Lớp 4 | Bài toán hay và khó | liên quan phân số | Thầy Nguyễn Viết Đức

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 15 сен 2024
  • Lớp 4 | Bài toán hay và khó | liên quan phân số | Thầy Nguyễn Viết Đức
    Giáo dục phải bắt đầu từ những điều gần gũi, bắt đầu từ trong nhà mới ra ngoài ngõ.
    Phải bắt đầu để mỗi trẻ biết thương cha, thương mẹ, biết cảm thông với nỗi nhọc nhằn, biết bưng bát cơm là chắt chiu từng hạt, biết hỏi han khi mẹ cha trái gió, trở trời.
    Giáo dục để trẻ đến với nhau bằng tình thương trang lứa, để mỗi em thơ không mặc cảm giàu nghèo. Cái cao cả của một nền giáo dục không phải chỉ tạo ra các chuyên gia thật giỏi giang, mà thành công trước tiên là tạo ra những con người ứng xử văn minh và có tấm lòng rộng lượng.
    Giáo dục để mỗi trẻ biết yêu thương đồng chua nước mặn, biết quý cái dải cát trắng trải dài, biết thương vách đá cheo leo và biết ơn đến từng nắm đất.
    Giáo dục để mỗi trẻ biết một thời đau thương đất nước, biết thương non sông này đã mấy bận chia đôi; biết ơn hàng triệu người đã hòa vào lòng đất để bình yên có được hôm nay. Giáo dục để sông Gianh và dòng sông Bến Hải với những nhịp cầu nối trọn lòng người; đừng bao giờ có 20 năm đợi chờ đằng đẵng, đừng cách một dòng sông mà mất ngần ấy thời gian. Nhắc cho họ nhớ rằng, ngoài đảo xa có những ngôi mộ gió, trên núi non cao bao thế hệ hòa vào núi vào rừng, và trên kỳ đài cờ tung bay phấp phới, nhưng đường đến kỳ đài là biết mấy máu xương, để họ dám xả thân khi Tổ quốc cần họ, để trường tồn mãi mãi Việt Nam. Khi mỗi người biết yêu thương, tự nhiên trong họ sẽ sinh ra trách nhiệm.
    Giáo dục để mỗi trẻ không hề sợ hãi, cả núi cao và vực thẳm hiểm nguy, giúp họ biết cách để vượt qua ghềnh thác, dù gian nan nhưng chí không sờn.
    Giáo dục để mỗi trẻ lớn lên trong yêu thương và trân quý hòa bình, đừng gieo vào các em lòng thù hận mà hãy dạy cho các em đức tính khoan dung. Cố làm sao để mỗi trẻ lớn lên lấy yêu thương và tha thứ làm đầu.
    Giáo dục để trẻ lớn lên trong thôi thúc và khát vọng, để rồi trong tâm trí họ luôn đau đáu câu hỏi lớn cho đời. Cũng là một dân tộc, cũng là một đất nước, sao người Ixrael họ vươn lên trên đồng đất cỗi cằn nắng hạn, sao người Nhật trong hoang tàn của chiến cuộc lại đi lên một cách quá đỗi diệu kỳ?
    Giáo dục để trẻ biết nhìn trời cao xanh vời vợi, đêm nhìn sao trời và mơ ước bay lên; giáo dục để trẻ đứng hiên ngang trên bờ biển rộng mơ những con tàu đến bến bờ xa… Khát vọng lớn có ngọn nguồn từ trăn trở lớn, nhưng trăn trở nào hơn trăn trở nước non mình.
    Các em hãy là những người khiêm tốn. Mình không phải là thần tượng và đừng tự biến mình thành thần tượng. Mình phải là hiện thân của sự bình thường, có đúng, có sai và khi lỗi lầm thì nhận ra để sửa. Chúng ta không thể dạy học sinh can đảm và trung thực khi chính mình không dám đối diện với sự thật. Đừng đem cái hiểu biết hữu hạn của mình để giới hạn cái vô hạn trong trí tưởng của trẻ thơ.
    "Trích 1 phần bài phát biểu của thầy Nguyễn Văn Minh, hiệu trưởng đại học sư phạm Hà Nội".

Комментарии •