Bộ ấm trà Trúc Lâm Thất Hiền kiềng ba chân men lam (🌷0987220736)

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 23 дек 2024

Комментарии • 3

  • @sengom-timvechonbinhyen
    @sengom-timvechonbinhyen  16 часов назад

    Điển tích cổ Trúc Lâm Thất Hiền là tên dân gian gọi bảy học giả, nhà văn, nhạc sĩ theo trường phái Đạo giáo sống trong rừng trúc đầu thời nhà Tấn. Trúc Lâm tức rừng trúc, Thất Hiền tức là bảy vị hiền tài, thánh hiền những người có tài năng và đức độ bao gồm các ngài Nguyễn Tịch, Kê Khang, Lưu Linh, Sơn Đào, Hướng Tú, Vương Nhung và Nguyễn Hàm.
    Trúc Lâm Thất Hiền thuở sinh thời trong các thư tịch để lại thường có hình ảnh nho nhã, tài hoa, thong dong tự tại chẳng vướng bụi trần. Những giá trị văn hóa nghệ thuật và sự đức độ, tài năng mà họ đóng góp cho đời đến nay vẫn có sức ảnh hưởng rất lớn; có nhiều điển tích, thành ngữ liên quan đến họ thường được dùng trong đời sống thường ngày như câu chuyện về “mắt xanh”, sự hiếu thảo, đệ tử Lưu Linh, tính quân tử anh hùng của Kê Khang …
    📚 Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhiều hơn vì sao các danh sĩ này lại có sức ảnh hưởng như vậy nhé 😊:
    🟡1/ Nguyễn Hàm là người phát minh ra đàn nguyễn, tổ tiên của đàn nguyệt ngày nay, có tính tình phóng khoáng. Bảo vật còn lưu lại cho tới ngày nay liên quan tới ông là cây Loa Điền tử đàn Nguyễn Hàm chế tác từ cây tử đàn quý hiếm, chạm khắc khảm vỏ ốc xà cừ tinh xảo mà Võ Tắc Thiên vô cùng yêu quý. Hiện bảo vật này đang được lưu giữ tại bảo tàng ở Nhật Bản.
    🟡2/ Nguyễn Tịch là danh sĩ nổi tiếng về thi phú văn chương. Ông có đời sống thanh liêm, không thích chính trường, thích ngao du sơn thủy, nghiên cứu kinh điển.
    Ông có cặp mắt rất đặc biệt, có hai mắt khác màu nhau. Khi tiếp khách hễ là hạng quân tử, vừa lòng mình thì Nguyễn Tịch nhìn thẳng bằng tròng mắt xanh; trái lại khách là kẻ tầm thường, người không vừa lòng mình thì ông nhìn bằng đôi tròng trắng. Do điển đó, sau này người ta dùng chữ "Mắt xanh" để chỉ sự bằng lòng, vừa ý. Nguyễn Tịch thường thị hiện với dáng vẻ nửa tỉnh nửa say, tiêu sái chẳng vướng thế tình. Tay cầm chén rượu, hoặc bầu rượu và quyển kinh thi.
    💠3/ Kê Khang tự Thúc Dạ, là một nhà tư tưởng, một thi sĩ và một nhạc sĩ nổi tiếng. Ông mồ côi cha từ bé, nhưng nhân cách đáng kính hơn người: lòng thẳng thắn cương trực, cần mẫn học hành.
    Kê Khang là một tác gia rất hiếm thấy của Trung Quốc cổ đại, vừa tinh thông văn học, huyền học và âm nhạc, lại vừa anh tuấn, phong độ. Người ta sánh ông với núi ngọc hoặc cây tùng. Khi bị Tư Mã Chiêu xử tử, lúc lâm hình ông vẫn ung dung khải khúc Quảng Lăng Tán, một trong thập đại danh khúc của Trung Quốc cho tới ngày nay.
    🔶️4/ Lưu Linh - Bá Luân Tử, thường say sưa với hương rượu thơm ngọt mê đắm lòng người, tiêu sầu vô ngại, hay mang theo bên mình vò rượu, hoặc bầu rượu. Ông là người phóng khoáng, hướng về lối sống thuận tự nhiên theo tư tưởng Lão Trang. Tuy bên ngoài người ta nhìn vào, có thể thấy ông là kẻ nghiện rượu như quỷ tửu, nhưng thực tại bên trong lại là tinh thần tự do không chịu ràng buộc bởi các phép tắc lễ nghi thế tục, muốn hòa vào tự nhiên triệt để. Về sau, khi nói đến người nào mượn rượu giải sầu đến say mèn quên đời thì người ta ví von kẻ ấy là đệ tử của Lưu Linh vậy.
    ❤5/Sơn Đào từ nhỏ tánh tình ông rất chất phác, nhưng học thức hơn người, được nhiều học giả danh vọng trong vùng kính trọng. Ông là một nhà chính trị yêu thích tư tưởng Lão Trang, văn chương thi phú. Ông từng giữ chức Thượng Thư Lại Bộ Lang, không muốn dính vào vòng đấu tranh quyền chính nên thường ẩn cư, ít giao thiệp với các triều thần. Mỗi khi cao hứng, Sơn Đào thường mời các danh sĩ trong nhóm Thất Hiền vào rừng trúc rong chơi, uống rượu và bàn lẽ huyền vi của Trời Đất, gác ngoài tai mọi việc ở đời.
    ❤6/ Hướng Tú người rất thông tuệ, hiểu biết rất sâu xa, theo cái học của Lão Trang. Ông là một văn học gia lỗi lạc. Ông cùng với Quách Tượng đã chú giải sách Nam Hoa Kinh của Trang Tử. Hướng Tú - Tử Kỳ Tử, thường mang theo bên mình quyển kinh thi, dáng người hoài cổ, thanh tao phong nhã, thâm tàng bất lộ.
    🟢7/ Vương Nhung - Tuấn Xung Tử, thường mang theo bên mình một cây gậy, dáng người nho nhã, thần thái đậm nét chuẩn mực lễ nghi nghiêm nghị. Vương Nhung là người sống với tinh thần hòa hợp, dung hòa lễ nghi Nho Giáo và tư tưởng Đạo Giáo. Nhắc về Vương Nhung, người ta ca ngợi chữ hiếu tử. Tương truyền lúc thân mẫu của ông qua đời, ông ở cạnh linh cữu tiếp lễ thăm viếng, chẳng màng ăn uống, thân thể suy nhược đến nỗi đi đứng loạng choạng vẫn không muốn rời linh cửu. Người ta thường so sánh trong câu thành ngữ: “Hòa Kiệu sinh hiếu, Vương Nhung tử hiếu.”
    Trên đây là những thông tin căn bản được tổng hợp từ nhiều nguồn nghiên cứu. Sen & Gốm mong rằng khi đọc tới đây, quý vị đã có một cái nhìn tổng quan về ý nghĩa và những điều gửi gắm răn dạy từ các bậc danh sĩ Trúc Lâm Thất Hiền. Chúng ta hiểu vì sao mà người từ xưa tới nay vẫn luôn kính trọng và ưa chuộng điển tích cổ này, một điển tích hướng con người về cuộc sống tốt đẹp, tâm sáng thanh cao và ung dung tự tại, biết buông bỏ bớt lợi danh để sống hoà hợp cùng thiên nhiên, trời đất.
    Trân trọng,
    Cô gái gốm
    🌷Sen & Gốm - Tìm về chốn bình yên

  • @lekhiem8932
    @lekhiem8932 8 дней назад +1

    Giá 1 bộ

    • @sengom-timvechonbinhyen
      @sengom-timvechonbinhyen  8 дней назад

      @@lekhiem8932 Cảm ơn anh đã quan tâm. Bộ ấm chén này có giá 420k/bộ nhé anh. 😊