Cụ hát quá hay Tôi ở quê cụ, ngày nào cũng nghe hát mà không thấy chán. Bật mí cho các bạn biết nhé: cụ vừa hát vừa nhai trầu, không có trầu thì cụ không hát đâu.
Công cha ngãi mẹ sinh thành (ngãi: tình nghĩa, giống từ nghĩa) Mang con chín tháng thai sinh một giờ Trong lòng chẳng ngại tanh dơ Nuôi con từ thủa ngây thơ như là Chớ quên ngãi mẹ công cha Công mẹ cũng lắm công cha thời nhiều Nào la khi oi con oi bồng bế nâng niu Sinh con đâu quản công lao nhọc nhằn Nào khi con bú con ăn Đêm nằm quần áo chiếu chăn ướt đằm Ướt thời mẹ chịu đành tâm Ráo xê con lại con nằm cho êm Đốt đèn suốt cả thâu đêm Chờ cho con ngủ ấm êm mẹ nằm Mong ngày mong tháng mong năm Mong bao giờ được lớn khôn bằng người Dạy con phải giữ đạo trời Kính thờ cha mẹ là người hiếu trung Thái sơn phụ mẫu ngàn trùng Doi voi ngheo me Khuyên con cu o , giữ đạo hiếu trung thảo hiền Mẹ cha (thời già) chân yếu tay mềm Đền cơm giả sữa kẻo phiền mẹ cha Nuôi con tươi tốt duoc bằng hoa Phòng khi tuổi luống khi già nhờ con Bõ công lội suối trèo non Mẹ cha tích đức cho con sau này O? Có tiên thời hậu mới hay Cha trồng cây đức mẹ rầy đền ân Khuyên con giữ đạo hiếu thân Cảm thương cha mẹ ân cần ra con Mặc ai phải đạo làm con Nhớ công cha mẹ lại càng nhớ thương Thập ân ngẫm tới con thương Lặng nghe tôi kể đoạn trường khúc nhôi (đoạn trường khúc nhôi: nỗi niềm tâm sự xót xa như đứt từng khúc ruột vậy) Một ân mẹ mới có thai Âm dương nhị khí nào ai biết gì Trong lòng mẹ chịu sầu bi Miệng thời cay đắng dạ thời héo hon Bữa ăn không biết miếng ngon Đắng cay chua xót vì con đêm ngày Hai ân ngãi mẹ bao tày Mang con chín tháng có thai nặng nề Thương con đi sớm về trưa Của ngon vật lạ chẳng hề ước ao Mang mể khó nhọc ôm giao (mang mể: đeo mang gánh vác nhọn nhằn có thể dùng từ mang mển nghĩa là mang thai) Nặng nề mẹ chịu quản bao công trình Ba ân mùa tới tháng sinh Khác gì ruột mẹ một mình ai ương (ai ương: khó chịu) Kể từ thập nguyệt thai dương ( coi thời gian mang thai là mười tháng) Thâm bào mang mể cùng con nhọc nhằn Mang con vật lạ không ăn Đã được chín tháng trông mong mười ngày Tới tuần hoa nở liền tay (tới lúc sinh nở) Bao giờ con đấy mẹ đây với mừng Nén vàng lạng bạc nào bằng Nâng thời bằng ngọc coi bằng bông hoa Lắng nghe con khóc trong nhà Xót xa lòng mẹ được mà lòng con Sinh thành đạo đức núi non Vì con mẹ chịu chiếu giường tanh hôi Cù lao vất vả con ơi (cù lao : công lao cha mẹ) Góc bể biên trời lai láng cồn toan (rộng lớn khôn xiết) Bốn ân thảm thiết cơ hàn Tanh dơ lai láng chứa chan ướt đằm Ướt thời mẹ chịu đành tâm Ráo xê con lại con nằm cho êm Đốt đèn suốt cả thâu đêm Chờ cho con ngủ ấm êm mẹ nằm Năm ân sài ghẻ con cam (bệnh của trẻ con) Của ngon vật lạ không ham không hề Bao nhiêu của lạ vật kì Miếng ngon miếng ngọt nhường thì cho con Miếng nào cay đắng không ngon Chịu khó ăn vậy cho con như vầy Sáu ân con khóc (mẹ) lo thay Ru đêm quên ngủ ru ngày quên ăn Mùa đông giá rét căm căm Chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo xê con Thiếu gì của lạ miếng ngon Thiếu gì thịt cá giò nem ngọt bùi Cơm ăn với muối (mẹ) khen bùi Nước kia đắng ngắt biết mùi gì ngon Bảy ân tới lúc lên hoa (lên hoa: bệnh đậu mùa) Biết bao khó nhọc xót xa đêm ngày Để thời nặng nhọc đắng cay Tốn bao tiền của thuốc thầy quản chi Trông mong từng cữ từng thì Chăm con từng tí từng ti lo dần Con đau mẹ chẳng an thân Mẹ cha những nỗi lo dần vì con Thương thay lúc mẹ bồng con Tuôn đôi dòng lệ như nguồn non xanh Đói no mẹ nhịn cho đành Cầu cho con khỏe mạnh lành là hơn Tám ân xiết nỗi nguồn cơn Thời lòng cha mẹ nghĩ quên đớn sầu Bể trời rộng cả cao sâu Lấy cân ai nhấc ai hầu được chưa Lo dần ngày tháng thoi đưa Gió mưa đã trải bây giờ mới hay Quế nhung tiền nợ ông thầy (quế nhung: thứ thuốc bổ cho trẻ con) Tốn bao nhiêu của đêm ngày vì con Mẹ thời khoi khóp héo hon (khoi khóp: chịu đựng cực khổ hao gầy hình dáng) Gia tài cơ nghiệp vì con những là Cầu cao bể rộng đã qua Bấy giờ cha mẹ với đà an thân Cả lớn khôn cha mẹ mừng thầm. Thần hôn khuya sớm ân cần dạy nuôi (thần: sớm; hôn: tối, khuya) Thấy con ăn nói tươi cười Bấy giờ cha mẹ mới nguôi trong lòng Thấy con đẹp đẽ hình dong (hình dong: hình dáng) Bấy giờ cha mẹ bằng lòng dưỡng sinh Chín ân con đã trưởng thành Gái trai định liệu học hành văn chương Trai thời thi đỗ khoa trường Khôi nguyên nhất cử bảng vàng đề danh Gái thời lại dạy hiển vinh Nhã nhặn nhu mì ngôn hạnh công dung Mười ân cưới vợ gả chồng Con con cháu cháu thong dong thọ trường Chả gì hơn phụ mẫu tại đường (phụ mẫu tại đường: cha mẹ còn trong nhà cha mẹ chưa khuất núi) Tử tôn hưng thịnh văn chương đời đời Thập ân từ đó mà thôi.
tháng này là tháng vu lan báo hiếu. nge bài này của cụ thấm nhuần công cha nghĩa mẹ. và giờ mình cũng có con càng nghe càng thấm thía. nuôi con biết lòng cha mẹ. các cụ nói ko có sai bao giờ.
Đức Long mình cũng như bạn có những lúc mở buồn tâm trạng mình hay mở hát văn với hát xẩm nghe mà toàn phải đeo tai nghe vì nghệ thuật này có rất ít người giới trẻ nghe và hiểu đc nó...!
Tớ cũng vậy, buổi tối lúc đi ngu mới mở rồi cắm phone tai vào nghe.rất hay và ý nghĩa sâu sắc ,nhạc trẻ bây giờ nhiều bài nghe vô nghĩa ....hay tại mình có tuổi rồi nên cảm thấy thế
Hôm vừa rồi xem Hoài Lâm xong mới bất giác nhớ tới nghệ thuật Xẩm và nghệ nhân Hà Thị Cầu, vào Wikipedia thì mới biết người được mệnh danh là "Báu vật nhân văn" này đã giả từ cuộc đời nghèo khổ... thật không hiểu nổi nhà nước ta phong cho bà hàng tá danh hiệu để làm gì khi không có 1 chế độ đặc cách nào cho bà đỡ nghèo túng đi, như là một số tiền thuộc quỹ bảo tồn văn hóa việt gì đó để bà giữ gìn và truyền đạt môn nghệ thuật đặc sắc của dân tộc chẳng hạn. Cảm ơn Hoài Lâm đã hướng không ít khán giả đến với nghệ thuật Xẩm. Phải chăng Hoài Lâm nên dùng 1 phần từ giải thưởng 100tr vừa rồi để giúp đỡ thân nhân của nghệ nhân Hà Thị Cầu gọi là chút hương khói gửi tới người tiền bối vĩ đại nhĩ?!!!
Đọc tiểu sử cuộc đời của bà con thật chảy nước mắt, cuộc đời của bà lận đận vất vả từ lúc sinh ra cho đến lúc ra đi. Mặc dù là nghệ sĩ, được nhận nhiều giải thưởng lớn lao, được phong làm báu vật dân gian nhưng cuộc sống của bà thật khó khăn lắm lắm. Xin bà hãy an lòng mà yên nghỉ, môn nghệ thuật bà theo đuổi lớp trẻ chúng con sẽ gìn giữ thay bà, sẽ không để nó mai một bây giờ và cả trong tương....
Hoài Lâm mang tôi đến đây, nghe từng câu từng chữ từng nốt bản gốc mà thấy thấm quá, hay, văn hoán Việt Nam quá hay, 22 năm nay biết nước Mỹ có này là rock này là hiphop, biết hàn có kim chi kim chủng, thuộc cả tên ca sĩ từng nhóm nhạc mà nay mới biết Việt Nam ta có thứ nghệ thuật hay và ý nghĩa thế này, hay quá...
Hôm nay nghe tin cụ mất mà trong lòng tôi dâng lên một nỗi buồn khó tả, cảm giác trống vắng như mất đi một điều gì đó thật quý giá mà mình không bao giờ thấy lại nữa. Nghệ nhân Hà Thị Cầu có thể nói là hình ảnh chân thực nhất của người nông dân Việt Nam - chịu đựng và hi sinh, dù khốn khó nhưng lúc nào cũng chắt chiu giữ hồn cho dân tộc. Cầu mong cụ được an giấc ngàn thu.
hát xẩm giờ còn rất ít nghệ nhân, có lẽ vì nhạc này nghe ai oán, xót xa như nhạc đưa đám ma dân ko thích nghe. Nhưng ý nghĩa sâu sắc quá. Tôi lớn lên mà thành người trong cái đói cái rách nhưng vẫn không bao giờ quên được lời dạy lời nhắn nhủ của bà của mẹ
Xem Cụ hát mà thấy thương cụ vô cùng khi mà ngày trước đọc báo biết rằng mặc dù Cụ là nghệ nhân người cuối cùng hát xẩm ở thế kỉ 20 nhưng Cụ vẫn phải sống trong cảnh túng thiếu đến tận lúc qua đời. Con thương Cụ lắm Cụ ạ. :((((((((
Cái xã hội này nó thế đó bạn. Mấy thằng quan tham nó có quan tâm gì đâu. Nhớ ngày trước đọc được bài báo đó mà rơi lệ vì thương cụ mà bất bình với những đứa phong cụ làm nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ hát xẩm cuối cùng thế kỉ 20.
Nghĩa mẹ sinh thành chớ có quên công cha ngãi mẹ sinh thành Mẹ mang con chín tháng ớ ơ Thai sinh 1 giờ Ở trong lòng mẹ chả ngại tanh dơ Trong mấy lòng mẹ chả ngại tanh dơ Nuôi con từ thưở trứng nước ngây thơ như là Chớ con quên công cha mà ngãi mẹ sinh con ra Con nằm ngang Công cha thờ nhiêu nao là khi ớ con ơ bồng bế có chửa nâng niu Nào mấy khi ơ bồng bế nâng niu Sinh con mấy trai con gái công lao cha mẹ thì nhọc nhằn chả mấy cho đêm ngày con bú con ăn Đêm nằm quần áo Chiếc chăn nó ướt đầm đầm cho ướt ơ thời mẹ chịu cho đành tâm Ướt mấy tơi mẹ chịu đành tâm sao mấy xê con lại Con nằm cho êm qua mấy đẹn con ơi suốt cả thâu đêm Chờ cho con đi ngủ …ấm êm Mẹ nằm mong mấy ngày con ơi thì mong tháng mong đủ đầy năm.
Mới học về cụ xong mình công nhận cụ dù lớn tuổi rồi nhưng hát rất hay Tui thấy tiếc khi 1 nghệ nhân của Việt Nam phải mất đi vì tuổi già :(( VĨNH BIỆT CỤ
Hát Xẩm tôi đã nghe danh, nhưng chưa bao giờ nghe nghệ nhân hát. Giờ nghe rồi mới biết. Lần này Hoài Lâm....xong... rồi. Người tu luyện mấy chục năm hát còn khó huống hồ Hoài Lâm còn trẻ...hic. Tội nghiệp Lâm
giọng hát đầy sương gió, phong ba của cuộc đời, chắc nịch. Một giọng hát có một không hai của Việt Nam. Cảm ơn cụ Hà Thị Cầu, mong cụ có thật nhiều sức khỏe.
qua hay.con cam on cu da cho chung con duoc hieu ve nghe thuat hat xam ,tham dam van hoa dan toc VIET NAM tham vao mau thit nguoi dan VIET .mot lan nua con cam on cu a.
cảm ơn cu.chúc cu song lau trăm tuoi đe tieng hat xẩm của cu den duoc voi voi moi nguoi gần xa. măng non thay bui tre jia chau con giử lấy tiếng ca cho đời.
vừa hát xẩm vừa nhai trầu được như cụ mới là 1 cái chất riêng đẳng cấp của cụ. hãy nghe nghệ sĩ tự long nhận xét ấy. chứ mấy bạn trẻ chưa biết gì về xẩm cũng phán. các lời hát sâu lắng ý nghĩa nghe nó da diết quá.
Nhai trầu vừa hát cực kì khó mình hiểu lời bài hát nhưng mà nó mang âm điệu ai oán cả nên các bạn trẻ đâm ra ko nghe được. Nhưng mà nghe kĩ sẽ thấm cực kì đúng với từ xưa tới nay luôn nhưng mà kén nghe lắm nên thôi thông cảm cho lớp trẻ thôi sinh ra chả mấy khi nghe chả mấy ai nói về chủ đề nghệ thuật này nên chịu
Nhìn Hoài Lâm nhai trầu giống nhai Gum quá ^^, còn cụ thì nhai chằm chậm và mép mép miệng lại chứ không mở lớn. Nhưng Hoài Lâm đã làm rất tốt vai trò nhập vai của mình. Cám ơn chương trình và Hoài Lâm đã đem hát Xẩm trở lại với công chúng.
Nghe nhớ lại ngày xưa còn nhỏ qua ông bà nội chơi cứ tầm 10-11h là ông mở đài nghe nhạc này đi vào giấc ngủ nhanh dễ sợ.giờ ông bà mất rồi nghe nhạc lại nhớ đến
Mình hâm mộ cụ Hà Thị Cầu bời những điều mà chỉ ở Cụ mới có. Thứ nhất là giọng hát của cụ rất đặc biệt Thứ hài là cụ hát xẩm mà không phải hát mà Xẩm là hơi thở, là linh hồn của Cụ. Các bạn nhìn hình Ảnh một bà cụ miệng nhai trầu, vắt khăn lên vai vùa nhai trầu vừa hát vừ lau mồ hôi, mới thấy được " Xẩm là Hà Thị và Hà Thị Cầu là xẩm"
Cụ hát thật hay. Từng câu từng chữ nghe thấm thía làm sao! Thế mới hiểu được đức sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ lớn lao đến mức nào. Xin cảm ơn Cụ, cảm ơn Hòa Lâm nhiều.
Trước đây coi chương trình Gương mặt thân quen như kiểu giải trí, bắt chước nhưng giờ phải công nhận là hay, mang đến người xem nhiều giá trị bị quên lãng
26/12022 vô tình lướt đc video này..năm nay 26 nhưng từ bé xíu đã được xem qua video này trên tivi từ hồi bé xíu…1 kho báu của văn nghệ việt nam xưa..chúng con cảm ơn cụ nhiều lắm😢
Cũng nhờ có Hoài lâm và gương mặt thân quen thì mấy bạn trẻ mới tìm lại và xem hát xẩm. có vẻ hơi đáng buồn vì 1 nét văn hóa của dân tộc đang bị lu mờ dần, nhưng cũng vui vì nhờ có chương trình này mà môn nghệ thuật này lại đc nhiều ng tìm lại và nhớ đến. Âu cũng là 1 thành công của chương trình GMTQ
Tôi là người sinh ra và lớn lên trên đai đất miền TRUNG.( NÚI ẤN SÔNG TRÀ ). Nhưng tôi rất thích nghe hát bộ môn hát XẨM này đã từ lâu,ngay khi nghệ Nhân HÀ THỊ CẦU còn sống và đã nghe Cụ hát,sau đó có em Bùi thị Nụ ,học và làm việc ở trung tâm phát triển văn hoá nghệ thuật Hà Nội,gửi tặng cho tôi một số băng đĩa nhạc hát Xẩm và tôi vẫn nghe mãi đến nay đã hơn 10 năm rồi. Rất mong bộ môn này duy trì và phát triển và cầu mong hương linh Cụ Hà Thị Cầu mau siêu thoát. Song! Lời ca của Cụ vẫn sống mãi cùng thời gian.../. Bùi Tá Vinh.( Bùi Xuân Vinh.) Quảng Ngãi
Cụ hát thật tuyệt ạ. Cây đàn nhị cụ kéo con lại nhớ những người ông trong gia đình của con cũng một thời sử dụng những nhạc cụ dân tộc này. Giờ thì mọi người đã già mà gia đình con lại không ai theo hưởng. :(
Đến bây giờ tôi thật không hiểu vì sao nhà nước Việt Nam ta lại để một nghệ nhân như cụ phải sống 1 cuộc sống cơ cực như vậy. Cụ như một kho lịch sử sống về nghệ thuật hát xẩm Việt Nam. Một vầng hào quang của nghệ thuật hát xẩm. Con xin nghiêng đầu tiễn biệt cụ, mong linh hồn cụ được thanh thản nơi cửu tuyền.
Mỗi một lần nghe tôi lại càng thêm thích thêm yêu hát xẩm, thêm quý trọng vốn văn hóa mà ông cha để lại. Trải bao thăng trầm qua nhiều thế kỉ đã xây dựng nên tâm hồn Việt, cốt cách Việt nhân văn thượng võ, " lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa".
Thế kỉ XX đã không trân trọng tài nghệ của cụ nhưng lịch sử Việt con dân Việt mãi nhớ và tưởng nhớ về cụ...và thế giới buộc phải công nhận sự vô trách nhiệm này và sẽ tôn vinh cụ trong những quyển sách quý của Thế Giới
Mình vẫn rất trân trọng giá trị truyền thống của âm nhạc Việt Nam, nhưng điều cốt lõi là thay đổi để đi cùng sự phát triển của cả nước thôi bạn ạ. Văn hóa mãi là văn hóa chỉ khi nó được lưu truyền chứ không phải là được cải tổ.
Kính kiến bà Cao Thị Cầu những bài hát xẩm của bà có hồn gắn liền với âm thanh và điệu nhạc truyền cảm đi vào lòng người của người nghệ nhân Việt Nam và truyền thuyết rất hay tạ ơn bà
những người nhờ hl mà biết tới cụ thì thật chẳng biết cái gì là nghệ thuật hát xẩm...!cụ được coi là bảo tàng sống của nghệ thuật hát xẩm,tui chẳng cần nhờ hl mà biết tới Cụ,mà tui biết tới Cụ từ lâu,và nge rất nhiều bài hát của Cụ...!nói thật ai mà nhờ hl mới biết tới Cụ thì tốt nhất đừng nge nhạc xẩm của Cụ hát làm gì....!
cảm ơn cụ đã đề lại cho thế hệ trẻ đc biệt một thể loại nhạc dân gian thật hay và ý nghĩa cầu mong nhà nước có chính sách hợp lý để bảo tồn thể loại nhạc dân gian này còn mãi về sau
Ôi hát xẩm hay và ý nghĩa quá, hát xẩm dạy cho chúng ta rất nhiều điều trong cuộc sống, tại sao ta ko trân trọng, tại sao lại quên một nghệ nhân hát hay và ý nghĩa thế này chứ
Xin gửi lời tri ân sâu sắc tới một nghệ nhân, một nghệ sĩ, một cuộc đời thanh bạch. Nguyện cầu cụ an giấc cõi vĩnh hằng. Cụ ơi! Cụ đi xa rồi, nghiệp xẩm cổ cũng xa rồi......
Nghệ nhân Hà Thị Cầu, người được mệnh danh là “báu vật nhân văn sống” của môn nghệ thuật hát xẩm đã trút hơi thở cuối cùng vào hồi 12 giờ 30 , ngày 3/3 tại nhà riêng ở Yên Mô, Ninh Bình. MONG LINH HON CU SIEU THOAT
Cụ hát quá hay
Tôi ở quê cụ, ngày nào cũng nghe hát mà không thấy chán.
Bật mí cho các bạn biết nhé: cụ vừa hát vừa nhai trầu, không có trầu thì cụ không hát đâu.
Cụ giỏi thật vừa kéo nhị vừa hát hay và thấm công ơn cha mẹ nghe mà rớt nước mắt
Công cha ngãi mẹ sinh thành
(ngãi: tình nghĩa, giống từ nghĩa)
Mang con chín tháng thai sinh một giờ
Trong lòng chẳng ngại tanh dơ
Nuôi con từ thủa ngây thơ như là
Chớ quên ngãi mẹ công cha
Công mẹ cũng lắm công cha thời nhiều
Nào la khi oi con oi bồng bế nâng niu
Sinh con đâu quản công lao nhọc nhằn
Nào khi con bú con ăn
Đêm nằm quần áo chiếu chăn ướt đằm
Ướt thời mẹ chịu đành tâm
Ráo xê con lại con nằm cho êm
Đốt đèn suốt cả thâu đêm
Chờ cho con ngủ ấm êm mẹ nằm
Mong ngày mong tháng mong năm
Mong bao giờ được lớn khôn bằng người
Dạy con phải giữ đạo trời
Kính thờ cha mẹ là người hiếu trung
Thái sơn phụ mẫu ngàn trùng
Doi voi ngheo me Khuyên con cu o , giữ đạo hiếu trung thảo hiền
Mẹ cha (thời già) chân yếu tay mềm
Đền cơm giả sữa kẻo phiền mẹ cha
Nuôi con tươi tốt duoc bằng hoa
Phòng khi tuổi luống khi già nhờ con
Bõ công lội suối trèo non
Mẹ cha tích đức cho con sau này
O? Có tiên thời hậu mới hay
Cha trồng cây đức mẹ rầy đền ân
Khuyên con giữ đạo hiếu thân
Cảm thương cha mẹ ân cần ra con
Mặc ai phải đạo làm con
Nhớ công cha mẹ lại càng nhớ thương
Thập ân ngẫm tới con thương
Lặng nghe tôi kể đoạn trường khúc nhôi
(đoạn trường khúc nhôi: nỗi niềm tâm sự xót xa như đứt từng khúc ruột vậy)
Một ân mẹ mới có thai
Âm dương nhị khí nào ai biết gì
Trong lòng mẹ chịu sầu bi
Miệng thời cay đắng dạ thời héo hon
Bữa ăn không biết miếng ngon
Đắng cay chua xót vì con đêm ngày
Hai ân ngãi mẹ bao tày
Mang con chín tháng có thai nặng nề
Thương con đi sớm về trưa
Của ngon vật lạ chẳng hề ước ao
Mang mể khó nhọc ôm giao
(mang mể: đeo mang gánh vác nhọn nhằn
có thể dùng từ mang mển nghĩa là mang thai)
Nặng nề mẹ chịu quản bao công trình
Ba ân mùa tới tháng sinh
Khác gì ruột mẹ một mình ai ương (ai ương: khó chịu)
Kể từ thập nguyệt thai dương
( coi thời gian mang thai là mười tháng)
Thâm bào mang mể cùng con nhọc nhằn
Mang con vật lạ không ăn
Đã được chín tháng trông mong mười ngày
Tới tuần hoa nở liền tay (tới lúc sinh nở)
Bao giờ con đấy mẹ đây với mừng
Nén vàng lạng bạc nào bằng
Nâng thời bằng ngọc coi bằng bông hoa
Lắng nghe con khóc trong nhà
Xót xa lòng mẹ được mà lòng con
Sinh thành đạo đức núi non
Vì con mẹ chịu chiếu giường tanh hôi
Cù lao vất vả con ơi (cù lao : công lao cha mẹ)
Góc bể biên trời lai láng cồn toan (rộng lớn khôn xiết)
Bốn ân thảm thiết cơ hàn
Tanh dơ lai láng chứa chan ướt đằm
Ướt thời mẹ chịu đành tâm
Ráo xê con lại con nằm cho êm
Đốt đèn suốt cả thâu đêm
Chờ cho con ngủ ấm êm mẹ nằm
Năm ân sài ghẻ con cam (bệnh của trẻ con)
Của ngon vật lạ không ham không hề
Bao nhiêu của lạ vật kì
Miếng ngon miếng ngọt nhường thì cho con
Miếng nào cay đắng không ngon
Chịu khó ăn vậy cho con như vầy
Sáu ân con khóc (mẹ) lo thay
Ru đêm quên ngủ ru ngày quên ăn
Mùa đông giá rét căm căm
Chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo xê con
Thiếu gì của lạ miếng ngon
Thiếu gì thịt cá giò nem ngọt bùi
Cơm ăn với muối (mẹ) khen bùi
Nước kia đắng ngắt biết mùi gì ngon
Bảy ân tới lúc lên hoa (lên hoa: bệnh đậu mùa)
Biết bao khó nhọc xót xa đêm ngày
Để thời nặng nhọc đắng cay
Tốn bao tiền của thuốc thầy quản chi
Trông mong từng cữ từng thì
Chăm con từng tí từng ti lo dần
Con đau mẹ chẳng an thân
Mẹ cha những nỗi lo dần vì con
Thương thay lúc mẹ bồng con
Tuôn đôi dòng lệ như nguồn non xanh
Đói no mẹ nhịn cho đành
Cầu cho con khỏe mạnh lành là hơn
Tám ân xiết nỗi nguồn cơn
Thời lòng cha mẹ nghĩ quên đớn sầu
Bể trời rộng cả cao sâu
Lấy cân ai nhấc ai hầu được chưa
Lo dần ngày tháng thoi đưa
Gió mưa đã trải bây giờ mới hay
Quế nhung tiền nợ ông thầy
(quế nhung: thứ thuốc bổ cho trẻ con)
Tốn bao nhiêu của đêm ngày vì con
Mẹ thời khoi khóp héo hon
(khoi khóp: chịu đựng cực khổ hao gầy hình dáng)
Gia tài cơ nghiệp vì con những là
Cầu cao bể rộng đã qua
Bấy giờ cha mẹ với đà an thân
Cả lớn khôn cha mẹ mừng thầm.
Thần hôn khuya sớm ân cần dạy nuôi
(thần: sớm; hôn: tối, khuya)
Thấy con ăn nói tươi cười
Bấy giờ cha mẹ mới nguôi trong lòng
Thấy con đẹp đẽ hình dong (hình dong: hình dáng)
Bấy giờ cha mẹ bằng lòng dưỡng sinh
Chín ân con đã trưởng thành
Gái trai định liệu học hành văn chương
Trai thời thi đỗ khoa trường
Khôi nguyên nhất cử bảng vàng đề danh
Gái thời lại dạy hiển vinh
Nhã nhặn nhu mì ngôn hạnh công dung
Mười ân cưới vợ gả chồng
Con con cháu cháu thong dong thọ trường
Chả gì hơn phụ mẫu tại đường
(phụ mẫu tại đường: cha mẹ còn trong nhà
cha mẹ chưa khuất núi)
Tử tôn hưng thịnh văn chương đời đời
Thập ân từ đó mà thôi.
Cảm ơn bạn nhiều!
cảm ơn bạn!
tháng này là tháng vu lan báo hiếu. nge bài này của cụ thấm nhuần công cha nghĩa mẹ. và giờ mình cũng có con càng nghe càng thấm thía. nuôi con biết lòng cha mẹ. các cụ nói ko có sai bao giờ.
Cảm ơn bạn nhiều nhé
Quinn Le tớ tưởng thập ân chia làm 3 phần mà bạn
Mình còn trẻ mà rất thích nghe cụ hát, nhưng chỉ nghe khi ở một mình. Nghe đông người chúng nó bảo mình hâm mất
Đức Long mình cũng như bạn có những lúc mở buồn tâm trạng mình hay mở hát văn với hát xẩm nghe mà toàn phải đeo tai nghe vì nghệ thuật này có rất ít người giới trẻ nghe và hiểu đc nó...!
Trả phải nói đâu xa , mẹ mik đây ngồi cạnh nghe bảo nghe như nhạc đám ma rồi chửi haizzzzz.
Bạn mình cũng mới bị nói là dân nhà quê ra thành phố nè, nó để bài này của cụ làm nhạc chuông điện thoại
Tớ cũng vậy, buổi tối lúc đi ngu mới mở rồi cắm phone tai vào nghe.rất hay và ý nghĩa sâu sắc ,nhạc trẻ bây giờ nhiều bài nghe vô nghĩa ....hay tại mình có tuổi rồi nên cảm thấy thế
Giống mình quá
Hôm vừa rồi xem Hoài Lâm xong mới bất giác nhớ tới nghệ thuật Xẩm và nghệ nhân Hà Thị Cầu, vào Wikipedia thì mới biết người được mệnh danh là "Báu vật nhân văn" này đã giả từ cuộc đời nghèo khổ... thật không hiểu nổi nhà nước ta phong cho bà hàng tá danh hiệu để làm gì khi không có 1 chế độ đặc cách nào cho bà đỡ nghèo túng đi, như là một số tiền thuộc quỹ bảo tồn văn hóa việt gì đó để bà giữ gìn và truyền đạt môn nghệ thuật đặc sắc của dân tộc chẳng hạn. Cảm ơn Hoài Lâm đã hướng không ít khán giả đến với nghệ thuật Xẩm. Phải chăng Hoài Lâm nên dùng 1 phần từ giải thưởng 100tr vừa rồi để giúp đỡ thân nhân của nghệ nhân Hà Thị Cầu gọi là chút hương khói gửi tới người tiền bối vĩ đại nhĩ?!!!
Đọc tiểu sử cuộc đời của bà con thật chảy nước mắt, cuộc đời của bà lận đận vất vả từ lúc sinh ra cho đến lúc ra đi. Mặc dù là nghệ sĩ, được nhận nhiều giải thưởng lớn lao, được phong làm báu vật dân gian nhưng cuộc sống của bà thật khó khăn lắm lắm. Xin bà hãy an lòng mà yên nghỉ, môn nghệ thuật bà theo đuổi lớp trẻ chúng con sẽ gìn giữ thay bà, sẽ không để nó mai một bây giờ và cả trong tương....
Xin vĩnh biệt cụ mong cụ yên giác ngàn thu.chúng cháu sẽ nhớ mãi về cụ một nghệ nhân hát xẩm hay nhất mà cháu được biết.
Vậy là cụ mất đc 10 năm rồi .. nếu giờ cụ còn sống đc 102 tuổi rồi a nhỉ
Đúng rồi bạn
@@linhnguyenha6062cụ sinh năm 1928 nhé bn tính hiện tại là cụ 96 tuổi r
Cháu là lớp trẻ nhưng bản thân cháu thích nghe hát Xẩm. Cảm ơn cụ người nghệ nhân
Hoài Lâm mang tôi đến đây, nghe từng câu từng chữ từng nốt bản gốc mà thấy thấm quá, hay, văn hoán Việt Nam quá hay, 22 năm nay biết nước Mỹ có này là rock này là hiphop, biết hàn có kim chi kim chủng, thuộc cả tên ca sĩ từng nhóm nhạc mà nay mới biết Việt Nam ta có thứ nghệ thuật hay và ý nghĩa thế này, hay quá...
Hôm nay nghe tin cụ mất mà trong lòng tôi dâng lên một nỗi buồn khó tả, cảm giác trống vắng như mất đi một điều gì đó thật quý giá mà mình không bao giờ thấy lại nữa. Nghệ nhân Hà Thị Cầu có thể nói là hình ảnh chân thực nhất của người nông dân Việt Nam - chịu đựng và hi sinh, dù khốn khó nhưng lúc nào cũng chắt chiu giữ hồn cho dân tộc. Cầu mong cụ được an giấc ngàn thu.
Hôm nay cháu nghe lại ạ
Hôm nay cháu cx nghe lại
@@yennhu188 xịn dữ :3
@@tranhuynhuc2064 đúng rồi
@@yennhu188 sđt bạn để b còn dùng không 🤗
hát xẩm giờ còn rất ít nghệ nhân, có lẽ vì nhạc này nghe ai oán, xót xa như nhạc đưa đám ma dân ko thích nghe. Nhưng ý nghĩa sâu sắc quá. Tôi lớn lên mà thành người trong cái đói cái rách nhưng vẫn không bao giờ quên được lời dạy lời nhắn nhủ của bà của mẹ
Xem Cụ hát mà thấy thương cụ vô cùng khi mà ngày trước đọc báo biết rằng mặc dù Cụ là nghệ nhân người cuối cùng hát xẩm ở thế kỉ 20 nhưng Cụ vẫn phải sống trong cảnh túng thiếu đến tận lúc qua đời. Con thương Cụ lắm Cụ ạ. :((((((((
cho mình hỏi cụ mất lúc nào và thọ bnh tuổi vậy b? :)
link Linh
Cụ sn 1928 , mất 03/03/2013 thọ 86 tuổi bạn à
Phuong Phung huy Cụ hưởng thọ 92, or 93 tuổi gì đó thì phải
Cụ cũng giống như bà nội mình vậy, bà mình năm nay đã 92 tuổi rồi.
Cái xã hội này nó thế đó bạn. Mấy thằng quan tham nó có quan tâm gì đâu. Nhớ ngày trước đọc được bài báo đó mà rơi lệ vì thương cụ mà bất bình với những đứa phong cụ làm nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ hát xẩm cuối cùng thế kỉ 20.
Mình sinh năm 1990 nhưng lại rất thích xem và nghe các bài xẩm cụ ca.
Hay quá trời. Ko dám bình luận về cụ. Vì mình ko đủ trình độ. Nhưng lời bài thì tuyệt. Tinh túy thật. Mình người miền nam mà ghiền ghê
2023 k biết bạn nào còn nghe cụ hát k nhỉ
2024 t vẫn xem
Tôi vẫn thích
Mình vẫn nghe thường xuyên
2024 mình vẫn nghe mà
13/06/2024
Nghĩa mẹ sinh thành chớ có quên công cha ngãi mẹ sinh thành
Mẹ mang con chín tháng ớ ơ
Thai sinh 1 giờ
Ở trong lòng mẹ chả ngại tanh dơ
Trong mấy lòng mẹ chả ngại tanh dơ
Nuôi con từ thưở trứng nước ngây thơ như là
Chớ con quên công cha mà ngãi mẹ sinh con ra
Con nằm ngang
Công cha thờ nhiêu nao là khi ớ con ơ bồng bế có chửa nâng niu
Nào mấy khi ơ bồng bế nâng niu
Sinh con mấy trai con gái công lao cha mẹ thì nhọc nhằn chả mấy cho đêm ngày con bú con ăn
Đêm nằm quần áo
Chiếc chăn nó ướt đầm đầm cho ướt ơ thời mẹ chịu cho đành tâm
Ướt mấy tơi mẹ chịu đành tâm sao mấy xê con lại
Con nằm cho êm qua mấy đẹn con ơi suốt cả thâu đêm
Chờ cho con đi ngủ …ấm êm
Mẹ nằm mong mấy ngày con ơi thì mong tháng mong đủ đầy năm.
Mới học về cụ xong mình công nhận cụ dù lớn tuổi rồi nhưng hát rất hay
Tui thấy tiếc khi 1 nghệ nhân của Việt Nam phải mất đi vì tuổi già :((
VĨNH BIỆT CỤ
xin đừng ai mang Hoài Lâm vào đây.. mà tôi cũng thật không hiểu sao nghe cụ hát những vần xẩm như vậy mà vẫn cười được.. đọc từng câu chữ mà thương đậm nước mắt.. nếu cười thì xin ra chỗ khác nghe hoài lâm hát cho mà cười.. - con kính hương hồn cụ- một nghê nhân dân gian mà con rất ngưỡng mộ
Thật tự hào vì mình là người con quê hương ý yên nam định. Nơi sản sinh ra nghệ nhân có 1 không 2.
Nghe cụ hát hoài k chán...:(...thấy thương thầy u quá...
Nge tin cụ đã lâu . Cảm ơn hoài lâm ms gặp được cụ
Cụ là nghệ nhân dân trời ban giọng ca này tôi cảm thấy quá hay luôn trên cả tuyệt vời cảm ơn kênh
Hát Xẩm tôi đã nghe danh, nhưng chưa bao giờ nghe nghệ nhân hát. Giờ nghe rồi mới biết. Lần này Hoài Lâm....xong... rồi. Người tu luyện mấy chục năm hát còn khó huống hồ Hoài Lâm còn trẻ...hic. Tội nghiệp Lâm
giọng hát đầy sương gió, phong ba của cuộc đời, chắc nịch. Một giọng hát có một không hai của Việt Nam. Cảm ơn cụ Hà Thị Cầu, mong cụ có thật nhiều sức khỏe.
Cụ còn sống ko a
qua hay.con cam on cu da cho chung con duoc hieu ve nghe thuat hat xam ,tham dam van hoa dan toc VIET NAM tham vao mau thit nguoi dan VIET .mot lan nua con cam on cu a.
Nghe bài này khóc luôn. Hay quá, đúng là công cha nghĩa mẹ không bao giờ quên được.
Giọng xẩm dân gian tuyệt vời cùa cụ đáng để đời , nghệ nhân hà thị cầu tuyệt diệu
cảm ơn cu.chúc cu song lau trăm tuoi đe tieng hat xẩm của cu den duoc voi voi moi nguoi gần xa. măng non thay bui tre jia chau con giử lấy tiếng ca cho đời.
Cảm ơn Cụ, Cố NSND đã cho tôi một nét hoài cổ. Nhân ngày 8/3 chúc Các Bà, Các Mẹ và tất cả một nửa của nhân loại may mắn, khỏe mạnh và hạnh phúc
vừa hát xẩm vừa nhai trầu được như cụ mới là 1 cái chất riêng đẳng cấp của cụ. hãy nghe nghệ sĩ tự long nhận xét ấy. chứ mấy bạn trẻ chưa biết gì về xẩm cũng phán. các lời hát sâu lắng ý nghĩa nghe nó da diết quá.
Nhai trầu vừa hát cực kì khó mình hiểu lời bài hát nhưng mà nó mang âm điệu ai oán cả nên các bạn trẻ đâm ra ko nghe được. Nhưng mà nghe kĩ sẽ thấm cực kì đúng với từ xưa tới nay luôn nhưng mà kén nghe lắm nên thôi thông cảm cho lớp trẻ thôi sinh ra chả mấy khi nghe chả mấy ai nói về chủ đề nghệ thuật này nên chịu
Nghe hay thật, chưa tìm đc ai hát hay như cụ
Nhờ HL mà con biết ts cụ. Nhx thật sự là nghe cụ hát mà con nổi gai ốc. Thật sự là hay lắm ạ💕💕
Hoài Lâm giả giọng cụ trong GMTQ rất hay, dù Lâm là người miền Tây. Cụ ca hay thật sự, nghe nổi da gà luôn
Cam ơn cu đa lam nghê thuât hat xâm hôi phuc lai
Nhìn Hoài Lâm nhai trầu giống nhai Gum quá ^^, còn cụ thì nhai chằm chậm và mép mép miệng lại chứ không mở lớn. Nhưng Hoài Lâm đã làm rất tốt vai trò nhập vai của mình. Cám ơn chương trình và Hoài Lâm đã đem hát Xẩm trở lại với công chúng.
Nghe nhớ lại ngày xưa còn nhỏ qua ông bà nội chơi cứ tầm 10-11h là ông mở đài nghe nhạc này đi vào giấc ngủ nhanh dễ sợ.giờ ông bà mất rồi nghe nhạc lại nhớ đến
Mình hâm mộ cụ Hà Thị Cầu bời những điều mà chỉ ở Cụ mới có.
Thứ nhất là giọng hát của cụ rất đặc biệt
Thứ hài là cụ hát xẩm mà không phải hát mà Xẩm là hơi thở, là linh hồn của Cụ. Các bạn nhìn hình Ảnh một bà cụ miệng nhai trầu, vắt khăn lên vai vùa nhai trầu vừa hát vừ lau mồ hôi, mới thấy được " Xẩm là Hà Thị và Hà Thị Cầu là xẩm"
Cu hát rât hay ,con cám ơn cu nh ,càng nge càng thâm
Nghe cụ hát, thật sự xúc động quá. OM PRA MANI DANI SO HA. Hồi hướng công đúc cho linh hồn bố sớm dc vãng sanh. NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT
Coi mấy lần bài này ùi. Hôm nay coi GMTQ Hoài Lâm diễn hay quá trời.
Bạn nào từ GMTQ dẫn đến đây thì điểm danh nha hihi..
Cụ hát thật hay. Từng câu từng chữ nghe thấm thía làm sao! Thế mới hiểu được đức sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ lớn lao đến mức nào. Xin cảm ơn Cụ, cảm ơn Hòa Lâm nhiều.
cụ Hà Thị Cầu người hát xẩm cuối cùng của thế kỉ XX đã không còn nữa thật là một mất mát lớn cho nghệ thuật hát xẩm và cho nhân loại
Yêu cụ ạh. Ông nội con cũng hát xẩm, nghe cụ hát con nhớ ông ạh
Hay tuyệt Cụ ạ, hát sẩm Cụ đúng là số 1
Cảm ỏn nghẹ sỹ hà thi câu hàt sâm tuyêt vỏi hay quà
Hoài Lâm đã thể hiện rất tuyệt vời. Chúc mừng em
Trước đây coi chương trình Gương mặt thân quen như kiểu giải trí, bắt chước nhưng giờ phải công nhận là hay, mang đến người xem nhiều giá trị bị quên lãng
26/12022 vô tình lướt đc video này..năm nay 26 nhưng từ bé xíu đã được xem qua video này trên tivi từ hồi bé xíu…1 kho báu của văn nghệ việt nam xưa..chúng con cảm ơn cụ nhiều lắm😢
Cụ vẫn sống mãi trong lòng khán giả
văn hóa truyền thống là điều rất tuyệt vời, lần đầu tiên nghe hát xẩm nhưng cụ đã thể hiện văn hóa truyền thống ngàn đời của dân tộc VN
Cảm ơn Hoài Lâm rất nhiều!
đúng là qua GMTQ mới để ý nhiều hơn đến thể loại hát xẩm này nhưng nghe đi nghe lại thực sự thấy hay và ý nghĩa,từng câu từng chữ rất thấm thía
Cũng nhờ có Hoài lâm và gương mặt thân quen thì mấy bạn trẻ mới tìm lại và xem hát xẩm. có vẻ hơi đáng buồn vì 1 nét văn hóa của dân tộc đang bị lu mờ dần, nhưng cũng vui vì nhờ có chương trình này mà môn nghệ thuật này lại đc nhiều ng tìm lại và nhớ đến. Âu cũng là 1 thành công của chương trình GMTQ
Nghe danh cụ lâu, cả việc cụ ra đi... thấy buồn nhiều khi đọc dòng tin báo cụ qua đời dẫu chưa biết xẩm là gì...
Tự ngồi trên gác nghe giọng Hoài Lâm hát lại ...mới thấy thấm cái dòng nhạc này. :( Tự dưng thấy tiếc quá... đến lúc cụ qua đời, mới biết đến dòng nhạc này :(
...
Mà hình như cụ có truyền nhân rồi, thấy HL hát nhập quá, nhiều lúc hay đến nổi tui cũng cảm giác sợ theo lun T.T .
Tôi là người sinh ra và lớn lên trên đai đất miền TRUNG.( NÚI ẤN SÔNG TRÀ ). Nhưng tôi rất thích nghe hát bộ môn hát XẨM này đã từ lâu,ngay khi nghệ Nhân HÀ THỊ CẦU còn sống và đã nghe Cụ hát,sau đó có em Bùi thị Nụ ,học và làm việc ở trung tâm phát triển văn hoá nghệ thuật Hà Nội,gửi tặng cho tôi một số băng đĩa nhạc hát Xẩm và tôi vẫn nghe mãi đến nay đã hơn 10 năm rồi. Rất mong bộ môn này duy trì và phát triển và cầu mong hương linh Cụ Hà Thị Cầu mau siêu thoát. Song! Lời ca của Cụ vẫn sống mãi cùng thời gian.../. Bùi Tá Vinh.( Bùi Xuân Vinh.) Quảng Ngãi
Cụ hát thật tuyệt ạ. Cây đàn nhị cụ kéo con lại nhớ những người ông trong gia đình của con cũng một thời sử dụng những nhạc cụ dân tộc này. Giờ thì mọi người đã già mà gia đình con lại không ai theo hưởng. :(
Cụ đúng là nghệ nhân hát xẩm duy nhất của Việt Nam. Chúc cụ mạnh khoẻ để truyền lại cho con cháu.
Đến bây giờ tôi thật không hiểu vì sao nhà nước Việt Nam ta lại để một nghệ nhân như cụ phải sống 1 cuộc sống cơ cực như vậy. Cụ như một kho lịch sử sống về nghệ thuật hát xẩm Việt Nam. Một vầng hào quang của nghệ thuật hát xẩm. Con xin nghiêng đầu tiễn biệt cụ, mong linh hồn cụ được thanh thản nơi cửu tuyền.
cụ ra đi! người cuối cùng của văn hóa hát xẩm. hy vọng 1 ngày con được đến thắp hương cho cụ.
Xem cụ hát , con mới nhớ tới cả cd hát cho quê hương , cho khán giả , nhưng cuôi cd cụ vẫn vất vả . Con thương cụ lắm cụ ạ .
rat hay.NGhe cam giac la lam.CHuc cu manh khoe
Giờ ít người còn đam mê loại nghệ thuật này lắm . Chúc cụ mạnh khỏe , sống lâu .
Cụ còn sống ko a
@@angNguyen-ru6qi cụ mất lâu rồi bạn, chục năm rồi
Mỗi một lần nghe tôi lại càng thêm thích thêm yêu hát xẩm, thêm quý trọng vốn văn hóa mà ông cha để lại. Trải bao thăng trầm qua nhiều thế kỉ đã xây dựng nên tâm hồn Việt, cốt cách Việt nhân văn thượng võ, " lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa".
Thế kỉ XX đã không trân trọng tài nghệ của cụ nhưng lịch sử Việt con dân Việt mãi nhớ và tưởng nhớ về cụ...và thế giới buộc phải công nhận sự vô trách nhiệm này và sẽ tôn vinh cụ trong những quyển sách quý của Thế Giới
Mình vẫn rất trân trọng giá trị truyền thống của âm nhạc Việt Nam, nhưng điều cốt lõi là thay đổi để đi cùng sự phát triển của cả nước thôi bạn ạ. Văn hóa mãi là văn hóa chỉ khi nó được lưu truyền chứ không phải là được cải tổ.
Bà hát hay quá đi. Nghe cảm động quá
Hon Viet tat ca trong cau hat duoc cu the hien cam on cu de lai loi xam bat hu
Cảm ơn nhiều, những người đang giữ gìn bản sắc nét văn hóa dân tộc. Cảm ơn Bà!
nghe rất hay , càng nghe càng thấy công cha nghĩa mẹ thật không có gì sánh được ,chúc cụ mạnh khoẻ và sáng tác nhiều bài hay
Hay qua cu oi. Mot nhan tai dat viet da di xa mai. chuc cu yen giac ngan Thu.
rat hay cu a, cau mong cu song lau va that lau hon nua de tao phuc cho con chau,nhung ai cam nhan duoc tuyet pham nay
Nghe Cố kể chuyện... cuộc đời thật thấm thía. Dặn lòng đổi cả mạng của mình để tận chữ Hiếu với Mẹ già
lần này khổ thân anh hoài lâm rồi .tuổi trẻ giờ làm gì biết đến bà này mấy nhờ có anh hoài lâm mà ai cũng đi tìm hiểu bà này
Bằng giọng hát của mình cụ để lại cho đời báu vật vô giá. Cầu mong cụ yên giấc ngàn thu.
Kính kiến bà Cao Thị Cầu những bài hát xẩm của bà có hồn gắn liền với âm thanh và điệu nhạc truyền cảm đi vào lòng người của người nghệ nhân Việt Nam và truyền thuyết rất hay tạ ơn bà
Cụ là Hà Thị Cầu nhé , tên thật của bà là Hà Thị Năm ạ !
2024 vẫn nghe cụ hát. Chắc phải đi nghe xẩm hay chèo một hôm
Giọng ca của mẹ là số 1. Đã nghe mẹ Cầu hát xẩm là ko muốn nghe ai nữa.
những người nhờ hl mà biết tới cụ thì thật chẳng biết cái gì là nghệ thuật hát xẩm...!cụ được coi là bảo tàng sống của nghệ thuật hát xẩm,tui chẳng cần nhờ hl mà biết tới Cụ,mà tui biết tới Cụ từ lâu,và nge rất nhiều bài hát của Cụ...!nói thật ai mà nhờ hl mới biết tới Cụ thì tốt nhất đừng nge nhạc xẩm của Cụ hát làm gì....!
Tuy tôi lag người miền tây nhưng mà tôi cũng rất hay nghe xẩm nghe chèo
Cụ hát hay quá ,thấm quá ạ
toi tu hao ve dat nuoc viet nam nai co duoc giong dang cap den the nghehoai ma van muon nghe xin nho mai co nghe nhan
cụ là một người đặc biệt nhất,vì khó ai vừa ăn vừa hát đc mà món đó là trầu và nếu ko có người gõ sênh thì bà cũng gõ đc bằng chân
cảm ơn cụ đã đề lại cho thế hệ trẻ đc biệt một thể loại nhạc dân gian thật hay và ý nghĩa cầu mong nhà nước có chính sách hợp lý để bảo tồn thể loại nhạc dân gian này còn mãi về sau
Ôi hát xẩm hay và ý nghĩa quá, hát xẩm dạy cho chúng ta rất nhiều điều trong cuộc sống, tại sao ta ko trân trọng, tại sao lại quên một nghệ nhân hát hay và ý nghĩa thế này chứ
hay quá mình muốn nghe mãi
Lần đầu nghe thấy sợ sợ sau ak, nhưng nghe kỷ xíu thấy tất cả tình thương công lao cha mẹ tất cả có ởi đây
Tôi là con nít nhưng sao... nghe nó có ý nghĩa và cảm động ❤
Việt nam mình bây giờ chỉ còn 1 cái e j sn 91 hát sẩm là truyền nhân của cụ hay sao ý chị ý hát cũng hay
dao tran van chú nói vậy là chưa đủ tjông tin
dao tran van vũ thị sợi
Việt nam bao giờ ??? Có lại được giọng hát xẩm của Cụ Hà Thị Cầu, Con thành kính nhớ về Cụ !
Con 17 tuổi tiếp xúc với nhạc xẩm và cảm thấy nó như tiếng lòng của người mẹ Việt Nam xưa
hay qua đơn sơ mà giản dị...
huynh tran
Xin gửi lời tri ân sâu sắc tới một nghệ nhân, một nghệ sĩ, một cuộc đời thanh bạch. Nguyện cầu cụ an giấc cõi vĩnh hằng. Cụ ơi! Cụ đi xa rồi, nghiệp xẩm cổ cũng xa rồi......
Nghe cụ hát và ngón đàn của cụ thật điêu luyện và linh hoạt!
Nghe ca từ mới biết nó dài phải nói, vậy mà nhớ vanh vách ở tuổi này. Tuyệt quá!
Một giọng hát thật điêu luyện.một người sống trọn đời với hát xẩm.chúc cụ yên giấc ngàn thu
cụ hát rất hay.ai k thích thỳ đừng dislike,bởi đây là 1 loại hình nghệ thuật ýt người hiểu được ý nghĩa của nó
Cảm ơn tất cả ơn cụ nghệ nhân giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc cho muôn đời sau
E từ titok qua và giờ e nghiện luôn xẩm của cụ hà thị cầu ạ
Nghệ nhân Hà Thị Cầu, người được mệnh danh là “báu vật nhân văn sống” của môn nghệ thuật hát xẩm đã trút hơi thở cuối cùng vào hồi 12 giờ 30 , ngày 3/3 tại nhà riêng ở Yên Mô, Ninh Bình.
MONG LINH HON CU SIEU THOAT
cám ơn hoài lâm đã cho mình dc nghe bài này
Cụ vô cùng chuyên nghiệp ☺ vừa nhai trầu vừa hát hay☺
Coi cụ hát lại nhớ nội😢. Xưa bé nội hát mà ko biết là gì. Sau này lớn lên mới hiểu nội đã đi xa 😢