Bài giảng Luật Doanh nghiệp 2020 _ Bài 2_ Đăng ký Thành lập doanh nghiệp

Поделиться
HTML-код
  • Опубликовано: 2 дек 2024

Комментарии • 31

  • @gamiikusami6642
    @gamiikusami6642 Год назад +1

    Em cảm ơn rất nhiều đến kiến thức anh chia sẻ miễn phí ạ ❤

  • @phulocnguyenhanhphuc3582
    @phulocnguyenhanhphuc3582 Год назад

    Thầy trình bày hay quá ạ

  • @TRANLE-dc5yp
    @TRANLE-dc5yp 3 года назад +2

    LS cho em hỏi: Hậu quả pháp lí của từng đối tượng( chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhân viên,...) là gì khi một doanh nghiệp giải thể ạ? Em cảm ơn.

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 года назад +1

      Chào bạn, với câu hỏi của bạn, mình chia sẻ như sau:
      Lí do giải thể khá đa dạng, có thể xuất phát từ vi phạm pháp luật của doanh nghiệp hoặc ý chí tự nguyện của chủ doanh nghiệp. Đa phần doanh nghiệp giải thể khi chủ đầu tư không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh, hoặc kinh doanh thua lỗ nhưng chưa đến mức độ mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Bên cạnh đó, lí do vi phạm pháp luật của doanh nghiệp cùng với việc áp dụng chế tài đình chỉ hoạt động à rút giấy phép sẽ dẫn đến trường hợp giải thể bắt buộc, ví dụ như: trường hợp khai man hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kinh doanh trái phép, số lượng thành viên giảm dưới mức tối thiểu mà không để ý,…
      Vậy thì, Khi giải thể xảy ra, tùy thuộc vào hình thức giải thể (tự nguyện hoặc bắt buộc) mà chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, những người quản lý doanh nghiệp phải liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính, thanh toán các khoản vay, hay số nợ chưa thanh toán, hay số thuế chưa nộp; hay quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết…. và có thể chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật các hành vi vi phạm của mình (với trường hợp giải thể theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước do vi phạm).
      Còn đối với người lao động: Rõ ràng, DN giải thể, chấp dứt sự tồn tại thì… thất nghiệp, còn trường hợp giải thể do chủ doanh nghiệp thực hiện để chuyển qua loại hình DN có quy mô phù hợp hơn, tốt hơn,.. thì người lao động chăc chắn có cơ hội tiếp tục làm việc ở DN mới,…
      Trên đây là một số thông tin chia sẻ cùng bạn

  • @anhnguyen1104
    @anhnguyen1104 3 года назад

    Nếu có những yếu tố k trung thực trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp thì hậu quả gì có thể xảy ra ? Giải đáp giúp em với

  • @duonganh1823
    @duonganh1823 2 года назад

    Dạ em chào LS, LS cho em hỏi pháp luật liên quan trong việc thành lập và quản lý hoạt động một Công ty chứng khoán? / LS giải đáp giúp em với ạ

  • @tranthicamly8782
    @tranthicamly8782 3 года назад +1

    Ls ơi cho e hỏi Con dấu doanh nghiệp buộc phải khắc dấu trước hay sau khi đăng kí doanh nghiệp ạ. Con dấu truyền thống và chữ kí số luôn. E cảm ơn nhiều ạ.

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 года назад

      Liên quan câu hỏi của bạn, mình có một số thông tin chia sẻ như sau:
      Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, 01/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, không phải công bố… Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ được toàn quyền quyết định về nội dung của dấu mình sử dụng mà không chịu ràng buộc bởi quy định pháp luật.
      Do đó, việc đăng ký trươc hay sau không có ảnh hưởng gì bạn nhé. Chỉ có điều nếu khắc dấu trước, đăng ký trước thì có chắc chắn thông tin với dấu của mình có đúng vơi doanh nghiệp được thành lập hay không vì biết đâu trong lúc đăng ký hồ sơ bị lỗi gì đó và không được cấp đúng doanh nghiệp như ý mình đã làm dấu (chẳng hạn: dấu khắc là công ty TNHH Tiến Phát, nhưng lúc đăng ký thì tên Tiến Phát không được chấp nhận, phải đổi tên. Như vậy thành công cốc rồi). Kèm theo nữa với dấu khắc thì khá dễ nhưng với chữ ký số thì sẽ có một số ràng buộc từ đơn vị cung cấp dịch vụ này nếu họ yêu cầu phải có đính kèm giấy CN ĐKKD thì lúc đó phải đăng ký DN xong mới đăng ký được chữ ký, dấu số.
      Do đó, thông thường, sau khi đăng ký thành lập DN xong thì mới đăng ký làm dấu bạn ạ. để đảm bảo chắc chắn thông tin cũng như đỡ tốn chi phí
      Trên đây một số nội dung chia sẻ cùng bạn.

  • @duyenquynh3680
    @duyenquynh3680 3 года назад +1

    dạ LS có thể nhận xét về thủ tục đặc thù để thành lập doanh nghiệp kiểm toán ạ? em cảm ơn

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 года назад

      Chào bạn,
      Liên quan câu hỏi của bạn, mình có một số thông tin chia sẻ như sau:
      Theo quy định của Luật kiểm toán độc lập, hiện nay các công ty chỉ được đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán nếu thuộc một trong các loại hình doanh nghiệp sau:
      + Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
      + Công ty hợp danh
      + Doanh nghiệp tư nhân
      Như vậy công ty TNHH 1 thành viên và công ty cổ phần là hai hình thức doanh nghiệp không được đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Ngoài ra công ty kiểm toán sẽ không được đầu tư vốn để thành lập một doanh nghiệp khác theo quy định hiện nay.
      Vì là loại hình DN có điều kiện nên phải thoả mãn các điều kiện đặc thù của kiểm toán như sau:
      + Phải có ít nhất 5 kiểm toán viên hành nghề.
      + Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh thì phải có tối thiểu 2 thành viên góp vốn/hai thành viên hợp danh là kiểm toán viên.
      + Đối với doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải là kiểm toán viên.
      + Người đại diện theo pháp luật phải là kiểm toán viên.
      Ngoài ra đối với hình thức công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì phải đáp ứng thêm 2 điều kiện sau:
      + Vốn điều lệ tối thiểu của công ty TNHH phải từ 5 tỷ đồng trở lên và phải đảm bảo duy trì được khoản vốn này trong suốt quá trình hoạt động.
      + Tổng vốn góp của các thành viên là tổ chức tối đa là 35% vốn điều lệ của công ty. Người đại diện theo ủy quyền của tổ chức phải là kiểm toán viên.
      Sau khi đủ các điều kiện trên thì Các thành viên sáng lập chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp. Hồ sơ theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020. Có đăng ký kinh doanh mã ngành nghề về kiểm toán.
      Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại Luật kiểm toán độc lập, Nghi định 17/2012/NĐ-CP; thông tư 03/VBHN-BTC của Bộ Tài Chính….
      Một số thông tin chia sẻ cùng bạn.

  • @duyenha7284
    @duyenha7284 3 года назад +1

    dạ LS cho em hỏi: Nội dung giấy chứng nhận đăng kí DN, có ý nghĩa/ ảnh hưởng như thế nào đối với DN và người quản lý DN? ạ. em cảm ơn

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 года назад +2

      Chào bạn,
      Liên quan câu hỏi của bạn, mình có một số thông tin chia sẻ như sau:
      Theo Luật DN, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp và nội dung giấy CNĐKDN sẽ bao gồm:
      + Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp
      + Địa chỉ đặt trụ sở doanh nghiệp.
      + Thông tin, địa chỉ, số CMND/ Hộ chiếu của người đại diên pháp luật doanh nghiệp.
      + Vốn điều lệ.
      + Mã số doanh nghiệp
      Có thể nói, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là giấy khai sinh của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là hứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước về việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu doanh nghiệp tại Việt Nam, Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, các nghĩa vụ phát sinh đối với doanh nghiệp cũng như chủ sở hữu doanh nghiệp.
      Thông thường, nhiều người hay lẫn lộn giữa giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh. Giấy phép kinh doanh là giấy cho phép các cá nhân, các tổ chức hoạt động kinh doanh. Giấy phép kinh doanh được cấp khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành. Có thể hiểu giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy đăng ký doanh nghiệp. Và thường thì đây mới là giấy phép ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người quản lý nhiều hơn.
      Liên quan đến nội dung này, bạn có thể tham khảo thêm tại Luật DN, nghị định 01/2021/NĐ-CP
      Một số thông tin chia sẻ cùng bạn.

  • @gbbbb_ssim
    @gbbbb_ssim 3 года назад +1

    Luật sư cho em hỏi điều kiện, thủ tục thành lập doanh nghiệp đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện có gì khác biệt ạ ?

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 года назад

      Chào bạn
      Từ nội dung câu từ đã thể hiện rõ. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp xảy ra, và tuỳ vào loại hình thì sẽ có các yêu cầu, phải thoả mãn điều kiện mới được thành lập như: đáp ứng vốn pháp định mới được thành lập. Hay những loại hình khác thì vẫn thành lập được DN kinh doanh loại hàng hoá dịch vụ đó nhưng chỉ chính thức cung cấp khi đầy đủ điều kiện như: Cung cấp dịch vụ internet, về cơ bản DN vẫn thành lập bình thường, nhưng chỉ được cung cấp dịch vụ khi có quyết đinh đồng ý của Bộ Thông tin truyền thông, hay kinh doanh đồ uống có cồn như rượu chẳng hạn, phải có đồng ý của Sở công thương hoặc Bộ Công thương,...
      Một số thông tin chia sẻ cùng bạn
      Thân ái

  • @BichNguyen_12
    @BichNguyen_12 3 года назад +1

    Luật sư cho em hỏi: Nếu việc thành lập doanh nghiệp không thành công, hậu quả gì có thể xảy ra?

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 года назад +1

      Chào bạn
      Hậu quả đó là không thành lập được DN như mong muốn của người chủ, cơ hội kinh doanh,... cũng bị ảnh hưởng. Vì DN chưa thành lập nên chưa có hậu quả pháp lý gì, chỉ đơn thuần là các ảnh hưởng đến cá nhân, đến người chủ của DN đó mà thôi.
      Thân

  • @linhtrieuthitruc2663
    @linhtrieuthitruc2663 3 года назад +1

    Ls cho em hỏi là: trong quá trình thành lập doanh nghiệp thì trách nhiệm của người thành lập và trách nhiệm của cơ quan đăng kí kd khác nhau ntn ạ. Em cảm ơn

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 года назад

      Chào bạn,
      Đầu tiên, Luật có quy định rằng: “Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là quyền của cá nhân, tổ chức và được Nhà nước bảo hộ”. Như vậy, cá nhân, tổ chức có quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành. Và Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Như: điều kiện về ngành nghề kinh doanh, điều kiện về tên doanh nghiệp, điều kiện về hồ sơ và lệ phí, điều kiện về quyền thành lập doanh nghiệp của chủ thể đầu tư vốn, điều kiện về vốn pháp định (nghĩa là có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu về việc đăng ký DN). Và sau khi chuẩn bị đầy đủ sẽ nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
      Với Cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đăng kí và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp… Như vậy, để thực hiện điều này, CCĐKKD có các nghĩa vụ: Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thuộc các trường hợp theo quy định….
      Trên đây là một số thông tin mình chia sẻ với bạn.
      Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin khác tại nghị định Nghị định 01/2021/NĐ-CP

  • @tructhanh3890
    @tructhanh3890 3 года назад +1

    Dạ chào Luật Sư, cho em hỏi việc thành lập doanh nghiệp tại VN của Nhà Đầu Tư nước ngoài khác gì so với Nhà đầu tư trong nước ạ?

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 года назад +1

      Chào em
      Cái khác đó là thủ tục xin phép đầu tư, phải có dự án đầu tư. Sau khi được thẩm định, duyệt và cấp phép thì mới được thành lập DN, Lúc này, việc thành lập DN nó tương đồng như thủ tục thành lập DN trong nước. Và về loại hình đầu tư, nội dung, thủ tục cũng khá phức tạp nên đã chia tách ra thành Luật đầu tư để quy định riêng. Trước đây, Đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bằng Luật DN luôn, nhưng từ 2020 thì đã tách hẳn ra thành 2 luật riêng biệt. Mình hiểu đơn giản, Luật DN nó là luật chung, còn đầu tư nó là 1 phạm vi nhỏ trong Luật DN.
      Cho nên nếu mà nói khác thì khá là nhiều. Trong phần bài giảng mình có úp lên kênh, có cả phần Luật Đầu tư, bạn có thể xem thêm để nắm.
      Thân ái

  • @landinh4569
    @landinh4569 3 года назад +1

    Ls cho e hỏi là Trong trường hợp phát hiện doanh nghiệp đc thànnh lập bởi những đối tượng bị cấm thì hậu quả pháp lí là gì ạ.Em cám ơn

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 года назад +2

      Chào bạn, về nội dung bạn hỏi. Mình sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
      + Nếu như người đó trở thành người thuộc diện đối tượng cấm sau khi đã thành lập DN (tức là thời điểm thành lập người đó vẫn đáp ứng): DN phải lập tức thay đổi thành viên này = thành viên khác, hoặc đổi loại hình DN nếu không bổ sung được người.
      + Nếu người đó thuộc diện đối tượng cấm mà vẫn thực hiện đăng ký thành lập DN thì sẽ bị xử phạt hành chính: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và phả thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi thành viên hoặc cổ đông đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu, công ty cổ phần và công ty hợp danh đối với hành vi vi phạm.
      Trên đây là một số thông tin mình chia sẻ với bạn.
      Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin khác tại nghị định Nghị định 50/2016/NĐ-CP

  • @kimtuyennguyen6936
    @kimtuyennguyen6936 3 года назад +1

    Dạ LS cho em hỏi: khi dn bị phát hiện kinh doanh ngành nghề cấm thì hậu quả làm sao ạ?

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 года назад

      Chào bạn. liên quan đến câu hỏi của bạn, mình chia sẻ một số thông tin như sau:
      Pháp luật hiện nay đã không còn quy định xử phạt khi kinh doanh không đúng ngành nghề đăng ký. Chỉ quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh có điều kiện theo giấy phép kinh doanh (điều 6, nghị định 98/2020/NĐ-CP). Nếu ngành nghề thuộc có điều kiện thì sẽ phạt theo nghị định 98/2020 này. Còn với ngành nghề khác thì không có quy định.
      Như vậy, loại trừ ngành nghề có điều kiện thì điều này không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp kinh doanh không đúng ngành, nghề đã đăng ký thì sẽ không bị phạt mà doanh nghiệp có thể bị xử phạt với hành vi là không thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Ví dụ như Khi thay đổi ngành nghề kinh doanh chậm thông báo với sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 25, điều 31 Nghị định 50/2016/NĐ-CP: Vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Vi phạm quy định về về việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Tùy theo mức vi phạm, thời gian vi phạm mà bị phạt tiề từ cảnh cáo đến 15 triệu đồng kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả. (phần này bạn thao khảo thêm nghị định 50/2016 giúp mình)
      Ngoài ra, sẽ phải lư ý thêm về nội dung hóa đơn của doanh nghiệp, vì một số khách hàng có thể làm khó dễ trong phần thanh toán. Mặc dù đối với ngành, nghề chưa đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp vẫn được quyền xuất hoá đơn và hoá đơn này không bị xem là hoá đơn bất hợp pháp. Tuy nhiên, Sau khi xuất hoá đơn thì doanh nghiệp cần phải tiến hành thông báo về việc bổ sung ngành, nghề kinh doanh tới cơ quan đăng ký kinh doanh nếu không thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
      Trên đây là một số thông tin mình chia sẻ cùng bạn. Thân

  • @bichnguyencover
    @bichnguyencover 3 года назад +1

    Chào ls

  • @tinhlethi9225
    @tinhlethi9225 2 года назад

    dạ LS cho e hỏi : T là chủ doanh nghiệp tư nhân B chuyên chế biến kinh doanh gỗ với tổng số vốn đầu tư là
    1 tỉ, một nhà xưởng, 1 xe ô tô tải. Nhưng khi đăng kí kinh doanh T chỉ ĐKKD với số vốn
    đầu tư là 1 tỉ. Việc làm của T là đúng hay sai? Tại sao?

  • @besang7802
    @besang7802 2 года назад

    Em chào luật sư luật sư có tuyển sinh viên thực tập không ạ

  • @Julio.Nguyen
    @Julio.Nguyen 3 года назад +1

    Ls cho em hỏi: trong công ty TNHH 2 thành viên, ông Sơn muốn chuyển nhượng phần góp vốn của mình cho người ngoài với giá 5 tỷ, nhưng công ty không chấp nhận và mún mua với giá 4.5 tỷ. Vậy ông sơn có được chuyển nhượng cho người ngoài ko

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 года назад

      Chào bạn.
      Liên quan đến câu hỏi của bạn mình chia sẻ như sau: theo quy định của Luật DN. Việc chào bán phần vốn góp phải tuân thủ theo quy tắc sau: Thành viên chuyển nhượng phần vốn góp tiến hành chào bán phần vốn góp của mình cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán. Trường hợp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán, các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết phần vốn góp thì thành viên chuyển nhượng có thể chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác không phải là thành viên công ty với cùng điều kiện chào bán.
      Như vậy. nếu như các thành viên còn lại không mua thì ông Sơn mới được chào bán ra ngoài. ở đây mình đang tạm hiểu số tiền 4.5ty kia thỏa mãn cùng điều kiện chào bán. tức là tương ứng với giá trị quy đổi góp vốn ban đầu. Bạn có thể tham khảo thêm tại điều 52 Luật DN và nghị định hướng dẫn.
      Thân ái

  • @nguyensinh9068
    @nguyensinh9068 Год назад

  • @withemma8792
    @withemma8792 Год назад