc tạo ra do nhân lỏng trái đất quay. Vì thế tôi nghĩ eletron có thể tương tự vậy.
    Electron có thể là 1 dạng nào đó ví dụ như năng lượng. Ví dụ như photon vừa mang tính chất của hạt, vừa mang tính chất của sóng. Ta quy nó về đâu cũng có thể. Hay thực tế nó là 1 cái gì đó khác xa so với nhận thức, định kiến của chúng ta về hạt và sóng. Vì thế tôi nghĩ electron dù đc phát hiện ra, nhưng nó thực sự nó như thế nào chúng ta chưa thể nào biết đc. Nó thực sự là cái gì đó là điều chúng ta vẫn còn đang ?. Là 1 nhân tố X bí ẩn.
    Tại sao chúng k mất đi năng lượng. Tôi nghĩ chúng chỉ trôi đi trong 1 phạm vi nhất định. Ví dụ nếu có 1 hạt hidro nằm ở trung tâm khoảng trống rộng lớn nơi mà cực ít các cụm giải ngân hà( tôi k nhớ tên của khoảng không ấy) thì ta dịch chuyển hạt hidro đó ra tâm của khoảng trống đó. Sự tương tác ở đó quá nhỏ. Hidro sẽ tự trôi đi theo 1 phương vị nào đó. Mà chả cái gì tác động đến nó. Đơn giản là nó sẽ trôi theo 1 hướng bất định nào đó mà k ai biết. K có gì là đứng yên tuyệt đối. Trừ phi nó bị 1 cái gì đó tuyệt đối(phi lý) ghim chặt hạt hidro ,bắt nó đứng im tuyệt đối. Chẳng hạn như ngưng đọng thời gian ở khoảng không quanh hidro đó chăng😅. Nó không tốn năng lượng nhưng k có nghĩa là nó sẽ đứng yên. Chỉ đơn giản chúng di chuyển ít hơn, hay nhiều hơn mà thôi.

    • @HoaiNguyen-mn4lc
      @HoaiNguyen-mn4lc Год назад +1

      1.electron là một đối tượng lượng tử giống như photon vừa mạng tính chất hạt vừa tính chất sóng hay còn gọi là lưỡng tính sóng hạt tồn tai dưới dạng sóng xác xuất
      2 vì electron khi sinh ra đã di chuyển dưới dạng sóng mà sóng không bao giờ dừng lại
      3tư tưởng của bạn về vật lý lượng tử và vật lý cổ điển đang có vấn đề cần xem lại

    • @sonempro1
      @sonempro1 Год назад

      Đừng bao giờ lấy vật lý cổ điển để tưởng tượng sang vật lý lượng tử vì như vậy sẽ thấy nó rất vô lý

    • @iamnumber2iamnumber235
      @iamnumber2iamnumber235 Год назад

      @@sonempro1 OK bạn
      Chỉ là mình k hiểu sâu về vật lý lượng tử nên mình tiếp cận nó bằng 1 cách nhìn khác. Sorry vì đọc lý luận của mình khiến các bạn ngứa mắt.

    • @vng3q931
      @vng3q931 Год назад

      Hạt thông thường có kích thước từ nguyên tử, hoặc nhỏ hơn vùng không gian, rời rạc đếm được có các thuộc tính khối lượng, động lượng, năng lượng
      Khi khối lượng của các hạt giảm xuống dưới mức nguyên tử electron là hạt lượng tử. Còn photon không có khối lượng nghỉ nhưng nó có năng lượng thì ứng với mức năng lượng này nó có khối lượng theo hệ thức anhxtanh: E=mc^2=>m=e/c^2 . kết hợp hệ thức plank e=hc/lamda, m=h/c.lamda,=) có động lượng, có khối lượng. Photon có tính chất lưỡng tính sóng hạt, không thể phân đôi đã chứng minh = thực nghiệm thực tê ngồi đó mà mõm

    • @HoaiNguyen-mn4lc
      @HoaiNguyen-mn4lc Год назад

      @@vng3q931 đối với photon công thức e=mc^2 không đc áp dụng vì photon ko có khối lượng , sao bạn lại áp dụng đc?
      bình luận bên trên của mình chỉ nói electron và photon có đặc điểm chung là đều mang tính chất hạt và sóng thôi mà, có mõm j đâu

  • @vietanhnguyenviet8924
    @vietanhnguyenviet8924 Год назад +1

    Xem ông Đạt giảng bài xong vẫn không hiểu vì sao mình ăn được môn Vật lý 3 🥴

    • @HieuNguyen-xm1ez
      @HieuNguyen-xm1ez Год назад

      Thì phần cơ bản cái này khái liệm chuyên sâu

  • @nguyenanhquan52
    @nguyenanhquan52 Год назад

    Này vfacfs . Thằng nào lồng video vào quảng cáo của mày kìa🤣

  • @ttl2865
    @ttl2865 Год назад

    Học cái môn Cơ Học Lượng Tử, đụng Phương trình Schodinger mà hiểu được nó thì xem video này thấy dễ 😌😌 chứ nói toàn mấy thuật ngữ như này chắc mấy bạn ngáo ngơ mất 😂😂😂
    Dân học Lý - ĐH KHTN TPHCM đã từng học môn này cho hay 😅😅😅
    Mà nói đi cũng nói lại, học đụng cái này khó thì khó thật, nhưng hiểu nó rồi lại thấy hay, hồi trước cứ giải mấy bài tính xác suất xuất hiện mấy cái hạt mà mù đầu.
    Để mà hiểu về cái video này đơn giản thì tưởng tượng mình đang đứng ở bên này bức tường, nhưng theo cơ học lượng tử, vẫn có xác suất mình đứng bên kia tường 😌😌😌

  • @TungNguyen-nm8mq
    @TungNguyen-nm8mq Год назад +1

    19 ngày nx là tôi thi thpt r mà xem xong cái này tự nhiên thấy hoang mang quá😂
    CHÚC ACE 2K5 THI TỐT NHÉ❤❤❤

    • @protin2627
      @protin2627 Год назад +2

      Haha giờ nghi ngờ về kiến thức sóng điện từ lượng tử ánh sáng với quang phổ hidro quá

  • @toanliu5262
    @toanliu5262 Год назад

    Video hay quá VFacts ơi 👍

  • @vanlinhnguyen1591
    @vanlinhnguyen1591 Год назад +1

    Vấn đề này đã đc thư viện thiên văn giải thích r, chắc vfact hết content r

    • @DanTMC5398
      @DanTMC5398 Год назад

      Thư Viện Thiên Văn là cái thá gì với VFACTS mà ad Đạt phải viết content không đụng hàng với Thư Viện Lmao??? 🤡

    • @vanlinhnguyen1591
      @vanlinhnguyen1591 Год назад

      @@DanTMC5398 những gì vfact đang làm là tăng tính giải trí cho 1 thg chậm hiểu như m hiểu vđ, còn nói về hàm lượng kt thì vfact lại ko có tuổi nhé =))

    • @warden1773
      @warden1773 Год назад

      ​@@vanlinhnguyen1591 căng quá fen 🐧

  • @Vaura34
    @Vaura34 Год назад

    =))) nhìn cái quỹ đạo electron bay trong cơ học lượng tử hài thật

  • @mianlien203
    @mianlien203 Год назад +1

    Đến đoạn cơ học lượng tử là y như bị tẩy não 😂

  • @Jockar-22
    @Jockar-22 Год назад

    Mặt trời vừa hút lại vừa đẩy , đặc biệt các hành tinh khí thì bị đẩy cực xa

  • @ThanhNguyen-xn8zb
    @ThanhNguyen-xn8zb Год назад +8

    Anh làm tổng hợp tất cả các vệ tinh đang hoạt động trên trái đất đi ạ ❤

  • @GinagOcBuoi
    @GinagOcBuoi Год назад +1

    8:46 vân nơ hải xuân bắc🐧

  • @phonghoang8290
    @phonghoang8290 Год назад +1

    Nếu hạ nhiệt độ nguyên tử xuống độ âm tuyệt đối, thì nguyên tử đó thế nào ? Không khối lượng ? Không thể tích ?

    • @duymelody3531
      @duymelody3531 Год назад

      Hạt E ngừng quay và có thể rơi vào hạt nhân. Nhưng đấy là giới hạn của vũ trụ và k có nguyên tử nào đạt được độ 0 tuyệt đối cả giống như k 1 hạt nào có khối lượng có vận tốc ánh sáng cả

  • @13-huyhieu42
    @13-huyhieu42 Год назад

    Shop tổng hợp các CON ĐẬP mạnh nhất dựa trên tiêu chí bom hạt nhân đi ạ=))))))
    Vì có bài báo đập Hòa Bình chịu đc 4 quả nấm

    • @datle6843
      @datle6843 Год назад

      4 cái nịt chứ 4 quả, một tấn tnt ngay chính giữa đập thôi đã đủ vỡ rồi bạn, thằng viết báo đó hất cùn đấy

  • @maihoanghung1041
    @maihoanghung1041 Год назад

    Vật thể nào cũng có khả năng tốc biến này nhưng khối lượng càng to khoảng cách càng xa khả năng tốc biến càng thấp. Nên đừng :v ngạc nhiên khi đùng cái bạn xuất hiện ở sao hoả. Do bạn xui thôi.

  • @KakaC-f8j
    @KakaC-f8j Год назад +7

    Thêm vid về khoa học lượng tử đi anh Đạt ơii

  • @hieumai4740
    @hieumai4740 Год назад +1

    Em tò mò là nếu chỉ là đám mây sao họ phân biệt được có bao nhiêu electron trong các nguyên tử khác nhau

    • @thanhlongnguyen5717
      @thanhlongnguyen5717 Год назад +1

      mình nghĩ là dựa vào điện tích hạt nhân á bn

    • @hieumai4740
      @hieumai4740 Год назад

      @@thanhlongnguyen5717 Thế những ion có số e không bằng số proton thì sao ạ ?

    • @quangtruongam6419
      @quangtruongam6419 Месяц назад

      @@hieumai4740 Đám mây là xác suất phát hiện hạt ở đâu thôi, chứ nó vẫn là hạt mà. Đám mây thể hiện xác suất phát hiện ra hạt, còn các phản ứng vẫn thể hiện nó là hạt.

  • @videoandmusic6559
    @videoandmusic6559 Месяц назад

    Mình nghĩ thực tế là hư vô và chỉ có năng lượng, sâu thẳm trong vi mô, chúng ta sẽ thấy đều là năng lượng. Người ta quan sát được là do mô hình hóa hay tô màu cho nó, để chúng ta dễ nhìn. Gọi là hạt đơn giản là đặt tên cho nó. Nó là các bước nhảy, kiểu như khi năng lượng đi từ A đến B, khi đo đạt, quan sát ta sẽ gọi nó là hạt cho dễ hình dung. Do là năng lượng luôn có các mức khác nhau, mật độ khác nhau, dẫn đến tốc độ khác nhau, tương tác khác nhau, nên lớn dần đến vĩ mô sẽ có vật chất, khối lượng khác nhau.

  • @danhhoanang9626
    @danhhoanang9626 Год назад

    Cũng đi ăn cắp chủ đề nội dung của mấy kênh khác thôi

  • @xdmusicpro
    @xdmusicpro 4 месяца назад

    Tóm lại, vẫn chưa bjet tại sao e k rơi vào hạt nhân 😂😂😂

    • @HocNhanhTrong15Phut
      @HocNhanhTrong15Phut 3 месяца назад

      ý nói là lực quán tính cân bằng với lực Coulomb á bạn, giống như xiếc mô tô bay á

    • @quangtruongam6419
      @quangtruongam6419 Месяц назад

      Vì năng lượng electron bị "lượng tử hoá", tức nó bị gián đoạn, bị chia thành các mốc nhất định. Nếu không xảy ra điều gì đó làm electron bị mất một lượng năng lượng cho nó dời mốc thì năng lượng electron sẽ vẫn thế.
      Ví dụ năng lượng electron có các mốc có thể đạt được là 1J, 2J, 3J chẳng hạn. Electron sẽ không bao giờ có các trạng thái 0.9J, 0.8J ... và do đó nó không tự mất năng lượng để tụt xuống được.

  • @tipsnho5025
    @tipsnho5025 Год назад +1

    Thề thích mấy video nội dung kiểu này vãi

  • @sonsung7498
    @sonsung7498 Год назад

    Hạt photon có khối lượng và có điện tích âm đưa cơ học lượng tử để phải viết lại. Việc giải phóng photon trên các quỹ đạo eletron trong cấu trúc hạt nhân làm giảm khối lượng và điện tích electron là nguyên nhân thay đổi quỹ đạo và tạo ra các bước sóng khác nhau của photon trên các mức năng lượng. Hiểu đúng bản chất photon áng sáng mới hiểu đúng cấu trúc hạt nhân nguyên tử. Tran Xuan Xanh

    • @nguyenbao4041
      @nguyenbao4041 Год назад

      Photon nào có khối lượng và điện tích vậy bạn?

  • @sonsung7498
    @sonsung7498 Год назад

    Bản chất áng sáng hạt photon có khối lượng và là hạt điện tích âm. Photon tương tác hấp dẫn di chuyển cong và không thoát ra hố đen, tương tác hấp dẫn tạo ra ảo ảnh vũ trụ. Photon có khối lượng phát ra tương ứng với khối lượng thiếu trong phản ứng tổng hợp hạt nhât, ko phải khối lượng chuyển thánh năng lượng E=mc2. Nhận thức sai của vật lý hiện đại từ photon dẫn tới thay đổi định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng. Không nhận thức đúng photon không hiểu đúng về cấu trúc hạt nhân nguyên tủ và cả cấu trúc vũ tru. Tran Xuan Xanh

  • @leoductong9383
    @leoductong9383 Год назад

    Ông cho tôi hỏi ngu 1 cái: vật lý đã chỉ rõ, hạt điện tích trái đấu thì hút nhau, cùng đấu thì đẩy nhau. Vậy tại sao mấy ông Proton lại nắm trong lõi hạt nhận xít xìn xịt mà không bị đẩy nhau??

  • @baotoan947
    @baotoan947 Год назад +1

    Ủa mà mình chưa hiểu lắm nếu tồn tại dưới dạng đám mây xuất hiện ngẫu nhiên vậy thì nó vẫn hút nhau như cực dương cực âm chứ nhỉ 😅😅 tại nó vẫn có âm dương mừ

    • @NHChuuya
      @NHChuuya 9 месяцев назад

      Electron có tính chất lưỡng tính sóng hạt, Theo cơ học lượng tử thì electron là sóng được tồn tại dưới dạng một đám mây (không thể xác định vị trí cụ thể), mà nó là sóng thì không thể bị hút
      Để hiểu tại sao nó là sóng thì bạn xem video con mèo của schodinger á, trong đó có nói về việc một hạt có thể tồn tại ở 2 vị trí trong cùng một thời điểm

  • @nguyenchau8081
    @nguyenchau8081 Год назад +1

    Vật lý cổ điển với chúng tôi kkkk

  •  Год назад +16

    Hồi xưa học lý về hiện tượng hồ quang điện, thầy giáo cũng có nói rằng "Các electron không di chuyển tịnh tiến trên một quỹ đạo có sẵn mà nó thực hiện các "bước nhảy" trong phạm vi nguyên tử. Nó giống như là dịch chuyển tức thời trong các phim khoa học viễn tưởng ta hay xem. Hoặc có thể xem các electron đã chui vào trong các đường hầm vô hình để di chuyển từ điểm này tới điểm khác"

    • @thieupham1862
      @thieupham1862 Год назад +6

      Hiểu đơn giản lắm Electron dc gọi là hạt, nhưng thực tế nó ko mang hình dáng của 1 hạt.
      Nó là 1 vùng sác xuất, 1 dãy sóng, hay là 1 đám mây. .
      Các hạt khác mặc dù dc gọi là hạt, nhưng bản chất lại ko phải hạt.
      Như hạt Higg - Hạt của chúa chẳng hạt, hạt này bản chất là sự tác động của Trường Higg. Người ta gọi là Hạt để dễ tính toán thôi, chứ bản chất nó khác 😅

    • @iamnumber2iamnumber235
      @iamnumber2iamnumber235 Год назад +2

      ​@@thieupham1862 tôi nghĩ nó k hẳn là hạt, nó giống hiện tượng hơn.
      Giống như bàn tính, có 1 lỗ trống nếu sếp hạt từ trái sang phải ta cũng sẽ thấy lỗ trống đó đi sang phải.

    • @khacdinhle7808
      @khacdinhle7808 Год назад

      Người ta gọi là flash.😅

    •  Год назад

      @@khacdinhle7808 Flash chỉ là siêu tốc độ thôi, vẫn là di chuyển tịnh tiến theo 1 quỹ đạo nhìn thấy được nhé, còn đây là teleport :))

    • @khacdinhle7808
      @khacdinhle7808 Год назад

      @ Ý là nó giật giật như kiểu flash trong game á.

  • @tuankhainguyen5265
    @tuankhainguyen5265 Год назад

    nghe xong ngu luôn, nghe xong tự nhiên nghi ngờ kiến thức trên lớp ghê

  • @nguyenvinh1383
    @nguyenvinh1383 Год назад

    Phải như kênh làm từ tháng 9 năm ngoái thì cái học kì 1 hóa của em nó đã bớt đi mấy cái 1s2 2s2 2p6 vô vị và ngớ ngẩn, đáng nói hơn là tụi em còn k đc nói là đg học cơ học lượng tử, hs chả hiểu mẹ j cứ cắm đầu mà điền mũi tên vào mấy cái ô

  • @YoutubePhimhayvn
    @YoutubePhimhayvn Год назад

    Electron trong co thể con người phải mất bao nhiêu thời gian để biến mất

  • @sonsung7498
    @sonsung7498 Год назад

    Hạt photon có khối lượng và có điện tích âm đưa cơ học lượng tử để phải viết lại. Việc giải phóng photon trên các quỹ đạo eletron trong cấu trúc hạt nhân làm giảm khối lượng và điện tích electron là nguyên nhân thay đổi quỹ đạo và tạo ra các bước sóng khác nhau của photon trên các mức năng lượng. Hiểu đúng bản chất photon áng sáng mới hiểu đúng cấu trúc hạt nhân nguyên tử. Tran Xuan Xanh

  • @nguyensang5803
    @nguyensang5803 Год назад

    😮 Rồi nó kg quay quanh hay là nó có quay quanh. Nó là hạt thì nó bay loạn trong đám tao sương hay là nó bay tròn 😮😮😮.Ê ông ơi giải thích đã. Đi đâu rồi

  • @huytran-ex7le
    @huytran-ex7le 9 месяцев назад

    Bây giờ chương trình mới có nói về đám mây electron và electron chuyển động không theo quỹ đạo nhất định rồi. Nhưng vẫn còn đơn giản cho học sinh dễ hiểu thôi.

  • @vanchungpro
    @vanchungpro Год назад +1

    Tóm tắt là: nó là sương mù chứ k phải từng hạt như mưa rào😂😂😂

    • @ThaiMinh33Golden
      @ThaiMinh33Golden Год назад

      Ông tìm hiểu thêm về hàm sóng thì sẽ biết tại sao nó lại có dạng đám mây electron nhé ! Thực chất nó vẫn chỉ là 1 hạt trên 1 lớp - đám mây electron mà thôi

  • @tannhattranduong3756
    @tannhattranduong3756 Год назад

    Nếu electron tồn tại ở dạng đám mây thì làm thế nào nó tham gia vào các phương trình hoá học tổng hợp các chất mới

    • @mrsmiley360
      @mrsmiley360 Год назад

      Về cơ bản, nó là sự nhường hay nhận các electron, hoặc là dùng chung electron, khi hai nguyên tử tiến hần nhau
      Khi nhường hay nhận electron, các nguyên tử sẽ mang xác điện tích trái dấu nên sẽ hút nhau
      Khi dùng chung, hai đám mây e xen phủ vào nhau khi hai nguyển vô tình lại gần, lực đẩy của hạt nhân và lực hút của electron đc cân bằng

    • @majorasmask1672
      @majorasmask1672 Год назад

      xem lại về phần liên kết hoá học và sâu hơn là tương tác giữa các orbital nguyên tử

    • @mrsmiley360
      @mrsmiley360 Год назад

      ? Mình giải thích bị sai ở đâu à

  • @HoaNguyen-cv7gi
    @HoaNguyen-cv7gi 10 месяцев назад

    thì cụng giống như câu hỏi tại răng trái đất không rơi vô mặt trời 🌞

  • @sondo7222
    @sondo7222 Год назад

    Giair thích này tầm phào. Một giải thích luẩn quẩn .Một cấu trúc như vậy do vũ trụ tạo ra. Vũ trụ cung cấp năng lượng để chúng tồn tại .

  • @brop4034
    @brop4034 6 месяцев назад

    Nếu bắn 1 e vào ion hidro với tốc độ thấp hoặc cao thì e có rơi vào hạt nhân không?( Xem video vẫn không hiểu lắm)

    • @quangtruongam6419
      @quangtruongam6419 Месяц назад

      Năng lượng ít thì sẽ xảy ra tán xạ (electron bị đối huớng, và có thể phát ra tia bức xạ như tia X, tia gama, có bản chất giống ánh sáng và sóng điện từ nhưng lại có năng lượng lớn hơn).
      Còn bắn mạnh hơn nữa như máy gia tốc HERA ở Hamburg thì xảy ra hiện tượng tách ra các hạt và phản hạt. Chính phản ứng trên đã được các nhà khoa học ứng dụng để tìm ra hạt quark.

  • @Mr.Do_Romance
    @Mr.Do_Romance Год назад

    Cơ học lượng tử nghe 4 từ này thôi cũng ớn rồi

  • @huynhhoangkhoi6643
    @huynhhoangkhoi6643 Год назад

    mình đồng ý với các quan điểm của ad từ đầu video, nhưng mà câu hỏi ban đầu mik thấy vẫn chưa được trả lời ràng đó là :
    Lực điện từ hút nhau giữa hạt nhân và electorn không phải là lực duy nhất, thì còn những lực nào tác động lên electorn để khiến các electron tồn tại ổn định trong đám mây electron ?
    Thứ 2 là giả sử còn 1 số lực nào đó (minh hong biết cần ad trợ giúp haha) tác động lên electron thì nó tác động như thế nào đến quỹ đạo của các electron bởi vì mình thấy cách giải thích electron chuyển từ mức năng lượng lày sang mức năng lượng lọ chưa đủ rõ ràng để hình dung về 1 nguyên tử.
    Hi vọng được giải đáp thắc mắc . Cảm ơn ad nhá

  • @Hikari-f6n
    @Hikari-f6n Месяц назад

    kiến thức đã được tiếp thu dù hơi hại não