1. Mục tiêu: NCKH không phải để giải quyết vấn đề (Vd: làm thế nào để giải quyết việc kẹt xe ở TPHCM), mà chỉ là để thu thập & tìm ra một loại kiến thức nào đó (Vd: suy nghĩ của cư dân TPHCM về hệ quả, nguyên nhân của việc kẹt xe hoặc Các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn phương tiện giao thông của cư dân TPHCM), và dựa trên kiến thức đó để đưa ra khuyến nghị về các giải pháp sau này (trừ khi làm nghiên cứu theo kiểu phỏng vấn chuyên gia, nhưng đó cũng chỉ là giải pháp thông qua lăng kính của chuyên gia đó) 2. Ý nghĩa: NCKH không phải là để nâng cao ý thức của người dân (việc này là của truyền thông, truyền thông sẽ sử dụng kết quả của NCKH để tạo ra các sự kiện nhằm quảng bá cho thông điệp muốn tuyền tải) 3. Phạm vi: chỉ một bài NCKH thì không thể giải quyết hết (rộng) và triệt để một vấn đề. Một bài NCKH nên có tính kế thừa (lấy kiến thức từ các bài trước, và làm cơ sở cho những bài sau), từ từ vững chắc xây nên nền móng kiến thức để từng bước giải quyết 1 vấn đề. Một bài NCKH chỉ nên giải quyết 1 vấn đề rất nhỏ, rất hẹp, nhưng phải làm và giải quyết thật rành mạch và triệt để 4. Phương pháp nghiên cứu: nhớ lựa chọn các phương pháp đã qua kiểm chứng & phù hợp với đề tài (đặc biệt: một bài khảo sát và sau đó chém gió thì không phải NCKH) 5. Bố cục: không phải nguyên nhân - kết quả - giải pháp như bài luận, mà có cấu trúc rất khác (xem các bài nghiên cứu khác để biết)
1. tìm kiến thức mới về 1 lĩnh vực nào đó. 2 đưa ra khuyến nghị hợp lý. 3. trừ khi phỏng vấn 1 chuyên gia nào đó (góc nhìn chuyên gia). Điều thứ 2 không phải nâng cao nhận thức người dân. 3 phạm vi giải quyết 1 vấn đề rất nhỏ rất hẹp, khai thác 1 khía cạnh rất nhỏ. 4 Phương pháp nghiên cứu: bảng hỏi, thí nghiệm, không phải một bài khảo sát phải làm tổng quan tài liệu. 5. Bố cục: mở đầu, phương pháp, phân tích kết luận, thảo luận
Cảm ơn cô vì bài giảng . Em đã được hiểu một cách tương đối thế nào về NCKH . Em tin rằng đây sẽ là những nội dung có ích rất nhiều cho các bạn HSSV đang lm đề tài NCKH sau này❤
Cảm ơn video của cô, em biết thời lượng video hơn 10 phút ko đủ để cô triển khai cụ thể đề cương của 1 nghiên cứu khoa học. Mong cô ra hẳn seri chia sẻ chi tiết lấy 1 đề tài cụ thể làm ví dụ xuyên suốt để đi hết các mục trong phần đề cương thì sẽ trực quan và đại chúng hơn, sinh viên sẽ hiểu hơn ạ.
Trước tiên, cảm ơn bạn về nội dung video rất tâm huyết. Tuy nhiên, một góp ý nhỏ về tư duy qua câu nói mở đầu này bạn cần xem lại: "Mình đã cố gắng....tuy nhiên, qua 15 tiết học mà các bạn vẫn hiểu nhầm về nghiên cứu khoa học...". Đấy chính là vấn đề ở phương pháp truyền đạt của giáo viên chứ không phải do sinh viên.
Cảm ơn góp ý của bạn nhé. Xin lỗi nếu làm bạn hiểu nhầm, nhưng mình nói câu đó ko phải để blame ai cả mà chỉ để trình bày một thực trạng. Bản thân mình luôn chịu trách nhiệm tối đa về hiệu quả của quá trình giáo dục mà mình cung cấp. Sau video này, mình vẫn cải tiến bài giảng thêm một lần nữa (và vẫn sẽ luôn cải tiến), cụ thể là thêm hẳn 1 phần giúp SV thảo luận và hiểu rõ bản chất của NCKH trong những buổi học đầu "Tổng quan về NCKH". Ngoài ra, mình xin khẳng định việc học là tương tác hai chiều, và được đặt trong một bối cảnh lớn. Bạn ko thể dồn toàn bộ trách nhiệm cho GV mà bỏ qua động lực, trách nhiệm của người học; cũng như cả hệ thống nói chung và hệ quả của quá trình giáo dục trước đó được. Ý định tốt đẹp của bạn là đang nhấn mạnh trách nhiệm của mỗi người, nhưng kết luận ngay "vấn đề là ở GV" thì mình nghĩ có phần vội vàng và phiến diện.
Em chào cô, em là sinh viên năm hai đang theo học DHNN, đây là lần đầu tiên em tiếp xúc với học phần PPLNCKH và thực sự em khá nhập nhằn với các khái niệm và bố cục của 1 bài NCKH, em đã xem và take note các ý trong video của cô cũng như đã hiểu được cơ bản về 1 bài NCKH rùi ạ. Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của cô, mong cô ra thêm các video tuyệt cú mèo nữa ạ. Chúc cô một ngày tốt lành và xin tặng cô 1 subscribe 🙆
Cô ơi! Cô nên đưa ra những ý chính của từng phần của nghiên cứu khoa học: ví dụ ở phần introduction mình có gì và mình cần viết những gì thì sẽ cụ thể hơn và rễ hiểu hơn video này ạ. Thanks
cảm ơn cô đã chia sẻ 1 cách chi tiết và đầy đủ ạ Nhưng em có 1 câu hỏi là trong quá trình em viết PPNCKH thì có 1 chỗ là viết câu trả lời cho các thang đo. Thì em thắc mắc là vậy khi làm gg from để trả lời những câu đó như thế nào ạ. Ví dụ em làm đề tài nckh là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian của sinh viên? Trong đó có giới tính, năng lực giảng viên. ảnh hưởng đến hành vi gian lận của sinh vệ ... thì không biêys trong gg from phải đặt câu ntn để mọi người có thể trả lời ạ... đó là theo em hiểu. Mong cô chỉ cách cho em vs ạ em cảm ơn ạ.
Cô ơi em rất lấn cấn ở chỗ "mục tiêu của nckh là tìm ra tri thức mới", nghĩa là khi mik làm 1 đề tài nckk thì đến cuối mik phải tìm ra 1 tri thức mới. Nhưng việc ý em thấy hơi mơ hồ, vì nếu tri thức em tự tìm ra, có thể mới với em nhưng không mới với người khác. Hoặc mik dựa theo những nghiên cứu đi trước của người khác thì rất khó để tự đưa ra 1 tri thức mới. Có thể nhiều bạn cũng mơ hồ như thế nên đi chệch hướng sang tìm giải pháp thay vì tìm "tri thức mới". Cô có thể cho em xin 1 ví dụ đơn giản về 1 đề tài nckk và tri thức mới nào tìm được từ đề tài ấy k ạ. Em cảm ơn cô.
Chào em, cô giải đáp thắc mắc của em nhé: 1. Trong nghiên cứu khoa học, mình không CHỈ "dựa theo những nghiên cứu đi trước của người khác", vì em chỉ dựa vào nghiên cứu của người đi trước (về mặt lý thuyết, định hướng,...) trong phần Mở đầu và Tổng quan tài liệu thôi. Nghiên cứu của em phải có mục tiêu riêng, và em phải đi thu thập một bộ DỮ LIỆU riêng, sau đó sẽ trả lời những câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra DỰA TRÊN dữ liệu đó. Mọi tuyên bố mới đều cần có cơ sở, là dữ liệu đã thu thập (đó có thể là kết quả khảo sát, hoặc nội dung phỏng vấn,...). 2. Nghe cụm "tri thức mới" em có thể thấy hơi ghê gớm, nhưng bản chất nó chỉ là MỘT hiểu biết nào đó, dù rất nhỏ thôi, nhưng góp thêm sự hiểu biết về vấn đề thì cũng là "tri thức mới". Cô lấy ví dụ nhé. Về vấn đề kẹt xe tại Tp.HCM, người ta có thể đặt ra câu hỏi: Tại sao đã có xe buýt nhưng người ta không sử dụng, lại toàn chỉ dùng xe máy? Những rào cản ảnh hưởng khiến người dân không sử dụng xe buýt tại Tp.HCM là gì? --> Vậy một đề tài nghiên cứu khả thi là "Những trở ngại của người dân khi chuyển sang sử dụng xe buýt tại Tp.HCM", cô lấy ví dụ vậy, hoặc "Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn di chuyển bằng xe buýt của người dân Tp.HCM". Ví dụ vậy. Để tìm ra "kiến thức mới này", em có thể thực hiện khảo sát khoảng 350 người dân hoặc phỏng vấn sâu khoảng 10 người dân là có thể có thêm nhiều hiểu biết "insightful" và có cơ sở. 3. Để em biết một tri thức có mới hay không thì em cần thực hiện "Tổng quan tài liệu" (Literature Review) để biết đã có ai làm gì về chủ đề này rồi, và có gì chưa được trả lời. Về nội dung này cô sẽ làm trong 1 video khác. Còn nếu kiến thức (bài báo, tạp chí,...) đã phô bày sẵn rồi mà em không đọc, đến hôm nay em mới đọc thì nó mới với em, nhưng vì vấn đề đó đã có người làm nên nó KHÔNG mới với toàn nhân loại. Nếu em còn thắc mắc nào thì cứ hỏi cô tiếp nhé.
Chào cô, nếu em không có kiến thức về điều em tìm kiếm mà em chỉ muốn tìm hiểu thông tin trong nghiên cứu để xác thực, kiểm chứng thông tin như thông tin về y tế sức khoẻ thì cần những gì ạ?
E chào cô ạ. Trước hết thì e cảm ơn cô vì Video này đã giúp e tránh được những hiểu lầm trầm trọng về nckh. Thứ 2 là em muốn xin lời khuyên của cô về vấn đề này ạ. Hiện tại thì e đang làm nckh cùng với 1 nhóm 3 người. Ban đầu thì bọn em phân việc theo từng phần. Như kiểu bạn này sẽ viết lý do chọn đề tài, bạn này viết tổng quan. Nhưng e thấy có vẻ làm vậy không ổn. E đang nghĩ nên để mỗi bạn phát huy thế mạnh riêng của mình 1 cách triệt để. Ví dụ như trong nhóm có 2 bạn rất tốt về chạy số liệu và phân tích số liệu , e mạnh về tìm kiếm thông tin và diễn đạt. Thì nên phân đầu công việc theo thế mạnh. Như em sẽ phụ trách viết toàn bộ báo cáo nghiên cứu còn 2 bạn còn lại tập trung vào việc chạy số liệu sẽ tốt hơn. Cô nghĩ sao về trường hợp này ạ
Cô thấy phương án em đưa ra phù hợp ấy. Phân chia công việc và chuyên môn hoá thì thuộc phạm trù của teamwork skills rồi. Các thành viên có thể tự do thảo luận và thoả thuận cách thức phân việc, miễn các bạn đều thấy hài lòng và kết quả cuối cùng tốt là ok nè
dạ em chào cô ạ. Trong 1 buổi nói chuyện về các phương pháp NCKH, em được đề cập đến 1 phương pháp mang tên PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC. Nhưng em vẫn chưa hiểu lắm về phương pháp này mong cô giải đáp giúp em ạ. Em xin cảm ơn cô.
Em hỏi giảng viên của em nhé. Mình cũng chưa bao giờ nghe qua phương pháp này, không rõ nó thuộc chuyên ngành hẹp nào, hoặc em có thể cung cấp thuật ngữ của tiếng Anh tương đương giúp, mình sẽ tìm hiểu xem
Hoi em học trung cấp kế toán e đã không Theo thực hành kế toán 6nam giờ em có nên quay lại không chị ơi ,e mo một vở sơ sản xuất giờ phoi gim tàu gỗ giờ không bán đc , giờ em không biết đi đâu làm gì ,hay jio đi thực tập kế toán , chị cho em một hướng
Em chào cô ạ .Em là sinh viên Kinh tế và vừa qua em được giao đề tài NCKH về lĩnh vực Thương mại điện tử nhưng chưa biết bắt nguồn từ đầu .Cô có thể hướng dẫn cách làm và chỉ bảo giúp em được không ạ .Em cảm ơn cô rất nhiều
Bước đầu tiên là em phải xác định được đề tài. Em lên google scholar tìm các bài báo về lĩnh vực mình quan tâm và tìm ý tưởng nhé. Cô nghĩ em được giao NCKH thì phải học qua môn này rồi chứ nhỉ. Em làm theo những gì đã được học thôi. Còn gặp khó khăn ở đâu, em đặt câu hỏi cụ thể thì cô mới giúp được chứ hỏi chung chung như vầy cô không thể biết em gặp vấn đề gì được.
Cô ơi cho em hỏi 😄 "Thạc sĩ định hướng nghiên cứu" và "Thạc sĩ định hướng ứng dụng" khác nhau gì ạ Cụ thể là công việc sau này như thế nào nếu như em làm cho doanh nghiệp Mong cô giải đáp ạ 😚
Định hướng nghiên cứu (Master by Research) thì trong quá trình học thường là làm nghiên cứu, học các coursework bổ trợ cho việc nghiên cứu (academic writing, ethic, etc) sẽ có giáo hướng dẫn và là bước đệm để đi lên Ph.D./ theo đuổi con đường học thuật sau này. Định hướng ứng dụng (thường là Master by Coursework) thì sẽ đi học, đi thi như bình thường, thường rất ít có liên quan đến nghiên cứu, sau khi tốt nghiệp thường làm trong industry.
Dạ cô ơi hiện em đang làm một bài nghiên cứu khoa học và nhiệm vụ lần này của em là trình bày bảng hỏi khoảng 20 câu. Cô cho em hỏi là mình có thể đặt một vài câu hỏi giống với các nghiên cứu đi trước không ạ và nếu được thì khi trình bày câu hỏi đó mình có cần trình bày với giảng viên là mình đã tham hảo câu hỏi đó từ tài liệu nào không ạ? Và khi trình bày câu hỏi em có nên trình bày mục đích của từng câu hỏi cho giảng viên không ạ? Em cảm ơn cô nhiều ạ.
Cô ơi em đang là 1 sv nghiên cứu khoa học và có 1 băn khoăn rằng,khi thấy 1 đoạn trong tài liệu tham khảo diễn đạt đúng ý tưởng của mình thì em có thể lấy lại y nguyên có được không ạ (vì thực sự em thấy bản thận hiện tại k thể diễn đạt hay như vậy được )và điều đó có tính là em thể hiện sự kế thừa các bài đi trước không ạ.Mong được cô giải đáp và em chúc cô có thật nhiều sức khỏe ạ.
Chào em, câu hỏi rất thú vị. Thường thì ko nên em nhé. Em nên diễn đạt lại đoạn văn đó bằng ngôn ngữ của mình (paraphrase), để thể hiện rằng em đã hiểu nó và nó đã trở thành "cái của em". Không cần hay đâu, cứ mạnh dạn viết theo cách hiểu của mình. Thật ra cũng có thể trích dẫn nguyên văn (quote), em đặt nó trong ngoặc kép, nhưng cách này thường chỉ áp dụng với định nghĩa hoặc một khẳng định gì đó quá quan trọng. Ngoài ra em lưu ý khi trích dẫn nguyên văn cần ghi ra số trang nữa nhé. Về cách trích dẫn cô sẽ hướng dẫn cụ thể trong 1 video khác.
@@KatieTheAcademic Em cảm ơn cô vì những chia sẻ ạ.Em cũng rất mong đợi video về việc trích dẫn ạ,cùng với đó nếu cô làm 1 video về pp định lượng cũng sẽ rất hữu ích đối với em ạ.Chúc cô có thật nhiều sức khỏe ạ.
Chào cô em là sinh viên ngoại ngữ và giảng viên có bảo em chọn đề tài để nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục và ngôn ngữ. Vì môn PPNCKH còn khá mới mẻ với em nên không biết chọn từ đâu và như thế nào để liên quan đến lĩnh vực trên ạ. Mong cô hướng dẫn và cho gợi ý giúp em nha !!
Cô sẽ cố gắng làm nhanh video hướng dẫn cách chọn đề tài NCKH. Trước tiên, em cứ xuất phát từ những gì mình quan tâm và muốn tìm hiểu thêm, sau đó em giới hạn đề tài của mình lại theo bài viết này nhé libguides.usc.edu/writingguide/narrowtopic
Cô ơi, em đang là 1 sv về khối ngành kte quản lí. Em có nên tham gia (bỏ ra chi phí cơ hội như thời gian công sức) vào một bài nghiên cứu các môn đại cương như triết, tthcm k ạ? Em cảm ơn
Cô không rõ các môn Triết, Tư tưởng thì có thể nghiên cứu gì nhỉ? Cô tưởng những môn này chỉ có viết tiểu luận thôi chứ nhỉ. Cô gợi ý nếu làm nghiên cứu khoa học em nên nghiên cứu chuyên ngành nhé.
1. Mục tiêu: NCKH không phải để giải quyết vấn đề (Vd: làm thế nào để giải quyết việc kẹt xe ở TPHCM), mà chỉ là để thu thập & tìm ra một loại kiến thức nào đó (Vd: suy nghĩ của cư dân TPHCM về hệ quả, nguyên nhân của việc kẹt xe hoặc Các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn phương tiện giao thông của cư dân TPHCM), và dựa trên kiến thức đó để đưa ra khuyến nghị về các giải pháp sau này (trừ khi làm nghiên cứu theo kiểu phỏng vấn chuyên gia, nhưng đó cũng chỉ là giải pháp thông qua lăng kính của chuyên gia đó)
2. Ý nghĩa: NCKH không phải là để nâng cao ý thức của người dân (việc này là của truyền thông, truyền thông sẽ sử dụng kết quả của NCKH để tạo ra các sự kiện nhằm quảng bá cho thông điệp muốn tuyền tải)
3. Phạm vi: chỉ một bài NCKH thì không thể giải quyết hết (rộng) và triệt để một vấn đề. Một bài NCKH nên có tính kế thừa (lấy kiến thức từ các bài trước, và làm cơ sở cho những bài sau), từ từ vững chắc xây nên nền móng kiến thức để từng bước giải quyết 1 vấn đề. Một bài NCKH chỉ nên giải quyết 1 vấn đề rất nhỏ, rất hẹp, nhưng phải làm và giải quyết thật rành mạch và triệt để
4. Phương pháp nghiên cứu: nhớ lựa chọn các phương pháp đã qua kiểm chứng & phù hợp với đề tài (đặc biệt: một bài khảo sát và sau đó chém gió thì không phải NCKH)
5. Bố cục: không phải nguyên nhân - kết quả - giải pháp như bài luận, mà có cấu trúc rất khác (xem các bài nghiên cứu khác để biết)
Thật sự cảm thấy được khai sáng khi mới nghe đoạn mục tiêu của NCKH là tìm ra kiến thức mới chứ không chỉ giải quyết vấn đề nào đó 🤯 Video rất hữu ích
1. tìm kiến thức mới về 1 lĩnh vực nào đó. 2 đưa ra khuyến nghị hợp lý. 3. trừ khi phỏng vấn 1 chuyên gia nào đó (góc nhìn chuyên gia). Điều thứ 2 không phải nâng cao nhận thức người dân. 3 phạm vi giải quyết 1 vấn đề rất nhỏ rất hẹp, khai thác 1 khía cạnh rất nhỏ. 4 Phương pháp nghiên cứu: bảng hỏi, thí nghiệm, không phải một bài khảo sát phải làm tổng quan tài liệu. 5. Bố cục: mở đầu, phương pháp, phân tích kết luận, thảo luận
Cảm ơn cô vì bài giảng . Em đã được hiểu một cách tương đối thế nào về NCKH . Em tin rằng đây sẽ là những nội dung có ích rất nhiều cho các bạn HSSV đang lm đề tài NCKH sau này❤
Cảm ơn video của cô, em biết thời lượng video hơn 10 phút ko đủ để cô triển khai cụ thể đề cương của 1 nghiên cứu khoa học. Mong cô ra hẳn seri chia sẻ chi tiết lấy 1 đề tài cụ thể làm ví dụ xuyên suốt để đi hết các mục trong phần đề cương thì sẽ trực quan và đại chúng hơn, sinh viên sẽ hiểu hơn ạ.
Cảm ơn gợi ý của bạn nhiều!
nhờ video này mà e có cái nhìn tổng quan và đúng đắn hơn về làm NCKH! 😍
Trước tiên, cảm ơn bạn về nội dung video rất tâm huyết. Tuy nhiên, một góp ý nhỏ về tư duy qua câu nói mở đầu này bạn cần xem lại: "Mình đã cố gắng....tuy nhiên, qua 15 tiết học mà các bạn vẫn hiểu nhầm về nghiên cứu khoa học...". Đấy chính là vấn đề ở phương pháp truyền đạt của giáo viên chứ không phải do sinh viên.
Cảm ơn góp ý của bạn nhé. Xin lỗi nếu làm bạn hiểu nhầm, nhưng mình nói câu đó ko phải để blame ai cả mà chỉ để trình bày một thực trạng. Bản thân mình luôn chịu trách nhiệm tối đa về hiệu quả của quá trình giáo dục mà mình cung cấp. Sau video này, mình vẫn cải tiến bài giảng thêm một lần nữa (và vẫn sẽ luôn cải tiến), cụ thể là thêm hẳn 1 phần giúp SV thảo luận và hiểu rõ bản chất của NCKH trong những buổi học đầu "Tổng quan về NCKH".
Ngoài ra, mình xin khẳng định việc học là tương tác hai chiều, và được đặt trong một bối cảnh lớn. Bạn ko thể dồn toàn bộ trách nhiệm cho GV mà bỏ qua động lực, trách nhiệm của người học; cũng như cả hệ thống nói chung và hệ quả của quá trình giáo dục trước đó được. Ý định tốt đẹp của bạn là đang nhấn mạnh trách nhiệm của mỗi người, nhưng kết luận ngay "vấn đề là ở GV" thì mình nghĩ có phần vội vàng và phiến diện.
Em chào cô, em là sinh viên năm hai đang theo học DHNN, đây là lần đầu tiên em tiếp xúc với học phần PPLNCKH và thực sự em khá nhập nhằn với các khái niệm và bố cục của 1 bài NCKH, em đã xem và take note các ý trong video của cô cũng như đã hiểu được cơ bản về 1 bài NCKH rùi ạ.
Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của cô, mong cô ra thêm các video tuyệt cú mèo nữa ạ.
Chúc cô một ngày tốt lành và xin tặng cô 1 subscribe 🙆
Em cảm ơn cô vì sự chia sẻ này ạ.
Cảm ơn cô. Em học được khá nhiều từ cô. Nói rất rõ ràng và dễ hiểu. Tiếc là em không được học môn này của cô.
Cảm ơn chia sẽ của bạn về vấn đề học thuật
Cô ơi! Cô nên đưa ra những ý chính của từng phần của nghiên cứu khoa học: ví dụ ở phần introduction mình có gì và mình cần viết những gì thì sẽ cụ thể hơn và rễ hiểu hơn video này ạ. Thanks
Cảm ơn gợi ý của bạn, mình sẽ làm thêm nhiều video về nội dung này trong thời gian tới
cảm ơn cô đã chia sẻ 1 cách chi tiết và đầy đủ ạ
Nhưng em có 1 câu hỏi là trong quá trình em viết PPNCKH thì có 1 chỗ là viết câu trả lời cho các thang đo. Thì em thắc mắc là vậy khi làm gg from để trả lời những câu đó như thế nào ạ. Ví dụ em làm đề tài nckh là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian của sinh viên? Trong đó có giới tính, năng lực giảng viên. ảnh hưởng đến hành vi gian lận của sinh vệ ... thì không biêys trong gg from phải đặt câu ntn để mọi người có thể trả lời ạ... đó là theo em hiểu. Mong cô chỉ cách cho em vs ạ em cảm ơn ạ.
Em đã theo dõi chị từ lúc xem olympia năm thứ 13
Cảm ơn Chym vì một chiếc clip 11:50 tóm tắt 15 buổi học :)))
Yeahh, đây là những gì tinh tuý nhất, chứ 15 buổi học thì nhiều kiến thức lắm kakakkkk
Cám ơn chia sẽ quá chi tiết và tâm quyết của cô giáo luôn. Nhớ lại ngày xưa đi học nghiên cứu khoa học chuối quá =))))
Tài lao
Bạn nói đúng
Cô ơi em rất lấn cấn ở chỗ "mục tiêu của nckh là tìm ra tri thức mới", nghĩa là khi mik làm 1 đề tài nckk thì đến cuối mik phải tìm ra 1 tri thức mới. Nhưng việc ý em thấy hơi mơ hồ, vì nếu tri thức em tự tìm ra, có thể mới với em nhưng không mới với người khác. Hoặc mik dựa theo những nghiên cứu đi trước của người khác thì rất khó để tự đưa ra 1 tri thức mới. Có thể nhiều bạn cũng mơ hồ như thế nên đi chệch hướng sang tìm giải pháp thay vì tìm "tri thức mới". Cô có thể cho em xin 1 ví dụ đơn giản về 1 đề tài nckk và tri thức mới nào tìm được từ đề tài ấy k ạ. Em cảm ơn cô.
Chào em, cô giải đáp thắc mắc của em nhé:
1. Trong nghiên cứu khoa học, mình không CHỈ "dựa theo những nghiên cứu đi trước của người khác", vì em chỉ dựa vào nghiên cứu của người đi trước (về mặt lý thuyết, định hướng,...) trong phần Mở đầu và Tổng quan tài liệu thôi. Nghiên cứu của em phải có mục tiêu riêng, và em phải đi thu thập một bộ DỮ LIỆU riêng, sau đó sẽ trả lời những câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra DỰA TRÊN dữ liệu đó. Mọi tuyên bố mới đều cần có cơ sở, là dữ liệu đã thu thập (đó có thể là kết quả khảo sát, hoặc nội dung phỏng vấn,...).
2. Nghe cụm "tri thức mới" em có thể thấy hơi ghê gớm, nhưng bản chất nó chỉ là MỘT hiểu biết nào đó, dù rất nhỏ thôi, nhưng góp thêm sự hiểu biết về vấn đề thì cũng là "tri thức mới".
Cô lấy ví dụ nhé. Về vấn đề kẹt xe tại Tp.HCM, người ta có thể đặt ra câu hỏi: Tại sao đã có xe buýt nhưng người ta không sử dụng, lại toàn chỉ dùng xe máy? Những rào cản ảnh hưởng khiến người dân không sử dụng xe buýt tại Tp.HCM là gì? --> Vậy một đề tài nghiên cứu khả thi là "Những trở ngại của người dân khi chuyển sang sử dụng xe buýt tại Tp.HCM", cô lấy ví dụ vậy, hoặc "Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn di chuyển bằng xe buýt của người dân Tp.HCM". Ví dụ vậy. Để tìm ra "kiến thức mới này", em có thể thực hiện khảo sát khoảng 350 người dân hoặc phỏng vấn sâu khoảng 10 người dân là có thể có thêm nhiều hiểu biết "insightful" và có cơ sở.
3. Để em biết một tri thức có mới hay không thì em cần thực hiện "Tổng quan tài liệu" (Literature Review) để biết đã có ai làm gì về chủ đề này rồi, và có gì chưa được trả lời. Về nội dung này cô sẽ làm trong 1 video khác. Còn nếu kiến thức (bài báo, tạp chí,...) đã phô bày sẵn rồi mà em không đọc, đến hôm nay em mới đọc thì nó mới với em, nhưng vì vấn đề đó đã có người làm nên nó KHÔNG mới với toàn nhân loại.
Nếu em còn thắc mắc nào thì cứ hỏi cô tiếp nhé.
@@KatieTheAcademic dạ em cảm ơn cô đã giải đáp ạ
Chào cô, nếu em không có kiến thức về điều em tìm kiếm mà em chỉ muốn tìm hiểu thông tin trong nghiên cứu để xác thực, kiểm chứng thông tin như thông tin về y tế sức khoẻ thì cần những gì ạ?
Càng nghe em càng yêu nó
E chào cô ạ. Trước hết thì e cảm ơn cô vì Video này đã giúp e tránh được những hiểu lầm trầm trọng về nckh. Thứ 2 là em muốn xin lời khuyên của cô về vấn đề này ạ. Hiện tại thì e đang làm nckh cùng với 1 nhóm 3 người. Ban đầu thì bọn em phân việc theo từng phần. Như kiểu bạn này sẽ viết lý do chọn đề tài, bạn này viết tổng quan. Nhưng e thấy có vẻ làm vậy không ổn. E đang nghĩ nên để mỗi bạn phát huy thế mạnh riêng của mình 1 cách triệt để. Ví dụ như trong nhóm có 2 bạn rất tốt về chạy số liệu và phân tích số liệu , e mạnh về tìm kiếm thông tin và diễn đạt. Thì nên phân đầu công việc theo thế mạnh. Như em sẽ phụ trách viết toàn bộ báo cáo nghiên cứu còn 2 bạn còn lại tập trung vào việc chạy số liệu sẽ tốt hơn. Cô nghĩ sao về trường hợp này ạ
Tất nhiên là mỗi phân đoạn công việc cả nhóm sẽ cùng hỗ trợ và tham gia, góp ý, chỉnh sửa cho nhau ạ
Cô thấy phương án em đưa ra phù hợp ấy. Phân chia công việc và chuyên môn hoá thì thuộc phạm trù của teamwork skills rồi. Các thành viên có thể tự do thảo luận và thoả thuận cách thức phân việc, miễn các bạn đều thấy hài lòng và kết quả cuối cùng tốt là ok nè
Ủng hộ cô giáo trong ngày đầu năm hihi.😊
dạ em chào cô ạ. Trong 1 buổi nói chuyện về các phương pháp NCKH, em được đề cập đến 1 phương pháp mang tên PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC. Nhưng em vẫn chưa hiểu lắm về phương pháp này mong cô giải đáp giúp em ạ. Em xin cảm ơn cô.
Em hỏi giảng viên của em nhé. Mình cũng chưa bao giờ nghe qua phương pháp này, không rõ nó thuộc chuyên ngành hẹp nào, hoặc em có thể cung cấp thuật ngữ của tiếng Anh tương đương giúp, mình sẽ tìm hiểu xem
Em cảm ơn chị nhiều ạ
em tính nghiên cứu về thực trạng về phụ huynh cho trẻ dùng điện thoại quá sớm mà mù thông tin quá nhà lại không có trẻ con để nghiên cứu
Hoi em học trung cấp kế toán e đã không Theo thực hành kế toán 6nam giờ em có nên quay lại không chị ơi ,e mo một vở sơ sản xuất giờ phoi gim tàu gỗ giờ không bán đc , giờ em không biết đi đâu làm gì ,hay jio đi thực tập kế toán , chị cho em một hướng
em chúc cô năm mới vui vẻ, công việc thuận lợi ạ.
Cô cảm ơn em! Em cũng vậy nha 😊🥰🥰
dạ cho em hoi thì nhận thức khoa học nó có ý nghĩa j ạ\
thực nghiệm đề án bao nhiêu mẫu là đủ cô ơi
My idols. Such a helpful video
Em chào cô ạ .Em là sinh viên Kinh tế và vừa qua em được giao đề tài NCKH về lĩnh vực Thương mại điện tử nhưng chưa biết bắt nguồn từ đầu .Cô có thể hướng dẫn cách làm và chỉ bảo giúp em được không ạ .Em cảm ơn cô rất nhiều
Bước đầu tiên là em phải xác định được đề tài. Em lên google scholar tìm các bài báo về lĩnh vực mình quan tâm và tìm ý tưởng nhé. Cô nghĩ em được giao NCKH thì phải học qua môn này rồi chứ nhỉ. Em làm theo những gì đã được học thôi. Còn gặp khó khăn ở đâu, em đặt câu hỏi cụ thể thì cô mới giúp được chứ hỏi chung chung như vầy cô không thể biết em gặp vấn đề gì được.
❤❤❤❤ hay was
Cô ơi cho em hỏi 😄
"Thạc sĩ định hướng nghiên cứu" và "Thạc sĩ định hướng ứng dụng" khác nhau gì ạ
Cụ thể là công việc sau này như thế nào nếu như em làm cho doanh nghiệp
Mong cô giải đáp ạ 😚
ủa thạc sĩ có hai hướng hả bạn. mình tưởng chỉ có một thứ thôi chứ
Định hướng nghiên cứu (Master by Research) thì trong quá trình học thường là làm nghiên cứu, học các coursework bổ trợ cho việc nghiên cứu (academic writing, ethic, etc) sẽ có giáo hướng dẫn và là bước đệm để đi lên Ph.D./ theo đuổi con đường học thuật sau này. Định hướng ứng dụng (thường là Master by Coursework) thì sẽ đi học, đi thi như bình thường, thường rất ít có liên quan đến nghiên cứu, sau khi tốt nghiệp thường làm trong industry.
@@maihoangdao Cảm ơn chia sẻ của bạn, mình hoàn toàn đồng ý 😁
Muốn tìm các bài đọc của các nhà nghiên cứu uy tín trên thế giới ở đâu vậy cô??
Em search trên Google Scholar nhé
@@KatieTheAcademic tất cả các nghiên cuu trên thế giới đều ở google scholar luôn phải k cô? Hay chỉ 1 số
Dạ cô ơi hiện em đang làm một bài nghiên cứu khoa học và nhiệm vụ lần này của em là trình bày bảng hỏi khoảng 20 câu. Cô cho em hỏi là mình có thể đặt một vài câu hỏi giống với các nghiên cứu đi trước không ạ và nếu được thì khi trình bày câu hỏi đó mình có cần trình bày với giảng viên là mình đã tham hảo câu hỏi đó từ tài liệu nào không ạ? Và khi trình bày câu hỏi em có nên trình bày mục đích của từng câu hỏi cho giảng viên không ạ? Em cảm ơn cô nhiều ạ.
Cô ơi em đang là 1 sv nghiên cứu khoa học và có 1 băn khoăn rằng,khi thấy 1 đoạn trong tài liệu tham khảo diễn đạt đúng ý tưởng của mình thì em có thể lấy lại y nguyên có được không ạ (vì thực sự em thấy bản thận hiện tại k thể diễn đạt hay như vậy được )và điều đó có tính là em thể hiện sự kế thừa các bài đi trước không ạ.Mong được cô giải đáp và em chúc cô có thật nhiều sức khỏe ạ.
Chào em, câu hỏi rất thú vị. Thường thì ko nên em nhé. Em nên diễn đạt lại đoạn văn đó bằng ngôn ngữ của mình (paraphrase), để thể hiện rằng em đã hiểu nó và nó đã trở thành "cái của em". Không cần hay đâu, cứ mạnh dạn viết theo cách hiểu của mình. Thật ra cũng có thể trích dẫn nguyên văn (quote), em đặt nó trong ngoặc kép, nhưng cách này thường chỉ áp dụng với định nghĩa hoặc một khẳng định gì đó quá quan trọng. Ngoài ra em lưu ý khi trích dẫn nguyên văn cần ghi ra số trang nữa nhé. Về cách trích dẫn cô sẽ hướng dẫn cụ thể trong 1 video khác.
@@KatieTheAcademic Em cảm ơn cô vì những chia sẻ ạ.Em cũng rất mong đợi video về việc trích dẫn ạ,cùng với đó nếu cô làm 1 video về pp định lượng cũng sẽ rất hữu ích đối với em ạ.Chúc cô có thật nhiều sức khỏe ạ.
Chào cô em là sinh viên ngoại ngữ và giảng viên có bảo em chọn đề tài để nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục và ngôn ngữ. Vì môn PPNCKH còn khá mới mẻ với em nên không biết chọn từ đâu và như thế nào để liên quan đến lĩnh vực trên ạ. Mong cô hướng dẫn và cho gợi ý giúp em nha !!
Cô sẽ cố gắng làm nhanh video hướng dẫn cách chọn đề tài NCKH. Trước tiên, em cứ xuất phát từ những gì mình quan tâm và muốn tìm hiểu thêm, sau đó em giới hạn đề tài của mình lại theo bài viết này nhé libguides.usc.edu/writingguide/narrowtopic
Nếu em vẫn thấy khó khăn thì có thể inbox fb cho cô, cô sẽ duyệt đề tài giúp em.
@@KatieTheAcademic Dạ em cảm ơn cô nhiều ạ ❤
em là sinh viên ngoại ngữ, có môn PPNCKH, cho em hỏi Cách để chọn đề tải ạ, em đưa ra một đề tài nhưng có rất nhiều lỗi. Mong cô chia sẻ. Cảm ơn cô ạ.
Chào em, các tập tiếp theo cô sẽ hướng dẫn cách thu hẹp đề tài. Em theo dõi nhé!
Cô cho e xin sdt ạh
Cô ơi, em đang là 1 sv về khối ngành kte quản lí. Em có nên tham gia (bỏ ra chi phí cơ hội như thời gian công sức) vào một bài nghiên cứu các môn đại cương như triết, tthcm k ạ? Em cảm ơn
Cô không rõ các môn Triết, Tư tưởng thì có thể nghiên cứu gì nhỉ? Cô tưởng những môn này chỉ có viết tiểu luận thôi chứ nhỉ. Cô gợi ý nếu làm nghiên cứu khoa học em nên nghiên cứu chuyên ngành nhé.
@@KatieTheAcademic em cảm ơn cô ạa
5:20
video rất nhiều chất xám
💔