Dược lý lâm sàng thuốc ức chế bơm proton PPI: Omeprazole, Pantoprazole [Dược lý 7/14]

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 16 июл 2024
  • Loạt bài về Dược lâm sàng: • Video
    Bài giảng: "Cập nhật sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) trong thực hành lâm sàng".
    Giảng viên: TS. CKII. BS. Trần Thị Khánh Tường, trưởng bộ môn Nội, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
    -----------------------------------------
    Nguồn: • Cập nhật xử dụng thuốc...
    Cập nhật kiến thức - Bộ môn Y học gia đình, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
    Website: bsgdtphcm.vn/web/
    Giấy phép Creative commons (creativecommons.org/licenses/....
    Bài giảng được chia sẻ bởi TS.BS. Võ Thành Liêm cùng các thầy / cô giảng viên của Bộ môn Y học gia đình, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
    Chỉnh sửa để dễ theo dõi hơn.
    -----------------------------------------
    Dược lý lâm sàng thuốc ức chế bơm proton PPI: Omeprazole, Pantoprazole
    PPI là một trong những loại thuốc được bán rộng rãi nhất trên thế giới, và thuốc đầu tiên, omeprazole, nằm trong Danh sách thuốc thiết yếu của WHO.
    PPI gồm 2 thế hệ:
    + Thế hệ 1: Omeprazol
    + Thế hệ 2: Esomeprazol
    #duocly #ppi #thuocucchebomproton #omeprazol #esomeprazol #duoclamsang

Комментарии • 105

  • @duyhuynhquoc7762
    @duyhuynhquoc7762 2 года назад +4

    Tôi đang uống nexium mups mà nghe Bác sĩ giảng nên hiểu được vấn đề.. Chỉ có điều nên uống liều chuẩn 20mg nhưng vì theo toa khám là uống 40mg nên có sai trong liều lượng..Xin cảm ơn Bác sĩ..

  • @thung9464
    @thung9464 3 года назад +5

    Cảm ơn bs nhé. Bài giảng rất hay và ý nghĩa ạ

  • @user-vq9me1ul7x
    @user-vq9me1ul7x 7 месяцев назад +1

    Ngưỡng mộ cô Khánh Tường

  • @ducota648
    @ducota648 3 года назад +2

    Hay quá, bài giảng có tính liên kết từ sinh lý, cơ chế từ đó mới biết thuốc nên dùng lúc nào

  • @ManhNguyen-vu4of
    @ManhNguyen-vu4of 2 года назад +3

    Bài giảng hay quá cảm ơn tiến sĩ rất nhiều nhiều ạ

  • @voxuan9910
    @voxuan9910 4 года назад +4

    Cảm ơn TS Tường, bài giảng hay quá

  • @dotruong944
    @dotruong944 10 месяцев назад

    Bài giảng của tiến sỹ rất hay.

  • @TrangPham-kv3vf
    @TrangPham-kv3vf 2 года назад

    Bai chi se rat tuyet voi rat quan trong su dung thuoc dung

  • @oga7002
    @oga7002 3 года назад +2

    bài giảng hay. cảm ơn ad đã post ạ

    • @medical870
      @medical870  3 года назад +2

      Dạ vâng ạ. Bài giảng được chia sẻ bởi thầy TS.BS. Võ Thành Liêm cùng các thầy / cô Bộ môn Y học gia đình, và các thầy / cô trường Y Phạm Ngọc Thạch 😍😍😍😍😍
      Mình chỉ chia sẻ lại thôi.

  • @bbstudio-ochoitreemtuyetvo3499
    @bbstudio-ochoitreemtuyetvo3499 3 года назад +1

    bài giảng hay.

  • @TrangPham-kv3vf
    @TrangPham-kv3vf 2 года назад

    Amazing, thanks

  • @nhungnguyen3531
    @nhungnguyen3531 3 года назад +1

    Hay quá 😍😍

  • @LamLe-no4nc
    @LamLe-no4nc 3 года назад +1

    Cám ơn bs

    • @medical870
      @medical870  3 года назад

      Dạ vâng ạ. Video và tài liệu được chia sẻ bởi Bộ môn Y học gia đình, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Bộ môn Nội, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

  • @TienTran-ez5jg
    @TienTran-ez5jg 3 года назад +1

    Quá hay

  • @tuyetmeeo2064
    @tuyetmeeo2064 3 года назад +1

    Hay quá ạ

  • @HuyenNguyen-no5cl
    @HuyenNguyen-no5cl 3 года назад

    Cảm ơn cô ,bài giảng hay và dễ hiểu

  • @lebao1978
    @lebao1978 3 года назад

    Cảm ơn cô, rất hay ạ.

  • @CuongTran-wg8qv
    @CuongTran-wg8qv Год назад

    hay quá cô ơi

  • @hsewww4345
    @hsewww4345 4 года назад +3

    Cảm ơn ad và cảm ơn bs cực kỳ nhiều ạ

  • @viettran-ws9go
    @viettran-ws9go 4 года назад +1

    Thanks ad

  • @thuongcao1678
    @thuongcao1678 Месяц назад

    Thưa bác sĩ. trong dược thư Việt Nam nói uống omeprazole hay esomeprazole với nước có tính acid như cam chanh... Vì sao vậy ạ? Xin cảm ơn bác sĩ

  • @nampham-wy2rk
    @nampham-wy2rk 2 года назад +1

    Cô làm bài phối hợp ks trong điều trị nhiễm khuẩn đi ah

  • @letran-kz7pw
    @letran-kz7pw 3 года назад +2

    Thật ra tất cả những điều TS giảng, có sẵn trong những tài liệu nước ngoài - các bạn chỉ cần có tiếng Anh tương đối cộng thêm google dịch là nắm khá rõ . Công nhận bà TS giảng bài hay , hấp dẫn !

  • @longkhanh8544
    @longkhanh8544 2 года назад +1

    Có nghiên cứu gần đây cho rằng thuốc ppi có nguy cơ làm tăng ung thư, bác sĩ nói rõ hơn với ạ :((((

  • @18tieuma72
    @18tieuma72 3 года назад

    Mong ra nhiều vd để trau dồi kt . Chúc cô sức khoẻ ạ

  • @sangpham2473
    @sangpham2473 2 года назад +1

    Ad ơi ad có tài liệu tham khảo về việc kê đơn uống 1 viên trước ăn sáng 30-60ph ko, và phác đồ được ko ạ

    • @medical870
      @medical870  2 года назад +1

      Nhiều tài liệu viết lắm bạn. Trong sách Dược lực học của cô Hằng, bài PPI có viết đó (cuốn đó dịch từ sách Tiếng Anh khá nổi tiếng).
      Hoặc: www.clbduoclamsang.com/thuoc-uc-che-bom-proton-can-nhac-su-dung-trong-thoi-gian-dai/

  • @MiMy212
    @MiMy212 9 месяцев назад

    Cho em hỏi. Nguy cơ gây ung thư dạ dày giữa Ome và Eso thì cái nào cao hơn, hay như nhau ạ? Em cảm ơn!

    • @medical870
      @medical870  8 месяцев назад +1

      Nhìn chung tất cả PPI đều có liên quan đến ung thư dạ dày nhé. Tuy nhiên, chưa thể nói loại PPI nào có liên quan đến ung thư nhiều hơn loại nào. Vốn dĩ thì tỷ lệ ung thư đã thấp, mà còn có nhiều yếu tố nhiễu. Do đó, để xác định là rất khó khăn vì cần cỡ mẫu nghiên cứu rất lớn, hiện này chưa phân tích được.

  • @phamhoanganh9850
    @phamhoanganh9850 2 года назад +1

    Add ơi cho mình hỏi thêm thông tin về chia thế hệ 1, 2 của PPI như cô dựa vào đâu ạ? Mình tìm thông tin mà chưa có. Cảm ơn ạ!

    • @medical870
      @medical870  2 года назад +1

      Dạ vâng phân chia thế hệ như thế này đã có từ lâu rồi và là kinh điển rồi ạ. Ví dụ như trong bài này: www.jnmjournal.org/journal/view.html?doi=10.5056/jnm18001
      Hoặc bài này: pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15257232/

    • @phamhoanganh9850
      @phamhoanganh9850 2 года назад +2

      Dạ cảm ơn ạ, để mình xem.

    • @medical870
      @medical870  2 года назад

      @@phamhoanganh9850 Dạ vâng cảm ơn anh

  • @hellomonday4427
    @hellomonday4427 Год назад

    Ad ơi, ad có slide bài giảng của cô không, cho em xin với ạ

  • @huynhhong5407
    @huynhhong5407 Год назад +1

    Ad ơi cho mình hỏi tại s bơm proton với tế bào thành không hoạt động trước lúc ăn và trong bữa ăn mà nó vẫn tiết acid khi bụng đói ạ

    • @medical870
      @medical870  Год назад +1

      Không phải đâu bạn. Thực ra là tế bào vẫn luôn hoạt động, chỉ khác là ở mức độ khác nhau thôi. Lúc bụng đói, nó vẫn hoạt động nhưng ở mức độ thấp thôi.

    • @huynhhong5407
      @huynhhong5407 Год назад +1

      @@medical870 cảm ơn ad ạ ad ơi ad có thể giải thích giúp mình mình vẫn chưa hiểu rõ tại sao
      1/PPI hấp thu ở ruột sau đó quay lại tế bào viền ở dạ dày hả ad,hic mình k hiểu về dược động học cho lắm nên ad giải thích về quá trình dược động học của PPI giúp mình với ạ

    • @medical870
      @medical870  Год назад

      Dược động học của PPI:
      + PPI là 1 thuốc ko bền với acid, do đó được dùng ở dạng viên nang tan trong ruột. Khi đã qua dạ dày, thuốc được phóng thích.
      + Sau khi được hấp thu, thuốc phân bố khắp cơ thể. 1 phần thuốc sẽ được phân bố vào tế bào viền.
      PPI là tiền thuốc và cần có môi trường acid để có tác dụng. PPI được hoạt hóa tại tiểu quản bài tiết ở tế bào viền, do đó tác dụng. Nếu dùng antacid trước đó không lâu, làm tăng pH ở tiểu quản bài tiết ở tế bào viền, do đó làm giảm hoạt hóa của PPI.

  • @locdiep2485
    @locdiep2485 3 года назад

    Quá hay. Kakaka kakaka

  • @giangngo99
    @giangngo99 Год назад

    có slide cho em xin với ạ,e cảm ơn ad

  • @tuando9734
    @tuando9734 2 года назад +1

    qt

  • @cauchuyenongvat93
    @cauchuyenongvat93 Год назад +1

    Em có dùng Mefogin 40mg trong vòng 2 tuần, mỗi ngày 1 viên. Sau đó triệu chứng ko đỡ và chuyển sang dùng Emanera 40mg ngày 2 viên trong vòng 2 tuần. Triệu chứng không đỡ và được xét nghiệm dương tính HP và bắt đầu uống Nexium Mups 40mg ngày 2 viên trong vòng 2 tuần.
    Bác sĩ cho em hỏi liệu trình như thế thì có nguy cơ cao bị Polyp do uống thuốc ức chế axit ko ạ, và những Polyp này có tự mất khi ngừng thuốc ko ạ? Em cảm ơn bác sĩ

    • @medical870
      @medical870  Год назад

      Thực ra thì nguy cơ bị polyp do PPI đúng là có, nhưng không quá nguy hiểm như anh nghĩ. Nếu thường xuyên xảy ra như vậy thì họ đã không dùng rồi.

    • @cauchuyenongvat93
      @cauchuyenongvat93 Год назад +1

      @@medical870 như em dùng với thời gian như trên thì không sao phải ko ạ. Em đọc báo thì ghi trên 1 năm mới bị

    • @medical870
      @medical870  Год назад +1

      @@cauchuyenongvat93 Như anh đã nói, là có nguy cơ nhưng thấp và nhỏ hơn nhiều so với lợi ích của dùng thuốc. Hiện tại thì người ta vẫn dùng phác đồ PPI để điều trị H.P là chủ yếu do tỷ lệ điều trị thành công cao hơn so với các phác đồ khác.
      Mà trên cuộc đời cũng có nhiều điều tương tự lắm. VD như em ko ăn muối thì ko có bệnh tăng huyết áp. Nhưng em có đánh đổi được việc ngưng ăn muối không, chứ anh thì không 😂😂 Cho nên em đừng quá lo lắng. Nếu tỷ lệ gia tăng ung thư tăng đến mức độ nhất định đáng báo động, giới y khoa sẽ ngưng sử dụng thuốc luôn.

    • @cauchuyenongvat93
      @cauchuyenongvat93 Год назад +1

      @@medical870 dạ thế thì em có cần nội soi dạ dày định kỳ ko ạ

    • @medical870
      @medical870  Год назад

      ​@@cauchuyenongvat93 ​ Có 1 điều này hơi đụng chạm nhưng ad phải nói thật. Đó là nếu anh có chỉ định nội soi thì nên vào BV công để làm. Ad từng làm tư 1 thời gian rồi, chặt chém bệnh nhân dữ lắm (tư bản là hiển nhiên như thế). Chịu ko nổi, đành phải bỏ qua BV công để làm. Dù nhận lương chết đói, nhưng ko cắn rứt. Có những ca mà bệnh nhân mất hơn 100 triệu tiền xét nghiệm nhưng ko kiếm ra bệnh, đến BV công chỉ cần chụp phim 1 phát là ra.
      Nội soi dạ dày là 1 thủ thuật xâm lấn, nó vẫn có một số nguy cơ gây hại nhất định của nó. Anh cứ làm theo chỉ định của bác sĩ BV công. Đây là 1 số mốc ad gợi ý, tăng dần theo mức độ nặng:
      - Nếu anh đã nội soi rồi và ko có gì đặc biệt, và sau đợt này khỏi hẳn H.P thì ko cần thiết phải nội soi lại làm gì.
      - Nếu nhiễm H.P dai dẳng, chữa ko dứt mà ko có loạn sản dạ dày thì tầm 3 năm/lần.
      - Có barrett thực quản, bị loạn sản dạ dày: 1 lần/năm.
      - Nặng hơn nữa thì có bác sĩ trực tiếp điều trị lo.

  • @cauchuyenongvat93
    @cauchuyenongvat93 Год назад +1

    Sau khi điều trị xong. Em test thở c14 thì chỉ số 00000. Âm tính. Nhưng vẫn còn phình dạ dày và hơi tức nghẹn 1 chút. Bác sĩ tiếp tục kê PPI-pantoprazol, Gamucid, Azintal forte. Em đang băn khoăn ko biết có nên uống ko ạ

    • @medical870
      @medical870  Год назад

      Nếu đã mua thuốc thì bạn có thể uống, không sao cả. Các thuốc này đều tương đối an toàn.
      Thường thì mình kê ít thuốc để tiết kiệm chi phí.

    • @cauchuyenongvat93
      @cauchuyenongvat93 Год назад +1

      @@medical870 cách đây 1 tháng e cũng đã uống PPI ngày 2 lần trong vòng 7 tuần. H uống nữa có sao ko ạ

    • @medical870
      @medical870  Год назад

      Không sao nhé bạn.

    • @medical870
      @medical870  Год назад

      @@cauchuyenongvat93 À, có 1 trường hợp có thể xảy ra là tăng tiết acid dội ngược sau sử dụng PPI. Nếu sử dụng kéo dài PPI > 1 tháng, có thể gặp tình trạng này. Cơ chế rebound có thể là do sử dụng PPI kéo dài, cơ thể kích thích việc tăng gastrin và histamin. Do đó, làm tăng khả năng tiết acid sau khi ngừng PPI.
      Sử dụng PPI càng kéo dài, tỷ lệ người gặp rebound acid hypersecretion càng nhiều.
      Các triệu chứng gồm chứng ợ nóng, nôn trớ hoặc khó tiêu.

    • @cauchuyenongvat93
      @cauchuyenongvat93 Год назад +1

      @@medical870 Mình có dùng thuốc Hadugast, Ibutop và Gastsus, mới dừng uống 1 ngày, thì test thở C14 HP âm tính, kết quả này có chuẩn ko ạ, mới dừng thuốc 1 ngày có ảnh hưởng kết quả test ko bác sĩ?

  • @VanBenHo-yu9em
    @VanBenHo-yu9em Год назад +1

    Xin số địa chỉ và đt nhé

    • @medical870
      @medical870  Год назад

      Dạ. Phòng Khám Đa Khoa - Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Địa chỉ: 461 Đ. Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • @nevergiveup2295
    @nevergiveup2295 4 года назад +3

    Sách dược lý đại học y hà nội trang 359 có viết: ...dùng cách xa bữa ăn( trước khi ăn sáng, trước khi ngủ tối). Vậy sao TS lại nói tuyệt đối không uống trước khi đi ngủ.
    Ai giải thích giúp với ạ

    • @tuyetphan6675
      @tuyetphan6675 4 года назад +1

      Theo em được biết hiện nay thì ppi có thời gian bán thải 36 giờ. Nên k cần phải uống vào buổi tối nữa. Chỉ cần 1 lần vào buổi sáng là đủ ạ.

    • @tuyetphan6675
      @tuyetphan6675 4 года назад

      Hội nghị dược lâm sàng vào năm 2017 có nói về vấn đề này đó anh ạ.

    • @letran-kz7pw
      @letran-kz7pw 3 года назад

      Mình đang dùng PPI , nghiên cứu rất kỹ thời gian uống là 9h tối trước đi ngủ - sau khi nghe bài giảng mình sẽ điều chỉnh lại

    • @asclepiusbatrung
      @asclepiusbatrung 3 года назад

      @@tuyetphan6675 bạn có thể cho mình đường link hoặc tài liệu hướng dẫn được không, xin cảm ơn!

    • @tuyetphan6675
      @tuyetphan6675 3 года назад +1

      @@asclepiusbatrung em đi học được cô giáo dạy bộ môn dược lý nói anh ạ. Cô đi tham dự hội nghị đó và về nói lại với tụi em ạ

  • @SuperDaihung
    @SuperDaihung 2 года назад +2

    Bác sĩ giải thích thuốc PPI không dùng cùng antacid và thuốc ức chế H2 do ức chế quá trình hoạt hóa PPI là không đúng. Các PPI đều dùng dưới dạng bao tan trong ruột, pH dạ dầy không ảnh hưởng tới các thuốc PPI. Mong bác sĩ xem lại

    • @medical870
      @medical870  2 года назад +3

      Dạ vâng em xin giải thích với anh như thế này ạ: PPI bản chất là base yếu và không có hoạt tính (dạng tiền chất). Nó dễ bị phân hủy bởi acid dịch vị -> bao tan trong ruột -> thuốc được hấp thu và đi đến tế bào thành và tích lũy trong các tiểu quản chế tiết.
      Nơi này (tiểu quản chế tiết) có môi trường toan cao (nơi duy nhất có độ toan cao mà PPI có thể tồn tại). Chính nhờ môi trường acid này mà PPI được hoạt hóa từ tiền chất sang dạng hoạt động.
      .....
      Do đó, điều mà cô PGS.TS. Trần Khánh Tường giải thích là đúng đấy ạ.
      Hoạt hóa ở đây là hoạt hóa từ dạng tiền chất -> dạng hoạt tính thì đúng là cần môi trường acid thật.

    • @SuperDaihung
      @SuperDaihung 2 года назад +1

      @@medical870 Cảm ơn bạn. Mình hiểu cơ chế hoạt hóa thành dạng hoạt tính của các PPI. Ý mình ở đây là các PPI được hoạt hóa trong môi trường acid tế bào viền. Mà pH của tế bào này không bị ảnh hưởng bởi antacid. Antacid chỉ làm tăng pH trong lòng dạ dày. Hơn nữa thuốc bao tan trong ruột thì pH dạ dày cũng không ảnh hưởng tới khả năng hoạt hóa.

    • @medical870
      @medical870  2 года назад +1

      Dạ vâng, hình như anh đang có nhầm lẫn gì đó chăng?
      + PPI tan trong trong ruột và hấp thu trong ruột là giai đoạn hấp thu. Dĩ nhiên lúc này acid dịch vị chẳng có ảnh hưởng gì đến giai đoạn này cả.
      + Sau đó thuốc đi đến tế bào viền là giai đoạn phân bố.
      + Sau đó, trong tế bào viền, tiền chất chuyển hóa thành thuốc là thuộc giai đoạn chuyển hóa.
      Giai đoạn chuyển hóa là ở trong tiểu quản chế tiết trong tế bào viền ở dạ dày nên môi trường acid là cần thiết. Sự tương tác giữa pH dịch vị và thuốc là ở giai đoạn này, không phải là giai đoạn hấp thu.
      2. Luôn có sự tương tác giữa môi trường acid trong tiểu quản tiết chế và môi trường acid trong dạ dày. Nếu có sự tương tác sai lệch, sẽ gây ra bệnh (tiết quá nhiều acid hoặc quá ít acid). Do đó, nếu mình uống antacid trước uống PPI, acid trong dạ dày bị trung hòa làm tăng pH -> làm giảm pH của tiểu quản tiết chế.

    • @SuperDaihung
      @SuperDaihung 2 года назад +1

      @@medical870 Bạn xem lại hộ mình 1 chút nhớ. Thứ nhất là PPI được hoạt hóa trong môi trường nội bào, và liên kết với cysteine của bơm. Thứ 2 là bơm proton (PP) này là bơm chủ động cần ATP để hoạt động. Nên pH dạ dày hay nồng độ kali, hay antacid hoàn toàn không ảnh hưởng tới hoạt động của bơm. Bản thân nội bào tế bào viền này đã có tính acid mạnh do hoạt động của 1 bơm khác ở màng đáy vận chuyển HCO3-( sản phẩm của phản ứng CO2 và H2O) ra khỏi tế bào.

    • @medical870
      @medical870  2 года назад +1

      Dạ vâng, anh có nhớ việc sử dụng antacid lúc bụng đói, sẽ ít có hiệu quả hơn (so với uống sau bữa ăn) do dạ dày tăng tiết acid để bù lại. (Sách Dược lý cô Hằng, hoặc anh tìm là thấy). Vì thế, ở điều kiện bình thường, việc anh nói pH dạ dày và antacid hoàn toàn không ảnh hưởng tới hoạt động của bơm là vô căn cứ.
      Tiếp theo, việc tăng tiết như thế sẽ đẩy H+ ra dạ dày và trao đổi lại bằng K+, như thế sẽ làm giảm môi trường acid nội bào và tăng pH tại tiểu quản tiết chế, từ đó giảm hoạt hóa PPI.
      Anh có thể tham khảo ở đây: www.stjoes.ca/patients-visitors/patient-education/patient-education:-f-j/gerd.pdf
      Trong bài có viết: If you use antacids (such as Tums, Rolaids, Gaviscon) take these 30 minutes after meals and if needed, 3 hours after meals. Never take antacids at the same time as an H2-antagonist or Proton Pump Inhibitor (PPI) medication.
      Dịch nghĩa: Nếu sử dụng antacid, dùng 30 phút sau ăn và nếu cần thì 3 giờ sau ăn. Không sử dụng antacids cùng thời gian với thuốc kháng H2 hoặc PPI.

  • @longho4875
    @longho4875 4 года назад +2

    Dung nhieu thuat ngu y hoc khien nguoi nghe khong hieu duoc gi nhieu!???

    • @DUKECHINH
      @DUKECHINH 3 года назад +2

      bởi vậy mới phải học đó bạn

    • @ksdbbavi2360
      @ksdbbavi2360 2 года назад

      KHÔNG CÓ CHUYÊN MÔN LÀM SAO HIỂU ĐƯỢC