CÁI BÁCH-XÊ. Tác giả: NV. Bình Nguyên Lộc. Người đọc: Thái Hoàng Phi

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 3 окт 2024
  • #TủSáchTinhHoa giới thiệu:
    Truyện ngắn: CÁI BÁCH-XÊ
    Trích tập truyện ngắn "NHỐT GIÓ"
    NXB Thời Thế phát hành 1950 tại Sài Gòn
    Tác giả: NV. Bình Nguyên Lộc
    Người đọc: Thái Hoàng Phi
    Tiểu sử:
    Bình Nguyên Lộc (7 tháng 3 năm 1914 - 7 tháng 3 năm 1987), tên thật là Tô Văn Tuấn, là một nhà văn lớn, nhà văn hóa Nam Bộ trong giai đoạn 1945-1975. Ngoài bút danh Bình Nguyên Lộc, ông còn có các bút danh Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn, Tôn Dzật Huân, Phóng Ngang, Phóng Dọc, Diên Quỳnh...
    Trước 1949
    Bình Nguyên Lộc sinh tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Ông xuất thân trong một gia đình trung lưu đã có mười đời sống tại Tân Uyên. Cha là ông Tô Phương Sâm (1878-1971) làm nghề buôn gỗ. Mẹ là bà Dương Thị Mão (hay Mẹo) (1876-1972). Theo giấy khai sinh, Bình Nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, sinh ngày 7 tháng 3 năm 1915. Tuy nhiên, trên thực tế có thể ông sinh ít nhất một năm trước ngày ghi trong giấy khai sinh, nghĩa là năm 1914, nhưng không rõ có đúng là ngày 7 tháng 3 hay không. Nhà ông chỉ cách bờ sông Đồng Nai hơn một trăm mét và con sông in đậm dấu ấn trong một số tác phẩm của ông sau này như truyện ngắn Đồng đội (trong Ký thác), hồi ký Sông vẫn đợi chờ (viết và đăng báo ở California, Mỹ)...
    Từ năm 1919 đến 1920, ông theo học chữ nho với một ông đồ trong làng. Sau đó Bình Nguyên Lộc học trường tiểu học ở Tân Uyên vào những năm 1921-1927. Năm 1928 ông ở nhà luyện tiếng Pháp để thi vào trung học Pétrus Ký ở Sài Gòn. Từ 1929 đến 1933, ông học trung học ở trường Pétrus Ký và lấy bằng Thành chung (Diplôme d´Études Primaires Supérieures, tú tài phần thứ nhất) năm 1933[3]. Tuy nhiên, có tài liệu nói ông đậu bằng Thành chung trong niên khóa 1933-1934 và thôi học do kinh tế khủng hoảng. Cũng có tài liệu nói ông không học xong trung học và nghỉ học năm 1935.
    Năm 1934, Bình Nguyên Lộc về quê lập gia đình với cô Dương Thị Thiệt. Sau đó ông thi vào ngạch thư ký hành chính nhưng vì kinh tế khủng hoảng, hơn một năm sau ông mới được tuyển dụng. Ban đầu, ông làm công chức tại kho bạc tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương). Năm 1936, ông đổi về làm nhân viên kế toán ở kho bạc Sài Gòn (sau đổi tên thành Tổng nha ngân khố Sài Gòn). Ông bắt đầu viết văn trong thời gian này. Truyện ngắn đầu tay của ông có tên Phù sa, viết về công cuộc Nam tiến của người Việt vào miền đất mới Nam Kì, đăng trên tạp chí Thanh niên của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Vào khoảng năm 1943, ông hoàn tất tác phẩm Hương gió Đồng Nai (khởi thảo từ năm 1935), tập truyện ngắn và tùy bút về hương đồng cỏ nội đất Đồng Nai. Tác phẩm được Xuân Diệu, Huy Cận và vài nhà văn khác tán thưởng, nhưng sau đó bị thất lạc trong chiến tranh.
    Năm 1944, Bình Nguyên Lộc bị bệnh thần kinh nên xin nghỉ dài hạn không lương, và từ đó về sau không trở lại với nghề công chức nữa. Năm 1945, ông tản cư về quê, nhưng cuối năm 1946 ông hồi cư trở lại quận Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một.
    Sau 1975, ông ngưng cầm bút vì bệnh nặng. Tháng 10 năm 1985, ông được gia đình bảo lãnh sang Mỹ chữa bệnh. Ngày 7 tháng 3 năm 1987, ông từ trần tại Rancho Cordova, Sacramento, California, vì bệnh cao huyết áp, thọ 74 tuổi.
    ---------------------------------------------------
    Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc:
    Ma mới / Tiếng thần rừng • MA MỚI/ TIẾNG THẦN RỪN...
    Bóng ma trường áo tím • BÓNG MA TRƯỜNG ÁO TÍM ...
    Tiếng sáo tiêu đờn của Ngô Kiều Tân • TIẾNG SÁO TIÊU ĐỜN CỦA...
    Lữ Bất Vi nguyên tử • LỮ BẤT VI NGUYÊN TỬ. T...
    Bớt đi một trái / Kho vàng của cô Mạc-rít • BỚT ĐI MỘT TRÁI/ KHO V...
    Người chồng gian lận / Thí 1 con chốt hốt 10 con xe • NGƯỜI CHỒNG GIAN LẬN/ ...
    Ma rừng / Đầu gà đít vịt • ĐẦU GÀ ĐÍT VỊT/ MA RỪN...
    Hộp răng của người kỹ nữ Huế / Ngõ hẻm vợ bé • HỘP RĂNG CỦA NGƯỜI KỸ ...
    Đôi bông tai mất cắp / Chị bếp trả thù • ĐÔI BÔNG TAI MẤT CẮP/ ...
    Chồng Nam vợ Bắc / Cậu Hai cứu tinh • CHỒNG NAM VỢ BẮC/ CẬU ...
    Tấn kịch khan nhà • TẤN KỊCH KHAN NHÀ. Tác...
    Cái nết đánh chết cái đẹp • CÁI NẾT ĐÁNH CHẾT CÁI ...
    Anh hùng bất đắc dĩ • ANH HÙNG BẤT ĐẮC DĨ. T...
    Trự thứ mười • Video
    Phố của thành phố / Địa danh cũ Sài gòn • PHỐ CỦA THÀNH PHỐ/ ĐỊA...
    Bổn cũ soạn lại • BỔN CŨ SOẠN LẠI (XB 19...
    Thám hiểm lòng người • THÁM HIỂM LÒNG NGƯỜI (...
    Trên bộc trong sầu riêng • TRÊN BỘC, TRONG ... SẦ...
    Người chuột cống / Lá rụng về ngọn • NGƯỜI CHUỘT CỐNG-LÁ RỤ...
    Không một tiếng vang / Người đẹp ven sông • KHÔNG MỘT TIẾNG VANG -...
    Má ơi má / Cây đào lộn hột • MÁ ƠI, MÁ! - CÂY ĐÀO L...
    Rừng mắm • RỪNG MẮM (St 1960, Tập...
    Hạ bệ / 3 con cáo (tập Ký thác) • HẠ BỆ - 3 CON CÁO (St ...
    Quất ông Tơ cái trót • QUẤT ÔNG TƠ CÁI TRÓT. ...
    Không trốn nữa • KHÔNG TRỐN NỮA. Tác gi...
    Cô Hời bán thuốc • CÔ HỜI BÁN THUỐC. Tác ...
    Con nai vàng • CON NAI VÀNG. TG: Bình...
    Bà mọi hú | Thèm mùi đất • BÀ MỌI HÚ - THÈM MÙI Đ...
    Câu dầm | Phân nửa con người • CÂU DẦM/ PHÂN NỬA CON ...
    Chiếc khăn kỷ niệm • CHIẾC KHĂN KỶ NIỆM. Tá...

Комментарии • 8

  • @khuetran1911
    @khuetran1911 8 месяцев назад +1

    Truyện thật là hay ...Cám ơn tác giả và người đọc Thái Hoàng Phi nhiều lắm.

  • @PhuongTran-pg4ui
    @PhuongTran-pg4ui 4 месяца назад

    Cảm on THPhi

  • @ThanhHaTran654
    @ThanhHaTran654 6 дней назад

    🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿

  • @ngahua2129
    @ngahua2129 Год назад

    Cám ơn con.

  • @PhuongTran-pg4ui
    @PhuongTran-pg4ui 5 месяцев назад

    Hahahaha cảm ơn THPhi

  • @ThanhHaTran654
    @ThanhHaTran654 6 дней назад

    Bây giờ 2024, Saigon có khoảng 10 triệu người !.Phần đông là người từ miền Bắc vào, người và miền Trung vô và người từ miền Tây lên để kiếm việc làm và sinh sống !!!Đúng là đất lành ,chim đậu !!!

  • @kiettuan6506
    @kiettuan6506 Год назад

    3 h thì chiều, không trưa.

  • @thidang3231
    @thidang3231 10 дней назад

    Bây giờ Việt Nam mình có loa kẹo kéo 🙏