Nên tư duy TRỪU TƯỢNG HOÁ hay CỤ THỂ HOÁ? | Surphi10 | KHOA HỌC

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 21 янв 2023
  • Nên tư duy TRỪU TƯỢNG HOÁ hay CỤ THỂ HOÁ? | Nhện Tri Thức | Surphi10 | SPIDERUM
    Trừu tượng hoá là quá trình đơn giản hoá một thứ cho đến khi không thể đơn giản hoá được nữa, mà không làm mất đi yếu tính của nó. Nghĩa là, một sự kiện/sự việc rối rắm và rắc rối, khi được các cây bút và báo chí miêu tả lại một cách đơn giản nhất có thể mà không làm méo lệch đi sự thật, thì đây là một quá trình trừu tượng hoá.
    Ở chiều ngược lại của trừu tượng hoá là cụ thể hoá. Có thể dễ dàng phân biệt một người trừu tượng hoá với một người cụ thể hoá ở cái cách mà người đó kể chuyện.
    ______________
    Khám phí bí kíp "lên sàn" Thương mại Điện tử cùng cuốn sách mới nhất của Nhà Nhện tại: b.link/SP-YT-Ecom
    Ghé Nhà sách Spiderum trên SHOPEE ngay thôi các bạn ơi:
    shorten.asia/RFfT4NVT
    ______________
    Bài viết: Trừu tượng hoá hay Cụ thể hoá
    Được viết bởi: Surphi10
    Link bài viết: spiderum.com/bai-dang/Truu-tu...
    ______________
    Giọng đọc: Samurice
    Editor: Pinkdot
    ______________
    Bản quyền video:
    Bản quyền nhạc:
    RUclips Audio Library
    ______________
    #Spiderum #nhentrithuc #cuthehoa #truutuonghoa

Комментарии • 60

  • @leanh4435
    @leanh4435 Год назад +7

    Cụ thể hoá trước rồi khái quát hoá - một cái logic- 1 cái xúc cảm. Kết hợp cả hai thì mới tạo ra điều đẹp đẽ 👏❤️.
    Rất dễ ghét hay yêu một ai đó ! Nhưng để hiểu họ mới khó, nhưng làm được cái khó ấy mới thấu cảm được người khác 🙂💞. Như vậy thì mới tìm được niềm vui trong cuộc sống 💖💖.
    Biết ơn tg bài chia sẻ rất hay và thú vị 👍❤️😍🍀🙏🍀, biết ơn BBT kênh NTT 🍀🙏🍀❤️😍

  • @manhquangnguyen2413
    @manhquangnguyen2413 Год назад +5

    cá nhân mình nghĩ vốn chưa bao h quan trọng thứ tự trước sau của 2 khái niệm tư duy này, đối với mình việc sử dụng 2 loại tư duy này như là một bộ lọc vậy, một cái dùng để sàng và một cái dùng để chia nhỏ giúp việc sàng dễ lọc sạn hơn, trên cùng một vấn đề khi ta càng dùng nhiều lần càng ngẫm nghĩ nhiều thì vấn đề càng được sáng tỏ, quan điểm lại càng thêm trau chuốt hơn.

  • @iepo7922
    @iepo7922 Год назад +17

    Tôi theo trường phái logic trừu tượng hoá nhưng lại rất thích nghệ thuật đặc biệt là âm nhạc tôi muốn mọi người hiểu một câu nói một giai điệu theo nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng nó cũng khiến tôi dần phân loại với tất cả mọi thứ kể cả những người xung quanh khiến tôi nghĩ họ như robot được phân loại theo nhóm chứ không phải một cá nhân cụ thể thế nên tôi nghĩ mình cần cụ thể hoá nó lại khiến tôi trở nên có chiều sâu hơn trong cách nhìn sự vật sự việc con người và dòng đời này

    • @phuongvo9448
      @phuongvo9448 Год назад

      Bạ đã từng trải qua quá trình overthingking để đạt được nó chưa hay vẫn dùng nó cho mục đích tìm hiểu của bạn

  • @tthiep
    @tthiep Год назад +1

    Thường thì mình sẽ tư duy cụ thể giống một dạng thu thập, sưu tập các biến số, tình huống có thể xảy ra trong 1 lĩnh vực nào đó, xong sử dụng tư duy trường tượng để sắp xếp, phân loại các biến số đấy vào các nhóm dựa theo đặc điểm chung, từ đó đơn giản hóa các vấn đề và rút ra lý thuyết cho để áp dụng cho tất cả các trường hợp, có cái nhìn tổng quan về cách vận hành của cả lĩnh vực đó. Tuy nhiên thì trong quá trình tìm hiểu thì góc nhìn lúc mới tìm hiểu, lúc tìm hiểu đủ sâu, hay lúc thành chuyên gia rồi sẽ có các góc nhìn rất khác nhau, nên việc cập nhật lại thường xuyên như ý kiến thứ 2 ở cuối video mình thấy cũng khá hợp lý.

  • @longcalloment963
    @longcalloment963 Год назад +2

    Bài viết quá hay, quá đỉnh. Xứng đáng ngàn like

  • @VanTruNguyen-po1tj
    @VanTruNguyen-po1tj Год назад

    Theo trực giác của chính mình .Đừng để lạc nối dồi quên nối về nhà .

  • @sweetpotatoy.y6122
    @sweetpotatoy.y6122 Год назад +1

    Không hiểu sao nghe bài này xong em cứ liên tưởng đến toán ấy, kiểu như phát hiện ra được 1 tính chất, sau đó cố gắng chứng minh nó đúng với mọi và khái quát hoá nó lên thành bổ đề. Riêng em thì không nghiêng hẳn về trường phái nào hơn, nhưng theo thói quen em thường chỉ nhớ những gì tổng quát nhất và dựa theo đó mà phát triển ý tưởng dựa trên tình hình thực tế, đó có thể làm mình xử lí vấn đề lâu hơn nhưng làm ta có thể nhìn vấn đề theo nhiều chiều hơn nếu có gặp lại vì mỗi lần xử lí thì không hoàn toàn giống nhau nhưng việc nảy ý tưởng thì khá là tự nhiên.

  • @huyentrangbui4181
    @huyentrangbui4181 Год назад

    Bài viết này hay quá

  • @nguyenuyen6085
    @nguyenuyen6085 10 месяцев назад

    Không phải chọn mà dường như ta sẽ có được một trong hai nó hình thành trong quá trình chúng ta lớn lên thông qua nhận thức và sau này khi nhận ra mình là người thường cụ thể hoá chúng ta sẽ học tập để bổ sung thêm sự trừu tượng cho bản thân và ngược lại chúng ta có sẵn sự trừu trượng và bổ sung thêm Cụ thể hoá trường hợp đặc biệt là ta có cả hai

  • @kobayashi19891805
    @kobayashi19891805 Год назад

    cái này ai học hội họa thường xuyên áp dụng 2 cách nhìn . vẽ sơ phát tổng quát , khái quát rồi vào chi tiết . zoom out - zoom in qua lại liên tục để nhào nặn ra 1 bản vẽ tác phẩm .

  • @allendanh5837
    @allendanh5837 Год назад

    Thanks ad !

  • @ademileooo
    @ademileooo Год назад +1

    Đọc những bình luận của mọi người đều là tư duy trừu tượng mình cảm thấy mình hơi lạc lõng. Có lẽ do mình không chắc mình là tư duy cụ thể hoá hay trừu tượng hoá.
    Trong mỗi bài viết từ năm cấp 2,giáo viên dạy mình xếp luận điểm luận cứ nhưng mình không biết viết ntn. Chỉ biết sắp xếp ý theo cảm xúc của mình cái gì mình nghĩ ra được và bằng mấy từ ngữ hoa mĩ mà đọc từ nhiều sách ra =)).
    Đến khi bảo mình khái quát một người mình cũng không khái quát được ,chỉ tiếp xúc với họ nhiều, có cảm nhận cụ thể mới mờ mờ hình dung được. Sau đó nghe ý kiến từ mọi người rồi ra cái định kiến chung chung vậy.
    Hmm Vậy câu hỏi là làm sao để rèn được cả trừu tượng hoá và cụ thể hoá? :)))

  • @kecuopduoitrang
    @kecuopduoitrang Год назад

    chủ đề này quá khó để suy nghĩ bởi, tôi còn chưa rõ và chưa có khái niệm nào về trừu tượng hóa hay cụ thể hóa. Tôi cảm thấy cái gì cũng được miễn mình vui, tôi thường thấy ng ta nhận định chủ quan về nhiều thứ rồi để cái tôi của họ vào xong gán ghép cho tất cả mọi thứ có vấn đề đó, thật bất công và chủ quan khi nhìn sự việc theo góc nhìn của ng khác. Nếu là tôi, thì tôi vẫn cứ nghe rồi phản biện lại ngay lúc đó vì tôi thích thế với những vấn đề tui chưa biết, để mở rộng góc nhìn, và rồi sẽ cố gắng tìm cơ hội tiếp xúc vấn đề đó từ từ.

  • @0lunaluna0
    @0lunaluna0 Год назад

    Hay

  • @minhtampham1229
    @minhtampham1229 Год назад

    đọc sách là các giúp chúng ta trừu tượng hóa , khi đọc 1 cuốn sách ta thường đọc chi tiết , sao đó gom gọn lại 1 cách trừu tượng hóa . để nắm bắt tốt hơn tiết kiệm bộ nhớ hơn.

  • @mottrinhtham4248
    @mottrinhtham4248 Год назад

    Thật sự bài này quá hay đối với mình, tôi đã nghe đi nghe lại bài này mỗi ngày từ khi nó đăng lên

  • @tlofficial1116
    @tlofficial1116 Год назад +3

    Mình hay nói câu: "Về cơ bản thì là..."
    Ví dụ: Về cơ bản thì học đại học cũng chính là đi làm vì cần kỷ luật, cần có trách nhiệm, cần có kế hoạch thì mới làm (học) tốt được

  • @tienanhtran5967
    @tienanhtran5967 Год назад +2

    Mình cho rằng tư duy bản chất chính là sự trừu tượng hóa, còn việc đi sâu vào chi tiết, cụ thể sẽ giúp chúng ta hình dung vấn đề 1 cách chính xác hơn mà thôi. Lấy luôn ví dụ anh chàng mặt lấm la lấm lét trong video, với người kém thông minh, chỉ có thể nhìn vào 1 đặc điểm sẽ chỉ khái quát lên rằng anh chàng này là nguy hiểm, người thông minh hơn 1 chút có thể để ý đến 1 số đặc điểm khác và có thể nhận ra anh chàng này đang bị ốm hoặc có lẽ đang tìm 1 cái WC 😆,hoặc cũng có thể là trộm thật . Túm lại theo mình thì 1 người thông minh sẽ nhận ra nhiều đặc điểm ở sự vật sự việc hơn và khái quát hóa (trừu tượng hóa) lên 1 bức tranh rõ ràng hơn, chuẩn xác hơn. Vậy nên việc chia ra làm 2 loại tư duy trừu tượng hóa với cụ thể hóa mình thấy không hợp lý mà còn dễ gây hiểu nhầm. Chẳng có ai lại đi soi xét chi tiết 1 vấn đề, 1 sự vật sự việc mà không hình dung bất cứ điều gì trong đầu, nếu thật sự ai đó làm việc này thì họ chỉ đang liệt kê, kể lể chứ ko phải đang tư duy.

  • @BTSARMY-mx1io
    @BTSARMY-mx1io Год назад +1

    Cá nhân tôi là một người có tư duy trừu tượng hóa. Tôi biết rằng có rất nhiều người Việt Nam chúng ta thuộc kiểu tư duy cụ thể hóa bởi vì khi một ai đó đưa ra một nhận định về cá nhân hay tập thể thì chắc chắn đều bị một số người reply lại kiểu: "Tại sao ông lại đánh đồng tất cả mọi người?" hay "Ông đang vơ đũa cả nắm đấy!". Theo cá nhân tôi nghĩ, việc gán mác như thế không phải là sai hoàn toàn bởi vì cái đúng của nó đang chiếm phần đa số so với phần thiểu số của những bạn kia. Tuy nhiên, điều đó không phủ nhận được rằng họ đang đánh đồng không ít người... Đối với tư duy của một người trừu tượng hóa, họ sẽ nghĩ rằng điều đối phương nói là hiển nhiên và không cần đề cập đến. Còn về phía cụ thể hóa thì lại cho rằng mọi người nên có cái sự khách quan tuyệt đối... Cá nhân tôi tuy đều sở hữu cả hai loại tư duy nhưng trừu tượng lại chiếm đa số và vì tôi đang sử dụng tư duy trừu tượng nên tôi mới nghĩ rằng mình thuộc tuýp trừu tượng là như vậy. Đôi khi những gì dù có phạm đến tôi miễn là tôi đồng ý thì tôi sẽ chấp nhận, còn nếu không thì tôi lại sử dụng tư duy cụ thể để chỉ ra cái sai của họ. Tôi biết rằng mình rất ba phải khi tư duy như thế nhưng đôi khi tôi cũng khá chắc chắn về cái tư duy của mình :)))

  • @cuchoamirung
    @cuchoamirung Год назад +1

    Thử xem nào.
    1. Do một đêm thức khuya và một đêm dậy sớm săn mây,đầu e bị stress cái e bắt đầu thèm ăn mà không tập trung làm gì được. Đến buổi chiều thì em thấy k ổn rồi nên tự cho mình off để ngủ bù và tự trấn an rằng mọi thứ sẽ ổn, vị khách kia cũng tự lo được mà không có em, và em thì ngủ là tốt nhất. Khi e tỉnh dậy thì đúng như thế thật, e tìm nước uống và dù đến bữa e cũng không bị thèm ăn quá như hồi chiều, bắt đầu lên tinh thần làm việc hơn. E nấu cơm, dọn dẹp đống bát đĩa từ trưa và làm nốt những việc cần làm mà rất thư thái.
    Cái này dường như là bị trộn cả 2 trường phái rồi. nên không có 2 nữa

  • @tanghung3607
    @tanghung3607 Год назад

    bên cụ thể hóa

  • @ANHTUAN_ART
    @ANHTUAN_ART Год назад +1

    Nghệ sỹ tạo hình có tư duy trừu tượng sẽ SÁNG TẠO ra các tác phẩm nghệ thuật đỉnh hơn hẳn người chỉ biết SAO CHÉP hình ảnh.
    Chính vì phụ nữ và người châu Á nói chung do ảnh hưởng từ những thứ lắt nhắt, đồng bóng của chữ tàu, phố tàu nên có tư duy phức tạp hóa vấn đề rồi bỏ quên tổng thể, họ hay sa đà chi tiết vụn vặt mà thiếu tư duy trừu tượng, tổng thể. Chính vì thế công việc bản năng của họ là may vá và bếp núc vẫn thua xa đàn ông.
    Cũng như các nghệ sỹ, các nhà phát minh thiên tài có tư duy trừu tượng cao tại sao toàn nam giới, đặc biệt là người Đức?

  • @HUGHUG189
    @HUGHUG189 Год назад

    Tư duy trừu tượng hóa một cách cụ thể hoá. Đau đầu thật

  • @thaotran-dp2zt
    @thaotran-dp2zt Год назад

    Có 4 loại khí chất cơ bản.

  • @phuongthanharmy6520
    @phuongthanharmy6520 Год назад +1

    Nên đặt TRỪU TƯỢNG HÓA và CỤ THỂ HÓA đứng trước TƯ DUY trên tiêu đề !!!...

  • @LuisKhangphattrien18
    @LuisKhangphattrien18 Год назад

    EM phải có tư duy j và học những j mới có tiềm nâng trở thành một trong thành viên của Spiderum ạ

  • @leanh4435
    @leanh4435 Год назад

    👍🍀🙏🍀❤️😍

  • @luannguyen9903
    @luannguyen9903 Год назад

    Không quên cà khịa chủ tịch =))

  • @mghofficialxemngay1415
    @mghofficialxemngay1415 Год назад

    Bài viết được viết bởi tác giả theo tuýp người cụ thể hóa vấn đề

  • @phamkien1095
    @phamkien1095 Год назад +1

    chào admin , mình nghĩ nên để QC sách hoặc tuyển dụng của kênh ở đầu hoặc cuối video , như thế sẽ k làm gián đoạn tư duy khi đang xem những video kiến thức như trên
    trên đây chỉ là những ý kiến đóng góp cá nhân , thanks admin

    • @haduong0417
      @haduong0417 Год назад

      Để ở đầu dễ bị skip nhất, để ở cuối thì gần như bị bỏ qua bạn ạ

  • @vanvothe4817
    @vanvothe4817 Год назад +2

    Cả hai, tùy vấn đề và giai đoạn nên chọn cái nào để làm

  • @vuthiphinhung8943
    @vuthiphinhung8943 Год назад

    7:03 bộ phim đó là j ạ

  • @thuongvo9987
    @thuongvo9987 Год назад +7

    Mình là phức tạp hoá :')

    • @thienlovewe
      @thienlovewe Год назад

      Phức tạp hoá là nghĩ 1 việc theo mọi khía cạnh có thể xảy ra dù là nhỏ nhất đúng k thím :)))) nó là sự kết hợp nhưng chưa điều khiển được của cả 2 cái trên đó thím :v

    • @tiendatbtt1
      @tiendatbtt1 Год назад

      @@thienlovewe Là luôn nghĩ theo hướng khó thực hiện và thường từ bỏ khả năng thực hiện. Hoặc đưa quá nhiều khái niệm và mở rộng vấn đề thậm chí lạc sang vấn đề khác mà ko nhận ra. Mình đang hiểu như vậy , ko biết quá phức tạp quá ko :)

    • @nguyenvanminhtungofficial9006
      @nguyenvanminhtungofficial9006 Год назад

      @@tiendatbtt1 y như Pep Guardiola lúc mấy trận đấu lớn đó

    • @Green_Lemon_28
      @Green_Lemon_28 11 месяцев назад

      Còn tôi thì là liệt hóa

  • @trongtan2517
    @trongtan2517 Год назад

    Hmm, nghe giọng bạn này giống bạn Samurice quá nhỉ

    • @quochuy5849
      @quochuy5849 11 месяцев назад

      trong mô tả dưới video có ghi người đọc Samurice mà

  • @boomx1725
    @boomx1725 Год назад +1

    Tay trái, não phải

  • @hoanieen_idv
    @hoanieen_idv Год назад

    Có lần tôi và mẹ xem một video kể chuyện và bố tôi nhờ tôi tôi thuật lại nội dung thì tôi kiểu:
    - Đại loại là có cháu này qua nhà bà này, bà này dạy hai thứ tiếng và có cậu học trò...
    Mẹ tôi quay qua ngắt lời:" Hai mẹ con yêu một thằng tồi!"
    Tôi lúc đó cũng không hiểu sao cách nói mình dài dòng đến thế và cũng nghĩ cách bản thân giao tiếp đúng là có vấn đề. Giờ xem video giải toả phần nào thắc mắc rồi.

  • @covid001
    @covid001 Год назад

    cmt đầu:))
    GHIM TÔI ĐI :))

  • @Realnad21
    @Realnad21 Год назад

    Trừu tượng hoá và đơn giản hóa khác nhau ở đâu?

    • @_TruongNamHa
      @_TruongNamHa Год назад

      2 từ khác nhau hoàn toàn luôn đó ông

    • @tthiep
      @tthiep Год назад

      @@_TruongNamHa giống nhau mà bạn: "Trừu tượng hoá là quá trình đơn giản hoá một thứ cho đến khi không thể đơn giản hoá được nữa"

    • @ANHTUAN_ART
      @ANHTUAN_ART Год назад

      @@tthiep Khác rất nhiều bạn ạ. Tư duy trừu tượng được tái cấu trúc từ thực tế, được phát triển theo góc nhìn khái quát hóa, biểu tượng hóa hoặc chủ quan, khách quan của chủ thể để biểu đạt nó lên tính khoa học, hàn lâm nhất chứ không chỉ đơn giản vấn đề là được.
      Bạn hãy xem các tp nghệ thuật trừu tượng của họa sỹ vĩ đại nhất thế kỷ 20 P.Picasso xem có đơn giản tí nào không?

    • @haduong0417
      @haduong0417 Год назад

      Giống như một người ít nói và một người lắm mồm vậy

    • @linhnhat9918
      @linhnhat9918 Год назад

      Trừu tượng ko phải làm cho nó đơn giản và dễ hiểu. Nên khác nhau.

  • @wibirac9310
    @wibirac9310 Год назад

    T thích gán mác người khác