Trong ngành Hàng không người ta dùng nhiều đến khí N2 để làm mát cho các thiết bị và đặc biệt là để bơm lốp vì máy bay hoạt động trong điều kiện vật lý cũng như nhiệt độ môi trường khắc nghiệt. Khi máy bay chạy trên đường băng dưới trời nắng nóng hơn 40⁰c với tốc độ cao rồi trong chốc lát máy bay đạt được độ cao trên dưới 10 km thì nhiệt độ giảm xuống chỉ còn - 20⁰ đến -30⁰c nếu dùng khí thường có hơi nước sẽ làm cho áp xuất lốp giảm đi đáng kể. Ngược lại khi hạ cánh, từ nhiệt độ -30⁰c tăng lên 40⁰c (chênh lệch 70⁰c) cộng với sự va chạm mạnh của lốp với đường băng làm cho áp xuất lốp tăng cao có thể gây nổ lốp gây tai nạn khôn lường. Vì vậy người ta phải dùng khí N2 bơm lốp máy bay còn với ô tô sự chêng lệch t⁰ cũng như va chạm cơ khí ko lớn nên mọi ngưòi ko nhất thiết phải dùng khí N2 để bơm cho lốp.
@@TipcarTVok! video rất thực tế và thú vị, rất ổ ích cho nhiều người. Anh làm bên ngành Hàng ko nên cũng hiểu biết chút ít nên tham gia ý kiến để mọi người cùng hiểu thôi
Có một vấn đề mà chương trình chưa đề cập đến việc sử dụng lốp bơm n2 và khí thường trong cùng 1 thời gian là khí n2 là khí trơ nên việc thẩm thấu qua cao su, polime là gần như rất rất nhỏ, còn bơm khí thường thì sẽ bị thẩm thấu cao. Việc bơm n2 vào lốp cho các phương tiện làm việc trong môi trường cực kì khắc nghiệt, trạng thái áp suất thay đổi lớn, nhanh, thì bơm n2 là rất hữu ích và bắt buộc. Còn bạn thử nghiệm thời gian và quãng đường ngắn thấy khác biệt nhỏ là đúng. Nếu thời gian >3 h và quãng đường dài> 300km thì bạn sẽ hiểu tại sao lại bơm n2
Tipcar luôn cố gắng đi đến tận cùng của vấn đề, để các bác cảm thấy thỏa mãn nhất khi xem. Có gì chưa hài lòng thì bác góp ý để Team em làm tốt hơn nữa nhé bác.
Thành phần ni tơ trong kk chiếm 78%, thuy nhiên thành phần hơi nước trong không khí lại rất dao động tuỳ độ ẩm. Đây mới chính là thành phần gây giãn nở chủ yếu. Thông thường ni tơ chỉ giúp giữ áp suất lâu hơn do ít thẩm thấu hơn so với không khí, và chủ yếu dùng để bơm lốp máy bay và xe đua mới có tác dụng nhiều thôi
Mình thích và xem Tip car từ rất lâu rồi. Riêng vấn đề này xin đưa ra trải nghiệm thực tế của bản thân như sau: Mình chạy ranger 2021, lắp cảm biến áp suất lốp, bơm nito theo đúng thông số trên tem dán cánh cửa xe bên tài 2,1kg. Chạy vô tư trời nóng và đường xa cũng chỉ tăng lên 2,2kg. Bơm khí thường cùng điều kiện thì áp suất lốp phải lên đến 2,4kg hoặc hơn và xe đi xóc hơn nhiều.
Cái đấy ko phải là do khí nito mà do độ ẩm trong khí bác bơm vào thôi, do bác bơm khí thường có thể lẫn hơi nước nhiều, khi bơm nhiều lần bánh nguội nó có thể ở dạng giọt sương lỏng, còn khi chạy lâu, lốp nóng nó chuyển thành dạng hơi làm tăng thể tích và áp suất nhiều.
Các bác hiểu sai tại sao người ta lại bơm N2 (nito) vào lốp xe rồi.N2 là khí trơ độ dãn nở cũng tương với các bác bơm AIR thôi.vì chênh nhau có 21 % oxy. Công dụng của nó chỉ có 1 là tránh cho mặt trong của Lốp đỡ 1 phần bị lão hoá hay oxy hoá..hoặc cho những hành trình đi chuyển dài từ 250-300 km. Xe tải khoảng 12 tấn trở nên thì thường xài N2 nó tích kiệm được 1 khoản khá khá tiền Lốp hao mòn ..và thời gian lão hoá của lốp xe.. cty tôi đã sử dụng N2 bơm lốp xe được khoảng 8 năm rồi hiệu quả khá OK ..còn khi các bác bơm xe nhỏ gần như chẳng cảm nhận được gì vì cái này là lợi ích lâu dài chứ không phải như các Thầy trên mạng bảo hiệu quả tức thì đâu ..cty tôi chuyên bán N2 để bơm lốp máy bay Tại đài Loan
@@kingofbo8386 phải xem là bác phục vụ vào mục đích gì nữa. Ví dụ như bác chạy dịch vụ hoặc di chuyển nhiều thì N2 nó cũng hỗ trợ nhiều.có điều kiện thì bơm N2 là tốt bác ạ
Bổ ích, khách quan, tin cậy, nhiệt tình, chuyên nghiệp Đây là điểm khác biệt so với các kênh về xe Tôi từng xem Chúc kênh phát triển vững mạnh và sẽ là kênh số 1 chuyên về xe hơi.
Bác chốt câu cuối đúng rồi, với đk sử dụng bình thường thì khí nào cũng như nhau nhưng khi sử dụng trong đk khắc nghiệt hơn như chạy dài dưới thời tiết nóng hơn thì có sự chênh giữa 2 khí.
Mình thấy rất quý bác chủ gara. Dù ảnh hưởng lợi ích của mình nhưng vẫn thẳng thắn nhìn nhận sự thật. Tipcars cũng có những đánh giá rất công phu và công tâm. Tuy ko có lợi thế về ổn định áp suất. Nhưng lợi ích của bơm Nito để loại bỏ Oxi, kéo dài tuổi thọ cao su là hoàn toàn hợp lý.
Chuẩn theo định luật vật lý thì 1 Mol của mọi chất khí có cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất sẽ luôn có thể tích bằng nhau=>khí gì bơm vào nốp thì đều sẽ có áp suất như nhau trong mọi điều kiện nhiệt độ! Xe đua họ bơm khí Nito có thể để giản sự oxi hóa nốp khi nốp xe làm việc liên tục ở nhiệt độ và áp suất cao=>tăng độ bền cho nốp xe=>tăng độ an toàn. Xe thường không cần thiết do chi phí quá tốn kém và chúng ta cũng chẳng ai kiểm tra được đó có phải khí Nito không hay độ tinh khiết là thế nào!
Nguyên nhân do mình nghĩ thế này, nếu ở miền Bắc thì không khí ẩm hơn nên trời nóng thì hơi ẩm sẽ thoát nhiêù hơn so với bơm khí nito vì thế bơm Nito sẽ thấy tăng nhanh hơn. Miền Nam thì khô hơn nên bơm Nito lại hiệu quả (đó là kết luận mà bên tipcar không đưa ra được). Còn bơm Nito thì chống xuống hơi chậm ở cả 2 miền rất tốt, lốp mình 6 tháng chả xuống tí nào, cứ quanh quẩn 2.2-2.4 cho sáng và chiều nếu không đi. Còn chạy Cà Mau đợt Tết vừa rồi thì cũng chỉ lên 2.5 và quanh quanh 40 độ nên an tâm hẳn.
Nếu điều kiện bình thường thì bánh bơm nitơ không cần kiểm tra áp xuất... trong thời gian dài. Kinh nghiệm xe tôi trên 3 năm chưa bao giờ kiểm tra. Dĩ nhien chưa bao giờ bị bể, đâm lốp, xe có cảm biến chính hãng. Hoàn toàn không độ chế . Đó là thời gian. Điều này tipcar khó thực hiện được. Thân.
cám ơn việt anh… và ekip … đã cố gắng và làm những gì tốt nhất có thể để a e hiểu rõ hơn và rất mong anh và ekip sẽ ra nhìu video hay và ý nghĩa để a e học hỏi… xin chúc anh và ekip thật nhìu sức khoẻ để tiếp tục hành trình trên con đường của mình….
Khí nitro chỉ hơn khí thường khi bơm vỏ một tí không đáng kể như áp suất thay đổi với nhiệt độ. Vỏ bánh xe bơm bằng khí nitrogen chỉ có một điểm hơn khí thường có thể thấy được là vỏ xe giữ áp suất lâu hơn trong điều kiện khí trong xe thoát ra ngoài do xuyên qua vỏ bánh xe. Hiện tượng này gọi là "thẩm khấu qua chất rắn" tiếng Anh là "permeation" bởi vì phân tử của nitrogen lớn hơn khí thường. Một thí nghiệm minh họa cho điều này là 2 bong bóng 1 thổi đầy bằng miệng (khí thường), 1 thổi bằng helium (bóng bay) buộc kín. Sau chừng vài ngày chúng sẽ xẹp (mất hơi) do hơi thấm qua vỏ bóng thoát ra ngoài. Bong bóng thường mất hơi chậm hơn bóng bay vì phân tử của khí thường lớn hơn khí helium. Khi vỏ bánh xe có lỗ rò thì khí nitro cũng không khác khí thường. Vì vậy đối với việc xử dụng bình thường khí nitro chẳng có gì khác biệt chỉ có điểm hơn là thời gian mất hơi lâ hơn. Còn trong cuộc đua xe thì các yếu tố áp suất nhiệt độ của vỏ xe ảnh hưởng đến việc (ma xát) bám đường hơn nhau chỉ 1 phần ngàn cũng thay đổi kết quả nên họ mới xử dụng khí nitro.
với các thể loại đua như GP hay F1 thì bánh xe hoàn toàn ko có gai, nên bề mặt vỏ xe tiếp xúc với mặt đường sẽ nhiều hơn so với lốp xe thông thường, và vỏ nó mỏng hơn nhiều so với vỏ thông thường, cộng thêm tốc độ 200-300km/h nên sẽ rất nóng và nếu bơm hơi thường sẽ nổ vỏ ngay
Nitơ giúp cao su khỏi tiếp xúc với các thành phần phức tạp lẫn lộn trong không khí, kéo đài tuổi thọ vỏ ruột xe. Còn giãn nở với nhiệt độ, thì đã là chất khí thì phải chịu định luật giãn nở Boyle-Mariotte, làm gì có chuyện khí nitơ không giãn nở.
Bơm khí nito chỉ dùng cho xe đua chạy tốc độ cao và đờ ríp liên tục thì mới có tác dụng. Còn xe thông thường thì chạy tốc độ tầm 160km/h chở xuống thì ko có j khác biệt nhé
Hỗn hợp khí tự nhiên có hơi nước còn khí nitor nguyên độ tinh khiết 92-98% so với 71% của khí quyển. Do vậy sự co/ giãn của không khí sẽ lớn hơn nghĩa là ko ổn định bằng khí nitor
Cam ơn về tính thực tế và trung thực của Tipcar và ekip thực hiện. Điều này cũng rất nhạy cảm và đụng chạm. Với nhữg tiêu chí này sẽ làm cho người dùng đỡ tốn kem vô bổ. Một lần nữa rất cám ơn chương trình…!
@@TipcarTV rất can những kênh như này. Và sẽ được rất nhiều người ủng hộ sự khách quan trong nhữg đánh giá thực tế của Tipcar. Chúc Tipcar luôn vững mạnh…!!!
Hoan nghênh Tipcar đã đam mê thực nghiệm để có thêm nhiều cách tiếp cận nữa. Nhưng mình xin góp ý phần 2 nên làm 2 thực nghiệm sau: 1. Lốp bơm lên 2.5 bar rồi theo dõi khi di chuyển đường dài xem tác động thế nào. Vì nếu bơm 2.3bar thì độ chênh lệch giữa 2 loại khí theo mình là ít thấy rõ 2. Theo dõi sự tụt áp suất lốp theo sẽ thế nào khi để không ngoài nắng/trong bóng râm Cám ơn
Theo tôi nghĩ thì với xe dân dụng thì k có sự khác biệt gì cả, vì bản thân kk cũng 80% là N2. Ngoài ra như đã học vật lý phổ thông, khí dãn nở nhiệt là như nhau, cùng số mol khí thì cùng thể tích, tương ứng cùng áp suất khi ở điều kiện nhiệt độ giống nhau. Còn pp này sd cho F1 là do sự hoạt động khắc nghiệt của xe đua F1, nhiệt độ lốp lên rất cao mới gây ra sự khác biệt đáng kể hoặc liên quan đến cháy lốp nếu bơm bằng kk thay vì N2.
Trong không khí ni tơ cũng chiếm cỡ 78% , ô xi cỡ 21% còn lại là các bon nic ; hơi nước ; khí trơ . Theo em nghĩ bơm ni tơ có thể kéo dài tuổi thọ của cao su hơn không ? Vì bơm ni tơ thì không lẫn ô xi , mà ô xi thì nó làm ô xi hóa cao su ? (nhưng như vậy cũng chỉ được mặt trong của lốp thôi ?)
lý do mà làm thí nghiệm không phát huy được công dụng của khí nitơ là như thế này nhé mọi người: khi bánh xe quay trên mặt đường, có 3 trường hợp chính (cần phân biệt rõ ràng để nhìn ra vấn đề đang bàn luận) đó là : 1 khi bánh xe quay nhanh hơn lực bám của mặt đường (hay thấy là khi đốt lốp) 2 khi bánh xe quay vừa bằng lực bám của mặt đường (khi đi bình thường) 3 khi bánh xe quay chậm hơn lực bám của mặt đường ( khi phanh gấp) trong ba trường hợp ở trên thì 1 và 3 là gây ra tình trạng tăng nhiệt độ, trường hợp 1 là tăng nhiệt độ nhanh nhất và cao nhất, còn 3 thì ít và không đáng kể, 2 cũng vậy vì vậy kết luận nếu như bánh xe mà quay nhanh hơn so với mặt đường thì sẽ thấy rõ sự thay đổi nhiệt độ, suy ra khi đó mới phát huy được tác dụng của khí nito. còn khi nhiệt độ bên trong lốp giao động ít hoặc không thay đổi ( đang ở trường hợp 2 và 3) thì khí nito không phát huy được tác dụng. Bây giờ Ad lấy 1 con xe mã lực lớn xíu, có thể đốt lốp và Đề Ba Xoay Bánh được, ad làm lại tương tự 2 con xe này, ad sẽ thấy khác biệt rõ ràng. Đến cả anh chủ gara hôm nay lên video còn bị tâm lý làm lú luôn. chứ ông ý đã khẳng định rồi "đúng ra hôm nay a rất tự tin giới thiệu cho em khả năng hay ho của khí nitơ nhưng kết quả,,,, " câu nói này chứng tỏ anh ấy đã kiểm qua nhiều rồi và thấy tác dụng rõ ràng của khí nitơ chứ k phải nói đùa. nhưng có thể vì ít thời gian anh ấy k kịp phân tích để đưa cái mấu chốt cho lý do chó ối dồi ôi này. việc tét khi nito này nhìn chung chung giống như bạn mua thuốc tẩy về để bạn giặt quần áo trắng vậy á. để nhìn dễ ra tác dụng của thuốc tẩy thì áo trắng phải có Vết bẩn thì Thuốc tẩy mới có tác dụng, chứ nếu mà áo trắng tinh mà dùng thuốc tẩy thì làm sao biết thuốc tẩy hiệu quả hay không?? mình hy vọng bạn làm lại nội dung này để đưa cái cốt lõi về đúng vị trí cần thiết của nó. ae biker Việt Nam 🇻🇳cùng nhau phát triển Việt Nam ơi. 🇻🇳
Kênh về ô tô mà tôi thích nhất. Chia sẻ thực tế hữu ích, có sao nói vậy ko màu mè quảng cáo. Chúc team nhiều sức khoẻ và chia sẻ nhiều kiến thức về ô tô hơn nữa
M bơm Nitơ mất 20k 4 lốp, bơm oxi cũng 20k 4 lốp. Coi thông số áp suất lốp khi bơm Nitơ đều báo 2,3 - 2,5 Hôm trước thay lốp sơ-cua, lốp này tự bơm điện và dĩ nhiên là bơm oxi, đi 1 chặp thấy áp suất lốp đó báo 2,6 trong khi các lốp còn lại 2,4 (trời đang nắng) Thế đấy, có xíu kinh nghiệm giữa 2 loại khí bơm để trao đổi
Mà cái nhf tipcar đúng ra phải so sánh cùng 1 xe với 4 lốp bơm thường và 4 lốp nito trong cùng thời gian và điều kiện vận hành thì sẽ thấy bơm nito tăng chậm hơn. Chỉ có 1 lốp không bơm so sánh 3 lốp có bơm nito thì chưa đúng là về điều kiện vận hành vì con Cross cầu trước nên chỉ so sánh bánh tài với bánh phụ chưa hợp lý.
Tôi có bơm Nito và chạy một thời gian rồi, nhưng tôikhông đo nhiệt độ trên vỏ xe mà sờ vào mâm xe sau khi chạy một quãng đường dài thì mâm chỉ hơi ấm nhẹ so với bơm thường thì mâm khá nóng
Mình ở mỹ nên đơn vị khác ! Bên này chạy tới 80mile (135km)thì bánh xe nó mơi chênh lệch nhiều cỡ 5psi chứ chạy thường tầm 40-60mile ( 60-90) trời nắng lắm mới lên đc 1-2 psi,xài khí nito thì chạy 80 mile lên cỡ 1-2 psi
Đã là khí thì khí nào cũng giãn nở vì nhiệt như nhau đấy Tipcar. Nên áp suất khí nào cũng sẽ tăng như nhau khi giữ thể tích là hằng số mà nhiệt độ tăng giống nhau. Tôi nghĩ N2 là khí trơ bơm vào chỉ tránh việc lẫn các khí dễ gây cháy, hoặc ăn mòn, hoặc một sô thành phần trong ko khí phản ứng với nhau ở nhiệt độ cao, chứ giữ áp suất cố định là ko chính xác.
cám ơn tipcar. Sau khi mình xem hết video mình rút ra kết luận . Với xe con , xe gia đình tải nhẹ thì chúng ta chỉ cần bơm khí thường khô là được. Nito là lãng phí vì mức độ hoạt động của xe cá nhân không quá khắc nghiệt.
nội dung có đầu tư về tinh thần và vật chất. như vios của e 2,3kg mà chạy 150km dưới trời nóng trong 3h thì lên 2,6kg nhiệt độ 49 độ. chắc k đáng ngại lắm
Về mặt hóa học, khí nitơ là khí trơ không có ôxy. Ôxy có thể gây ăn mòn lốp từ bên trong, vì áp suất càng cao thì mật độ oxy tiếp xúc với lốp càng nhiều và nhanh gây thoái hóa lốp. Lốp bơm khí nitơ sẽ bền hơn bơm không khí bình thường vì k bị ăn mòn bên trong, chỉ bị bên ngoài
Cảm biến áp suất lốp liên quan đến an toàn, chỉ nên dùng hàng có thương hiệu tốt steelmate. Mấy thương hiệu khác toàn dập mác đóng logo như đầu android tàu mà thôi. Đời xe trước mình lắp áp suất lốp steelmate pin phải 5 năm mới hết
tuổi thọ của lốp ô tô cũng phụ thuộc vào điều kiện di chuyển và thời gian sử dụng. Nếu sử dụng đúng cách và thường xuyên bảo dưỡng sẽ tăng tuổi thọ của lốp hơn so với bình thường.
Theo cảm nhận bản thân mình : huyndai tucson bơm khí nito thì đi êm hơi trên đường xấu vì hành trình phuộc nhún ngắn còn misubishi triton củng như nhau
Để mà phân tích thì dài lắm. Nhưng kết luận em trải nghiệm thế này. Đi khí nito êm hơn, chạy đường trường cảm giác bám đường hơn. Đi khí thường đi xe nó cảm giác lốp không cân, bị xóc, đi qua các gờ dao động xe rõ rệt. Cái này không tin các bác cứ thử!
Mình ủng hộ. Cũng bơm nito. Khác hẳn luôn. Êm hơn nhiều. Khí bt của mình đi sau khoảng 40 phút là từ 2,4 lên 2,6. Còn khi bơm nito là gần như không lên luôn.
Ở phút 2:36 bác nói khí Ni tơ không giãn nở khi nhiệt độ lốp tăng là không đúng rồi. Em nhớ là "Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau". Vậy nên dù bơm khí Ni tơ nguyên chất gần 100% hay là bơm không khí với tỉ lệ xấp xỉ 78% Ni tơ và 21%Ô xi thì độ giãn nở như nhau thôi ạ.
Tôi đã bơm lốp bằng khí ni tơ 10 năm rồi, lốp ổn định hơn, chạy nhẹ hơn, ko xuống hơi, chạy nhẹ hơn, ko cháy nổ khi chạy tốc đọ cao áp suất lớn, khí thường có thể bị oxy tự bốc cháy gây nổ. Ni tơ hạt lớn bơm đi đc mấy năm ko xuống hơi, bị lủng cũng xuống rất chậm
cảm ơn video của a, giờ mới nhận ra được trước giờ có lẽ khách hàng bị móc ví về việc bơm khí nito mà ko giúp ích đc gì :D giờ cứ bơm bình thường, xài bộ bơm mini bỏ cốp xe là chuẩn bài và tiện lợi luôn
bơm khí N2 phải đạt độ tinh khiết >99% và phải hoạt động trong đk khắc nghiệt như trường đua thì mới có tác dụng còn ở đk vận hành phổ thông thì chả khác gì khí thường đâu. Các gara dùng chiêu trò bơm khí N2 để câu khách thôi.
Bạn ơi người ta chạy xe và mài võ xe trên đường trường vài tiếng đồng hồ khoảng 5-700 km lên đèo xuống đèo hoặc bo cua còn bạn chỉ chạy được 1 đọan ở đại lộ thì được bao xa 5km hay 50 km cũng chưa nhiều đâu ! Và khi bơm khí ni tơ vô lần đầu tiên người ta sẽ xả bỏ và bơm lại lần nữa lúc đó sẽ lạnh hơn nhiều còn bơm như vậy thì 2 loai khí sẽ chênh lệch không nhiều và cách bạn thử xe cũng quá ít và quá gần nên chưa thấy đâu nha !
E cũng mới mua con Cross G giống bác và đang ko biết nên mua phim cách nhiệt loại nào cũng như nên mua android box hay màn android. Bác có thể cho e biết xe bác đang dùng loại nào hay đang dùng những phụ kiện nào đc ko ạ? Cảm ơn bác!
Không khí là 78% Nito, do đó khi bơm khí Nito và không khí thì chênh lệch thành phần Nito ~20%, nên tính chất không khác nhau đáng kể cũng là điều dễ hiểu.
Ni tơ trơ về phản ứng hóa học, có lẽ sẽ tránh được ô xi hóa các chi tiết bên trong lốp (bản thân không khí đã có ~80% là Ni tơ). Còn về ảnh hưởng của nhiệt độ, cầu bê tông, đường sắt nó còn giãn nở nữa là khí :))))))))
Trong hầu hết các tình trạng sử dụng xe trong cuộc sống bình thường thì chả ảnh hưởng gì cả, không khí có 77% N, 21% O2, 2% các khí khác, Lắp cảm biến lốp chỉ để hỗ trợ mình theo dõi tình trạng lốp dễ dàng hơn thôi
trong không khí khí nito chiếm hơn 70%, thêm nữa là không khí trong bánh ko thể hút hết ra ngoài nên kết quả là ko chênh nhau đáng kể cũng có thể hiểu được
Sự khác nhau là khí N2 nó sẽ nhẹ bánh hơn bánh xe bơm khí thường. Ngoài ra bánh xe bơm khí N2 thì xe ít bị thay đổi và bị mất hơi khi nhiệt độ thay đổi nóng sang lạnh và lạnh sang nóng.
@@ND_US Khí Nitơ Khí nitơ (mật độ 1.251g/l ở STP, khối lượng nguyên tử trung bình 28.00 g / mol) nhẹ hơn khoảng 3% so với không khí.khí nitơ sẽ giúp giảm hao mòn các bộ phận của bánh xe. Không khí thông thường sẽ chứa hơi nước trong khi nitơ không có. Ngoài ra trong không khí có hơi nước cũng làm rỉ sét bên trong bánh xe hoặc thân van, và có thể cũng ăn mòn các cảm biến giám sát áp suất lốp.
Trong ngành Hàng không người ta dùng nhiều đến khí N2 để làm mát cho các thiết bị và đặc biệt là để bơm lốp vì máy bay hoạt động trong điều kiện vật lý cũng như nhiệt độ môi trường khắc nghiệt. Khi máy bay chạy trên đường băng dưới trời nắng nóng hơn 40⁰c với tốc độ cao rồi trong chốc lát máy bay đạt được độ cao trên dưới 10 km thì nhiệt độ giảm xuống chỉ còn - 20⁰ đến -30⁰c nếu dùng khí thường có hơi nước sẽ làm cho áp xuất lốp giảm đi đáng kể. Ngược lại khi hạ cánh, từ nhiệt độ -30⁰c tăng lên 40⁰c (chênh lệch 70⁰c) cộng với sự va chạm mạnh của lốp với đường băng làm cho áp xuất lốp tăng cao có thể gây nổ lốp gây tai nạn khôn lường.
Vì vậy người ta phải dùng khí N2 bơm lốp máy bay còn với ô tô sự chêng lệch t⁰ cũng như va chạm cơ khí ko lớn nên mọi ngưòi ko nhất thiết phải dùng khí N2 để bơm cho lốp.
Trước khi thực hiện chương trình em cũng nghĩ như bác, nhưng nhiều người có vẻ vẫn bảo vệ quan điểm nên em quyết thực hiện chương trình xem sao.
@@TipcarTVok! video rất thực tế và thú vị, rất ổ ích cho nhiều người. Anh làm bên ngành Hàng ko nên cũng hiểu biết chút ít nên tham gia ý kiến để mọi người cùng hiểu thôi
@@minhngo931 cảm ơn bác đã chia sẻ!
@@minhngo931 cám ơn bạn ,bạn làm trong nghành HK nên binh luận của bạn làm mọi nguòi tin tưởng ,trong đó co tôi.
Có một vấn đề mà chương trình chưa đề cập đến việc sử dụng lốp bơm n2 và khí thường trong cùng 1 thời gian là khí n2 là khí trơ nên việc thẩm thấu qua cao su, polime là gần như rất rất nhỏ, còn bơm khí thường thì sẽ bị thẩm thấu cao. Việc bơm n2 vào lốp cho các phương tiện làm việc trong môi trường cực kì khắc nghiệt, trạng thái áp suất thay đổi lớn, nhanh, thì bơm n2 là rất hữu ích và bắt buộc. Còn bạn thử nghiệm thời gian và quãng đường ngắn thấy khác biệt nhỏ là đúng. Nếu thời gian >3 h và quãng đường dài> 300km thì bạn sẽ hiểu tại sao lại bơm n2
Cảm ơn tipcar, cảm ơn ekip. Ko phải ai cg dám đưa xe ra để thực hiện những bài tăng tốc rồi phanh để cho ra những kết quả phục vụ khán giả như này
Tipcar luôn cố gắng đi đến tận cùng của vấn đề, để các bác cảm thấy thỏa mãn nhất khi xem. Có gì chưa hài lòng thì bác góp ý để Team em làm tốt hơn nữa nhé bác.
o9o99o99o999999999o999o99999999999999o9
Rất yêu kênh này. Cảm ơn Tipcar.
Thành phần ni tơ trong kk chiếm 78%, thuy nhiên thành phần hơi nước trong không khí lại rất dao động tuỳ độ ẩm. Đây mới chính là thành phần gây giãn nở chủ yếu. Thông thường ni tơ chỉ giúp giữ áp suất lâu hơn do ít thẩm thấu hơn so với không khí, và chủ yếu dùng để bơm lốp máy bay và xe đua mới có tác dụng nhiều thôi
Mình thích và xem Tip car từ rất lâu rồi. Riêng vấn đề này xin đưa ra trải nghiệm thực tế của bản thân như sau: Mình chạy ranger 2021, lắp cảm biến áp suất lốp, bơm nito theo đúng thông số trên tem dán cánh cửa xe bên tài 2,1kg. Chạy vô tư trời nóng và đường xa cũng chỉ tăng lên 2,2kg. Bơm khí thường cùng điều kiện thì áp suất lốp phải lên đến 2,4kg hoặc hơn và xe đi xóc hơn nhiều.
Cảm ơn bác đã chia sẻ thêm. Có thể là thể tích khí trên xe bán tải lớn hơn xe con nên mức độ giãn nở khác biệt nhiều hơn chăng?
Cái đấy ko phải là do khí nito mà do độ ẩm trong khí bác bơm vào thôi, do bác bơm khí thường có thể lẫn hơi nước nhiều, khi bơm nhiều lần bánh nguội nó có thể ở dạng giọt sương lỏng, còn khi chạy lâu, lốp nóng nó chuyển thành dạng hơi làm tăng thể tích và áp suất nhiều.
Cảm ơn ekip đã thực hiện thử nghiệm này cho em đỡ tốn tiền bơm! :D
Chuẩn luôn. Toàn nghe a e khuyên bơm nito chạy cho ngon.
Tính đi bơm Nitơ, sợ nổ lốp trên cao tốc
Các bác hiểu sai tại sao người ta lại bơm N2 (nito) vào lốp xe rồi.N2 là khí trơ độ dãn nở cũng tương với các bác bơm AIR thôi.vì chênh nhau có 21 % oxy. Công dụng của nó chỉ có 1 là tránh cho mặt trong của Lốp đỡ 1 phần bị lão hoá hay oxy hoá..hoặc cho những hành trình đi chuyển dài từ 250-300 km. Xe tải khoảng 12 tấn trở nên thì thường xài N2 nó tích kiệm được 1 khoản khá khá tiền Lốp hao mòn ..và thời gian lão hoá của lốp xe.. cty tôi đã sử dụng N2 bơm lốp xe được khoảng 8 năm rồi hiệu quả khá OK ..còn khi các bác bơm xe nhỏ gần như chẳng cảm nhận được gì vì cái này là lợi ích lâu dài chứ không phải như các Thầy trên mạng bảo hiệu quả tức thì đâu ..cty tôi chuyên bán N2 để bơm lốp máy bay Tại đài Loan
xe xe4 chỗ thì bơm không khí thường là ok k hại lốp đâu đúng k bác
@@kingofbo8386 phải xem là bác phục vụ vào mục đích gì nữa. Ví dụ như bác chạy dịch vụ hoặc di chuyển nhiều thì N2 nó cũng hỗ trợ nhiều.có điều kiện thì bơm N2 là tốt bác ạ
@@longvuduc616 e xe 5 chỗ đi lại nhu cầu cá nhân thôi, e toàn tự bơm bằng bơm tay theo xe
@@kingofbo8386 thế là ổn rồi. Còn muốn chăm sóc kĩ hơn thì nên bơm N2 . Đi đường dài êm ái hơn.
Bổ ích, khách quan, tin cậy, nhiệt tình, chuyên nghiệp
Đây là điểm khác biệt so với các kênh về xe Tôi từng xem
Chúc kênh phát triển vững mạnh và sẽ là kênh số 1 chuyên về xe hơi.
Càm ơn bác đã theo dõi và ủng hộ Tipcar nhé!
Bác chốt câu cuối đúng rồi, với đk sử dụng bình thường thì khí nào cũng như nhau nhưng khi sử dụng trong đk khắc nghiệt hơn như chạy dài dưới thời tiết nóng hơn thì có sự chênh giữa 2 khí.
Mình thấy rất quý bác chủ gara. Dù ảnh hưởng lợi ích của mình nhưng vẫn thẳng thắn nhìn nhận sự thật. Tipcars cũng có những đánh giá rất công phu và công tâm. Tuy ko có lợi thế về ổn định áp suất. Nhưng lợi ích của bơm Nito để loại bỏ Oxi, kéo dài tuổi thọ cao su là hoàn toàn hợp lý.
Chuẩn theo định luật vật lý thì 1 Mol của mọi chất khí có cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất sẽ luôn có thể tích bằng nhau=>khí gì bơm vào nốp thì đều sẽ có áp suất như nhau trong mọi điều kiện nhiệt độ! Xe đua họ bơm khí Nito có thể để giản sự oxi hóa nốp khi nốp xe làm việc liên tục ở nhiệt độ và áp suất cao=>tăng độ bền cho nốp xe=>tăng độ an toàn. Xe thường không cần thiết do chi phí quá tốn kém và chúng ta cũng chẳng ai kiểm tra được đó có phải khí Nito không hay độ tinh khiết là thế nào!
Nguyên nhân do mình nghĩ thế này, nếu ở miền Bắc thì không khí ẩm hơn nên trời nóng thì hơi ẩm sẽ thoát nhiêù hơn so với bơm khí nito vì thế bơm Nito sẽ thấy tăng nhanh hơn. Miền Nam thì khô hơn nên bơm Nito lại hiệu quả (đó là kết luận mà bên tipcar không đưa ra được).
Còn bơm Nito thì chống xuống hơi chậm ở cả 2 miền rất tốt, lốp mình 6 tháng chả xuống tí nào, cứ quanh quẩn 2.2-2.4 cho sáng và chiều nếu không đi. Còn chạy Cà Mau đợt Tết vừa rồi thì cũng chỉ lên 2.5 và quanh quanh 40 độ nên an tâm hẳn.
Em được biết là khí ni tơ chủ yếu để phòng cháy nổ khi đua xe, còn trong điều kiện sử dụng bình thường thì giãn nở gần như ko đáng kể.
Nếu điều kiện bình thường thì bánh bơm nitơ không cần kiểm tra áp xuất... trong thời gian dài. Kinh nghiệm xe tôi trên 3 năm chưa bao giờ kiểm tra. Dĩ nhien chưa bao giờ bị bể, đâm lốp, xe có cảm biến chính hãng. Hoàn toàn không độ chế . Đó là thời gian. Điều này tipcar khó thực hiện được. Thân.
cám ơn việt anh… và ekip … đã cố gắng và làm những gì tốt nhất có thể để a e hiểu rõ hơn và rất mong anh và ekip sẽ ra nhìu video hay và ý nghĩa để a e học hỏi… xin chúc anh và ekip thật nhìu sức khoẻ để tiếp tục hành trình trên con đường của mình….
Cảm ơn anh, chương trình làm rất hy sinh và công tâm
Khí nitro chỉ hơn khí thường khi bơm vỏ một tí không đáng kể như áp suất thay đổi với nhiệt độ. Vỏ bánh xe bơm bằng khí nitrogen chỉ có một điểm hơn khí thường có thể thấy được là vỏ xe giữ áp suất lâu hơn trong điều kiện khí trong xe thoát ra ngoài do xuyên qua vỏ bánh xe. Hiện tượng này gọi là "thẩm khấu qua chất rắn" tiếng Anh là "permeation" bởi vì phân tử của nitrogen lớn hơn khí thường.
Một thí nghiệm minh họa cho điều này là 2 bong bóng 1 thổi đầy bằng miệng (khí thường), 1 thổi bằng helium (bóng bay) buộc kín. Sau chừng vài ngày chúng sẽ xẹp (mất hơi) do hơi thấm qua vỏ bóng thoát ra ngoài. Bong bóng thường mất hơi chậm hơn bóng bay vì phân tử của khí thường lớn hơn khí helium.
Khi vỏ bánh xe có lỗ rò thì khí nitro cũng không khác khí thường.
Vì vậy đối với việc xử dụng bình thường khí nitro chẳng có gì khác biệt chỉ có điểm hơn là thời gian mất hơi lâ hơn. Còn trong cuộc đua xe thì các yếu tố áp suất nhiệt độ của vỏ xe ảnh hưởng đến việc (ma xát) bám đường hơn nhau
chỉ 1 phần ngàn cũng thay đổi kết quả nên họ mới xử dụng khí nitro.
Lốp máy bay bơm ở áp suất tầm 15bar, chạy trên đường băng với vt trên 200km/h và thể tích bơm lớn mới cần đến Ni tơ.
với các thể loại đua như GP hay F1 thì bánh xe hoàn toàn ko có gai, nên bề mặt vỏ xe tiếp xúc với mặt đường sẽ nhiều hơn so với lốp xe thông thường, và vỏ nó mỏng hơn nhiều so với vỏ thông thường, cộng thêm tốc độ 200-300km/h nên sẽ rất nóng và nếu bơm hơi thường sẽ nổ vỏ ngay
Em cũng đang dùng một bộ cảm biến áp suất lốp bơm khí thường khi chạy đường dài khoảng 150-200km thì áp suất cũng thay đổi từ 2.6psi lên 2.8psi
Kênh Tipcar phải nói là quá đỉnh, làm video nào mình cũng cảm thấy rất hài lòng, xem và học hỏi được nhiều cái hay lắm. Cám ơn chương trình rất nhiều
Chào mừng bác Thắng đồng hành với Tipcar TV
Những video của tipcar rất chân thật và hữu ích cho mỗi lái xe cảm ơn
Nitơ giúp cao su khỏi tiếp xúc với các thành phần phức tạp lẫn lộn trong không khí, kéo đài tuổi thọ vỏ ruột xe. Còn giãn nở với nhiệt độ, thì đã là chất khí thì phải chịu định luật giãn nở Boyle-Mariotte, làm gì có chuyện khí nitơ không giãn nở.
Trong không khí bình thường đã có khoảng 75-80% là khí nitơ rồi, nên sẽ không có sự khác biệt nhiều
Bạn nói chuẩn
Cảm ơn anh, bài này rất là bổ ích, xưa nay em cứ nghĩ bơm khí nito nó sẽ khác đó vì xe em cũng đang dùng là nito, rất cảm ơn anh nhiều.
Hồi xưa cũng nghe quảng cáo khí Nito lạnh, làm lốp ko bị dãn khi bị nóng, ít ăn đinh, pla pla... Cuối cùng cũng ko thấy thay đổi gì. 😂
Những video của Tipcar thật chất lượng và bổ ích
Càng xem anh này nhiều thì càng hiểu biết nhiều thứ hữu ích . Ko như mấy kênh khen xe
@Tipcar TV cho hỏi bơm lốp theo thông số NSX nên bơm khi lốp nguội hay lốp nóng (xe đang di chuyển)?
Đó là thông số lúc nguội bác ạ. Khi nóng lên nó có thể thêm 0,3 nữa là vừa đẹp.
@@TipcarTV cám ơn ah
Cảm ơn tipka mấy lần mình cũng định bơm khí ni tơ nhưng giờ thì bỏ ý định luôn
Bơm khí nito chỉ dùng cho xe đua chạy tốc độ cao và đờ ríp liên tục thì mới có tác dụng. Còn xe thông thường thì chạy tốc độ tầm 160km/h chở xuống thì ko có j khác biệt nhé
Tipcar đúng là kênh dành cho những ai đang sử dụng ô tô cần
Ni tơ chiếm 78% trong không khí nên với người dùng bình thường thì sẽ không có gì khác biệt giữa việc bơm khí Ni tơ và khí thường.
Chính xác! Tức là bên trong cái lốp xe bình thường lúc nào cũng có đến gần 80% là Nito rồi. Chẳng lý gì giãn nở chỉ do 20% khí còn lại. +_+!
rat bổ ich cho nguoi dung xe oto 💓💓💕💕✋✋✋ cam on tipca tv
đốt lốp trong dua xe thì khí nito giúp ích. chứng chạy bình thường cần chi nito
Vậy là nguyên nhân nổ lốp chủ yếu do lốp ko đảm bảo tiêu chuẩn thôi.còn lốp xịn và thay mới định kỳ thì thoải khí nito cũng vô nghĩa
Tipcar luôn có nội dung thật độc đáo
Hay quá, cảm ơn Việt Anh nhiều, mình cũng rất thắc mắc bơm khí ni tơ với khí thường
Hỗn hợp khí tự nhiên có hơi nước còn khí nitor nguyên độ tinh khiết 92-98% so với 71% của khí quyển. Do vậy sự co/ giãn của không khí sẽ lớn hơn nghĩa là ko ổn định bằng khí nitor
Má ơi độ tinh của N2 thấp nhất phải là 99.99% chứ không phải là 92-98% đâu
Cam ơn về tính thực tế và trung thực của Tipcar và ekip thực hiện. Điều này cũng rất nhạy cảm và đụng chạm. Với nhữg tiêu chí này sẽ làm cho người dùng đỡ tốn kem vô bổ.
Một lần nữa rất cám ơn chương trình…!
Em cũng nghĩ là đụng chạm, nên đoạn cuối em cũng muốn được nghe ý kiến của các bác có kinh nghiệm hơn.
@@TipcarTV rất can những kênh như này. Và sẽ được rất nhiều người ủng hộ sự khách quan trong nhữg đánh giá thực tế của Tipcar. Chúc Tipcar luôn vững mạnh…!!!
Hoan nghênh Tipcar đã đam mê thực nghiệm để có thêm nhiều cách tiếp cận nữa. Nhưng mình xin góp ý phần 2 nên làm 2 thực nghiệm sau:
1. Lốp bơm lên 2.5 bar rồi theo dõi khi di chuyển đường dài xem tác động thế nào. Vì nếu bơm 2.3bar thì độ chênh lệch giữa 2 loại khí theo mình là ít thấy rõ
2. Theo dõi sự tụt áp suất lốp theo sẽ thế nào khi để không ngoài nắng/trong bóng râm
Cám ơn
Và cần dùng đồng hồ đo áp suất có độ chính xác thích hợp (0.01bar)
Vậy là chẵn có sự khác thường nào cả,cám ơn bạn nhiều
Khí thường đã 70% là nito rồi, mà thể tích không khí trong lốp cũng không cao nên chênh nhau không nhiều đâu
Theo tôi nghĩ thì với xe dân dụng thì k có sự khác biệt gì cả, vì bản thân kk cũng 80% là N2. Ngoài ra như đã học vật lý phổ thông, khí dãn nở nhiệt là như nhau, cùng số mol khí thì cùng thể tích, tương ứng cùng áp suất khi ở điều kiện nhiệt độ giống nhau. Còn pp này sd cho F1 là do sự hoạt động khắc nghiệt của xe đua F1, nhiệt độ lốp lên rất cao mới gây ra sự khác biệt đáng kể hoặc liên quan đến cháy lốp nếu bơm bằng kk thay vì N2.
Trong không khí ni tơ cũng chiếm cỡ 78% , ô xi cỡ 21% còn lại là các bon nic ; hơi nước ; khí trơ . Theo em nghĩ bơm ni tơ có thể kéo dài tuổi thọ của cao su hơn không ? Vì bơm ni tơ thì không lẫn ô xi , mà ô xi thì nó làm ô xi hóa cao su ? (nhưng như vậy cũng chỉ được mặt trong của lốp thôi ?)
1 kênh quá tuyệt vời 👍👍👍. Đánh giá vô cùng thực tế.
lý do mà làm thí nghiệm không phát huy được công dụng của khí nitơ là như thế này nhé mọi người:
khi bánh xe quay trên mặt đường, có 3 trường hợp chính (cần phân biệt rõ ràng để nhìn ra vấn đề đang bàn luận) đó là :
1 khi bánh xe quay nhanh hơn lực bám của mặt đường (hay thấy là khi đốt lốp)
2 khi bánh xe quay vừa bằng lực bám của mặt đường (khi đi bình thường)
3 khi bánh xe quay chậm hơn lực bám của mặt đường ( khi phanh gấp)
trong ba trường hợp ở trên thì 1 và 3 là gây ra tình trạng tăng nhiệt độ, trường hợp 1 là tăng nhiệt độ nhanh nhất và cao nhất, còn 3 thì ít và không đáng kể, 2 cũng vậy
vì vậy kết luận nếu như bánh xe mà quay nhanh hơn so với mặt đường thì sẽ thấy rõ sự thay đổi nhiệt độ, suy ra khi đó mới phát huy được tác dụng của khí nito. còn khi nhiệt độ bên trong lốp giao động ít hoặc không thay đổi ( đang ở trường hợp 2 và 3) thì khí nito không phát huy được tác dụng.
Bây giờ Ad lấy 1 con xe mã lực lớn xíu, có thể đốt lốp và Đề Ba Xoay Bánh được, ad làm lại tương tự 2 con xe này, ad sẽ thấy khác biệt rõ ràng.
Đến cả anh chủ gara hôm nay lên video còn bị tâm lý làm lú luôn. chứ ông ý đã khẳng định rồi "đúng ra hôm nay a rất tự tin giới thiệu cho em khả năng hay ho của khí nitơ nhưng kết quả,,,, " câu nói này chứng tỏ anh ấy đã kiểm qua nhiều rồi và thấy tác dụng rõ ràng của khí nitơ chứ k phải nói đùa. nhưng có thể vì ít thời gian anh ấy k kịp phân tích để đưa cái mấu chốt cho lý do chó ối dồi ôi này.
việc tét khi nito này nhìn chung chung giống như bạn mua thuốc tẩy về để bạn giặt quần áo trắng vậy á. để nhìn dễ ra tác dụng của thuốc tẩy thì áo trắng phải có Vết bẩn thì Thuốc tẩy mới có tác dụng, chứ nếu mà áo trắng tinh mà dùng thuốc tẩy thì làm sao biết thuốc tẩy hiệu quả hay không?? mình hy vọng bạn làm lại nội dung này để đưa cái cốt lõi về đúng vị trí cần thiết của nó. ae biker Việt Nam 🇻🇳cùng nhau phát triển Việt Nam ơi. 🇻🇳
Cảm ơn bác đã góp ý rất tâm huyết nhé! Em thích cái ví dụ thuốc tẩy của bác.
@TipcarTV dạ cảm ơn ad ❤
Cho mình hỏi ban đầu bơm 230 sau 1 thời gian đi sao lại lên 240 250 ạ mình cảm ơn
Chạy nóng thì áp suất lốp lên thôi
Kênh về ô tô mà tôi thích nhất. Chia sẻ thực tế hữu ích, có sao nói vậy ko màu mè quảng cáo. Chúc team nhiều sức khoẻ và chia sẻ nhiều kiến thức về ô tô hơn nữa
Cảm ơn bác đã theo dõi và ủng hộ kênh nhé!
Rất hay và rất cảm ơn anh Việt Anh và êkip
M bơm Nitơ mất 20k 4 lốp, bơm oxi cũng 20k 4 lốp.
Coi thông số áp suất lốp khi bơm Nitơ đều báo 2,3 - 2,5
Hôm trước thay lốp sơ-cua, lốp này tự bơm điện và dĩ nhiên là bơm oxi, đi 1 chặp thấy áp suất lốp đó báo 2,6 trong khi các lốp còn lại 2,4 (trời đang nắng)
Thế đấy, có xíu kinh nghiệm giữa 2 loại khí bơm để trao đổi
Mà cái nhf tipcar đúng ra phải so sánh cùng 1 xe với 4 lốp bơm thường và 4 lốp nito trong cùng thời gian và điều kiện vận hành thì sẽ thấy bơm nito tăng chậm hơn. Chỉ có 1 lốp không bơm so sánh 3 lốp có bơm nito thì chưa đúng là về điều kiện vận hành vì con Cross cầu trước nên chỉ so sánh bánh tài với bánh phụ chưa hợp lý.
Tôi có bơm Nito và chạy một thời gian rồi, nhưng tôikhông đo nhiệt độ trên vỏ xe mà sờ vào mâm xe sau khi chạy một quãng đường dài thì mâm chỉ hơi ấm nhẹ so với bơm thường thì mâm khá nóng
Mình ở mỹ nên đơn vị khác ! Bên này chạy tới 80mile (135km)thì bánh xe nó mơi chênh lệch nhiều cỡ 5psi chứ chạy thường tầm 40-60mile ( 60-90) trời nắng lắm mới lên đc 1-2 psi,xài khí nito thì chạy 80 mile lên cỡ 1-2 psi
Cảm ơn bác đã chia sẻ thêm nhé!
Lốp e đang dùng bơm khí nito nhưng khi xuống hơi thì bơm khí trời vào thì có ảnh hưởng gì không ạ?
Đã là khí thì khí nào cũng giãn nở vì nhiệt như nhau đấy Tipcar. Nên áp suất khí nào cũng sẽ tăng như nhau khi giữ thể tích là hằng số mà nhiệt độ tăng giống nhau. Tôi nghĩ N2 là khí trơ bơm vào chỉ tránh việc lẫn các khí dễ gây cháy, hoặc ăn mòn, hoặc một sô thành phần trong ko khí phản ứng với nhau ở nhiệt độ cao, chứ giữ áp suất cố định là ko chính xác.
Anh Việt Anh cho hỏi chút ạ? Vậy bơm khi ni tơ có phải chạy êm hơn khí thường ko???
Điều kiện thử nghiệm chạy toàn cao tốc nên em không nhận ra sự khác biệt ạ.
cám ơn tipcar. Sau khi mình xem hết video mình rút ra kết luận . Với xe con , xe gia đình tải nhẹ thì chúng ta chỉ cần bơm khí thường khô là được. Nito là lãng phí vì mức độ hoạt động của xe cá nhân không quá khắc nghiệt.
Tip car chịu đầu tư quá, cảm ơn Tip car.
nội dung có đầu tư về tinh thần và vật chất. như vios của e 2,3kg mà chạy 150km dưới trời nóng trong 3h thì lên 2,6kg nhiệt độ 49 độ. chắc k đáng ngại lắm
Về mặt hóa học, khí nitơ là khí trơ không có ôxy. Ôxy có thể gây ăn mòn lốp từ bên trong, vì áp suất càng cao thì mật độ oxy tiếp xúc với lốp càng nhiều và nhanh gây thoái hóa lốp. Lốp bơm khí nitơ sẽ bền hơn bơm không khí bình thường vì k bị ăn mòn bên trong, chỉ bị bên ngoài
Cảm ơn Tipcar, rất hữu ích.
Rất bổ ích. Cảm ơn TIPCAR TV.
Cảm biến áp suất lốp liên quan đến an toàn, chỉ nên dùng hàng có thương hiệu tốt steelmate. Mấy thương hiệu khác toàn dập mác đóng logo như đầu android tàu mà thôi. Đời xe trước mình lắp áp suất lốp steelmate pin phải 5 năm mới hết
Theo lý thuyết phân tử khí N2 nhẹ hơn kk và kích thước phân tử lớn nên lốp chậm xuống hơi hơn bt.
Chuẩn vì xe mình bơm Nito ít đi thấy lâu xuống hơi lắm còn khí thường xe thằng e xuống kẹ
KLPT N2 là 28, không khí hỗn hợp là 29, chỉ khác 1 g/mol (22.4 lít) thì không đáng kể. Kích thước phân tử thì N2 nhỏ hơn O2 và CO2 nhé.
con lạy bố
A thử đường cao tốc Đà nẵng Quãng ngãi xem sao
cảm ơn ekip. 1 video thật đầu tư
Neu nhiet do thap thi khi nito co bi gian no o ah. Cam on kenh tipca ?
Em chưa thử ở nhiệt độ âm bác ạ.
Khí thường chứa 7x% nito còn lại là oxi, cacbonic và 1 số loại khí bụi khác, vậy nên kết quả ko khác nhau nhiều so vs bơm 9x% nito cũng là dễ hiểu
Cho mình lốp bơm khí nito nếu bị non có thể bơm thêm khí thường đc ko ạ
Nó sẽ lẫn khí thường thôi bác.
@@TipcarTV cảm ơn tipcar ạ
Thật rõ ràng.cảm ơn em!
tuổi thọ của lốp ô tô cũng phụ thuộc vào điều kiện di chuyển và thời gian sử dụng. Nếu sử dụng đúng cách và thường xuyên bảo dưỡng sẽ tăng tuổi thọ của lốp hơn so với bình thường.
Theo cảm nhận bản thân mình : huyndai tucson bơm khí nito thì đi êm hơi trên đường xấu vì hành trình phuộc nhún ngắn còn misubishi triton củng như nhau
Để mà phân tích thì dài lắm. Nhưng kết luận em trải nghiệm thế này. Đi khí nito êm hơn, chạy đường trường cảm giác bám đường hơn. Đi khí thường đi xe nó cảm giác lốp không cân, bị xóc, đi qua các gờ dao động xe rõ rệt. Cái này không tin các bác cứ thử!
Mình ủng hộ. Cũng bơm nito. Khác hẳn luôn. Êm hơn nhiều.
Khí bt của mình đi sau khoảng 40 phút là từ 2,4 lên 2,6.
Còn khi bơm nito là gần như không lên luôn.
Ở phút 2:36 bác nói khí Ni tơ không giãn nở khi nhiệt độ lốp tăng là không đúng rồi. Em nhớ là "Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau". Vậy nên dù bơm khí Ni tơ nguyên chất gần 100% hay là bơm không khí với tỉ lệ xấp xỉ 78% Ni tơ và 21%Ô xi thì độ giãn nở như nhau thôi ạ.
Chuẩn rồi, vật lý cơ bản.
Cảm ơn Tip car, đúng cái mình đang thắc mắc.
Tôi đã bơm lốp bằng khí ni tơ 10 năm rồi, lốp ổn định hơn, chạy nhẹ hơn, ko xuống hơi, chạy nhẹ hơn, ko cháy nổ khi chạy tốc đọ cao áp suất lớn, khí thường có thể bị oxy tự bốc cháy gây nổ. Ni tơ hạt lớn bơm đi đc mấy năm ko xuống hơi, bị lủng cũng xuống rất chậm
Nổ vừa thôi ông ơi :))
Rất đáng xem mình thích các lip của tip car
cảm ơn video của a, giờ mới nhận ra được trước giờ có lẽ khách hàng bị móc ví về việc bơm khí nito mà ko giúp ích đc gì :D giờ cứ bơm bình thường, xài bộ bơm mini bỏ cốp xe là chuẩn bài và tiện lợi luôn
clip chất lượng, thanks Tipcar
bơm khí N2 phải đạt độ tinh khiết >99% và phải hoạt động trong đk khắc nghiệt như trường đua thì mới có tác dụng còn ở đk vận hành phổ thông thì chả khác gì khí thường đâu. Các gara dùng chiêu trò bơm khí N2 để câu khách thôi.
Bạn ơi người ta chạy xe và mài võ xe trên đường trường vài tiếng đồng hồ khoảng 5-700 km lên đèo xuống đèo hoặc bo cua còn bạn chỉ chạy được 1 đọan ở đại lộ thì được bao xa 5km hay 50 km cũng chưa nhiều đâu ! Và khi bơm khí ni tơ vô lần đầu tiên người ta sẽ xả bỏ và bơm lại lần nữa lúc đó sẽ lạnh hơn nhiều còn bơm như vậy thì 2 loai khí sẽ chênh lệch không nhiều và cách bạn thử xe cũng quá ít và quá gần nên chưa thấy đâu nha !
E cũng mới mua con Cross G giống bác và đang ko biết nên mua phim cách nhiệt loại nào cũng như nên mua android box hay màn android. Bác có thể cho e biết xe bác đang dùng loại nào hay đang dùng những phụ kiện nào đc ko ạ? Cảm ơn bác!
Bác chờ vài ngày nhé, em sẽ cân nhắc ngay chủ đề bác nêu.
bác cho em hỏi mua keo dán kính ở đâu vậy?
Em được biết là các trung tâm bán phụ tùng ô tô đều có. Hoặc bác có thể hỏi các gara, họ sẽ hỗ trợ bác.
Không khí là 78% Nito, do đó khi bơm khí Nito và không khí thì chênh lệch thành phần Nito ~20%, nên tính chất không khác nhau đáng kể cũng là điều dễ hiểu.
Đoạn đường test xe đẹp quá, khu này là ở khu nào vậy các bác
Khu công nghệ cao Hoà Lạc bác ạ.
Của mình chênh lệch 0,2. Và đấy là sự khác biệt nhiều về độ cứng của lốp và xe rồi. Các bạn đi xe khí nito sẽ êm hơn nhiều.
rất công tâm, k nịnh bợ như các kênh #
Lên Sơn La ở đi các bác. Nóng vậy chịu sao nổi
Ni tơ trơ về phản ứng hóa học, có lẽ sẽ tránh được ô xi hóa các chi tiết bên trong lốp (bản thân không khí đã có ~80% là Ni tơ). Còn về ảnh hưởng của nhiệt độ, cầu bê tông, đường sắt nó còn giãn nở nữa là khí :))))))))
Trong hầu hết các tình trạng sử dụng xe trong cuộc sống bình thường thì chả ảnh hưởng gì cả, không khí có 77% N, 21% O2, 2% các khí khác,
Lắp cảm biến lốp chỉ để hỗ trợ mình theo dõi tình trạng lốp dễ dàng hơn thôi
trong không khí khí nito chiếm hơn 70%, thêm nữa là không khí trong bánh ko thể hút hết ra ngoài nên kết quả là ko chênh nhau đáng kể cũng có thể hiểu được
Sự khác nhau là khí N2 nó sẽ nhẹ bánh hơn bánh xe bơm khí thường. Ngoài ra bánh xe bơm khí N2 thì xe ít bị thay đổi và bị mất hơi khi nhiệt độ thay đổi nóng sang lạnh và lạnh sang nóng.
Khi nhiệt độ thay đổi thì áp suất vỏ bơm khí thường và khi nitro thay đổi không đáng kể như video này đã chứng minh.
ý bạn là 2.3kg khí nito , nhẹ hơn 2.3kg khí thường ))
@@trannghia3597 Khí Nitơ Khí nitơ (mật độ 1.251g/l ở STP, khối lượng nguyên tử trung bình 28.00 g / mol) nhẹ hơn khoảng 3% so với không khí.
@@ND_US Khí Nitơ Khí nitơ (mật độ 1.251g/l ở STP, khối lượng nguyên tử trung bình 28.00 g / mol) nhẹ hơn khoảng 3% so với không khí.khí nitơ sẽ giúp giảm hao mòn các bộ phận của bánh xe. Không khí thông thường sẽ chứa hơi nước trong khi nitơ không có. Ngoài ra trong không khí có hơi nước cũng làm rỉ sét bên trong bánh xe hoặc thân van, và có thể cũng ăn mòn các cảm biến giám sát áp suất lốp.
@@trannghia3597 ruclips.net/video/kmnZ4-EUbIk/видео.html thêm để bạn tham khảo
khí thường sạch, lốp sạch thì làm gì có sự khác biệt
Sự khác biệt đến chủ yếu khi lốp lâu ngày không được làm sạch hoặc lốp quá cũ
@tipcartv chỗ này bơm ở đâu thế
6:08 cái bánh xe bị sao thế nhỉ ^^
Khí nito trơ là trơ về các phản ứng hoá học, ít tác dụng với các chất khác, chứ vẫn giãn nở theo nhiệt độ bình thường nhé tipcar
chỉ nhìn thấy sự thay đổi khi vận tốc có sự thay đổi lớn, ở tốc độ rất cao... chứ còn cứ đi đều với vận tốc ổn định thì sao thấy đc sự thay đổi
Video hay quá anh Việt Anh ơi
quá hay. rất thực tế