Đại cương về Polymer

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 4 дек 2024

Комментарии • 83

  • @skrabluefrost
    @skrabluefrost Месяц назад +4

    Cảm ơn thầy nhiều ạ,nhờ thầy mà lâu lắm rồi em mới tìm lại được niềm vui với Hoá.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Месяц назад

      Vui vì mang đến niềm vui cho người khác.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @uckhiemnguyen4856
    @uckhiemnguyen4856 Месяц назад +2

    Dạ, em cảm ơn Thầy rất nhiều. Nhờ những bài giảng của Thầy, tụi em hiểu rõ ràng các kiến thức ạ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Месяц назад

      Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @ricardokaka9060
    @ricardokaka9060 Месяц назад +2

    E đã ngộ ra nhiều điều. Cám ơn Thầy nhiều ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Месяц назад

      Vui vì bạn thấy có ích.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @thongoc613
    @thongoc613 Месяц назад +2

    Cảm ơn thầy rất nhiều ạ. Những video của thầy rất hữu ích đối với 1 GV đứng lớp như em. Chúc thầy sức khoẻ, mong thầy ra nhiều video về Hoá hơn ạ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Месяц назад

      Cảm ơn bạn. Vui vì bạn thấy có ích.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @ucHuy-xu7tb
    @ucHuy-xu7tb Месяц назад +2

    Bài giảng của thầy hay lắm ạ,hy vọng thầy có thể ra thêm nhiều video về Hóa hơn.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Месяц назад

      Vui vì giúp được bạn.
      Hãy share để những bạn khác cũng có thể vui được với Hoá!

  • @xuannguyentruong1565
    @xuannguyentruong1565 Месяц назад +1

    Cảm ơn thầy rất nhiều, e chúc thầy nhiều sức khoẻ. Video của thầy thật sự hữu ích ko chỉ với học sinh mà với cả một giáo viên đang đứng lớp như em. ❤❤❤

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Месяц назад

      Cảm ơn lời chúc của bạn. Vui vì giúp được bạn.
      Hãy share để những bạn khác cũng có thể vui được với Hoá!

  • @thongoc613
    @thongoc613 8 дней назад

    Dạ thưa thầy. Bài giảng của thầy rất hay ạ. Rất mong thầy ra video mới về thế điện cực, pin điện ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  8 дней назад +1

      Như đã trả lời đây đó: còn sớm quá mà bạn.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @thucvuinh6537
    @thucvuinh6537 13 дней назад +1

    em chào thầy ạ, dù đã sang ngày 21/11 vẫn kính chúc thầy ngày nhà giáo Việt Nam với tất cả tấm lòng trân quý của em và nhiều bạn xem khác đã được học hỏi từ thầy rất nhiều và về kiến thức, tư duy và đạo đức nghề nghiệp. Mong thầy nhiều sức khỏe, chúng em luôn dõi theo thầy ạ. Nhân đây em muốn hỏi thầy có làm video về vật liệu polymer không ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  13 дней назад

      Cảm ơn bạn với lời chúc hiếm hoi trên không gian ảo này. Bài vật liệu polymer lúc đầu định làm, sau đó lại thôi vì không đủ thời gian, và cũng vì các bài trong cả 3 bộ sách giáo khoa phần lớn chỉ mô tả, không giống những gì tôi định nêu, nên quyết định dành thời gian cho những bài khác, cần thiết hơn.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @duyphuong4434
    @duyphuong4434 Месяц назад +3

    nylon-6,6 theo sách cũ thì mình có thể đọc poly(hexamethylene -adipamide) được không thầy?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Месяц назад +1

      1. Đây là cách viết theo sản phẩm nên không có gạch nối.
      2. Nhiều nơi vẫn dùng tên này. Còn được hay không thì tôi không có thẩm quyền để trả lời!
      Chúc luôn vui với Hoá.

  • @LinhNguyễn-s2n3z
    @LinhNguyễn-s2n3z 11 дней назад +1

    Thầy ơi em muốn hỏi: Khi thủy phân protein trong môi trường kiềm, sản phẩm thu được là muối của aminoacid (chứ không phải aminoacid ) vậy phản ứng này có được gọi là phản ứng depolymer hóa không ạ, em cảm ơn thầy ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  10 дней назад

      Tuy không tạo thành chính xác các amino acid ban đầu, nhưng thủy phân protein trong môi trường kiềm vẫn cho các muối mà cấu trúc cơ bản của các amino acid ban đầu được bảo toàn (và cũng có thể quay về dạng amino acid nếu muốn), nên phản ứng thủy phân protein trong môi trường kiềm cũng được coi là depolymer hóa. Tương tự như ví dụ depolymer hóa polystyrene để tạo thành styrene, quá trình depolymer hóa này cũng tạo thành nhiều sản phẩm phụ khác chứ không chỉ styrene.
      Đó chỉ là suy nghĩ của riêng tôi. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @dungvoanh4844
    @dungvoanh4844 25 дней назад +2

    Dạ thưa thầy, thầy có nói hiện nay polystyrene đã bị cấm sử dụng làm ly, hộp đựng thực phẩm và được thay thế bằng PLA, vậy hộp đựng thực phẩm hiện nay là từ PLA, không phải từ polystyrene nữa ạ? Và làm sao để phân biệt hộp đựng thực phẩm từ PLA với hộp từ polystyrene ạ? Thầy có thể giúp em được không, em cám ơn thầy rất nhiều ạ!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  25 дней назад +1

      Polystyrene màu trắng, xốp (chính là móp xốp hay thấy trong các thùng đựng máy, dùng để ngăn máy móc bị va đập), không biết bên nhà còn tìm được hay đã không còn nữa? PLA cũng không biết đã được sử dụng hay vẫn còn đang dùng PP thôi? (PP cũng bị chê do tác hại với môi trường) Tôi không biết tình trạng cụ thiể hiện nay nên không thể giúp bạn được. Tuy nhiên, như vừa trả lời một bạn khác, polystyrene tan trong xăng, nên nhận biết tương đối dễ.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @nganguyen-ow6sl
    @nganguyen-ow6sl Месяц назад +2

    Thầy ơi trong sách có viết cao su tự nhiên có chứa các mắt xích isoprene vậy khi trùng hợp buta-1,3-diene thu được polymer có cấu trúc tương tự cao su tự nhiên thì có hoàn toàn chính xác không ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Месяц назад

      Bạn nghĩ thêm chút nữa, sau đó xem ở đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/10/cao-su-tu-nhien-va-polybuta-13-diene.html
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @imhung0810
    @imhung0810 13 дней назад +1

    Thầy cho e hỏi PMMA (thủy tinh hữu cơ) có thuộc polyester không ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  12 дней назад +1

      Cứ theo đúng định nghĩa thì bạn tự trả lời được thôi: (1) Có nhóm chức ester không? (2) có lựp đi lặp lại (để thành nhiều hay là poly) không?
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @truongha4138
    @truongha4138 28 дней назад +2

    Kính nhờ thầy giải đáp cho em 1 thắc mắc dựa vào giá trị thế điện chuẩn có thể thấy H2O có tính oxi hoá mạnh hơn Zn2+, đáng nhẽ H20 điện phân trước mà sao lại là Zn2+ điện phân trước. Em cảm ơn ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  28 дней назад

      Bạn cứ xét giá trị thế điện cực chuẩn là giải thích được ngay thôi. Có thể là bạn đọc nhầm giá trị thế điện cực chuẩn chăng? Nếu còn thắc mắc gì thêm, bạn cứ hỏi nhé.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @quangminhtong-ts7fx
      @quangminhtong-ts7fx 26 дней назад

      Thầy ơi thầy làm phần pin điện và điện phân đi ạ, em ngóng chờ để đc lĩnh hội nhiều kiến thức sâu và rộng hơn ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  26 дней назад

      Còm quá sớm mà bạn. Vả lại, tôi làm video chậm lắm...
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @dieutrinhpy1
    @dieutrinhpy1 9 дней назад +1

    Dạ thầy ơi cho em hỏi: Tại sao PS thuộc nhựa nhiệt dẻo nhưng khi đun nóng lại bị phân hủy thành styrene. Như vậy nó có phù hợp với khái niệm nhựa nhiệt dẻo ko ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  9 дней назад +1

      Không có gì mâu thuẫn cả. Khi tăng nhiệt độ lên khoảng 150-200°C nó mềm dẻo rồi nóng chảy. Lên đến khoảng 300°C nó sẽ depolymer hoá tạo thành các phân tử nhỏ hơn, trong đó có styrene.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @dieutrinhpy1
      @dieutrinhpy1 8 дней назад +1

      @@HocHoaTT dạ cảm ơn thầy ạ!

  • @Impeak-999
    @Impeak-999 Месяц назад +1

    Thầy đã có dự định gì sau khi hoàn thành chương trình 12 mới trên kênh HọcHóaTT chưa ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Месяц назад +1

      Dự định thì có nhiều, thực hiện được bao nhiêu thì cũng không lường trước được!
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @PhuongMai-md9eb
    @PhuongMai-md9eb 18 дней назад +1

    thầy ơi cho em hỏi hệ số trùng hợp và hệ số polimer hóa có giống nhau hay khác nhau ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  18 дней назад

      Hệ số polymer hóa tổng quát hơn do áp dụng được với các loại phản ứng polymer hóa khác nhau. Từ "hệ số trùng hợp" trước đây là do dịch "ép" sang tiếng Việt mà thôi. Kiểu như dịch asymetric carbon thành carbon "bất đối" vậy.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @TẤNLÊ-f1v
    @TẤNLÊ-f1v Месяц назад +1

    (b) Trùng họp buta-1,3-diene thu được polymer có cấu trúc tương tự cao su tụ' nhiên. dạ thầy cho em hỏi ý này đúng hay sai ạ ? dạ em cảm ơn thầy ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Месяц назад +1

      Thế theo bạn thì sao? Chỉ cần nhìn công thức cấu tạo của polybuta-1,3-diene thì biết ngay cấu trúc có tương tự hay không thôi mà.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @kchinguyen3983
    @kchinguyen3983 Месяц назад +1

    Dạ thưa , cháu có thể hỏi là vì sao tơ lapsan và nhựa PET lại được ứng dụng khác nhau dù cấu tạo từ các chất giống nhau (ethylene glycol, terephthalic acid) cũng như cấu tạo 1 mắt xích giống nhau được không ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Месяц назад +2

      Cả hai đều từ poly(ethylene terephthalate) nhưng khác nhau về cách sắp xếp phân tử khi sản xuất. Điều này thuộc lãnh vực hóa công nghiệp nên ngoài chương trình lớp 12. Tuy nhiên nói sơ qua để bạn hình dung chút ít, nếu có thể. Khi sản xuất, tùy mục đích sử dụng mà người ta: (1) định hướng phân tử khi sản xuất (các phân tử PET trong tơ sợi xếp song song hơn), (2) Các phân tử PET để làm plastic cần bóng bảy và mềm dẻo nên sắp xếp tinh thể thấp, thậm chí ở dạng vô định hình, còn to sợi thì cấu trúc tinh thế sắp xếp trật tự hơn, (3) các chất phụ gia thích hợp cho mục đích sử dụng.
      Tuy nhiên chuyện quan trọng hơn là bạn đang đọc những tài liệu "cổ" như là về tơ lapsan chẳng hạn. Không thích hợp cho chương trình học và thi hiện nay đâu. Hãy buông chúng đi và tập trung vào chương trình hiện hành. Các tài liệu "cổ" sẽ làm bạn mất thời gian vô ích.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @HungNguyen-bj4nl
    @HungNguyen-bj4nl 19 дней назад +1

    Công thức bài 9.6c sách CTST 31:41 Nếu mình dịch chuyển mắt xích qua 2 phân tử thì có vẻ 2 công thức trên là một. E hơi thắc mắc về cách viết. Ví dụ cao su buna-s thì vòng bezene nên gắn ở C5 hay 6 sẽ hợp lí hơn
    Nhờ thầy giải thích giúp e ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  18 дней назад

      Như nhau cả. Bạn thử vẽ lên một tờ giấy trong suốt (hoặc mờ cũng được), rồi nhìn từ phía trước, rồi phía sau, sẽ rõ cả thôi.
      Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy
      Chúc luôn vui với Hoá!
      PS: Bạn dùng cách nói C5, C6 là không ổn chút nào đâu. Hãy nhớ các quy định về danh pháp.

    • @HungNguyen-bj4nl
      @HungNguyen-bj4nl 18 дней назад +1

      @HocHoaTT em cám ơn thầy

  • @tvtsp2138
    @tvtsp2138 20 дней назад +1

    Thưa thầy, nhờ thầy giải quyết giúp e thắc mắc. tơ capron có được điều chế từ phản ứng trùng hợp không ạ? 1 vấn đề nữa là nylon -6 và tơ capron có giống nhau hay không ạ. e tham khảo lúc thì nói nylon-6 là quá trình trùng ngưng epxilon- aminocaproic acid, còn tơ capron là trùng hợp caprolactam. nhờ thầy thẩm định giúp e với ạ. e cảm ơn thầy

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  18 дней назад +3

      Bạn đừng dùng từ "thẩm định", không đúng và không cần thiết. Nghe đao to búa lớn ghê quá. Sau đây là thông tin mà tôi biết, không có ý "thẩm định" gì cả nhé!
      Nylon-6 và capron là một, chúng đều là sản phẩm trùng hợp của caprolactam (như đã giải thích trong bài giảng). Phản ứng trùng ngưng chỉ là viết để biết trên lý thuyết mà thôi, không ai dùng trong thực tế sản xuất cả. Đa số đều dùng tên nylon-6. Tên capron thường chỉ dùng ở một số quốc gia Đông Âu và Nga mà thôi.
      Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy
      Chúc luôn vui với Hoá!

    • @tvtsp2138
      @tvtsp2138 18 дней назад +2

      @ Cảm ơn Thầy rất nhiều. Người mà e luôn tin tưởng tuyệt đối. Chúc Thầy sức khoẻ, bình an.

  • @linhle-zd4ol
    @linhle-zd4ol 8 дней назад

    Dạ cho e hỏi Thầy có bài Pin điện và điện phân chưa ạ! Cảm ơn thầy.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  8 дней назад

      Còn sớm lắm, vội vàng làm gì, phải không?
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @LinhNguyễn-s2n3z
    @LinhNguyễn-s2n3z 13 дней назад +1

    Thầy ơi em muốn hỏi: Phản ứng thủy phân tinh bột có được gọi là phản ứng depolymer hóa không ạ? Em cảm ơn thầy ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  13 дней назад

      Phải, vì chuyển polymer (polysaccharide) thành monomer (monosaccharide).
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @MyLienVanThi
    @MyLienVanThi Месяц назад +1

    Thưa thầy cho em hỏi, vì sao tơ sợi vẫn là chất nhiệt dẻo ạ? Thầy có thể cho em biết thêm loại vật liệu nào là polymer nhiệt dẻo và nhiệt rắn không. xin chân thành cảm ơn thầy ạ!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Месяц назад +2

      Không phải tất cả tơ sợi đều là polymer nhiệt dẻo. Chỉ một số như nylon, polyester, .... Nếu có điều kiện, bạn có thể lấy vải nylon, polyester (đều 100%), rồi hơ nóng nhẹ bạn sẽ quan sát được.
      Các tài liệu về polymer nhiệt dẻo và nhiệt rắn rất sẵn, bạn xem qua là có câu trả lời thôi. Trong bài giảng tôi có nêu một số, đặc biệt là từ nhiệt dẻo chuyển sang nhiệt rắn và vẫn còn bài "Vật liệu polymer" nữa, sẽ có thêm nhiều ví dụ trong đó.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @MyLienVanThi
      @MyLienVanThi Месяц назад +1

      @@HocHoaTT em cảm ơn Thầy đã phản hồi câu hỏi của em ạ. Em chúc thầy luôn có thật nhiều sức khỏe để vui khỏe với nghề ạ. em rất mong ngóng từng bài giảng của thầy.

  • @nguyenhoaiphong3490
    @nguyenhoaiphong3490 Месяц назад +1

    Thầy cho em hỏi dùng app nào để vẽ ctct của polymer vậy ạ. Em cảm ơn thầy.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Месяц назад +1

      Nếu là công thức cấu tạo thì bạn dùng ChemSketh hoặc Biova Draw tùy theo thói quen. Thường mỗi thứ có cái hay riêng của nó. Nếu là mô hình không gian thì dùng Avogadro và các chuyển đôi kèm theo.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @nguyenhoaiphong3490
      @nguyenhoaiphong3490 Месяц назад

      @HocHoaTT Dạ em cảm ơn thầy ạ.

  • @duyphuong4434
    @duyphuong4434 Месяц назад +1

    Dạ thầy ơi câu 8.14 SBT CD ý (b) sai chứ ạ , cao su thiên nhiên là polyisoprene sao có cấu trúc giống với polybutadiene được ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Месяц назад

      Bạn nghĩ kỹ thêm chút nữa. Sau đó xem ở đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/10/cao-su-tu-nhien-va-polybuta-13-diene.html
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @ThichHoaHoc
    @ThichHoaHoc 20 дней назад +1

    Thầy cho em xin hỏi: có thể gọi poly(phenol-formaldehyde) là poly(formaldehyde-phenol) được không ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  19 дней назад

      Không được. Khi nào có thời gian tôi sẽ viết một blog chi tiết hơn về các qui tắc khi gọi tên một polymer theo IUPAC.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @quoccuongnguyen7740
    @quoccuongnguyen7740 Месяц назад +1

    7:46 hexane-1,6-diamine thầy ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Месяц назад

      Cảm ơn bạn. Đây là bằng chứng của "sức ỳ" từ cách đọc cũ, cũng như sự lão hóa không tránh khỏi của năm tháng. Đã đính chính ở phần mô tả (description) dưới video.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @trann.9047
    @trann.9047 25 дней назад +1

    Thầy ơi, làm sao để mình làm thí nghiệm về tính tan của Polymer a? Vì em muốn làm 1 thí nghiệm như vậy nhưng vẫn chưa nghĩ ra cách làm nào tối ưu hoá và chuẩn nhất ạ. Em cảm ơn thầy ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  25 дней назад

      Đừng tự hù dọa mình bằng những từ "đao to búa lớn" kiểu như "tối ưu hóa" và "chuẩn nhất" vì khái niệm "chuẩn" là rất mơ hồ và hầu hết là không "chuẩn" chút nào đâu!
      Bạn có thể chỉ cần đơn giản (và không quan tâm đến "chuẩn" 😊 nhé) là: polymer, là một hợp chất hữu cơ, nên có thể tan được trong dung môi hữu cơ. Từ đó, dùng một mẩu móp xốp (tức là polystyrene, các miếng đệm lót màu trắng chống va chạm cho máy móc, hay có trong các thùng máy), cho vào xăng để hòa tan. Thế là rõ. Đồng thời lại thu được một loại keo dán rất tốt nữa chứ!.
      Thế nhé. Chúc luôn vui với Hóa.

    • @trann.9047
      @trann.9047 23 дня назад +1

      @@HocHoaTT dạ em cảm ơn lời góp ý của thầy ạ. 😍😍😍

  • @NhuNguyen-wn9iw
    @NhuNguyen-wn9iw 28 дней назад +1

    Dạ chào thầy, e muốn hỏi cách thầy làm mắc xích S-S như thế nào ạ? Em muốn làm chuyển động nhưng ko biết.em cảm ơn ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  28 дней назад

      Bạn không nói rõ ở thời điểm nào thì không biết trả lời vì tôi dùng rất nhiều cách khác nhau trong cùng một bài. Hãy cụ thể hơn nhé.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @NhuNguyen-wn9iw
      @NhuNguyen-wn9iw 26 дней назад +1

      Dạ ở 13p40s ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  26 дней назад

      Phần này thực hiện hoàn toàn với PowerPoint thôi.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @quynhngatran6365
    @quynhngatran6365 3 дня назад

    Thầy cho e hỏi là tỉ lệ mắt xích trong nylon 6,6 có thể khác tỉ lệ 1:1 được không ạ? Ví dụ tỉ lệ 2 acid và 1 amine, nếu có thì liên kết giữa các mắt xích như thế nào ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  3 дня назад +1

      Sẽ dư adipic acid và polymer thu được không có hệ số polymer hóa mong đợi. Lý do:
      Giả sử kí hiệu hexamethylene diamine là và adipic acid là >--<
      (1) nếu tỉ lệ 1: thì sẽ tạo polymer dễ dàng: >>-->-->-->--

    • @quynhngatran6365
      @quynhngatran6365 День назад

      E cảm ơn thầy ạ, chúc thầy mạnh khoẻ ạ

  • @bichhoanhdothi7492
    @bichhoanhdothi7492 Месяц назад +1

    Bài giảng của thầy rất hay ạ. Thầy có làm về chuyên đề hóa 12 không ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Месяц назад +1

      Sắp xong video chuyên đề thứ nhất. Dù sao vẫn còn lâu các bạn nhỏ mới học đến, phải không?
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @dieuinhthimy9856
      @dieuinhthimy9856 Месяц назад

      @@HocHoaTTthầy ơi, các em học sinh hiện đang học chuyên đề rồi ạ, em mong thầy sớm có video chuyên đề cho tụi em tham khảo với ạ, cảm ơn thầy !

    • @bichhoanhdothi7492
      @bichhoanhdothi7492 Месяц назад +1

      @@HocHoaTT E cám ơn thầy. Trường em học chuyên đề xen kẽ với chương trình cốt lõi ạ. Mong thầy có thể ra sớm để chúng em có thể tham khảo ạ. Em rất thích những video bài giảng của thầy. Em chúc thầy luôn khỏe, luôn vui để tiếp tục đem lại nhiều niềm vui cho mọi người.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  23 дня назад

      Đã có, tuy chưa đủ.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @bichhoanhdothi7492
      @bichhoanhdothi7492 20 дней назад

      @@HocHoaTT Em cám ơn thầy. Bài giảng của thầy giúp em biết thêm rất nhiều điều.

  • @thanhsonnguyen193
    @thanhsonnguyen193 Месяц назад +1

    Thầy đánh giá như thế nào về đề tham khảo của bộ ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Месяц назад

      Đã có nhiều phản hồi rồi. Tôi chỉ quan sát thôi, không có ý kiến gì.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @quangminhtong-ts7fx
      @quangminhtong-ts7fx Месяц назад +2

      Các bài giảng của thầy có nhiều kiến thức chuyên sâu, nghe xong hiểu thêm đc nhiều điều, mong thầy ra sớm phần pin điện và điện phân. Cảm ơn thầy nhiều

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Месяц назад

      Vui vì bạn thấy có ích. Tôi làm video rất chậm nên bạn cứ chờ thêm vậy.
      Chúc luôn vui với Hóa.