2015(1) - Hướng Dẫn Hành Thiền Vipassanā | Thiền Sư Zatila | tại Thiền Viện Phước Sơn | Mùa Thu 2015
HTML-код
- Опубликовано: 27 янв 2025
- Bài 1 - Hướng Dẫn Hành Thiền Vipassanā | Trình bày bởi : Thiền Sư Zatila | Phiên dịch : Sư Cô Diệu Pháp | Tại Thiền Viện Phước Sơn | Mùa Thu 2015.
Hôm này là ngày 30/11/2015 ngày khóa giảng khóa tu 14 ngày tại Thiền Viện Phước Sơn.
Ngài muốn hướng dẫn Thiền sinh ngồi thiền, đi kinh hành, và thực hành Chánh Niệm Tĩnh Giác trong hoạt động hằng ngày.
Trong bài kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhānasuttaṃ), Đức Phật dạy về Bốn Niệm Xứ thật ngắn gọn trong phần Uddeso và rồi Ngài giảng giải Bốn Niệm Xứ Quán Thân, Quán Thọ, Quán Tâm Và Quán Pháp 1 cách chi tiết hơn.
Hiểu cách hành thiền ngắn gọn Thiền sinh đã có thể hành thiền, nếu không hiểu cách hành thiền ngắn gọn này Ngài sẽ giảng về Bốn Niệm Xứ 1 cách chi tiết trong các bài pháp sau. Hôm nay chúng ta sẽ nghe phần Đại Niệm Xứ 1 cách ngắn gọn.
Đức Phật đã giảng như vậy, trong đoạn này
‘‘Ekāyano ayaṃ, bhikkhave, maggo sattānaṃ visuddhiyā, sokaparidevānaṃ samatikkamāya dukkhadomanassānaṃ atthaṅgamāya ñāyassa adhigamāya nibbānassa sacchikiriyāya, yadidaṃ cattāro satipaṭṭhānā.”
Có nghĩa rằng :
“Này chư Tỳ Khưu, đây là con đường duy nhất, tức là Bốn Niệm Xứ là con đường duy nhất để thanh lọc Tâm chúng sinh, để vượt khỏi sự buồn Khổ, khóc than, để diệt trừ Khổ Thân, Khổ Tâm, để thành tựu Chánh Đạo, và chứng ngộ Niết Bàn, đó là Bốn Niệm Xứ”.
Vậy, Bốn Niệm Xứ là con đường duy nhất, là cách thức duy nhất, không có 1 con đường nào khác, cách thức nào khác nếu chúng ta muốn thanh lọc Tâm, chấm dứt khóc than, buồn Khổ, muốn chấm dứt Khổ Thân, Khổ Tâm, muốn thành tựu chánh đạo và muốn chứng ngộ Niết Bàn.
Để có được 7 lợi lạc này Thiền sinh cần phải thực hành Bốn Niệm Xứ không có cách nào khác, không có pháp môn nào khác.
Và Đức Phật nói tiếp Thế nào là bốn?
‘‘Katame cattāro? Idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ”
Có nghĩa rằng :
“Ở đây này các Tỳ Khưu, vị Tỳ Khưu sống Quán Thân Trong Thân, Chuyên Cần, Tĩnh Giác, Chánh Niệm để loại trừ Tham Ái và Sân Hận trong đời”.
Vào lúc có Tinh Tấn-Tĩnh Giác-Chánh Niệm, lúc đó ta có thể loại trừ Tham Ái, Sân Hận trong Tâm. Đức Phật hướng dẫn 1 cách ngắn gọn như vậy Ngài không nói về Chánh Niệm khi ngồi thiền, khi đi kinh hành hay trong hoạt động hằng ngày mà nơi đây Ngài chỉ nói về pháp Quán Thân.
Quán Thân, có nghĩa là Quán Sát Toàn Thân.
Khi ngồi chúng ta quan sát Phồng-Xẹp, là Quán Thân.
Khi đi kinh hành chúng ta quan sát Dở-Bước-Đạp-Đứng là Quán Thân.
Chúng ta những hoạt động xảy ra khi ngồi xuống, khi đứng lên, khi ăn, khi nhai, khi nuốt, khi cởi giày, khi mang giày, khi co tay, duỗi tay, co chân, duỗi chân,... là thiền sinh quan sát toàn thân trong mọi thời, mọi lúc, trừ khi đi ngủ.