Quyền Được Chết - Quy Định Trên Thế Giới Và Ở Việt Nam | TVPL
HTML-код
- Опубликовано: 15 дек 2024
- Công dân Việt Nam có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đây là những quyền cơ bản của con người và được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới còn quy định một loại quyền khác của con người đó là quyền được chết hay còn gọi là quyền an tử. Vậy quyền an tử là quyền gì? Việt Nam có chấp nhận quyền an tử hay không? Hãy cùng THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tìm hiểu qua video sau đây:
---
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT - MEDIA TEAM
Nội dung: Quỳnh Ny
Trình bày: Đức Huy
Dựng hình: Hoàng Hiệp
----
Hãy đăng ký kênh và theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều video clip và cảm nhận nhịp sống pháp lý nhé!
Website: thuvienphaplua...
Fanpage: / thuvienphapluat
#TVPL #ThuVienPhapLuat
Quyền an tử ở một số nước trên thế giới
Như chúng ta đã biết ở hầu khắp quốc gia trên thế giới quyền con người luôn là quyền cơ bản và được đặc biệt chú trọng. Ở Việt Nam quyền con người được pháp luật bảo vệ bao gồm: quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Theo đó, công dân được tự do làm những điều mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên có một loại quyền mà nước ta đang bỏ ngỏ. Mặc dù nó đã từng được đề cập trong dự thảo luật nhưng cho đến nay quyền này vẫn vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều. Đó là quyền được chết hay còn gọi là quyền an tử. Hãy cùng TVPL tìm hiểu quy định về quyền an tử của các nước trên thế giới và liệu nước ta có nên hay không hợp pháp hóa cái chết nhân đạo nhé.
Trước khi đi vào nội dung chính quý vị đừng quên nhấn like và subscriber kênh YT của TVPL để đón xem những video pháp luật bổ ích khác.
Quyền an tử là gì?
Đến bây giờ khi nhắc đến thuật ngữ “quyền an tử” người ta chỉ hiểu nôm na đó là quyền được chết vì hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất cho thuật ngữ này. Đứng ở góc độ nhân quyền, sống và chết là hai khái niệm song hành với nhau. Thế nên đã gọi là quyền thì quyền được chết chỉ phát sinh dựa trên ý chí tự nguyện của bệnh nhân. Với mục đích nhân đạo, tránh tình trạng kéo dài sự đau đớn, dằn vặt của người bệnh cũng như làm giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình họ. Mang đến một cái chết nhẹ nhàng.
Trong luật nhân quyền quốc tế (NQQT), quyền an tử là một chủ đề còn mới, chưa được thảo luận nhiều. Ủy ban Nhân quyền (HRC - cơ quan giám sát thực thi Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị - ICCPR) khi nhận xét kết luận về báo cáo của Hà Lan năm 2001 - thời điểm quốc gia này thông qua đạo luật về an tử có thể cho rằng an tử tự nguyện chỉ nên được phép trong những tình huống hạn hữu nhất mà mọi điều kiện về thủ tục và nội dung được đảm bảo, trong đó bao gồm cần phải thể hiện được ý chí rõ ràng của bệnh nhân. Tuy nhiên, HRC không đồng tình với các quy định về việc chấp thuận chấm dứt cuộc sống của trẻ em, bởi cho rằng trẻ em chưa đủ trưởng thành để bày tỏ ý chí về một vấn đề quan trọng như vậy với cuộc sống của mình.
Tại sao nước ta không hợp pháp hóa cái chết nhân đạo?
Sự thật là không một ai được can thiệp vào quyền sống chết của người khác trừ trường hợp Nhà nước áp dụng án tử hình. Việc trợ giúp hay bất kỳ hành vi nào làm chấm dứt sự sống của người khác đều là hành vi giết người. Và hiện nay Hiến pháp nước ta chưa thừa nhận quyền được chết. Lý do là Nhà nước nhận thấy quyền được chết chưa phù hợp với sự phát triển xã hội, với điều kiện cơ sở vật chất. Bên cạnh đó cũng chưa có một nghiên cứu xã hội nào đưa ra con số ủng hộ và phản đối quyền này đối với người dân nước ta là bao nhiêu. Quyền được sống, kể cả được chết là quyền nhân thân hết sức quan trọng của con người phải được hiến định.
Ngoài ra, nguyên tắc xương sống của ngành y là cứu người. Nếu công nhận quyền an tử, phải chăng là khuyến khích việc chết chóc. Làm mất đi ý nghĩa của y học tâm đức.
Hoặc một trường hợp nữa là lợi dụng quyền được chết để trục lợi, mua bán nội tạng thì phải xử lý ra sao. Một người tuy rằng không muốn chết nhưng vẫn phải 'an tử" để được hưởng lợi gì đó là ngoài tầm kiểm soát.
Vì vậy, nếu muốn thừa nhận quyền được chết thì phải dựa trên cơ sở nghiên cứu cẩn thận, từ đó bổ sung quy định vào hiến pháp. Mà quá trình đó là rất lâu dài, rất khó nên ở thời điểm hiện tại quyền được chết dẫu là nhu cầu có thật của một số bộ phận dân cư nhưng nó không khả thi cũng như chưa phù hợp với bối cảnh xã hội Việt Nam.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về việc hợp pháp hóa quyền an tử? Hãy cùng bình luận bên dưới nhé. Video đến đây là hết. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại.
tvpl,thư viện pháp luật,thu vien phap luat,an tử,an tu,luật an tử,luat an tu,quyền được chết,quyen duoc chet,quyền an tử,quyen an tu,quyền an tử ở việt nam,quyen an tu o viet nam
Công dân Việt Nam có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đây là những quyền cơ bản của con người và được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới còn quy định một loại quyền khác của con người đó là quyền được chết hay còn gọi là quyền an tử. Vậy quyền an tử là quyền gì? Việt Nam có chấp nhận quyền an tử hay không? Hãy cùng THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tìm hiểu qua video sau đây: ruclips.net/video/dG7qDrkoW40/видео.html
nhạc nhỏ tý ad
Stop nhạc đi nhé chú mi
Nhìn nhiều bn ung thư đau đớn và sống những ngày tháng vô vọng thì quyền được chết quả thật rất cần luôn.
bệnh tâm lí trầm cảm cũng vậy bạn ạ, giày vò đến xương tuỷ, thật sự chết là sự giải thoát
Chết sớm hay chết muộn cũng đều là chết, mà khi người bị phải chịu đau khổ dày vò mà không thể chữa và không có đủ tiền chi trả nữa, sống 1 phút 1 giây đó cũng không khác gì địa ngục trần gian, chỉ mong Việt Nam cho luật đc chết nhân đạo này vào sách luật đc chấp thuận,😢
OK ! đôi khi .... DC CHẾT ! cũng là ..< NHÂN QUYỀN ...> ! theo Video này ....
Hợp pháp hóa quyền này là rất tốt
Người ta không muốn sống nữa thì thôi, đó là quyền lợi của người ta, nhiều lý do mà làm gì,
Giọng đọc trầm ấm, rõ ràng nhưng nhạc nền quá lớn rất khó nghe, gây mất tập trung dẫn đến tiếp thu thông thiếu chính xác (ý kiến cá nhân). Nếu có thể điều chỉnh giảm âm lượng nhạc nền thì quá tốt
Nhiều người làm You Tube sao quá dốt. Bài thì hay, người ta chú ý nghe để học hỏi, lại mở nhạc nền làm ồn. Lắng nghe gần chết mà không nghe được, tức mà muốn chửi.
Mình ko bị bệnh gì, nhưng mình thấy chán cuộc sống này, vậy mình có đc chết nhẹ nhàng ko? Cơ thể mình xin tặng cho nhà nước
Cố lên bạn ơi! Cuộc sống này còn nhiều điều thú vị mà.
@@letruongquocat4416 những người như bạn nếu đã xác định không muốn sống nữa thì phải loại bỏ đừng giữ người ta làm gì
Sống là bể khổ. Muốn giải thoát, Ai cũng chọn an tử. Thì ko còn lực lượng lao động phục dịch cho những người tham lam còn lại. Do đó, họ viện ra lắm lý do
An tử là hình thức tự tử hợp pháp nếu được luật cho phép .
Đau ở trên này vẫn còn đỡ đau hơn ngàn lần dưới cõi âm .
Nhiều bn quá đau đớn với bệnh tật.vì vậy họ muốn sớm kết thúc cuộc sống cũng là phải.xin xuy xét và quyết định quyền cho họ
Cám ơn ad đã giúp mình có thêm kiến thức về PL tại VN
Tôi đau quá
A cho e xin sđt với a.
nội dung hay mà nhạc nền hơi ồn
Sao có thể setup cái nhạc nền khó chịu thế nhỉ.
Tôi đồngý với bạn. Nhạc nền nhiều quá thì cũng như xóa bài của mình. Tôi đọc sách cũng vậy, có nhiều sách hay, lại in cái hình bông hoa gì đó lên trang sách, che khuất chữ viết không đọc được. Thật rõ là cái đồ ngu, đọc sách mà tức, muốn xé cuốn sách mà liệng.. Đây là gì ? là HÌNH NỀN đó bạn.